Bài giảng Thiết bị đúc liên tục

1. Phân loại

•Phân loại máy ĐLT theo nhiều cách:

ØDựa vào qũy tích chuyển động của phôi (hoặc theo ngoại hình kết cấu của máy đúc) có thể chia ra các kiểu máy đúc: thẳng đứng, uốn cong và uốn cong nhiều điểm. Cong nhưng BKT thẳng, cong liên tục và cong với bán kính khác nhau (cong hình bầu dục), nằm ngang…Hình 1 biểu thị các kiểu máy đúc kể trên.

ØDựa theo kích thước và hình dạng phôi chia ra các kiểu máy đúc: phôi vuông lớn và phôi vuông nhỏ, phôi dẹt (tấm dày) và phôi tấm mỏng. Kích thước và hình dạng cụ thể như bảng 1

ØDựa theo phôi thép phải chịu áp lực tĩnh của nước thép tức là tỷ lệ giữa chiều cao H của máy đúc và chiều dày của phôi chia ra 4 kiểu máy đúc: áp lực cao, áp lực chuẩn, áp lực thấp và áp lực siêu thấp như bảng 2

Ø

pptx 119 trang xuanthi 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thiết bị đúc liên tục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_thiet_bi_duc_lien_tuc.pptx

Nội dung text: Bài giảng Thiết bị đúc liên tục

  1. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC • Bán kính cong của máy đúc: ➢Là bán kính cong mặt ngoài (m) của phôi đúc – là tham số quan trọng quyết định đến chiều dày phôi đúc lớn nhất có thể đúc được và chiều cao tổng của máy đúc ➢Xác định bán kính cong dựa vào lý thuyết và kinh nghiệm. a) Xác định theo yêu cầu vào đến máy kéo nắn thì phôi thép phải đông đặc hoàn toàn: phôi thép tiến vào đôi trục kéo nắn thứ nhất (nếu máy có nhiều đôi trục kéo nắn) phải đông đặc xong
  2. Hình 11. Cách tính chiều dài vùng làm nguội lần hai
  3. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC b) Xác định theo độ giãn dài bề mặt cho phép khi phôi cong tiến hành nắn thẳng thì mặt cong trong bị kéo giãn ra còn mặt cong ngoài thì bị nén ép lại. ✓ Khi độ biến dạng của phía mặt bị kéo giãn vượt quá độ giãn dài cho phép của bề mặt phôi đúc thì sẽ sinh nứt. Cho nên độ giãn dài khi nắn thẳng cần phải nhỏ hơn độ giãn dài cho phép ✓ Hình 12 biểu thị tình trạng biến dạng phôi trước và sau nắn thẳng. Khi nắn thẳng, mặt trong của phôi bị giãn dài ra AA’, mặt ngoài của phôi bị ép lại A’A’’.
  4. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC ✓ Như vậy, độ giãn dài của mặt trong  là: ′ − ′ 휀 = 100% = 100% ✓ Vì OAB đồng dạng với AA’C nên: ′ ′ ′ 0,5 휀 = 100% = 100% = 100% 푅 − ✓ Do R>>nên có thể viết thành: 0,5 휀 = 100% 푅 Để đảm bảo khi nắn thẳng phôi không bị nứt thì độ giãn dài mặt trong của phôi phải nhỏ hơn độ giãn dài cho phép của bề mặt []bm, tức là  []bm
  5. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC 2. Thùng rót trung gian • Thùng rót trung gian là một cơ cấu quá độ của rót thép từ thùng chứa vào BKT. • Dùng thùng rót trung gian để ổn định dòng thép, giảm tác dụng va đập của dòng thép vào BKT, làm cho nước thép có dòng chảy hợp lý, thời gian lắng kéo dài thích hợp để đảm bảo đồng đều nhiệt độ, tạp chất phi kim tách ra nổi lên. • Đối với máy đúc nhiều dòng - là nơi phân dòng nước thép. • Đối với máy đúc nhiều mẻ liên tục – là nơi nước thép còn dư lại rót tiếp trong thời gian thay thùng chứa
  6. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC b. Kết cấu của thùng rót trung gian. • Thùng rót trung gian bao gồm: vỏ thùng, nắp thùng, cần nút và miệng rót • Hình 13 là kết cấu của thùng rót trung gian phôi dẹt 2 miệng rót. Hình 14 là thùng rót trung gian phôi vuông 4 dòng. • Vỏ ngoài là thép tấm dày khoảng 12-20 mm hàn lại • Áo thùng xây gạch chịu lửa, thùng có dung tích lớn còn thiết kế thêm tường chắn xỉ và tường thấp để ngăn các dòng rót của thùng chứa chảy xuống làm khuấy động nước thép trong thùng rót trung gian để dòng thép rót của thùng rót trung gian đều, có lợi cho tạp chất phi kim tách ra nổi lên.
  7. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC • Dung lượng của thùng rót trung gian thông thường bằng 20-40% dung lượng thùng chứa. Đối với thùng chứa nhỏ dùng giới hạn trên, thùng chứa lớn dùng giới hạn dưới, duy trì được lượng nước thép trong thùng trung gian khi rót bình thường được 5 phút. • Nắp thùng rót trung gian chủ yếu là để giữ nhiệt, giảm tổn thất nhiệt cho nước thép. Thùng nhỏ thì nắp liền khối, còn thùng lớn thì nhiều bộ phận hợp thành. • Nắp cũng dùng thép tấm hàn lại, trong xây gạch chịu lửa, trên nắp có cửa rót, lỗ cần nút và lỗ gia nhiệt
  8. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC b. Theo đường kính miệng rót cố định: ➢ Lưu lượng nước thép chảy qua miệng rót có thể tính theo công thức: 푄 = . 휌. 2 2 (t/s) 4 Trong đó: Q - Lưu lượng nước thép, t/s g – Gia tốc trọng trường, m/s2 d – Đường kính miệng rót, m ρ – Tỷ trọng của nước thép, t/m3 H – Chiều cao mặt nước thép, m ➢ Từ đây có thể thấy lượng nước thép chảy ra trong một đơn vị thời gian tỷ lệ thuận với chiều cao mặt nước thép và đường kính miệng rót. Sau khi chọn kích thước miệng rót và chiều cao mặt nước thép ổn định thì lượng nước thép chảy ra từ thùng rót trung gian sẽ là ổn định
  9. Hình 15. Cơ cấu bàn trượt 3 khối 1- Miệng rót trong; 2- Tấm cố định trên; 3- Tấm trượt; 4- Tấm cố định dưới; 5- Miệng rót chìm
  10. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC a) Vật liệu làm BKT ➢ Trong các vật liệu kim loại thì đồng đỏ là tương đối lý tưởng, có tính dẫn nhiệt tốt lại chịu được mài mòn và độ bền cơ nhất định, nhiệt độ chảy tương đối cao (10830C), không dễ dính bám với thép ➢ Để cải thiện thêm đặc tính ở nhiệt độ cao của đồng, cần cho thêm vi lượng bạc, crom hoặc ziriconi tạo ra hợp kim Cu-Ag, Cu-Cr, Cu-Zr có tính năng tương đối tốt ở nhiệt độ cao. Đặc tính các hợp kim này như bảng 4. ➢ Để nâng cao tuổi thọ BKT, giảm thiểu sự mài mòn, tránh lớp vỏ phôi tiếp xúc trực tiếp với thành bình bằng đồng tạo ra các vết nứt hình sao, người ta mạ một lớp crom trên bề mặt làm việc của BKT, chiều dày lớp mạ khoảng 0,03-0,08 mm. Có thể mạ một lớp niken trước, sau đó mạ thêm một lớp crom.
  11. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC b) Kiểu và kết cấu BKT: BKT có 2 loại thẳng và cong; có các kiểu mặt cắt vuông, tròn, dẹt và dị hình. Kết cấu BKT có kiểu cả khối, kiểu lòng ống và kiểu tổ hợp. ➢ BKT kiểu cả khối (hình 16): ✓ Là kiểu gia công bằng rèn hoặc đúc cả khối đồng mà thành. Xung quanh thành bình khoan các lỗ thông nước làm nguội. ✓ Kiểu này bền chắc, ít biến dạng, tuổi thọ dài nhưng giá thành chế tạo cao, khó bảo dưỡng, chỉ dùng cho máy đúc thẳng, hiện nay ít dùng
  12. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC ➢BKT kiểu ống lồng vào nhau (hình 17) ✓Dùng ống không hàn uốn cong, ngoài lồng ống thép và chân trụ, giữa ống đồng và ống thép có một khe hở khoảng 4-7 mm thông nước làm nguội. Ống đồng bên trong được đặt vào ống thép ngoài và được kẹp chặt ở phần trên bằng mặt bích. Phần dưới của ống đồng được cố định với ống ngoài nhờ đệm kín, cho phép giãn nở nhiệt mà không làm biến dạng thành ống.
  13. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC ➢ BKT kiểu tổ hợp (hình 18) ✓ BKT này gồm có 4 khối tạo ra thành bình xung quanh. Mỗi khối gồm có tấm đồng trong và tấm thép ngoài, dùng ốc vít kẹp chặt lại. Tấm đồng bào nhiều rãnh nước để khi ép hai tấm đồng và thép lại sẽ hình thành nhiều khe nước làm nguội. Nước làm nguội đi từ dưới lên ✓ Bốn khối ghép lại hình chữ nhật thì tấm mặt rộng ép tấm mặt hẹp lại và phía ngoài tấm rộng dùng vít hai đầu vít chặt lại và dùng lò xo cánh bướm ép chặt rồi lắp vào một khung giá đỡ. ✓ Để cải thiện chất lượng phôi, người ta đệm bốn góc bốn tấm đồng dày khoảng 3-5 mm có góc nghiêng 450.
  14. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC c) Các tham số thiết kế BKT ➢ Kích thước tiết diện BKT: Kích thước tiết diện BKT xác định việc làm nguội phôi. Xét đến các yếu tố biến dạng lúc co ngót và uốn nắn trong quá trình đông đặc của phôi thép, tiết diện BKT nên lớn hơn tiết diện phôi đúc, thường lớn hơn khoảng 1-3%. ➢ Chiều dài BKT: ✓ Xác định chiều dài BKT căn cứ theo chiều dày lớp vỏ phôi khi ra khỏi BKT, nếu chiều dày quá mỏng dễ biến dạng, thậm chí bị thủng. Theo kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, chiều dày lớp vỏ khi ra khỏi BKT nên lớn hơn hoặc bằng 8-15 mm (phôi nhỏ giới hạn dưới, phôi lớn giới hạn trên).
  15. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC ➢ Độ côn của BKT ✓ Phôi thép trong BKT đông đặc co ngót nên phôi tách ra khỏi BKT tạo ra khe hở ảnh hưởng xấu đến khả năng truyền nhiệt và phát triển chiều dày lớp vỏ phôi. Bởi vậy, khi thiết kế BKT thu nhỏ tiết diện phía dưới của BKT lại hình thành một độ côn ngược. ✓ Độ côn ngược của BKT có thể xác định theo công thức: 푆 − 푆 휀 = 1 2 100% 푆1 Trong đó: S1- Tiết diện mặt cắt phía trên của BKT S2- Tiết diện mặt cắt phía dưới BKT
  16. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC ➢ Bôi trơn BKT: ✓ Bôi trơn thành BKT có thể tránh được sự dính chặt lớp vỏ phôi mới kết tinh và thành BKT, giảm trở lực ma sát giữa vỏ phôi và thành BKT, cải thiện sự truyền nhiệt, từ đó cải thiện chất lượng bề mặt phôi và kéo dài tuổi thọ sử dụng BKT. ✓ Khi dầu bôi trơn chảy đều dọc theo thành BKT (nhiệt độ thành BKT khoảng 2000C), dưới tác dụng của nhiệt độ cao của nước thép, một bộ phận dầu bôi trơn cháy bốc khói, còn đại bộ phận dầu bôi trơn chảy xuống dọc theo thành BKT và tạo thành một lớp màng dầu khoảng 0,025-0,05 mm giữa thành BKT và vỏ phôi nên có tác dụng bôi trơn
  17. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC 4. Cơ cấu rung bình kết tinh • Mục đích rung BKT là để tránh lớp vỏ mới đông đặc dính chặt vào thành BKT làm cho kéo bị đứt. Trên thực tế, tác dụng rung BKT là để cưỡng chế tháo khuôn. • Do BKT rung tạo điều kiện bôi trơn rất tốt cho thành bình vừa giảm thiểu lực ma sát vừa có thể tránh được nước thép dính chặt với thành bình. Khi dính mà rung có thể cưỡng chế tháo khuôn, khử dính bám. • Nếu như lớp vỏ trong BKT bị kéo đứt vì rung lại có thể làm cho lớp vỏ được điền bù, cải thiện chất lượng bề mặt của phôi đúc.
  18. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC • Rung trượt âm ➢ Đặc điểm của kiểu rung này là khi đi xuống thì tốc độ rung hơi cao hơn tốc độ kéo một chút gọi là trượt âm hoặc trượt tách, có lợi cho cưỡng chế tách khuôn và ép liền vết nứt của lớp vỏ. Sau đó lại đi lên với tốc độ tương đối lớn. ➢ Khi thiết kế tốc độ Vm, tính theo độ trượt âm  như sau: Vm2 = V(1+) (m/ph) − 휀 = 2 . 100% Trong công thức trên thường chọn độ trượt âm  = 5-10% ➢ Thời gian trượt âm thường khoảng 60% chu kỳ Vm1 = (2,8-3,2)Vm2 ➢ Kiểu rung này thỏa mãn yêu cầu của công nghệ ĐLT, có lợi cho hàn các vết nứt vỏ và thích hợp nâng cao tốc độ kéo.
  19. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC b) Tham số rung BKT • Quan hệ giữa biên độ và tần số: ➢ Tham số chuyển động rung BKT chủ yếu là biên độ và tần số. ✓ Thời gian một lần rung lên và xuống BKT gọi là chu kỳ rung, ký hiệu T, đơn vị là giây. ✓ Số lần rung trong 1 phút của BKT gọi là tần số, ký hiệu là f, đơn vị là số lần/ph. Tần số cao có lợi cho việc chống dính và thoát khuôn. ✓ Cự ly chuyển động của BKT từ vị trí nằm ngang đến vị trí thấp hoặc vị trí cao nhất gọi là biên độ, ký hiệu là S. Biên độ nhỏ thì sự dao động của nước thép trong BKT nhỏ.
  20. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC • Đối với chuyển động hình sin, tỷ lệ trượt âm có thể theo theo công thức sau: − • 휀 = . 100% Trong đó: Vm- Tốc độ rung bình quân của BKT, m/ph V- Tốc độ kéo phôi, m/ph • Trong đường cong rung, dựa theo tốc độ bình quân tính ra được: 2푆 = . 휔 2푆휔 4푆.휔 • Hay = = = 4푆 2 Với S- Biên độ, m.
  21. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC • Thời gian trượt âm ➢ Khi BKT rung, chỉ khi rung Vm lớn hơn tốc độ kéo mới xuất hiện trượt âm. Từ hình 19 có thể thấy: t là thời gian trượt âm trong quá trình rung, thế thời gian BKT đạt đến điểm trượt âm 푡 = /2 ∆푡 − vào công thức tính tốc độ rung của BKT (V = 휔 2 m Va.sint): /2 ∆푡 ∆푡휔 ∆푡휔 = 푠𝑖푛 휔 − = 푠𝑖푛 − = 표푠 휔 2 2 2 2 ∆푡 휔 = 표푠 = 표푠 ∆푡 2 1 = 표푠 ∆푡 ∆푡 = 표푠−1 = 표푠−1 1 1 ∆푡 = 표푠−1 , ph 60 1 Hay ∆푡 = 표푠−1 , s ➢ Trong công thức này N = Va/Vm. Đối với rung hình sin thì thường chọn N = 1,8-2,2, lớn nhất có thể tới 2,4; f- tần số, lần/ph
  22. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC • Ảnh hưởng của các tham số rung đến chất lượng phôi ➢ Ảnh hưởng của tần số và biên độ rung đến chiều sâu vết hằn rung: tần số cao, chiều sâu vết hằn rung giảm nhỏ; Biên độ lớn, chiều sâu vết hằn tăng. ➢ Ảnh hưởng của thời gian trượt âm đến độ sâu vết hằn rung: thời gian trượt âm càng dài, độ sâu vết hằn rung càng sâu ➢ Quan hệ giữa thời gian trượt âm với chỉ số vết nứt ngang: thời gian trượt âm càng dài, chỉ số vết nứt càng cao
  23. Hình 20. Cơ cấu kiểu bánh răng lệch
  24. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC • Biên độ rung của BKT được điều chỉnh bằng cách thay đổi khoảng lệch tâm của bánh lệch tâm so với trục lệch tâm 3. Ở vị trí làm việc, lò xo 5 ép chặt nửa khớp trục ma sát dạng côn trên bánh lệch tâm vào nửa khớp trục 2 gắn với trục lệch tâm thành một hệ quay. Khi điều chỉnh, người ta tách chúng ra bằng xilanh thủy lực 6. Pittông của xilanh dịch chuyển dầm ngang 7 cùng với các thanh kéo, nó ép vào lò xo và tháo khớp nối ma sát. Tốc độ được đo bằng máy đo tốc độ nối với trục của động cơ, còn khoảng lệch tâm (biên độ rung) – đo bằng xenxin.
  25. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC • Cơ cấu rung kiểu 4 bánh lệch tâm ➢Hình 22 biểu thị kết cấu rung kiểu này. Đường chuyển động hình cung của BKT là lợi dụng 2 đôi bánh xe có độ lệch tâm khác nhau nối với hai trục khuỷu mà tạo ra ➢Tâm của đường chuyển động là dựa vào lò xo kiểu 2 tấm làm cho BKT chỉ lắc thành hình cung mà không thể chuyển động theo hướng khác được. ➢Ưu điểm của loại kết cấu này là ổn định, khuyết điểm là quá phức tạp, nhiều chi tiết.
  26. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC 5. Cơ cấu làm nguội lần hai a) Tác dụng của cơ cấu làm nguội lần hai • Dùng nước phun trực tiếp làm nguội phôi đúc, làm cho phôi đông đặc nhanh, thuận lợi tiến vào vùng kéo uốn • Qua trục kéo và trục nắn có tác dụng đỡ và định hướng cho phôi thép có ruột còn ở thể lỏng, mà tránh và hạn chế được hiện tượng lồi bụng, biến dạng và chảy thép của phôi đúc • Trục dẫn có tác dụng đỡ và dẫn hướng • Đối với BKT thẳng, đây là vùng uốn cong
  27. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC c) Cơ cấu làm nguội lần hai của máy đúc phôi vuông nhỏ (hình 23) • Đây là kết cấu hình ống gồm 3 đoạn ống thép không hàn, giá đỡ ống ở bệ máy, mỗi đoạn ống lại có 2 lớp ống trong và ngoài cấu thành, khe hở giữa thông với nước làm nguội, 2 đoạn đầu trong buồng làm nguội, đoạn thứ 3 ở ngoài buồng làm nguội • Nó bao gồm 4 đôi trục kẹp, 5 đôi trục dẫn bên, 12 tấm dẫn và 14 miệng phun nước, dùng miếng đệm để điều chỉnh cự ly trục, thích hợp cho đúc phôi có tiết diện khác nhau. Lượng nước làm nguội ở đoạn 1 và 2 là 60%, còn đoạn 3 là 40% • Để tháo lắp thuận lợi, đoạn nguội sau có thể giãn dài tự do sau khi nung nóng, đầu trên của đoạn trước (1 và 2) là móc treo trên giá thép của giàn thao tác, kết cấu treo cho phép điều chỉnh được 3 hướng của cung
  28. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC d) Cơ cấu làm nguội lần hai của máy đúc phôi dẹt (tấm) ➢Để tiện cho sự gia công, lắp đặt điều chỉnh và nhanh chóng xử lý sự cố, thông thường chia vùng làm nguội lần hai thành một số đoạn hình quạt. Đoạn 1 ra khỏi BKT yêu cầu chỉnh chuẩn với tâm BKT để tiện xử lý sự cố và nếu cần có thể nhanh chóng thay thế. Cho nên cơ cấu rung lắp cùng với đoạn 0 là giàn thay đổi nhanh, có thể cẩu ra toàn bộ
  29. Hình 24. Các ô làm nguội
  30. Hình 25. Giản đồ kết cấu 1 đoạn trục 1- BKT; 2- Giàn rung; 3- Đoạn hình rẽ quạt; 4- Đoạn khung nền
  31. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC e) Trục dẫn kép • Theo hướng bán kính cong của máy đúc bố trí trên và dưới theo mặt ngang dọc theo phôi đúc từng đôi trục để đỡ và dẫn phôi nên gọi là trục dẫn dùng để giảm lực ma sát và trở lực kéo. • Đoạn đầu của vùng làm nguội thứ hai dễ xuất hiện hiện tượng biến dạng trục đỡ. Nếu tăng đường kính trục sẽ dẫn đến tăng cự ly giữa các trục. Đối với máy đúc phôi dẹt, khoảng cách trục quá lớn thì khó có hiệu quả tránh biến dạng lồi bụng của phôi đúc
  32. Hình 27. Trục kẹp ngắn và phân khúc trục kẹp a- Toàn chiều dài trục; b- Trục kẹp ngắn; c- Phân khúc trục
  33. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC • Có nhiều kiểu phun nước làm nguội. Hình 28 là các loại vòi phun thường dùng. • Bố trí vòi phun cũng phải thực hiện trên nguyên tắc làm nguội đồng đều trên từng phần của phôi đúc. Để đạt được hiệu quả làm nguội tốt nhất nên chọn áp lực, lưu lượng khí và nước thích hợp và cự ly bề mặt làm nguội Hình 29 là 3 loại diện tích phủ kín của vòi phun.
  34. Hình 29. Diện tích phủ kín của 3 loại vòi phun a- Vòi phun hình chóp diện tích phủ kín 35-40% b- Vòi phun hình dẹt diện tích phủ kín 10-15% c- Vòi phun khí nước diện tích phủ kín 70-75%
  35. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC a) Yêu cầu đối với hệ trục kéo và nắn thẳng • Có đủ lực kéo và nắn thẳng phôi đúc khắc phục trở lực rất lớn có thể xảy ra trong quá trình đúc và có biện pháp bảo vệ quá tải một cách an toàn chắc chắn. • Có thể điều chỉnh được tốc độ thuận nghịch rất nhạy để đáp ứng sự thay đổi tốc độ kéo trong các điều kiện khác nhau và nhanh chóng đưa được cơ cấu đỡ đầu phôi. • Trên kết cấu có thể thay đổi được tiết diện phôi trong một phạm vi nhất định, cho phép những phôi không thể nắn thẳng vẫn qua được. • Kết cấu đơn giản, dễ lắp và duy tu bảo dưỡng, có đủ độ bền và độ vững chắc khi làm việc.
  36. Hình 30. Máy kéo nắn 5 trục 1- Môtơ điện 1 chiều kiểu đứng; 2- Cơ cấu điều chỉnh chuyển động; 3- Hộp bánh răng; 4- Xích truyền động; 5- Trục trên; 6- Trục dưới; 7- Xi lanh ép; 8- Bệ máy
  37. Hình 31. Kết cấu máy kéo nắn nhiều trục 1- Giá máy; 2- Cơ cấu ép xuống; 3- Máy kéo nắn và cơ cấu nâng hạ; 4- Phôi thép; 5- Trục khởi động; 6- Trục lăn
  38. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC • Hệ trục kéo uốn là bộ phận chính của máy đúc, số lượng nhiều, tuổi thọ thấp. Nguyên nhân tuổi thọ thấp là do nhiệt độ không đều gây ra nứt trục. Cách làm nguội trục là phun nước làm nguội ngoài đối với trục đặc, làm nguội trong đối với trục có gắn hộp nước làm nguội. • Để nâng cao tuổi thọ của trục kéo, ngoài dùng nước làm nguội ra, vật liệu nên dùng thép chất lượng chịu nhiệt như 15CrMo và phủ lên một lớp vật liệu chịu nhiệt – 2mm. Sau khi trục kéo bị mài mòn, có thể khôi phục dùng lại, cũng có thể sử dụng trục kéo 2 lớp: lớp ngoài dùng vật liệu bền nhiệt, lớp trong dùng thép thường tức là thỏa mãn được yêu cầu trục kéo lại giảm được giá thành.
  39. Hình 32. Quá trình bắt đầu và kéo thanh dẫn a- Thanh dẫn nút đầu BKT; b- Bắt đầu rót đúc; c- BKT rung và kéo phôi; d- Kéo phôi liên tục 1- BKT; 2- Đầu thanh dẫn; 3- Dây amiăng; 4- Phôi thép
  40. Hình 33. Cơ cấu tự rời thanh đốt dài 1- Phôi; 2- Trục kéo; 3- Trục nắn dưới; Trục nắn trên; 5- Đốt xích dài
  41. Hình 34. Thanh dẫn kiểu xích đốt ngắn a- Kiểu xích dẫn; b- Kiểu đầu móc 1- Đầu dẫn thanh; 2- Đốt xích; 3- Vòng xích đốt ngắn; 4- Khối điều chỉnh chiều rộng
  42. Hình 35. Thanh dẫn dài tính cứng 1- Thanh dẫn; 2- Cơ cấu khởi động; 3,4- Trục kéo; 5- Vùng làm nguội lần hai; 6- Trục đỡ phôi
  43. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC c) Lắp thanh dẫn từ bên trên • Thanh dẫn lắp từ bên trên dùng kiểu xe con, kiểu dàn lắc để đưa thanh dẫn vào BKT. Kiểu xe con là sau khi đưa thùng trót trung gian ra khỏi BKT, đưa xe đặt sẵn thanh dẫn đến phía trên BKT, qua cơ cấu truyền động đưa thanh dẫn từ phía trên BKT xuống đến cơ cấu kéo uốn (hình 37). • Kiểu dàn lắc là có thể dùng dàn lắc có sải tay dài đưa thanh dẫn lắp vào BKT từ bên trên. Ưu điểm của kiểu này là không chiếm dụng dàn đúc và còn có thể định vị chính xác thanh dẫn trong BKT (hình 38)
  44. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC 8. Thiết bị cắt • Là thiết bị cắt phôi thành từng chiều dài cố định trước theo yêu cầu. Phương pháp cắt chủ yếu có 2 loại: cắt bằng lửa và cắt bằng cơ khí. • Đối với máy đúc phôi dẹt, phôi tròn, phôi vuông lớn chiều dày trên 200mm thì đều dùng cắt lửa, còn phôi vuông nhỏ thì dùng cắt cơ.
  45. Hình 39. Cơ cấu cắt bằng ngọn lửa 1- Định vị đầu tiếp xúc; 2- Khoảng cách cắt; 3- Phôi; 4- Xe cắt
  46. THIẾT BỊ CHÍNH CỦA MÁY ĐÚC LIÊN TỤC b) Thiết bị cắt cơ khí • Trên hình 42 là sơ đồ động của máy cắt thủy lực với lực cắt 30 MN. • Máy cắt bao gồm thân máy 10 đặt trên gối 11, bàn dao di động phía dưới 9, ôm lấy trụ định hướng 6 của thân máy, hai xi lanh thủy lực 12 của cơ cấu cắt, hai xi lanh 3 của hành trình ngược lại, xi lanh 7 của cơ cấu lắc thân máy, nối với thân máy bằng thanh lắc 8 và hai xi lanh kẹp 1 nối với đầu kẹp 2. Cơ cấu cắt được trang bị hai dao cắt 5, trong đó có một dao cắt được gắn chặt vào bàn dao, còn dao thứ hai gắn chặt vào xà ngang phía trên của thân máy. • Tất cả xi lanh của máy cắt có dạng pittông, ngoại trừ xi lanh lắc thân máy thực hiện tác động hai chiều. Các xilanh thủy lực 12 và 3 nối với bàn dao bên dưới qua các trụ tương ứng 13 và 4 bằng các gối hình cầu.