Đáp án đề thi học kỳ 1 môn Đúc liên tục - Năm học 2018 -2019 - Khoa Công nghệ vật liệu - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Câu 1 (3,0 điểm)

(L.O.1.3) Các yêu cầu đối với bình kết tinh của công nghệ đúc phôi thép liên tục? Trình bày cách xác định kích thước tiết diện bình kết tinh và chiều dài bình kết tinh.

- Công nghệ ĐLT yêu cầu BKT:

+ Có khả năng truyền nhiệt tốt, để làm cho nước thép trong BKT nhanh chóng đông đặc thành một lớp vỏ ban đầu đủ dày

+ Kết cấu vững chắc, đơn giản; dễ chế tạo, tháo lắp; thuận tiện điều chỉnh và duy tu bảo dưỡng

+ Có khả năng chịu mài mòn tốt và tuổi thọ cao

+ Trọng lượng BKT nhỏ nhất để giảm lực quán tính khiến sự rung động của BKT được bình ổn.

+ Có đủ độ bền và độ cứng để giảm biến dạng cong vênh và mài mòn cơ của lớp áo trong BKT và duy trì tính ổn định, không thay đổi kích thước của không gian BKT

(1,0 điểm)

- Kích thước tiết diện BKT: Kích thước tiết diện BKT xác định việc làm nguội phôi. Xét đến các yếu tố biến dạng lúc co ngót và uốn nắn trong quá trình đông đặc của phôi thép, tiết diện BKT nên lớn hơn tiết diện phôi đúc, thường lớn hơn khoảng 1-3%. 

(0,5 điểm)

docx 4 trang xuanthi 24/12/2022 2140
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi học kỳ 1 môn Đúc liên tục - Năm học 2018 -2019 - Khoa Công nghệ vật liệu - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxdap_an_de_thi_hoc_ky_1_mon_duc_lien_tuc_nam_hoc_2018_2019_kh.docx

Nội dung text: Đáp án đề thi học kỳ 1 môn Đúc liên tục - Năm học 2018 -2019 - Khoa Công nghệ vật liệu - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

  1. Mẫu 1 + Xét đến lúc thao tác đúc, sự dao động của mặt nước thép trong BKT và đúc có xỉ bảo vệ, trên BKT nên có dư một khoảng không 80-120 mm, nên chiều dài thực tế BKT sẽ là: L = L’ + (80-120) mm + Hiện nay các nước trên thế giới sử dụng chiều dài BKT khác nhau, thường trong khoảng 500- 1200 mm, tương đối nhiều 700 mm. (1,5 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) (L.O.2.1) Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ kéo phôi thép khi đúc liên tục: loại thép, kích thước và hình dạng của phôi, nhiệt độ và hàm lượng các nguyên tố S, P. - Loại thép: + Loại thép khác nhau thì tính dẻo nhiệt độ cao, độ bền nhiệt độ cao và khả năng dẫn nhiệt đều khác nhau. Ví dụ, thép không gỉ austenit có thể dùng tốc độ kéo lớn nhưng thép cacbon cao, thép không gỉ ferit, thép hợp kim thấp thì tốc độ kéo nên thấp + Phạm vi nhiệt độ kết tinh rộng, co ngót lớn, do nước thép bổ sung không kịp sinh ra lõm co và xốp thì cũng phải dùng tốc độ kéo thấp để đảm bảo chất lượng bên trong của phôi đúc tốt. (1,0 điểm) - Kích thước và hình dạng phôi: + Hình dạng tiết diện khác nhau thì kích thước chu vi của một đơn vị trọng lượng phôi khác nhau, bề mặt được làm nguội của một đơn vị trọng lượng cũng khác nhau. Đơn vị diện tích bề mặt của hình tròn nhỏ hơn hình vuông và hình chữ nhật, làm nguội chậm nên tốc độ kéo cần nhỏ một chút. + Khi phôi chữ nhật đông đặc trong BKT, bên hẹp đông đặc nhanh hơn bên rộng nên vỏ tách ra khỏi BKT hình thành khe hở sớm hơn làm cho tốc độ đông đặc giảm, khiến cho tốc độ kéo của phôi chữ nhật nên nhỏ hơn phôi vuông một chút + Ngoài ra, hình dạng tiết diện phôi có liên quan đến đặc điểm kết tinh của phôi, ví dụ, tốc độ kéo phôi tròn quá nhanh dễ sinh ra xốp và nứt ở giữa vì thế mà tốc độ kéo của phôi tròn thường thấp hơn phôi vuông và phôi dẹt. (1,0 điểm) - Nhiệt độ đúc và hàm lượng S,P: + Trong thực tế sản xuất, căn cứ vào nhiệt độ nước thép trong thùng trung gian mà quyết định tốc độ kéo. Khi nhiệt độ hơi cao, [S] và [P] hơi cao thì nên kéo chậm một chút. + Trong thực tế cho phép nhiệt độ chênh lệch trong một phạm vi nhất định, nếu như nhiệt độ chênh lệch tốt nhất 100C thì không nên kéo + Khi [S] > 0,025%, [S] + [P] > 0,045% thì tốc độ kéo nên khống chế ở giới hạn dưới Chú thích: L.O.X.X là chuẩn đầu ra môn học trong đề cương môn học.
  2. Mẫu 1 d) Nhiệt độ mà dây cán đạt đến giới hạn đàn hồi này giảm theo sự tăng độ sạch của nhôm. e) Như vậy trong dây nhôm cán EC có độ sạch 99,75 đến 99,81%, ảnh hưởng làm nguội bằng nhũ tương trong máy cán cao và đối với dây chuyền năng suất cao, cần cung cấp các phương tiện làm nguội bổ sung thanh đúc trước máy cán, với các phương tiện làm nguội dây cán khi rời máy cán cũng cần thiết để đạt năng suất tối ưu. Vì vậy, tất cả các dây chuyền Properzi, trừ kiểu 6E-8/13 Mini, hiện nay đều trang bị thiết bị làm nguội thanh đúc và nhiều dây chuyền trang bị thiết bị làm nguội phụ dây cán. Câu 4 (2,0 điểm) (L.O.2.1) Việc xử lý sự cố (mất điện, ống nước bị xì, khuôn kết tinh bị rò rỉ nước, lò bị hư hỏng v.v ) trong quá trình đúc liên tục phôi kéo dây đồng trên hệ thống UPCAST được thực hiện như thế nào? - Nếu mất điện lưới mà máy phát điện dự phòng không thể đảm bảo yêu cầu sản xuất thì ngoài việc đảm bảo cung cấp nước làm nguội, phải lập tức lấy khuôn kết tinh ra khỏi lò. Cần chú ý không được phép mất điện quá 10 phút, nếu mất lâu đồng lỏng sẽ đông đặc làm hỏng lò. Khuôn kết tinh lấy ra phải thử lại áp lực nước và thay mới khuôn graphit, bọc bảo vệ. - Khi xảy ra sự cố mất điện hoặc các sự cố khác như ống dẫn nước bị xì phải thay lại trong khoảng thời gian một phút phải cấp nước trở lại, nếu không sẽ gây tổn hại đối với cuộn dây cảm ứng và khuôn kết tinh. Khi khẩn cấp phải dùng đến tháp nước dự phòng cần chú ý lượng nước đã chảy đi trong tháp nước dự phòng. - Khi mất điện lưới phải dùng máy phát điện hoặc xảy ra các sự cố khác như hư hỏng thiết bị không thể tiếp tục sản xuất thì phải giữ nhiệt cho lò ở 1110-1130oC. - Trong trường hợp khuôn kết tinh bị rò rỉ nước, lập tức khóa van của đường nước vào khuôn và rút khuôn lên. - Khi lò hư hỏng, phải rút hết đồng lỏng ra khỏi lò rồi mới xây lại lò. Lò thường bị hư hỏng chủ yếu là ở vùng kênh cảm ứng do lâu ngày các chất bẩn bám vào thành khuôn làm cho tiết diện kênh bị thu hẹp lại, hoặc do nhiệt độ cao làm nứt vỡ lớp chịu lửa của kênh cảm ứng. (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ Chú thích: L.O.X.X là chuẩn đầu ra môn học trong đề cương môn học.