Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

    Nghiên cứu chương II cần nắm vững :

¨  Đường lối, chủ trương và quá trình tổ chức thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn lịch sử 1930-1945 qua ba phong trào đấu tranh lớn để đi đến giành chính quyền về tay nhân dân .

¨  Cách mạng tháng Tám 1945 được Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, nổ ra và giành thắng lợi với phương châm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” .

 

ppt 64 trang xuanthi 5121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam_chu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

  1. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 1. Trong những năm 1930 – 1935 : a. Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 : 8  Phương hướng chiến lược của cách mạng: “cách mạng tư sản dân quyền”có tính chất thổ địa và phản đế, “tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa” (Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG.Hà Nội.2000. Tập 2.trang93.94) Phương hướng chiến lược là hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giành độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân sau đó tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội .
  2. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 1. Trong những năm 1930 – 1935 : a. Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 : 10  Phương pháp cách mạng: Đảng chủ trương phải ra sức chuẩn bị “võ trang bạo động” để giành chính quyền về tay công nông và phải “tuân theo khuôn phép nhà binh” . Luận cương chủ trương là phải đi con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững tình thế và thời cơ cách mạng để khởi nghĩa giành chính quyền .  Quan hệ với cách mạng thế giới: khẳng định cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới, liên hệ mật thiết với cách mạng Pháp, cách mạng thuộc địa và nửa thuộc địa .
  3. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 1. Trong những năm 1930 – 1935 : a. Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 : 12 Ý nghĩa luận cương :  Luận cương chính trị tháng 10/1930 khẳng định những vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng được vạch ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên để Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam .  Luận cương chính trị tháng 10/1930 còn những hạn chế (cũng là những mặt khác nhau) so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng như: ◼ Chưa nêu lên được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, chưa thấy được nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập cho dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu . ◼ Chưa thấy được vai trò cách mạng và những mặt tích cực của giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp tiểu tư sản, không đề ra được chiến lược liên minh giai cấp và dân tộc rộng rãi trong cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc .
  4. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 1. Trong những năm 1930 – 1935 : b. Chủ trương khôi phục Đảng và phong trào cách mạng 14 (thời kỳ 1932 – 1935)  Vừa ra đời Đảng đã phát động được phong trào cách mạng rộng lớn đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Ý nghĩa của phong trào 1930-1931:  Khẳng định quyền và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực tế .  Đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng .  Rèn luyện tinh thần, nghị lực để Đảng và quần chúng vượt qua thử thách của thời kỳ 1932–1935 .
  5. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 1. Trong những năm 1930 – 1935 : b. Chủ trương khôi phục Đảng và phong trào cách mạng 16 (thời kỳ 1932–1935) Theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đầu 1932 Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng được thành lập do Lê Hồng Phong đứng đầu. Tháng 6/1932 Ban lãnh đạo Trung ương công bố bản Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương. Những yêu cầu chung trước mắt của quần chúng được Đảng nêu lên trong bản Chương trình hành động của Đảng là : ◼ Đòi các quyền tự do dân chủ cơ bản cho nhân dân như tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do báo chí v.v ◼ Bãi bỏ các luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả tự do cho tù chính trị . ◼ Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác . ◼ Bỏ độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện .
  6. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 1. Trong những năm 1930 – 1935 : b. Chủ trương khôi phục Đảng và phong trào cách mạng ( 18 thời kỳ 1932-1935 )  Đại hội đại biểu lần thứ I tháng 3/1935 (tại Ma Cao TQ) .  Đại hội I khẳng định thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục Đảng và phong trào cách mạng thời kỳ 1932-1935.  Đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương: ◼ Củng cố phát triển Đảng ◼ Đẩy mạnh vận động quần chúng ◼ Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, ủng hộ cách mạng Liên Xô, cách mạng Trung Quốc .
  7. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 2. Trong những năm 1936 -1939 : a. Hoàn cảnh lịch sử : 20  Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ dân chủ và hòa bình .  Chủ trương tập hợp lực lượng, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít và chiến tranh phát xít, đòi tự do, dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống. Quốc tế Cộng sản chỉ ra cho các nước thuộc địa và phụ thuộc vấn đề lập Mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt . Ngoài ra tác động khách quan đến cách mạng Việt Nam là thắng lợi của cách mạng Pháp do Đảng Cộng sản lãnh đạo thành lập Mặt trận bình dân và chính phủ Mặt trân bình dân đã ảnh hưởng thuận lợi đến cách mạng Việt Nam .
  8. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 2. Trong những năm 1936 -1939 : b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng : 22  Chủ trương, nhận thức mới của Đảng trong thời kỳ 1936- 1939 thể hiện ở 4 vấn đề cơ bản sau đây : . Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh. . Nhận thức mới về mối quan hệ dân tộc và giai cấp . Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương với thời cuộc (tháng 3/1939) . Tác phẩm Tự chỉ trích của Nguyễn Văn Cừ về XD Đảng.
  9. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 2. Trong những năm 1936 -1939 : b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng : 24 . Thành lập Mặt trận phản đế để đoàn kết rộng rãi tất cả các tầng lớp nhân dân, sau đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương . . Về hình thức, biện pháp đấu tranh : . Chuyển hướng hình thức bí mật, không hợp pháp thành công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp . . Chuyển sang đấu tranh công khai, hợp pháp nhưng vẫn phải giữ vững nguyên tắc tăng cường bí mật và quan hệ giữa công khai với bí mật .
  10. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 2. Trong những năm 1936 -1939 : b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng : 26 → Nhận thức trên của Đảng phù hợp với tinh thần của Cương lĩnh chính trị đầu tiên và bước đầu khắc phục được những hạn chế của Luận cương chính trị 10/1930 .  Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương với thời cuộc ( 3/1939 ) Tuyên ngôn chỉ ra nguy cơ của chiến tranh phát xít đang tới gần và kêu gọi các tầng lớp nhân dân phải thống nhất hành động trong cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh, chống nguy cơ của chủ nghĩa phát xít  Tác phẩm Tự chỉ trích . Nguyễn Văn Cừ, Tổng bí thư của Đảng trong tác phẩm Tự chỉ trích đã nêu lên các vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ . Nó có tác dụng khắc phục những sai lầm trong lãnh đạo đấu tranh thời kỳ 1936-1939 mà còn là văn kiện lý luận quan trọng về xây dựng Đảng và công tác Mặt trận của Đảng.
  11. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 2. Trong những năm 1936 -1939 : b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng : 28  Đảng đã đề ra được các hình thức tổ chức và hình thức đấu tranh linh hoạt, phù hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày chuẩn bị cho đấu tranh giai đoạn sau cao hơn .  Các Nghị quyết của Đảng đánh dấu bước trưởng thành về chính trị, thể hiện bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng. Nhờ vậy nó mở ra được một cao trào cách mạng mới rầm rộ, cuộc Tổng diễn tập thứ 2 chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.
  12. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : a.Tình hình thế giới và trong nước : 30 Tình hình trong nước : Chiến tranh thế giới thứ 2 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Đông Dương và Việt Nam .  Toàn quyền Đông Dương cấm tuyên truyền, lưu trữ tài liệu Cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán tất cả các tổ chức, các nghiệp đoàn, đóng cửa tất cả báo chí, nhà xuất bản .  Pháp thi hành chính sách thống trị thời chiến, phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, tấn công Đảng Cộng sản Đông Dương .  Ban bộ lệnh tổng động viên  Thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy  Bắt thanh niên Việt Nam sang Pháp làm bia đỡ đạn cho chúng .
  13. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : b. Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : 32 Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng thời kỳ 1939-1945 thể hiện 3 hội nghị Trung ương :  Hội nghị Trung ương lần thứ VI (11/1939) ở Hóc Môn, Sài Gòn  Hội nghị Trung ương lần thứ VII (11/1940) ở Đình Bảng. Bắc Ninh  Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941) ở Pắc Bó, Cao Bằng Nhận định về diễn biến của chiến tranh thế giới thứ 2 và căn cứ vào hoàn cảnh trong nước, Đảng quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược với nội dung cụ thể như sau :
  14. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : b. Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : 34 Chủ trương trên được hội nghị Trung ương lần thứ VI, hội nghị Trung ương lần thứ VII nêu lên và khẳng định ở hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì Tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Đảng quyết định tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”; “chia lại ruộng đất cho công bằng và giảm tô, giảm tức” cho nông dân .
  15. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : b. Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : 36 Ba là : Xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng. “Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và dân ta trong giai đoạn hiện tại” (Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đảng toàn tập.Nxb CTQG Hà Nội.2000.tập7.tr298)  Hội nghị Trung ương VII (11/1940) quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì chưa đủ điều kiện giành thắng lợi, duy trì lực lượng vũ trang trong khởi nghĩa Bắc Sơn, thành lập đội du kích Bắc Sơn (sau đổi tên thành Cứu quốc quân ), tiến tới thành lập các căn cứ địa cách mạng .
  16. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : c.Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : 38  Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo Ban chấp hành Trung ương đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc, đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu đó .  Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt giải phóng dân tộc lên hàng đầu đã tập hợp được rộng rãi lực lượng của toàn dân tộc trong Mặt trận Việt Minh. Đó là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật giành độc lập cho dân tộc,giành chính quyr6n2 về tay nhân dân.  Là nguồn gốc, nguyên nhân cơ bản đi đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 .
  17. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : 40  Trên cơ sở lực lượng chính trị, Đảng chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang, thành lập căn cứ địa cách mạng. ◼ Việt Nam giải phóng quân: ra đời từ Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân . ◼ Căn cứ địa Cao Bằng, Bắc Sơn-Vũ Nhai được thành lập sau đó là căn cứ địa Việt Bắc ra đời.  Chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang diễn ra sôi nổi trong cả nước, cổ vũ, động viên mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng chuẩn bị vùng lên giành chính quyền .
  18. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : a. Phát động cao trào khángNhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa 42từng phần : Nội dung chỉ thị : 5 vấn đề sau :  Nhận định đảo chính Nhật, Pháp tạo cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Dương, điều kiện để Tổng khởi nghĩa đang đến gần .  Kẻ thù trước mắt là phát Nhật, thay khẩu hiệu “đánh đuổi Nhật, Pháp” bằng “đánh đuổi phát xít Nhật” .
  19. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : a . Phát động cao trào khángNhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa 44từng phần :  Khởi nghĩa từng phần giành chính quyền, bộ phận : ( Từ giữa tháng 3/1945 đến 8/1945) :  Đấu tranh vũ trang kết hợp khởi nghĩa từng phần đã nổ ra trong nhiều vùng ở thượng và trung du Bắc Bộ. Lực lượng vũ trang đội Việt Nam giải phóng quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng nhiều vùng ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang . ◼ Bắc Giang đã thành lập được chính quyền ở nhiều làng là Ủy ban dân tộc giải phóng, thành lập đội du kích Bắc Giang . ◼ Quảng Ngãi nổ ra khởi nghĩa Ba Tơ và ra đời đội du kích Ba Tơ .
  20. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : b. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa : 46 Tình thế cách mạng trực tiếp đã xuất hiện ở nước ta  Hồng quân Liên Xô chiếm Beclin, Đức đầu hàng không điều kiện Liên Xô và Đồng minh .  Ở Châu Á, Nhật đang đi dần đến thất bại . Chủ trương của Đảng :  Hội nghị toàn quốc họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 tại Tân Trào (Tuyên Quang) :  Nhận định thời cơ đã xuất hiện, quyết định toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật .  Nêu lên các khẩu hiệu đấu tranh: “chính quyền nhân dân”, “hoàn toàn độc lập”v.v
  21. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : b. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa : 48  Từ ngày 14 đến 28/8/1945 Tổng khởi nghĩa nổ ra và nhanh chóng giành thắng lợi trong cả nước .  Ngày14/8 các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái giành chính quyền .  Ngày18/8 Bắc Giang, Hải Dương, Phú Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hòa giành chính quyền .  Ngày19/8 khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.Trước sức mạnh của quần chúng hơn 1 vạn lính Nhật hoàn toàn tê liệt nhìn chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của khởi nghĩa ở Hà Nội có ý nghĩa quyết định với cả nước, làm cho chính quyền tay sai Nhật liên tiếp tan rã, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các địa phương còn lại giành chính quyền .
  22. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm 50 của cách mạng tháng Tám : Kết quả, ý nghĩa của cách mạng tháng Tám :  Đập tan chế độ thực dân gần 100 năm, chế độ phong kiến mấy ngàn năm và ách thống trị của phát xít Nhật lập nên Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, tự do, làm chủ vận mệnh của mình.  Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc, đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội .  Góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, cung cấp nhiều kinh nghiệm quí báu cho phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc trên thế giới .
  23. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm 52 của cách mạng tháng Tám :  Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám : có 4 nguyên nhân  Nổ ra trong bối cảnh quốc tế thuận lợi, kẻ thù trực tiếp của cách mạng tan rã, Đảng đã chớp thời cơ phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền .  Là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh trải qua 3 cao trào cách mạng. Quần chúng được tổ chức và rèn luyện bằng thực tiễn đấu tranh trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền .  Là kết quả của khối đoàn kết toàn dân tộc dựa trên cơ sở của liên minh công nông thông qua Mặt trận Việt Minh do Đảng lãnh đạo .  Là kết quả của đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng. (Đây là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám) .
  24. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm 54 của cách mạng tháng Tám : Hai : Toàn dân nổi dậy trên nền tảng của khối liên minh công nông . Cách mạng tháng Tám thể hiện sức mạnh của toàn dân, nhưng toàn dân chỉ có thể nổi dậy khi có đội quân chủ lực là liên minh công, nông dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đội quân chủ lực của cách mạng được Đảng xây dựng và củng cố qua 3 cao trào cách mạng, trên nền tảng đó Đảng đoàn kết toàn dân, động viên toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền .
  25. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm 56 của cách mạng tháng Tám : Bốn : Sử dụng bạo lực cách mạng, sử dụng các hình thức của bạo lực một cách thích hợp để đập tan bộ máy Nhà nước của kẻ thù: . Là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh võ trang, nổi dậy của quần chúng với tấn công của lực lượng võ trang . Là kết quả của sự kết hợp các hình thức đấu tranh chính trị, kinh tế, vũ trang, kết hợp đấu tranh hợp pháp với không hợp pháp, kết hợp khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận tiến lên Tổng khởi nghĩa .
  26. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm 58 của cách mạng tháng Tám : Cách mạng tháng Tám nổ ra, giành thắng lợi đúng như dự kiến thời cơ mà Đảng và Bác Hồ đã nêu lên : đó là lúc phát xít Nhật bại trận, bọn cầm quyền tay sai Nhật ở Đông Dương, hoang mang đến cực độ “như rắn mất đầu”, nhân dân ta không thể sống ngột ngạt, nghèo khổ như trước được nữa. Trong điều kiện đã chuẩn bị sẵn sàng, đã được tập dượt qua 3 cao trào cách mạng đặc biệt là cao trào kháng Nhật cứu nước, Đảng đã dự kiến chính xác thời cơ để khởi nghĩa nổ ra và chính quyền chắc chắn về tay nhân dân là lúc “kẻ thù cũ ngã gục, kẻ thù mới chưa tới” .
  27. D. Tài liệu tham khảo, câu hỏi ôn tập, đề tài thảo luận chương II: 60 Tài liệu tham khảo chương II :  Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.Bộ Giáo dục đào tạo.NxbCTQG.Hà Nội. 2007.  Cách mạng tháng Tám 1945. Nxb CTQG.Hà Nội.1995. Câu hỏi ôn tập chương II : 1. Phân tích nội dung cơ bản của Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 của Đảng . So sánh với Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 còn những hạn chế gì, nguyên nhân ? 2. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu . Ý nghĩa lịch sử của chủ trương đó ? 3. Phân tích kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám 1945 ?
  28. D. Tài liệu tham khảo, câu hỏi ôn tập, đề tài thảo luận chương II: 62 Câu 2 :  Hoàn cảnh ra đời của Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ VI (11/1939), lần thứ VII (11/1940) và lần thứ VIII (5/1941) .  Nội dung chủ trương chỉ đạo chuyển hướng chiến lược coi giải phóng dân tộc là nhiệm vụ trên hết của cách mạng thể hiện trong 3 nghị quyết hội nghị Trung ương : 3 nội dung cơ bản  Ý nghĩa của chủ trương đó . Câu 3 :  Nêu, phân tích kết quả, ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945  Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám  Phân tích 6 bài học kinh nghiệm của Đảng trong cách mạng tháng Tám, ý nghĩa của các bài học đó .
  29. D. Tài liệu tham khảo, câu hỏi ôn tập, đề tài thảo luận chương II: 64  Đường lối trong giai đoạn 1936-1939 ◼ Bốn Nghị quyết hội nghị Trung ương tháng7/1936, tháng 3/1937, tháng 9/1937 và tháng 3/1938 ◼ Nhận thức mới của Đảng về quan hệ nhiệm vụ dân tộc và giai cấp trong văn kiện “ Chung quanh vấn đề chính sách mới của Đảng” (10/1936) ◼ Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3/1939 ◼ Ý nghĩa của tác phẩm “Tự chỉ trích” của đồng chí Nguyễn Văn Cừ