Giáo trình Kỹ thuật số - Chương 4: Mạch tổ hợp

Các mạch số được chia ra làm hai loại: Mạch tổ hợp và Mạch tuần tự.
- Mạch tổ hợp: Trạng thái ngã ra chỉ phụ thuộc vào tổ hợp các ngã vào khi tổ hợp này
đã ổn định. Ngã ra Q của mạch tổ hợp là hàm logic của các biến ngã vào A, B, C . . ..
Q = f(A,B,C . . .)
- Mạch tuần tự : Trạng thái ngã ra không những phụ thuộc vào tổ hợp các ngã vào mà
còn phụ thuộc trạng thái ngã ra trước đó. Ta nói mạch tuần tự có tính nhớ. Ngã ra Q+ của
mạch tuần tự là hàm logic của các biến ngã vào A, B, C . . . . và ngã ra Q trước đó.
Q+ = f(Q,A,B,C . . .)
Chương này nghiên cứu một số mạch tổ hợp thông dụng thông qua việc thiết kế một
số mạch đơn giản và khảo sát một số IC trên thực tế.
4.1. MẠCH MÃ HÓA
Mã hóa là gán các ký hiệu cho các đối tượng trong một tập hợp để thuận tiện cho việc
thực hiện một yêu cầu cụ thể nào đó. Thí dụ mã BCD gán số nhị phân 4 bit cho từng số mã
của số thập phân (từ 0 đến 9) để thuận tiện cho máy đọc một số có nhiều số mã; mã Gray
dùng tiện lợi trong việc tối giản các hàm logic . . .. Mạch chuyển từ mã này sang mã khác gọi
là mạch chuyển mã, cũng được xếp vào loại mạch mã hóa. Thí dụ mạch chuyển số nhị phân 4
bit sang số Gray là một mạch chuyển mã. 
pdf 24 trang xuanthi 26/12/2022 4760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật số - Chương 4: Mạch tổ hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_so_chuong_4_mach_to_hop.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kỹ thuật số - Chương 4: Mạch tổ hợp

  1. ___Chương 4 Mạch tổ hợp IV - 2 4.1.1 Mạch mã hóa 2n đường sang n đường Một số nhị phân n bit cho 2n tổ hợp số khác nhau. Vậy ta có thể dùng số n bit để mã cho 2n ngã vào khác nhau, khi có một ngã vào được chọn bằng cách đưa nó lên mức tác động, ở ngã ra sẽ chỉ báo số nhị phân tương ứng. Đó là mạch mã hóa 2n đường sang n đường. (H 4.1) là mô hình một mạch mã hóa 2n đường sang n đường. - (H 4.1a) là mạch có ngã vào và ra tác động cao : Khi các ngã vào đều ở mức thấp, mạch chưa hoạt động, các ngã ra đều ở mức thấp. Khi có một ngã vào được tác động bằng cách ấn khóa K tương ứng để đưa ngã vào đó lên mức cao, các ngã ra sẽ cho số nhị phân tương ứng. - (H 4.1b) là mạch có ngã vào và ra tác động thấp. Hoạt động tương tự như mạch trên nhưng có mức tác động ngược lại. (trong mô hình (H 4.1b) ký hiệu dấu o ở ngã ra để chỉ mức tác động thấp, còn ở ngã vào không có dấu o vì là mạch thật) Trong trường hợp ngã ra có mức tác động thấp, muốn đọc đúng số nhị phân ở ngã ra, ta phải đảo các bit để đọc. (a) (b) (H 4.1) Dĩ nhiên, người ta cũng có thể thiết kế theo kiểu ngã vào tác động thấp và ngã ra tác động cao hay ngược lại. Trên thực tế, ta có thể có bất cứ loại ngã vào hay ra tác động theo bất cứ kiểu nào (mức cao hay thấp). Ngoài ra, để tránh trường hợp mạch cho ra một mã sai khi người sử dụng vô tình (hay cố ý) tác động đồng thời vào hai hay nhiều ngã vào, người ta thiết kế các mạch mã hóa ưu tiên: là mạch chỉ cho ra một mã duy nhất có tính ưu tiên khi có nhiều ngã vào cùng được tác động. 4.1.1.1 Mã hóa ưu tiên 4 đường sang 2 đường Thiết kế mạch mã hóa 4 đường sang 2 đường, ưu tiên cho mã có trị cao, ngã vào và ra tác động cao Bảng sự thật và sơ đồ mạch (H 4.2) 0 1 2 3 A1 A0 1 0 0 0 0 0 ___ ___Nguyễn Trung Lập KỸ THUẬT SỐ
  2. ___Chương 4 Mạch tổ hợp IV - 4 3 0 x x x x x x 0 1 0 0 0 1 2 0 1 1 0 1 0 1 1 0 x x x x x 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 1 1 1 0 1 x x x x 0 1 1 1 x x x 0 1 1 1 1 x x 0 1 1 1 1 1 x 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 Bảng 4.2 (H 4.3) là cách nối 2 IC để thực hiện mã hóa 16 đường sang 4 đường (H 4.3) - IC2 có Ei = 0 nên hoạt động theo các trạng thái từ 0 đến 8, nghĩa là mã hóa từ 0 đến 7 cho các ngã ra A2A1A0. - IC1 có Ei nối với Eo của IC2 nên IC1 chỉ hoạt động khi tất cả ngã vào dữ liệu của IC2 lên mức 1 (IC2 hoạt động ở trạng thái 8) * Để mã hóa các số từ 0 đến 7, cho các ngã vào 8 đến 15 (tức các ngã vào dữ liệu của IC2) lên mức 1, IC2 hoạt động ở trạng thái 8. Lúc đó Ei1 = Eo2 = 0: kết quả là IC1 sẽ hoạt động ở trạng thái từ 0 đến 7, cho phép tạo mã các số từ 0 đến 7 (từ 111 đến 000) và IC2 hoạt động ở trạng thái 8 nên các ngã ra (A2A1A0)2= 111, đây là điều kiện mở các cổng AND để cho mã số ra là B2B1B0 = A2A1A0 của IC1, trong lúc đó B3 = Gs2 = 1, ta được kết quả từ 1111 đến 1000, tức từ 0 đến 7 (tác động thấp). Thí dụ để mã số 4 , đưa ngã vào 4 xuống mức 0, các ngã vào từ 5 đến 15 lên mức 1, bất chấp các ngã vào từ 0 đến 3, mã số ra là B3B2B1B0=Gs2B2B1B0=1011, tức số 4 * Để mã hóa các số từ 8 đến 15, cho IC2 hoạt động ở trạng thái từ 0 đến 7 (đưa ngã vào ứng với số muốn mã xuống thấp, các ngã vào cao hơn lên mức 1 và các ngã vào thấp hơn xuống mức 0), bất chấp các ngã vào dữ liệu của IC1 (cho IC1 hoạt động ở trạng thái 9), nên các ngã ra (A2A1A0)1=111, đây là điều kiện mở các cổng AND để cho mã số ra là B2B1B0= ___ ___Nguyễn Trung Lập KỸ THUẬT SỐ
  3. ___Chương 4 Mạch tổ hợp IV - 6 (H 4.4) Để tạo mã BCD ưu tiên cho số lớn, ta viết lại bảng sự thật và dùng phương pháp đại số để đơn giản các hàm xác định các ngã ra A3 , A2 , A1 , A0 Trạng thái các ngã vào Mã số ra 9 8 7 6 5 4 3 2 A3 A2 A1 1 0 A0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 x 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 x x 0 0 0 0 0 0 0 1 x 0 0 1 x x 1 0 0 0 0 0 1 x x 0 1 0 x x 0 0 0 0 0 1 x x x 0 1 0 x x 1 0 0 0 1 x x x x 0 1 1 x x 0 0 0 1 x x x x x 0 1 1 x x 1 0 1 x x x x x x 1 0 0 x x 0 1 x x x x x x x 1 0 0 x x 1 Bảng 4.4 A 3 = 9.8+ 9 = 9 + 8 A 2 = 7.8.9+ 6.7.8.9+ 5.6.7.8.9+ 4.5.6.7.8.9 = (7+ 6.7+ 5.6.7+ 4.5.6.7)8.9 A 2 = (7 + 6+ 5+ 4)8.9 = (7 + 6+ 5+ 4)(8+ 9) A1 = 7.8.9 + 6.7.8.9 + 3.4.5.6.7.8.9 + 2.3.4.5.6.7.8.9 = (7 + 6.7+ 3.4.5.6.7+ 2.3.4.5.6.7)8.9 A 1 = (7 + 6 + 3.4.5 + 2.3.4.5)8.9 = (7 + 6 + 3.4.5 + 2.4.5)(8 + 9) A 0 = 9 + 7.8.9 + 5.6.7.8.9 + 3.4.5.6.7.8.9 + 1.2.3.4.5.6.7.8.9 ___ ___Nguyễn Trung Lập KỸ THUẬT SỐ
  4. ___Chương 4 Mạch tổ hợp IV - 8 A B C D → X Y Z T 0 0 0 0 → 0 0 0 0 0 0 0 1 → 0 0 0 1 0 0 1 0 → 0 0 1 1 0 0 1 1 → 0 0 1 0 0 1 0 0 → 0 1 1 0 0 1 0 1 → 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1 0 1 → 0 1 1 1 0 1 0 0 → 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 → 1 1 0 1 1 0 1 0 → 1 1 1 1 1 0 1 1 → 1 1 1 0 1 1 0 0 → 1 0 1 0 1 1 0 1 → 1 0 1 1 1 1 1 0 → 1 0 0 1 1 1 1 1 → 1 0 0 0 → Bảng 4.5 Dùng bảng Karnaugh để xác định X, Y, Z, T theo A, B, C, D Quan sát bảng sự thật ta thấy ngay: X = A, Vậy chỉ cần lập 3 bảng Karnaugh cho các biến Y, Z, T (H 4.6 a,b,c) và kết quả cho ở (H 4.6 d) (a) (b) (c) (H 4.6 ) (d) ___ ___Nguyễn Trung Lập KỸ THUẬT SỐ
  5. ___Chương 4 Mạch tổ hợp IV - 10 Quan sát bảng sự thật ta thấy: Trong các tổ hợp số 3 bit có 2 nhóm trong đó các bit thấp A1A0 hoàn toàn giống nhau, một nhóm có bit A2 = 0 và nhóm kia có A2 = 1. Như vậy ta có thể dùng ngã vào G cho bit A2 và mắc mạch như sau. (H 4.8) Khi A2=G=0, IC1 giải mã cho 1 trong 4 ngã ra thấp và khi A2=G=1, IC2 giải mã cho 1 trong 4 ngã ra cao Trên thị trường hiện có các loại IC giải mã như: - 74139 là IC chứa 2 mạch giải mã 2 đường sang 4 đường, có ngã vào tác động cao, các ngã ra tác động thấp, ngã vào cho phép tác động thấp. - 74138 là IC giải mã 3 đường sang 8 đường có ngã vào tác động cao, các ngã ra tác động thấp, hai ngã vào cho phép G2A và G2B tác động thấp, G1 tác động cao. - 74154 là IC giải mã 4 đường sang 16 đường có ngã vào tác động cao, các ngã ra tác động thấp, 2 ngã vào cho phép E1 và E2 tác động thấp Dưới đây là bảng sự thật của IC 74138 và cách nối 2 IC để mở rộng mạch giải mã lên 4 đường sang 16 đường (H 4.9) Vào Ra Ch phép Dữ o liệu G1 G2 C B A Y0 Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6 Y7 x H x x x H H H H H H H H L x x x x H H H H H H H H H L L L L L H H H H H H H H L L L H H L H H H H H H H L L H L H H L H H H H H H L L H H H H H L H H H H H L H L L H H H H L H H H H L H L H H H H H H L H H H L H H L H H H H H H L H H L H H H H H H H H H H L Ghi chú G2 =G2A+G2B , H = 1, L =0, x: bất chấp ___ ___Nguyễn Trung Lập KỸ THUẬT SỐ
  6. ___Chương 4 Mạch tổ hợp IV - 12 (H 4.12) cho thấy các đoạn nào cháy để thể hiện các số từ 0 đến 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 (H 4.12) Đèn 7 đoạn cũng hiển thị được một số chữ cái và một số ký hiệu đặc biệt. Có hai loại đèn 7 đoạn: - Loại catod chung (H 4.13a), dùng cho mạch giải mã có ngã ra tác động cao. - Loại anod chung (H 4.13b), dùng cho mạch giải mã có ngã ra tác động thấp. (a) (H 4.13) (b) 4.2.2.2 Mạch giải mã BCD sang 7 đoạn : Mạch có 4 ngã vào cho số BCD và 7 ngã ra thích ứng với các ngã vào a, b, c, d, e, f, g của led 7 đọan, sao cho các đọan cháy sáng tạo được số thập phân đúng với mã BCD ở ngã vào. Bảng sự thật của mạch giải mã 7 đoạn, có ngã ra tác động thấp: Số Ngã vào Ngã ra TP D C B A a b c d e f g 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 2 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 3 0 0 1 1 0 0 0 0 1 1 0 4 0 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 5 0 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 6 0 1 1 0 0 1 0 0 0 0 0 7 0 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 8 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 9 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 Bảng 4.6 Dùng Bảng Karnaugh hoặc có thể đơn giản trực tiếp với các hàm chứa ít tổ hợp, ta có kết quả: ___ ___Nguyễn Trung Lập KỸ THUẬT SỐ
  7. ___Chương 4 Mạch tổ hợp IV - 14 2. Khi đưa ngã vào BI xuống thấp, ngã ra lên 1 (không tác động) bất chấp các ngã vào còn lại. Ta nói IC làm việc dưới điều kiện bị ép buộc và đây là trường hợp duy nhất BI giữ vai trò ngã vào. 3. Khi ngã vào RBI ở mức 0 và A=B=C=D=0, tất cả các ngã ra kể cả RBO đều xuống 0. Ta nói IC làm việc dưới điều kiện đáp ứng. 4. Khi BI/RBO để hở hay được giữ ở mức 1 và ngã vào thử đèn (Lamp test, LT) xuống 0, tất cả các led đều cháy (ngã ra xuống 0). Dựa vào bảng sự thật và các ghi chú 7447 là IC giải mã BCD sang 7 đọan có đầy đủ các chức năng khác như : thử đèn, xóa số 0 khi nó không có nghĩa. Ta có thể hiểu rõ hơn chức năng này với thí dụ mạch hiển thị một kết quả có 3 chữ số sau đây: (H 4.14) (H 4.14) Vận hành của mạch có thể giải thích như sau: - IC hàng đơn vị có ngã vào RBI đưa lên mức cao nên đèn số 0 hàng đơn vị luôn luôn được hiển thị (dòng 0 trong bảng sự thật), điều này là cần thiết để xác nhận rằng mạch vẫn chạy và kết quả giải mã là số 0. - IC hàng chục có ngã vào RBI nối với ngã ra RBO của IC hàng trăm nên số 0 hàng chục chỉ được hiển thị khi số hàng trăm khác 0 (RBO=1) (dòng 0 đến 15). - IC hàng trăm có ngã vào RBI đưa xuống mức thấp nên số 0 hàng trăm luôn luôn tắt (dòng ghi chú 3). 4.2.2.3 Hiển thị 7 đoạn bằng tinh thể lỏng (liquid crystal displays, LCD) LCD gồm 7 đoạn như led thường và có chung một cực nền (backplane). Khi có tín hiệu xoay chiều biên độ khoảng 3 - 15 VRMS và tần số khoảng 25 - 60 Hz áp giữa một đoạn và cực nền, thì đoạn đó được tác động và sáng lên. Trên thực tế người ta tạo hai tín hiệu nghịch pha giữa nền và một đoạn để tác động cho đoạn đó cháy. Để hiểu được cách vận chuyển ta có thể dùng IC 4511 kết hợp với các cổng EX-OR để thúc LCD (H 4.15). Các ngã ra của IC 4511 (Giải mã BCD sang 7 đoạn, tác động cao) nối vào các ngã vào của các cổng EX-OR, ngã vào còn lại nối với tín hiệu hình vuông tần số khoảng 40 Hz (tần số thấp có thể gây ra nhấp nháy), tín hiệu này đồng thời được đưa vào nền. Khi một ngã ra mạch giải mã lên cao, ngã ra cổng EX-OR cho một tín hiệu đảo pha với tín hiệu ở nền, đoạn tương ứng xem như nhận được tín hiệu có biên độ gấp đôi và sẽ sáng lên. Với các ngã ra mạch giải mã ở mức thấp, ngã ra cổng EX-OR cho một tín hiệu cùng pha với tín hiệu ở nền nên đoạn tương ứng không sáng. ___ ___Nguyễn Trung Lập KỸ THUẬT SỐ
  8. ___Chương 4 Mạch tổ hợp IV - 16 Bảng sự thật: A B Y 0 0 D0 0 1 D1 1 0 D2 1 1 D3 Tư bảng sự thật ta có hàm Y như sau: Y = A.BD 0 + ABD 1 + ABD 2 + ABD 3 Và mạch có dạng (H 4.17) (H 4.17) Nếu chịu khó quan sát ta sẽ thấy mạch đa hợp 4→1 có thể được thiết kế từ mạch giải mã 2 đường sang 4 đường trong đó ngã vào cho phép G đã được tách riêng ra để làm ngã vào dữ liệu (D0 . . . . D3) và ngã vào dữ liệu của mạch giải mã đã trở thành ngã vào điều khiển của mạch đa hợp (A, B) (H 4.18) là ký hiệu một mạch đa hợp với 8 ngã vào dữ liệu, 3 ngã vào điều khiển và 1 ngã ra, ta gọi là đa hợp 8 → 1. Bảng sự thật: A B C Y 0 0 0 D0 0 0 1 D1 0 1 0 D2 0 1 1 D3 1 0 0 D4 1 0 1 D5 1 1 0 D6 1 1 1 D7 (H 4.18) Một đa hợp 8 → 1 có ngã ra Y quan hệ với các ngã vào dữ liệu và điều khiển theo hàm : Y = A.B.CD 0 + A.B.CD 1 + ABCD 2 + ABCD 3 + AB.CD 4 + ABCD 5 + ABCD 6 + ABCD 7 4.3.3 Ứng dung mạch đa hợp Ngoài chức năng chọn dữ liệu mạch đa hợp còn được dùng để: ___ ___Nguyễn Trung Lập KỸ THUẬT SỐ
  9. ___Chương 4 Mạch tổ hợp IV - 18 7 Một đa hợp 2n → 1 kết hợp với một cổng NOT có thể tạo hàm (n+1) biến. Thí dụ : Tạo hàm F1 = AB+ ABC + BC + AC dùng đa hợp 4 → 1 và cổng NOT Giải Đa hợp 4 sang 1 thực hiện hàm: Y = ABD 0 + ABD 1 + ABD 2 + ABD 3 Chuẩn hóa hàm F1 : F1 = ABC + ABC + ABC + ABC + ABC Để Y = F1 ta phải có: D 0 = C;D 1 = C;D 2 = 1;D 3 = C (H 4.21) Trên thực tế, ta có đủ các loại mạch đa hợp từ 2 → 1 (IC 74157), 4 → 1 (IC 74153), 8 → 1 (IC 74151) và 16 → 1 (74150) . . . . Ngoài ra, để chọn dữ liệu là các nguồn tín hiệu tương tự, ta cũng có các đa hợp tương tự với tên gọi khóa tương tự (analog switch), được chế tạo theo công nghệ MOS như IC 4051 (8 kênh) IC 4053 (2 kênh). . . . Cũng có loại khóa sử dụng được cho cả tín hiệu tương tự và số (bilateral switches) như IC 4016, IC 4066,. . mà sinh viên có thể tìm hiểu, sử dụng dễ dàng khi có bảng tra kỹ thuật. 4.3.4 Mạch giải đa hợp Mạch giải đa hợp thực chất là mạch giải mã trong đó ngã vào cho phép trở thành ngã vào dữ liệu và ngã vào của tổ hợp số nhị phân trở thành ngã vào địa chỉ. Trên thị trường, người ta chế tạo mạch giải mã và giải đa hợp chung trong một IC, tùy theo điều kiện mà sử dụng. Thí dụ IC 74138 là IC Giải mã 3 sang 8 đường đồng thời là mạch giải đa hợp 1 → 8. Khi sử dụng IC 74138 làm mạch giải đa hợp, người ta dùng một ngã vào cho phép làm ngã vào dữ liệu và các ngã vào số nhị phân làm ngã vào địa chỉ. (H 4.22a) là IC 74138 dùng giải đa hợp với ngã vào dữ liệu là G2A . (H 4.22b) là dạng dữ liệu vào G2A và ra ở Y0 (vì CBA=000), các ngã ra khác ( Y1 − Y7 ) ở mức cao. (a) (H 4.22) (b) ___ ___Nguyễn Trung Lập KỸ THUẬT SỐ
  10. ___Chương 4 Mạch tổ hợp IV - 20 - IC 1 so sánh 2 bit cao (a3 & b3) nên ngã vào cho phép được đưa lên mức cao, nếu kết quả bằng nhau, ngã ra E của nó lên cao, cho phép IC 2 so sánh, nếu kết quả lại bằng nhau, ngã ra E của IC 2 lên cao cho phép IC 3 so sánh, kết quả bằng nhau cuối cùng chỉ bởi ngã ra E của IC 3. - Các ngã vào cổng OR nhận tín hiệu từ các ngã ra S (hoặc I) sẽ cho kết quả lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) tùy vào kết quả so sánh ở bất cứ bit nào. Thật vậy khi có một kết quả lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) thì S (hoặc I) ở một IC lên cao, các ngã ra E và I (hoặc S) của các IC khác bằng 0, đây là điều kiện mở cổng OR để cho kết quả so sánh xuất hiện ở một trong các cổng OR này. Trên thị trường có sẵn loại IC so sánh 4 bit 7485 có ngã nối mạch để mở rộng việc so sánh cho số nhiều bit hơn. Bảng sự thật của IC 7485 Trạng Ngã vào so sánh Vào nối mạch ra thái A3,B3 A2,B2 A1,B1 A0,B0 A’>B’ A’ B A B3 x x x x x x 1 0 0 2 A3 B2 x x x x x 1 0 0 4 A3= A2 B1 x x x x 1 0 0 6 A3= A2= A1 B0 x x x 1 0 0 8 A3= A2= A1= A0< x x x 0 1 0 9 B3 B2 B1 B0 0 0 1 0 0 1 10 A3= A2= A1= A0= 1 0 0 1 0 0 11 B3 B2 B1 B0 0 1 0 0 1 0 A3= A2= A1= A0= B3 B2 B1 B0 A3= A2= A1= A0= B3 B2 B1 B0 A3= A2= A1= B3 B2 B1 A3= A2= B3 B2 A3= B3 Bảng 4.8 Dựa vào bảng sự thật, ta thấy: - Khi dùng IC 7485 để so sánh 2 số 4 bit ta phải giữ ngã vào nối mạch A’=B’ ở mức cao, hai ngã vào nối mạch còn lại ở mức thấp, như vậy IC mới thể hiện được kết quả của trạng thái 9. - Khi so sánh 2 số nhiều bit hơn ta phải dùng nhiều IC 7485 và nối ngã ra của IC so sánh bit thấp vào ngã vào nối mạch tương ứng của các IC so sánh các bit cao hơn và IC so sánh các bit thấp nhất có ngã vào nối mạch được mắc như khi dùng riêng lẻ. Để đọc được kết quả so sánh ta phải quan tâm tới các trạng thái 9, 10 và 11 trong bảng sự thật. (H 4.25) cho ta cách mắc 2 IC 7485 để so sánh 2 số nhị phân 8 bit: ___ ___Nguyễn Trung Lập KỸ THUẬT SỐ
  11. ___Chương 4 Mạch tổ hợp IV - 22 - Giai đoạn 1: Thiết kế mạch ghi nhận số bit 1 là chẵn hay lẻ Giả sử ta muốn có mạch báo kết quả Y=1 khi số bit 1 là lẻ và Y=0 khi ngược lại. Lợi dụng tính chất của cổng EX-OR có ngã ra =1 khi số số 1 ở ngã vào là lẻ. Với 4 ngã vào, ta dùng 3 cổng EX-OR để thực hiện mạch ghi nhận này: Y = (A ⊕ B)⊕ (C ⊕ D) (H 4.26) - Giai đoạn 2: Thiết kế phần mạch tạo bit chẵn lẻ P theo sự điều khiển của ngã vào S Giả sử ta muốn có Tổng số bit 1 của A, B, C, D, P là lẻ khi S = 1 và chẵn khi S = 0 S Số bít 1 của ABCD Y P 0 Lẻ 1 1 0 Chẵn 0 0 1 Lẻ 1 0 1 Chẵn 0 1 Bảng 4.9 Bảng 4.9 cho kết quả: P = S⊕ Y Vậy mạch có dạng (H 4.27) 4.5.2 Mạch kiểm chẵn lẻ (Parity checker, PC) Nếu ta xem mạch phát ở (H 4.27) như là mạch có 5 ngã vào thì ngã ra P quan hệ với số lượng bit 1 ở các ngã vào đó có thể được suy ra từ bảng 4.9 ___ ___Nguyễn Trung Lập KỸ THUẬT SỐ
  12. ___Chương 4 Mạch tổ hợp IV - 24 7. Cài đặt các hàm sau dùng bộ dồn kênh (multiplexer) 4 → 1 (Dùng thêm cổng logic nếu cần) F1 = AB+ ABC + BC + AC F2 = A ⊕ (BC) F3 = ∏(1,3,6) 8. Thiết kế mạch MUX 4 → 1 từ các MUX 2 → 1 9. Dùng 2 MUX 2 → 1 để thực hiện 1 MUX 3 → 1 như sau: AB = 00 chọn C AB = 01 chọn D AB =1X chọn E (Trường hợp này B không xac định). 10. Thực hiện hàm Z= AB +BC + CA - Giải mã 3 sang 8 đường (dùng thêm cổng logic nếu cần). - Đa hợp 4 → 1 (dùng thêm cổng logic nếu cần). - Hai mạch cộng bán phần và một cổng OR. ___ ___Nguyễn Trung Lập KỸ THUẬT SỐ