Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng)

Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là đội tiên
phong cách mạng, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ và hy sinh,
giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và mang tính thời đại, làm cho đất nước, xã
hội và con người Việt Nam ngày càng đổi mới sâu sắc. Lịch sử của Đảng là một pho
lịch sử bằng vàng. Hồ Chí Minh nói: "Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách
mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại!"1.
Để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và phát huy truyền thống vẻ vang
của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng công tác nghiên cứu lịch sử Đảng và
tổng kết những bài học lịch sử trong từng thời kỳ cũng như trong toàn bộ tiến trình lãnh
đạo cách mạng của Đảng.
Nghiên cứu và tổng kết các bài học lịch sử của Đảng là một phương pháp tốt để
nâng cao trình độ lý luận của cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng,
góp phần khắc phục những xu hướng giáo điều và kinh nghiệm chủ nghĩa trong Đảng.
Trên cơ sở nghiên cứu và khái quát sâu sắc, toàn diện kinh nghiệm lịch sử đã tích lũy
được trong cuộc đấu tranh cách mạng của Đảng, nếu không hiểu được mối liên hệ lịch
sử tất yếu và qua đó hiểu tiến trình phát triển có thể có của các sự kiện, Đảng mới có thể
đề ra được một đường lối chính trị hoàn chỉnh.
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chính trị có quy luật hình thành, phát
triển vai trò lịch sử riêng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Do đó, lịch sử Đảng là đối
tượng nghiên cứu của một khoa học riêng - khoa học lịch sử Đảng.
Lịch sử Đảng gắn liền với lịch sử dân tộc. Theo đó, lịch sử Đảng là một khoa học
chuyên ngành của khoa học lịch sử và có quan hệ mật thiết với các khoa học về lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
pdf 193 trang xuanthi 26/12/2022 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lich_su_dang_cong_san_viet_nam_dung_trong_cac_tru.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng)

  1. quốc Mỹ xâm lược đã khẳng định một chân lý lịch sử là một dân tộc đất không rộng, người không đông nếu có Đảng Cộng sản chân chính lãnh đạo biết đề ra đường lối đúng, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, có phương thức tiến hành chiến tranh sáng tạo, được sự ủng hộ của nhân dân thế giới hoàn toàn có thể chiến thắng bất cứ kẻ thù xâm lược nào. 3. Thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới Sau thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh có những thuận lợi to lớn, song cũng gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, cơ sở vật chất- kỹ thuật nhỏ bé, manh mún, hậu quả chiến tranh nặng nề, lại bị Mỹ phong tỏa cấm vận, tình hình quốc tế có những diễn biến bất lợi, phải đ- ương đầu với cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới phía nam, phía bắc, đòi hỏi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải trải qua nhiều bước đi cụ thể thích hợp. Trong bối cảnh đó, với bản lĩnh chính trị vững vàng được tôi luyện qua thử thách đấu tranh vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Đảng đã kiên trì tìm tòi đề ra đường lối đổi mới đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, giành được những thành tựu to lớn, toàn diện. Thắng lợi bước đầu của hai mươi năm đổi mới có ý nghĩa hết sức quan trọng. Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng đánh giá khái quát 20 năm đổi mới đã ghi nhận: Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Mặc dù còn không ít khó khăn, hạn chế, đất nước ta đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế ra khỏi khủng hoảng và có sự tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị- xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. Tóm lại, với những thắng lợi đã giành được trong thế kỷ XX, Việt Nam đã ta từ một nước thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào 179
  2. động của Đảng và nhân dân ta ở mỗi thời kỳ cũng như toàn bộ cuộc đấu tranh, là điều kiện để tập hợp lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng. Bởi vậy, nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Về thực tiễn, tư tưởng chiến lược nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã được Đảng ta khẳng định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên khi Đảng thành lập và được khẳng định tiếp tục trong các cương lĩnh tiếp theo, đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trước năm 1930, các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, do chưa có định hướng xã hội chủ nghĩa, mà đi theo khuynh hướng phong kiến, tư sản, tiểu tư sản, nên dù rất anh dũng, cuối cùng đều đã bị thất bại. Trong những năm 1930-1945, nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, tổn thất, từng bước giành được những thắng lợi to lớn, đỉnh cao là cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ năm 1945 đến năm 1954, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Đảng thể hiện qua đường lối kết hợp kháng chiến với kiến quốc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc, chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc ta, đưa kháng chiến đến thắng lợi. Từ năm 1954 đến năm 1975, bài học đó được thể hiện trong đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhờ có đường lối độc lập tự chủ, sáng tạo này Đảng đã huy động được tối đa sức mạnh của hai miền, sức mạnh cả nước, sức mạnh của thời đại, đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Từ năm 1975 đến nay, khi cả nước đã giành được độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng đã đề ra đường lối kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc thống nhất. Đường lối đó đã củng cố, giữ vững độc lập tạo điều kiện để xây chủ nghĩa xã hội, và xây dựng chủ nghĩa xã hội lại tạo ra cơ sở vật chất, tinh thần để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Khi tình hình quốc tế có những chuyển biến mới, hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng và sụp đổ, bài học giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Đảng thể hiện trong đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, mở rộng giao lưu văn hóa, giữ vững bản sắc dân tộc Nhờ vậy, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thành tựu mới trong công cuộc bảo vệ đất nước Việt Nam thống nhất, vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa định 181
  3. cá nhân lãnh đạo phong trào đã không thấy hết sức mạnh của quần chúng nhân dân, không quan tâm đến lợi ích cơ bản của nhân dân, nhất là nhân dân lao động. Do thiếu niềm tin vào khả năng cách mạng và sức mạnh của nhân dân, họ đã hướng về chủ trương cầu viện, đi tìm một lực lượng bên ngoài dân tộc. Kết quả của những nhận thức đó là lực lượng dân chúng bên trong, trước hết là công nông, không được tập hợp, chỉ thu hút được tầng lớp trí thức tiểu tư sản thành thị hoặc một bộ phận thuộc tầng lớp trên, còn lực lượng bên ngoài thì hạn hẹp, mong manh. Do đó các phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đều đã bị thất bại. Từ năm 1930, với tư cách là đội tiên phong của giai cấp và dân tộc, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc, Đảng đã quán triệt sâu sắc và ra sức thực hiện trên thực tế tư tưởng coi cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân. Đảng đã nêu cao khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ, kiên trì xây dựng lực lượng cách mạng, do đó đã phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân, trước hết là cho mục tiêu giải phóng dân tộc. Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là biểu hiện hùng hồn nhất, minh chứng điển hình nhất của bài học lịch sử coi cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Đảng đã dựa chắc vào nhân dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, đã phát động cuộc chiến tranh nhân dân, chống thực dân xâm lược, do đó đã làm cho tiềm lực kháng chiến ngày càng lớn mạnh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc", Đảng và Hồ Chí Minh đã động viên sức mạnh toàn dân vào cuộc kháng chiến thần thánh, lôi cuốn mọi giai tầng xã hội từ Bắc chí Nam quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ, đưa sức mạnh dân tộc lên đỉnh cao mới, chiến thắng tên đế quốc đầu sỏ, hùng mạnh nhất thế giới. Trong những năm 1975-1985, Đảng ta mắc phải khuyết điểm chủ quan, duy ý chí, duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, cho nên sức mạnh cách mạng của nhân dân bị suy giảm. Từ năm 1986 đến nay, với đường lối đổi, mới sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, của từng đơn vị, địa phương, cá nhân được tôn trọng và phát huy, do đó nước ta đã vượt qua khó khăn, bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, Đảng ta đã nêu lên bài học lớn: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước”. 183
  4. được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì vậy mọi cuộc đấu tranh của nhân dân ta đều bị đàn áp và thất bại. Từ năm 1930, khi có sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân mới được xây dựng và ngày càng củng cố, sức mạnh dân tộc được tăng cường và tập hợp trong Hội phản đế đồng minh, Mặt trận dân chủ Đông Dương, Mặt trận Việt Minh, đưa tới thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám là kết quả của chiến lược đại đoàn kết dân tộc, khởi nghĩa toàn dân tộc, trực tiếp là của chủ trương nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu của Đảng và Hồ Chí Minh. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược 1945- 1975, Đảng đã huy động được mọi giai cấp, dân tộc, tôn giáo dưới ngọn cờ cách mạng, tập hợp trong Mặt trận Việt Minh, Liên Việt, trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc to lớn, vững chắc, cô lập cao độ kẻ thù, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến toàn thắng. Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là thắng lợi của chiến lược tập hợp, động viên toàn dân đánh giặc, thắng lợi của khối đại đoàn kết toàn dân tộc do Đảng lãnh đạo. Trong những năm 1975-1985, do chưa có nhận thức đúng đắn về sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, chưa thấy được mặt tích cực của cơ chế thị trường, nên ta đã có những chính sách không phù hợp trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, làm cho khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc có phần bị giảm sút, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gặp khó khăn. Từ năm 1986 đến nay, với sự kiên định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng đã củng cố và tăng cường được một bước quan trọng khối đại đoàn kết toàn dân. Việc Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách mới như kinh tế hộ gia đình, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, chính sách khoa học và công nghệ, nhiều đạo luật quan trọng về dân tộc, tôn giáo, về xóa đói giảm nghèo, đã đáp ứng được lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, kể cả với đồng bào Việt Nam định cư ở nước ngoài, làm cho khối đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Nhờ vậy, nước ta không những vượt qua được những khó khăn bên trong, đối phó được những tác động bất lợi của tình hình quốc tế, mà còn đạt được nhiều thành tựu mới, to lớn trong công cuộc đổi mới, tiềm lực của đất nước được tăng cường, vị thế quốc tế được nâng cao. 4. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế Cơ sở lý luận của bài học này là mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản nói riêng, cũng như trong vấn đề mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài, chủ quan và khách quan trong sự phát triển của sự vật, hiện tượng 185
  5. “làm bạn với mọi nước dân chủ” Dựa vào những luận điểm đó, Đảng ta xác định cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới để phát huy sức mạnh dân tộc, tranh thủ sức mạnh thời đại, giành độc lập thống nhất cho đất nước. Khi cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa, Đảng cho rằng sức mạnh dân tộc là ý chí vươn lên thoát khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, hướng tới xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, là chính trị xã hội ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, sáng tạo, là lợi thế về vị trí địa lý của đất nước, sức mạnh của thời đại, là khoa học công nghệ, vốn, thị trường. Do đó, Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại, nhằm giải phóng mọi tiềm năng của đất nước, thu hút các nguồn lực bên ngoài, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức để tiến lên. Về thực tiễn, trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học do những hạn chế chủ quan, khách quan, đã không tìm được sức mạnh thời đại, nên dù đã hết sức cố gắng, sự kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế không thể thành công. Từ năm 1930, khi Đảng ra đời, coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại mới từng bước được kết hợp một cách đúng đắn. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi là do Đảng đã dày công xây dựng lực lượng cách mạng trong nước, đồng thời tranh thủ được sức mạnh thời đại, trực tiếp là việc các nước Đồng Minh đánh thắng phátxít Nhật, làm cho quân Nhật ở Đông Dương tê liệt, bọn tay sai rệu rã để ta kết hợp sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài giành chính quyền nhanh gọn, ít đổ máu. Cách mạng Tháng Tám thành công là sự thể hiện sinh động bài học kết hợp sức mạnh to lớn của dân tộc Việt Nam với sức mạnh vĩ đại của thời đại. Trong thời kỳ 1945-1954, với chủ trương dựa vào sức mình là chính, đồng thời ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, kể cả Đảng Cộng sản và nhân dân lao động Pháp, Đảng đã tạo nên lực lượng to lớn cho kháng cuộc chiến, từng bước đi tới thắng lợi, nhất là ở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Trong thời kỳ 1954-1975, kinh nghiệm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được Đảng nâng lên tầm cao mới bởi đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng ở hai miền, nhằm mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất đất nước. Đường lối đó đã phát huy cao độ sức mạnh dân tộc, tranh thủ tối đa sức mạnh thời đại, bao gồm sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình dân chủ, sức mạnh của cả Liên Xô và Trung Quốc, của khối đoàn kết ba nước Đông Dương, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn, đánh bại đế quốc Mỹ, thống nhất Tổ quốc. Từ 1975 đến nay, nhất là từ năm 1986, khi Đảng đề ra đường lối đổi mới, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, từ bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, đã phát huy được tiềm năng của đất nước. Kết hợp với đổi mới trong nước, Đảng, Nhà nước ta cũng có sự đổi mới quan trọng về chính sách đối ngoại, thực hiện 187
  6. Đảng ta có sứ mệnh đó và có thể đảm đương được sự mệnh đó bởi Đảng có một số đặc tính riêng biệt mà các chính đảng khác không thể có: Thứ nhất: Khi đề ra đường lối, bao giờ các chính đảng cũng xuất phát từ lợi ích của giai cấp mình. Các giai cấp thống trị trước đây, lợi ích của họ chỉ trùng khớp với lợi ích của nhân dân, của dân tộc khi đất nước bị ngoại xâm, nên chỉ lúc đó họ mới được nhân dân ủng hộ. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là đảng của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, nên khi đề ra đường lối phục vụ giai cấp mình cũng đồng thời Đảng cũng phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc. Bởi vậy, đường lối, chủ trương của Đảng luôn luôn phù hợp với lợi ích của nhân dân, của dân tộc, nên có tính đúng đắn cao, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ, thực hiện. Đây là đặc điểm riêng có của Đảng ta, tạo nên nhân tố vừa chủ quan, vừa khách quan bảo đảm cho vai trò lãnh đạo của Đảng được vững chắc, lâu dài. Hồ Chí Minh cho rằng, ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác và bản thân Người, với tư cách là người thành lập, lãnh tụ tối cao của Đảng cũng xác định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Thứ hai: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, do đó số lượng đảng viên không thể nhiều, tổ chức Đảng phải tinh gọn, điều đó khiến cho Đảng chỉ là một bộ phận nhỏ của giai cấp, của dân, tự mình, Đảng không thể đưa mục tiêu cách mạng thành hiện thực mà phải thông qua phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. V.I. Lênin nói: “Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ không phải là việc riêng của Đảng Cộng sản - Đảng chỉ là một giọt nước trong đại dương - mà là việc của tất cả quần chúng lao động”1. Đó là lý do Đảng phải luôn luôn quán triệt trong mọi hoạt động của mình quan điểm sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phải “lấy dân làm gốc”. Việc phải “lấy dân làm gốc” quy định Đảng phải thường xuyên thắt chặt mối liên hệ mật thiết với nhân dân, với dân tộc, làm cho Đảng được nhân dân che chở, giúp đỡ, tạo điều kiện để Đảng nắm bắt đúng, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đề ra được đường lối, chủ trương đúng với dân, để đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống. Vì vậy, tuy số lượng đảng viên không nhiều, song Đảng có chỗ dựa vững chắc, địa bàn rộng lớn, lực lượng hùng hậu, sức mạnh to lớn. Thứ ba: Do Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước do Hồ Chí Minh sáng lập, xây dựng, rèn luyện, nên Đảng có nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hệ thống lý luận khoa học, tinh hoa trí tuệ của nhân loại và của dân tộc Việt Nam giúp Đảng có khả năng đề ra được đường lối, chủ trương cách mạng đúng đắn, phản ánh đúng quy luật phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa cũng như của cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa có tính nguyên tắc, không chệch hướng, vừa linh hoạt phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước - Về thực tiễn, bài học này cũng đã được lịch sử của Đảng và cách mạng Việt Nam 1. V.I Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t.45, tr. 110-111. 189
  7. X của Đảng nhấn mạnh: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”1; phải “Tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; Xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, luôn gắn bó với nhân dân"2, coi đó là "đòi hỏi có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta". Những bài học lịch sử quan trọng nói trên có quan hệ mật thiết với nhau. Với cơ sở khoa học đúng đắn, đã được lịch sử cách mạng Việt Nam, lịch sử của Đảng kiểm nghiệm, những bài học đó có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn hết sức sâu sắc đối với Đảng và nhân dân ta, nhất là trong thời điểm hiện nay. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 130. 2. Sđd, tr. 279. 191