Bài giảng Dung dịch khoan & Xi măng - Chương 3: Gia công hóa học dung dịch sét - Đỗ Hữu Minh Triết

1.1.   Mục đích công tác gia công hóa học

Gia công hóa học dung dịch sét nhằm:

üTạo ra dung dịch có các thông số thích hợp với từng điều kiện địa chất.

üKhôi phục các tính chất của dung dịch đã bị mất đi trong quá trình khoan dưới tác dụng của đất đá hòa tan, nước khoáng và các yếu tố khác; đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu của các công tác thiết kế chế độ khoan.

üTạo cho dung dịch những tính chất đặc biệt khi cần thiết, ví dụ khi khoan qua các tầng sập lở, trương nở mạnh, mất nước nặng nề...

 

  Sở dĩ đạt được các mục đích trên là do các tính chất hóa học, các chất phụ gia và nồng độ của chúng tạo nên các phản ứng hóa học trong dung dịch làm thay đổi các tính chất của dung dịch ban đầu.

ppt 61 trang xuanthi 24/12/2022 2500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dung dịch khoan & Xi măng - Chương 3: Gia công hóa học dung dịch sét - Đỗ Hữu Minh Triết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_co_so_ki_thuat_dau_khi_chuong_3_gia_cong_hoa_hoc_d.ppt

Nội dung text: Bài giảng Dung dịch khoan & Xi măng - Chương 3: Gia công hóa học dung dịch sét - Đỗ Hữu Minh Triết

  1. NỘI DUNG GEOPET I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU GIA CÔNG HÓA HỌC II. GIA CÔNG CÁC CHẤT ĐIỆN PHÂN III. GIA CÔNG CÁC CHẤT KEO BẢO VỆ IV. ĐIỀU CHỈNH TÍNH CHẤT CỦA DUNG DỊCH V. NGUYÊN TẮC GIA CÔNG HÓA HỌC DUNG DỊCH SÉT 3-2 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  2. I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU GEOPET GIA CÔNG HÓA HỌC 1.2. Yêu cầu gia công hóa học dung dịch Bao gồm 4 yêu cầu sau: ✓ Độ nhớt của dung dịch dù được gia công bằng các chất phụ gia khác nhau đều phải phù hợp với độ nhớt đã được chọn trước. ✓ Bằng mọi cách phải đạt được các thông số yêu cầu của dung dịch với lượng tiêu hao chất phụ gia ít nhất (phụ gia thừa: không kinh tế và ảnh hưởng đến việc điều chỉnh các thông số khác của dung dịch). ✓ Cần tiến hành thí nghiệm trước trong phòng để tìm được liều lượng chất phụ gia thích hợp, tránh gây lãng phí, mất thời gian tại hiện trường. ✓ Điều kiện thí nghiệm trong phòng phải tương tự điều kiện ngoài lỗ khoan. 3-4 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  3. I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU GEOPET GIA CÔNG HÓA HỌC Phân loại các chất phụ gia ▪ Theo tính tan: hòa tan và không hòa tan; hòa tan trong chất lỏng hữu cơ. ▪ Theo độ bền muối: không bền, bền trung bình, bền. ▪ Theo khả năng chịu nhiệt: chịu nhiệt và không chịu nhiệt. ▪ Theo công dụng: chất giảm độ thoát nước, chất giảm độ nhớt, chất tạo cấu trúc, chất tạo bọt hoặc khử bọt, chất bôi trơn, Tính chất của chất phụ gia thay đổi tùy theo điều kiện và nồng độ sử dụng. 3 nhóm chất phụ gia chính: ▪ Các chất điện phân ▪ Các chất keo bảo vệ (các chất ổn định) ▪ Các chất với công dụng đặc biệt 3-6 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  4. II. GIA CÔNG CÁC CHẤT ĐIỆN PHÂN GEOPET Nguyên tắc hoạt động của chất điện phân ▪ Các cation của chất phản ứng sẽ thay thế các cation liên kết các hạt sét (H+, Ca2+, Al3+), phá vỡ mối liên kết này, gây hiện tượng phân chia nhỏ các hạt sét → tăng mức độ phân tán của dung dịch sét. Với một nồng độ nhất định, các cation của chất phản ứng còn có khả năng tạo nên một lớp vỏ bảo vệ dày và bền xung quanh mỗi hạt keo, làm cho tính chất keo của dung dịch tốt hơn. ▪ Các anion của chất phản ứng sẽ kết hợp với các cation của khoáng vật sét vừa được giải phóng. Sự kết hợp này thường gây kết tủa → tránh được những ảnh hưởng xấu do các ion mới được giải phóng gây ra (thường làm giảm tính keo và độ ổn định của dung dịch). Khi dung dịch được giữ ở trạng thái keo thì hàng loạt những thông số của nó được cải thiện. 3-8 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  5. II. GIA CÔNG CÁC CHẤT ĐIỆN PHÂN GEOPET Chú ý về nồng độ Na2CO3 ▪ 1 - 1,5% : độ thải nước và độ dày của dung dịch sét giảm nhanh, (B = 10 cm3/30'), độ ổn định và độ keo tăng. ▪ 3 - 3,5% : ứng suất trượt tĩnh và độ nhớt tăng lên cực đại (Tmax = 38 – 40 s, Qmax = 50 mg/cm3) ▪ 3,5% : các hạt sét sẽ tách ra khỏi dung dịch, chất lượng của dung dịch sẽ xấu đi (độ lắng ngày đêm tăng, độ keo và tính ổn định giảm, độ thải nước và độ dày vỏ sét tăng ) ▪ > 3,5% : lớp vỏ bị phá hủy hoàn toàn, không còn khả năng bảo vệ nữa, dung dịch không tồn tại ở trạng thái keo. (Nồng độ 1% nghĩa là 1 kg chất phản ứng pha vào 100 lít dung dịch, là nồng độ quy ước dùng cho tất cả các chất điện phân). 3-10 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  6. II. GIA CÔNG CÁC CHẤT ĐIỆN PHÂN GEOPET 2.3. Thủy tinh lỏng (Na2OnSiO2) (trong kỹ thuật khoan thường dùng n = 2,4 – 3) Dạng chất lỏng sệt ( = 1,36 - 1,5 g/cm3), dễ bị hỏng dưới tác dụng của khí o o CO2 và bị đông cứng ở nhiệt độ t = 0 C. Cần bảo quản thủy tinh lỏng trong thùng kín và để nơi ấm áp. Ảnh hưởng chủ yếu của thủy tinh lỏng là tăng ứng suất trượt tĩnh và độ nhớt của dung dịch. Dung dịch như vậy được dùng để rửa lỗ khoan trong những tầng mất nước. Ngoài ra thủy tinh lỏng còn dùng để pha chế hỗn hợp đông nhanh trám lỗ khoan. Nồng độ pha chế của thủy tinh lỏng: – 2 - 5%: tăng khả năng chịu nhiệt của dung dịch khoan, chuyển các cation kim loại hóa trị cao thành hợp chất khó tan, không hoạt tính – 0,1 - 1%: giảm độ nhớt của dung dịch không chứa muối 3-12 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  7. II. GIA CÔNG CÁC CHẤT ĐIỆN PHÂN GEOPET 2.5. Muối ăn (NaCl) Muối ăn có tác dụng hạ nhiệt độ đóng băng của dung dịch. Với nồng độ 0,5 - 3%, muối ăn được dùng để phòng ngừa sự đông tụ, ngưng kết của nước rửa khi khoan trong những tầng vôi và những tầng đất đá acgilit, alêrôlit. Với nồng độ thay đổi trong khoảng 3 - 26%, muối ăn được dùng để tăng ứng suất trượt tĩnh của dung dịch đã được xử lý bằng chất keo bảo vệ, tùy theo từng trường hợp. 3-14 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  8. III. GIA CÔNG CÁC CHẤT KEO BẢO VỆ GEOPET Khi trộn lẫn các chất hữu cơ với kiềm, trước tiên thành phần axit hữu cơ chứa trong chúng tác dụng với kiềm, tạo thành một loại muối hữu cơ tương ứng. Các muối hữu cơ này thường dễ dàng hòa tan trong nước, tạo thành dung dịch keo là những hạt rất nhỏ bị bao bọc bởi lớp vỏ bảo vệ, có khả năng bám lên bề mặt các hạt sét, tạo nên lớp vỏ bảo vệ xung quanh mỗi hạt. Do khả năng phân tán chia nhỏ và bám xung quanh các hạt sét tạo nên lớp vỏ bảo vệ mà các chất keo bảo vệ làm cho các hạt sét không bị dính lại với nhau, dung dịch được giữ ở trạng thái keo tốt hơn. Qua nghiên cứu, người ta thấy các chất keo bảo vệ có tác dụng giảm độ thoát nước, độ dày vỏ sét và tăng độ ổn định, độ keo của dung dịch. 3-16 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  9. III. GIA CÔNG CÁC CHẤT KEO BẢO VỆ GEOPET 3.1. Chất phản ứng kiềm than nâu Kiềm than nâu (KTN) là hỗn hợp hóa học của dung dịch NaOH và than nâu. Than nâu là một loại than có nguồn gốc hữu cơ, ở dạng bột màu nâu với kích thước hạt từ 3 - 5mm. Than nâu chứa axit hữu cơ tên là axit humic. Ở thể khô, than nâu có khối lượng 0,8 – 1kg/lít. Dung dịch axit humic ở trong kiềm là chất tạo keo và làm tốt chất lượng dung dịch. Qua nghiên cứu và thử nghiệm, người ta thấy rằng thành phần muối hữu cơ (humátnatri) do sự kết hợp giữa axit humic và kiềm tạo thành một chất háo nước và có khả năng hoạt động trên bề mặt của các hạt sét. 3-18 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  10. III. GIA CÔNG CÁC CHẤT KEO BẢO VỆ GEOPET Nếu không có xút ăn da, có thể gia công chất phản ứng kiềm than bằng xôđa. Khi đun sôi xôđa thì natri hyđrôxit và khí cacbonic được tạo thành theo công thức: Na2CO3 + H2O = 2NaOH + CO2 Khí CO2 bị bay đi, còn lại NaOH sẽ tác dụng với than nâu như đã xét ở trên. Như vậy để đạt được khối lượng xút theo tính toán, cần phải tốn xôđa lớn hơn hai lần theo trọng lượng. Thí dụ để gia công 1m3 chất phản ứng kiềm than với tỷ lệ 180:20, cần phải đổ vào thùng trộn 40kg xôđa, 180kg than nâu và đổ đầy nước với nhiệt độ 85 đến 100oC. Khuấy trộn và đun sôi hỗn hợp khoảng 15 phút. 3-20 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  11. III. GIA CÔNG CÁC CHẤT KEO BẢO VỆ GEOPET Để sản xuất dung dịch sét bằng chất phản ứng kiềm than, người ta cho trước lượng chất phản ứng và nước lã vào thùng trộn, cho máy làm việc và đổ đất sét vào. Thời gian máy làm việc tùy thuộc dung tích của thùng trộn và yêu cầu cụ thể về các thông số của dung dịch. Nồng độ pha chế vào dung dịch của các chất keo bảo vệ đều được tính theo lít/1m3 dung dịch. Nồng độ cụ thể phải xác định bằng thực nghiệm. Với chất phản ứng kiềm than nâu, nồng độ pha chế thường từ 150 đến 200 lít/1m3 dung dịch. 3-22 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  12. III. GIA CÔNG CÁC CHẤT KEO BẢO VỆ GEOPET Dung dịch gia công bằng chất phản ứng kiềm than bùn dùng để rửa lỗ khoan khi khoan trong tầng mất nước rửa rất tốt, vì nó có độ thải nước nhỏ, độ nhớt cao. Ngoài ra, khi bị khuấy trộn, những lớp than bùn phân phiến sẽ chuyển sang dạng sợi, có khả năng bịt kín các kẽ nứt nhỏ. Dung dịch gia công bằng chất phản ứng kiềm than có độ thải nước nhỏ nhất là 2 – 3 cm3/30’. Để sản xuất 1m3 chất phản ứng kiềm than bùn, chi phí vật liệu và cách sản xuất nói chung cũng như khi sản xuất 1m3 chất phản ứng kiềm than nâu, nhưng thành phần xút thường từ 20 đến 30 kg. Nồng độ pha chế của kiềm than bùn khoảng 150 – 200 lít/1m3 dung dịch. 3-24 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  13. III. GIA CÔNG CÁC CHẤT KEO BẢO VỆ GEOPET Chú ý: – Axit lignosulfonit phải pha loãng (chất khô chiếm 20 đến 30%) vì nếu đặc quá bã rượu sunfít dễ dàng bị đông tụ khi tác dụng với xút biến thành chất không tan. – Ảnh hưởng của chất phản ứng kiềm axít lignosulfonit đối với dung dịch sét tương tự như kiềm than nâu và kiềm than bùn, nghĩa là làm giảm độ thải nước, độ dày vỏ sét, tăng độ ổn định v.v nhưng với hiệu quả thấp hơn. 3-26 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  14. III. GIA CÔNG CÁC CHẤT KEO BẢO VỆ GEOPET Với những đặc điểm và ảnh hưởng trên, lignosulfonat thường được sử dụng để gia công dung dịch bằng nước biển khi khoan qua các tầng chứa muối và khi khoan vào các vỉa có áp suất thấp. Dung dịch gia công bằng lignosulfonat có ưu điểm là không làm sét bị trương nở khi khoan qua. Trong những trường hợp đó, dung dịch có độ nhớt giảm xuống và lignosulfonat được coi là chất để pha loãng dung dịch. 3-28 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  15. III. GIA CÔNG CÁC CHẤT KEO BẢO VỆ GEOPET Nếu axit lignosulfonit ở thể lỏng thì người ta sản xuất trực tiếp trong thùng chứa bằng phương pháp thủ công (khuấy bằng tay) và có thể sử dụng nước có nhiệt độ bình thường. Xút được đổ vào theo tính toán từ 45 - 60kg ở thể lỏng (nồng độ 50%). Để giảm hiện tượng tạo bọt khi pha chất kiềm bã rượu sunfít vào dung dịch sét, người ta có thể cho thêm một lượng dầu mỏ, dầu rượu tạp, dầu nhựa cây, chất xúc tát đen trung tính v.v với tỷ lệ 0,05% đến 0,3% theo dung tích của nó. 3-30 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  16. III. GIA CÔNG CÁC CHẤT KEO BẢO VỆ GEOPET 3.4. Cacboxymetyl cellulo (CMC) CMC là sản phẩm nhân tạo, là loại dung dịch nhớt, đục hòa tan tốt trong nước. Nó làm giảm độ thải nước và độ nhớt của dung dịch sét. Tùy theo thành phần khoáng vật và muối, nó bảo vệ tốt dung dịch sét khỏi bị ngưng kết do muối gây ra. Vì vậy CMC rất quý khi khoan qua đất đá có muối. Người ta thường dùng CMC với nồng độ 10-50 kg/m3dd. Chất phản ứng trên được dùng hạn chế vì giá thành cao. Khi tăng liều lượng, CMC không làm giảm chất lượng của dung dịch sét. Trong thực tế đôi khi rửa lỗ khoan bằng dung dịch nước lã pha CMC. 3-32 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  17. III. GIA CÔNG CÁC CHẤT KEO BẢO VỆ GEOPET Khi gia công dung dịch, tinh bột làm giảm độ thoát nước mạnh và không phụ thuộc vào độ khoáng hóa của dung dịch. Lượng chất phản ứng sử dụng ít hơn rất nhiều so với axit lignosulfonit. Điều này làm dễ dàng cho việc gia công và nhanh chóng thu được các thông số cần thiết. Nhược điểm − Giá thành đắt vì tinh bột là sản phẩm của công nghiệp thực phẩm. − Dung dịch được gia công bằng tinh bột thường có độ nhớt và ứng suất trượt tĩnh rất cao. Để làm giảm độ nhớt có thể thêm vào dung dịch chất phản ứng axit lignosulfonit với tỉ lệ 5-6%. − Tinh bột dễ bị lên men và dần dần bị rữa ra. Do vậy độ thoát nước lại tăng lên, dung dịch bị sủi bọt vì có khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men. − Tinh bột không bền nhiệt (<130oC). 3-34 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  18. III. GIA CÔNG CÁC CHẤT KEO BẢO VỆ GEOPET Khi sử dụng tất cả những chất phản ứng thuộc nhóm điện phân cũng như nhóm chất keo bảo vệ để gia công hóa học dung dịch, cần phải chú ý những điểm sau: ✓ Nồng độ chất phản ứng phải căn cứ vào kết quả thí nghiệm trong từng điều kiện cụ thể. Những số liệu chỉ ra ở tất cả các chất chỉ có tính chất đặc trưng. ✓ Phải thực hiện nghiêm ngặt những biện pháp kỹ thuật an toàn đối với từng chất phản ứng khi bảo quản cũng như khi sử dụng. Khi sử dụng phải có găng tay, kính, giày, ủng bảo hộ lao động. 3-36 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  19. IV. ĐIỀU CHỈNH TÍNH CHẤT CỦA DUNG DỊCH GEOPET 4.1. Điều chỉnh trọng lượng riêng Dung dịch sét bình thường có tỷ trọng 1,15 – 1,25. Tùy điều kiện cụ thể của đất đá khoan qua mà phải điều chỉnh sao cho áp suất thủy tĩnh tạo thành cân bằng với áp suất vỉa. Tăng trọng lượng riêng: cách thức chủ yếu là bổ sung các chất làm nặng. Giảm trọng lượng riêng: – Pha loãng dung dịch với nước – Thay toàn bộ dung dịch bằng dung dịch tỷ trọng nhỏ hơn. – Thêm các chất tạo bọt, dùng dung dịch gốc dầu 3-38 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  20. Any substance denser than water itself may be added to increase fluid GEOPET density. However the ideal density modifier should be: very dense, cheap, available in large quantities, inert and environmentally safe, easily ground into fine particles and relatively non-abrasive. The substance which fixes these descriptions best is the mineral barium sulfate, commonly known as barite. It has a specific gravity of 4.5 and can be used to raise mud weight as high as 22 ppg. Other materials, notably iron compounds have higher specific gravities but all abrasive, have a tendency to settle out of the fluid and have magnetic properties which can interfere with logging methods. The discovery of the benefit of clean, solid free completion fluid has led to the development of high density salt solutions for use during the perforation of a well casing. Pure water weights 8.33 ppg. Well sea water with the salt concentration of about 35000 ppm weight about 8.55 ppg. Clear solutions of chlorine and bromine salt of potassium, sodium, calcium, and zinc can be used to achieve weight from 10 to 20 ppg. Keeping the salt and solution at the various temperature encounted is the primary challenge in the formulation of these products. And they are used primarily in the completion phase in the drilling operation. 3-40 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  21. IV. ĐIỀU CHỈNH TÍNH CHẤT CỦA DUNG DỊCH GEOPET Điều kiện để điều chế, gia công chất làm nặng vào dung dịch: − Đảm bảo dung dịch giữ được chất làm nặng ở trạng thái lơ lửng: điều chỉnh độ nhớt và ứng suất trượt tĩnh trước khi bổ sung chất làm nặng. Theo kinh nghiệm: B < 10 cm3/30’,  = 25-50 mG/cm2. − Làm mềm dung dịch bằng xôđa hoặc natri phốtphát. − Nắm chắc đặc điểm địa chất và yêu cầu đối với dung dịch. − Có thể thấm ướt chất làm nặng trước khi gia công. 3-42 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  22. IV. ĐIỀU CHỈNH TÍNH CHẤT CỦA DUNG DỊCH GEOPET Điều chỉnh ứng suất trượt tĩnh Sử dụng đường cong pha loãng theo phương pháp Giukhovitski để xác định trạng thái của dung dịch: ngưng kết thừa (quá ngưng kết), ngưng kết tốt và ổn định thừa (kém ngưng kết). ▪ Tăng ứng suất trượt tĩnh (khi dung dịch kém ngưng kết): giảm nồng độ các chất ổn định, giảm  Ngưng kết thừa khả năng bảo vệ của các chất ổn định, tăng tỷ lệ sét. ▪ Giảm ứng suất trượt tĩnh (khi dung dịch quá ngưng kết): thêm Ổn định thừa nước, bổ sung các chất ổn định, lưu ý nồng độ muối trong dung dịch T để chọn chất ổn định phù hợp. 3-44 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  23. V. NGUYÊN TẮC GIA CÔNG HÓA HỌC GEOPET DUNG DỊCH SÉT Khi gia công hóa học dung dịch sét, phải tuân theo các nguyên tắc sau đây. 5.1. Quá trình gia công: được tiến hành theo hai bước: gia công lần đầu và gia công lần thứ hai. Gia công lần đầu được tiến hành khi bắt đầu khoan hoặc khi cần thay dung dịch nhằm tạo cho dung dịch những tính chất cần thiết ứng với điều kiện cụ thể. Muốn thực hiện được bước gia công lần đầu, phải làm thí nghiệm, thay đổi thành phần, tỷ lệ pha chế để định ra một thành phần và tỷ lệ pha chế xác định. Dùng thành phần và tỷ lệ này gia công khối lượng dung dịch sét đủ để bắt đầu khoan hoặc đủ để thay thế. 3-46 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  24. V. NGUYÊN TẮC GIA CÔNG HÓA HỌC GEOPET DUNG DỊCH SÉT 5.2. Thay đổi một thông số của dung dịch thường kéo theo nhiều thông số khác thay đổi Ví dụ: khi khoan qua tầng sét, trọng lượng riêng của dung dịch tăng và độ nhớt, ứng suất trượt tĩnh của dung dịch cũng tăng v.v Do đó trong trường hợp chỉ yêu cầu một thông số của dung dịch thay đổi thì phải dùng hai hay nhiều chất hóa học để các chất này đồng thời điều chỉnh các thông số khác nhau của dung dịch. 3-48 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  25. GEOPET KẾT THÚC CHƯƠNG 3 3-50 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  26. TRẮC NGHIỆM GEOPET 1. Chọn phát biểu SAI: Mục đích của công tác gia công hóa học dung dịch sét là: a. Tạo dung dịch có những tính chất đặc biệt khi cần thiết. b. Tạo dung dịch có các thông số phù hợp với từng điều kiện địa chất. c. Tạo dung dịch thỏa mãn các yêu cầu của công tác thiết kế chế độ khoan. d. Tạo điều kiện thí nghiệm trong phòng giống điều kiện lỗ khoan. e. Khôi phục các tính chất của dung dịch đã mất đi trong quá trình khoan. 2. 3 nhóm chất phụ gia chính trong gia công dung dịch sét bao gồm: a. Chất điện phân, chất ổn định và chất có khả năng chịu nhiệt. b. Chất điện phân, chất làm nặng và chất keo bảo vệ. c. Chất làm nặng, chất keo bảo vệ và chất tạo bọt. d. Chất có công dụng đặc biệt, chất làm nặng và chất tạo bọt. e. Chất keo bảo vệ, chất điện phân và chất có công dụng đặc biệt. 3-52 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  27. TRẮC NGHIỆM GEOPET 5. Sự khác nhau giữa xôđa và xút khi gia công dung dịch là: a. Hoàn toàn không đáng kể. b. Hoàn toàn trái ngược nhau khi dùng cùng nồng độ. c. Xôđa tạo kết tủa còn xút thì không. d. Xút tạo kết tủa còn xôđa thì không. e. Xút có độ bền hóa học cao hơn xôđa. 6. Địa tầng nào thích hợp để gia công dung dịch khoan với thủy tinh lỏng? a. Tầng có độ thấm thấp. b. Tầng có nhiệt độ cao. c. Tầng sét trương nở. d. Tầng có dị thường áp suất cao. e. Tầng mất nước. 3-54 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  28. Shale stablization materials GEOPET Shale stablization materials tend to inhibit the hydration of water sensitive clay encounted in subsurface formations. If allowed to hydrate, these clays can heave or slosh into the borehole, sticking the pipe or causing unwanted viscosity problems. Depending on the nature of the shale, a variety of additives may be recommended, including polymers, potassium and calcium salts, and gilsonite. 3-56 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  29. 1. agents GEOPET 2. cake 3. formation 4. particles 5. block 6. creates 7. primary 8. heat 9. fresh 10. higher 3-58 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết
  30. GEOPET The apparent viscosity of a drilling fluid is the one point measurement that is actually a function of 3 factors: – the viscosity of the liquid phase, – the size, shape and number of solid particles in the liquid, – and the forces existing among these particles. The base liquid viscosity is influenced by temperature, and oil is effective much more than water. Increasing temperature causes viscosity to decrease. The mayor viscosity building agents are the clays mentioned earlier along with some organic polymers. Reduction in viscosity may be achieved by reducing solids, dilution or by neutrolization of the attractive forces between particles. 3-60 Dung dịch khoan & ximăng – Đỗ Hữu Minh Triết