Bài giảng Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội - Chương 5: Quy trình phục vụ khách

- Biết được các giai đoạn của quy trình phục

vụ khách

- Công tác chuẩn bị phục vụ

- Quy trình phục vụ thức ăn

- Quy trình phục vụ đồ uống các loại - Quy trình xử lí thanh toán và tiễn khách - Công tác kết thúc quy trình phục vụ.

pdf 117 trang xuanthi 03/01/2023 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội - Chương 5: Quy trình phục vụ khách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_chuong_trinh_phat_trien_nang_luc_du_lich_co_trach.pdf

Nội dung text: Bài giảng Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội - Chương 5: Quy trình phục vụ khách

  1. MỤC TIÊU Khi kết thúc chương này học viên có thể: - Biết được các giai đoạn của quy trình phục vụ khách - Công tác chuẩn bị phục vụ - Quy trình phục vụ thức ăn - Quy trình phục vụ đồ uống các loại - Quy trình xử lí thanh toán và tiễn khách - Công tác kết thúc quy trình phục vụ. 2
  2. 5.1. Khái quát quy trình phục vụ khách 5.1.1. Khái niệm quy trình phục vụ khách Quy trình phục vụ khách là một chuỗi các thao tác nối tiếp nhau trong quá trình phục vụ các món ăn, đồ uống cho khách một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất nhưng chi phí thấp nhất. 4
  3. 5.1. Khái quát quy trình phục vụ khách 5.1.2. Các giai đoạn của quy trình phục vụ khách 5.1.2.1. Giai đoạn trước khi phục vụ (hay còn gọi giai đoạn đón đợi khách): - Quét dọn và cọ rửa phòng ăn - Lau chùi toàn bộ bàn ăn, ghế ngồi - Kê xếp lại toàn bộ bàn ghế - Vệ sinh dụng cụ và chuẩn bị dụng cụ tại bàn chờ - Trải khăn lên các bàn - Bày dụng cụ ăn lên bàn - Gấp khăn ăn - Xem kỹ thực đơn trong ngày hoặc thực đơn bữa - Trút gia vị vào lọ đựng gia vị - Cắm hoa tươi - Phân công trách nhiệm bàn dãy - Kiểm tra lần cuối. 6
  4. 5.1.2. Các giai đoạn của quy trình PV khách (tt) 5.2.2.2.1. Đón khách và tiếp cận khách: - Chào đón và sắp xếp chỗ, hướng dẫn khách vào bàn ăn và giúp khách chuẩn bị quá trình ăn uống. - Order và lấy Order (Lấy yêu cầu gọi món của khách): + Ghi nhớ đặc điểm của nhóm khách. + Order phải được ghi rõ ràng, không nên viết tắt, con số rõ ràng dễ đọc. + Kết thúc phần nhận order người phục vụ cần nhắc lại lệnh gọi món ăn cho khách để xác nhận lại một lần nữa những món ăn mà khách đã gọi. - Trao đổi thêm với khách: có thể trao đổi thêm với khách về một số đề tài xung quanh việc ăn uống, phục vụ nên trao đổi ngắn gọn, vui vẻ và phải biết dừng đúng lúc. - Chuyển giao order cho nhà bếp, bar. 8
  5. 5.1.2. Các giai đoạn của quy trình PV khách (tt) 5.2.2.2.3. Thanh toán và tiễn khách: - Thanh toán phải nhanh chóng, không để khách phải đợi lâu. - Khi có yêu cầu thanh toán, nhanh chóng kiểm tra và bổ sung thêm những yêu cầu mới nhất (nếu có). - Trước khi trao hóa đơn cho khách, người có trách nhiệm phải kiểm tra lại hóa đơn: món ăn, đơn giá, số lượng, tổng thanh toán - Khi khách cho tiền boa, phải lễ phép cảm ơn, không được gợi ý nhắc nhở khách hay tỏ ý chê tiền boa ít. - Tiễn khách một cách niềm nở, tươi cười, vui vẻ, chúc khách một cách lịch sự. 10
  6. 5.2. Công tác chuẩn bị phục vụ 5.2.1. Trải gấp khăn bàn, khăn ăn 5.2.1.1. Trải gấp khăn bàn (Học viên chú ý làm mẫu và thực hiện theo yêu cầu của giảng viên) - Trải khăn bàn - Thu (gấp) khăn bàn 5.2.1.2. Trải gấp khăn ăn (Học viên chú ý làm mẫu và thực hiện theo yêu cầu của giảng viên) - Khăn ăn dùng đặt ly - Khăn ăn dùng đặt chén - Khăn ăn dùng đặt đĩa 12
  7. 5.2.2. Đặt bàn ăn kiểu Âu, kiểu Á (tt) 5.2.2.1. Trình tự, tiêu chuẩn nguyên tắc chung (tt) 5.2.2.1.2. Trải khăn bàn - Trải khăn bàn phải đúng quy cách. - Khăn trải bàn có kích thước phù hợp, không bị rách hỏng; sạch sẽ và còn mới. - Kiểm tra xem khăn bàn có được trải cân đối về mọi phía không. - Trải khăn bàn thật cẩn thận sao cho không có nếp nhăn, nếp gấp nào. 14
  8. 5.2.2. Đặt bàn ăn kiểu Âu, kiểu Á (tt) 5.2.2.1. Trình tự, tiêu chuẩn nguyên tắc chung (tt) 5.2.2.1.3. Nguyên tắc đặt bàn - Khi setup cần chú ý đặt các loại dao, muỗng, nĩa theo thứ tự các món ăn và đặt lần lượt từ ngoài vào trong như: dao nĩa món khai vị, món chính, món tráng miệng. - Đặt đĩa vào ngay chính giữa và dao nĩa song song hai bên. khoảng cách giữa các dụng cụ phải đều nhau và song song sao cho có thẩm mỹ, đồ dùng cho hai người phải được đặt chính xác đối diện nhau - Nĩa đặt bên trái đĩa, dao muỗng đặt bên phải, và ly đặt phía trên đầu dao. - Bày bàn theo phương pháp nhóm hoặc cá nhân. 16
  9. 5.2.2.2. Quy trình bày ăn kiểu Âu theo đơn chọn món (À la carte): - Đặt đĩa đĩa ăn chính lên bàn, mép đĩa cách mép bàn 2 cm và biểu tượng trên đĩa (logo) phải nằm ở vị trí 12h (nếu có). - Đặt dao ăn chính bên phải đĩa ăn chính, lưỡi dao quay sang bên trái cách đĩa ăn chính 1-2 cm và chui dao cách 2cm so với mép bàn. - Đặt nĩa ăn chính bên trái đĩa ăn chính, cách đĩa ăn chính 1-2 cm và chui nĩa cách 2cm so với mép bàn. - Đặt đĩa ăn bánh mì bên trái nĩa cách từ 2-4cm, sao cho tâm của đĩa ăn bánh mì thẳng hàng với mép trên của đĩa ăn chính. 18
  10. 5.2.2.3. Quy trình bày bàn ăn kiểu Âu theo đơn đặt trước: - Đặt đĩa ăn chính giữa bàn, cách mép bàn 2cm và logo đĩa hướng về vị trí 12h. - Bên phải đĩa ăn chính đặt lần lượt đặt dao ăn chính, dao ăn cá, muỗng súp, dao ăn khai vị, mỗi dụng cụ cách nhau 1cm, theo phương thẳng đứng, vuông góc với mép bàn và cách mép bàn 2cm, lưỡi dao hướng bên trái. - Bên trái đĩa ăn chính lần lượt đặt nĩa ăn chính, nĩa ăn cá, nĩa ăn khai vị, mỗi dụng cụ cách nhau 1cm, theo phương thẳng đứng, vuông góc với mép bàn và cách mép bàn 2cm. 20
  11. 5.2.2.3. Quy trình bày bàn ăn kiểu Âu theo đơn đặt trước (tt): - Đặt ly uống chính phía trên mũi dao ăn chính cách 2cm. - Bên phải ly uống chính đặt lần lượt ly rượu vang đỏ, ly rượu vang trắng, cách nhau 1 cm, theo phương dấu huyền. - Đặt khăn ăn đã gấp sẵn theo các hình mẫu lên trên đĩa ăn chính. - Khi các bộ đồ ăn đặt lên hết trên bàn thì đặt các bộ gia vị, bình hoa lên giữa bàn. 22
  12. 5.2.2.4. Quy trình bày bàn ăn theo kiểu Á (tt): - Đặt kê muỗng bên phải đũa cách 2cm, ngiêng (xiên) góc 450. - Đặt muỗng lên kê muỗng. - Đặt chén gia vị cá nhân 2 ngăn lên trên gối kê đũa, bên phải đũa, cách đũa và gối kê đũa 2 cm. - Đặt ly uống chính phía trên đĩa kê chén và cách đĩa kê chén 2 cm. - Đặt khăn ăn đã gấp sẵn theo mẫu vào bên trong lòng chén ăn cơm. - Khi các bộ đồ ăn đặt lên hết trên bàn thì đặt các bộ gia vị, bình hoa lên giữa bàn. 24
  13. 5.3. Quy trình phục vụ thức ăn và đồ uống (tt) 5.3.2. Kỹ thuật phục vụ thức ăn 5.3.2.1. Kỹ thuật phục vụ thức ăn cơ bản - Phục vụ theo suất (Plate service) - Phục vụ gia đình (Family service) - Phục vụ món (Silver service) - Phục vụ trên xe đẩy (Gueridon service) (Học viên chú ý làm mẫu và thực hiện theo yêu cầu của giảng viên) 26
  14. 5.3.2.1. Kỹ thuật phục vụ thức ăn cơ bản (tt) * Phục vụ theo suất (Plate service) - Ưu điểm: + Trách nhiệm về chất lượng món ăn hoàn toàn thuộc về đầu bếp. + Cách trình bày món ăn nhất quán vì chỉ có đầu bếp và một hoặc hai nhân viên kiểm soát đĩa thức ăn + Phục vụ nhanh chóng. + Nhân viên phục vụ không cần phải có nhiều kinh nghiệm như những cách phục vụ khác. - Nhược điểm: + Thiếu tính tài tình và khéo léo như một số cách phục vụ khác. + Rất khó thay đổi khẩu phần theo ý muốn của khách so với các kiểu phục vụ khác. 28
  15. 5.3.2.1. Kỹ thuật phục vụ thức ăn cơ bản (tt) • Phục vụ gia đình (Family service) - Ưu điểm: + Nhân viên không cần phải có nhiều kỹ năng. + Nhà hàng không cần phải có diện tích lớn. + Chi phí trang thiết bị và nhân công thấp, giá cả trong thực đơn rẻ. + Phục vụ nhanh nên khả năng quay vòng bàn nhanh. - Nhược điểm: + Khách có cảm giác không được quan tâm đặc biệt + Khó có thể kiểm soát khẩu phần ăn để bổ sung kịp thời. 30
  16. 5.3.2.1. Kỹ thuật phục vụ thức ăn cơ bản (tt) • Phục vụ món (Silver service) - Ưu điểm: + Tạo ra phong cách phục vụ sang trọng. + Thời gian phục vụ nhanh hơn. - Nhược điểm: + Đòi hỏi phải có số lượng lớn nhân viên phục vụ, được đào tạo chuyên nghiệp và phải có khả năng xử lý tình huống nhanh nhẹn. + Cần đầu tư ban đầu vào việc mua khay gỗ hoặc đĩa bạc. 32
  17. 5.3.2.1. Kỹ thuật phục vụ thức ăn cơ bản (tt) • Phục vụ trên xe đẩy (Guéridon service) - Ưu điểm: + Dịch vụ sang trọng, tỉ mỉ. - Nhược điểm: + Phòng ăn phải rộng để xe đẩy thức ăn có thể di chuyển dễ dàng. + Mất nhiều thời gian để chuẩn bị và phục vụ. + Chi phí cao. + Cần số lượng lớn nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. 34
  18. Mời các chị xem clip và nêu ra ý nghĩa của clip trên? 36
  19. Thảo luận Đồ uống không cồn gồm những loại nào? 38
  20. 5.3.3.1 Đồ uống không cồn (tt) 5.3.3.1.1 Đồ uống giải khát * Nước suối/khoáng - Là nước có nhiều khoáng chất được lấy từ các nguồn suối tự nhiên, rồi đem lọc khử trùng. - Nước suối có 02 loại: Nước suối có gas và nước suối không có gas. - Nước suối rất thích hợp cho người già, trẻ em, người bệnh, vận động viên - Công dụng: Giải khát và tăng cường muối khoáng cho cơ thể. - Cách phục vụ: Mở chai tại bàn và rót phục vụ cho khách, rót khoảng ½ ly. 40
  21. 5.3.3.1. Đồ uống không cồn (tt) 5.3.3.1.2. Đồ uống bổ dưỡng * Nước trái cây/ép - Là loại nước được ép, xay từ các loại trái cây (Cam, bưởi, chanh, thơm, ). - Nước trái cây có 02 loại: Nước trái cây tự nhiên và nước trái cây đóng hộp. - Thành phần: Vitamin, muối khoáng, đường, mùi trái cây - Cách phục vụ: Pha chế xong rồi đem ra phục vụ theo nhu cầu của khách, kèm theo một miếng trang trí tuỳ theo mỗi loại. 42
  22. 5.3.3.1. Đồ uống không cồn (tt) 5.3.3.1.3. Đồ uống có chất kích thích * Trà - Có chất tanin đặc trưng của trà. - Có nhiều loại như: trà đường, trà sen, trà thanh nhiệt, trà xanh, trà lài, trà gừng, trà hoa cúc, trà lipton, trà atiso 44
  23. * Trà Trà đen (Black Tea): Là trà được sấy khô, cuộn lại và lên men hoàn toàn, tạo ra một màu trà đậm, một hương vị êm và nhẹ hơn trà xanh. 46
  24. * Trà Trà Oolong (Oolong Tea): Là loại trà được lên men một phần, do đó có hương vị trung dung giữa hai loại trà xanh và trà đen. 48
  25. 5.3.3.1. Đồ uống không cồn (tt) 5.3.3.1.3. Đồ uống có chất kích thích * Cà phê - Có chất cafein. - Có nhiều loại cà phê như: Cà phê phin Cà phê uống Cà phê Cà phê Irish coffee nhanh capuchino espresso 50
  26. Thảo luận Đồ uống có cồn gồm những loại nào? 52
  27. 5.3.3.2. Đồ uống có cồn - Có 02 loại chính: Bia và Rượu. - Là những thức uống có chứa cồn Etylic từ vài phần trăm đến vài chục phần trăm. - Có tác dụng gây kích thích, dễ tiêu hoá và tạo hưng phấn cho người uống. - Bia có nồng độ cồn từ 4% - 10%. - Rượu mạnh có nồng độ cồn từ 30% - 50%. 54
  28. 5.3.3.2. Đồ uống có cồn (tt) 5.3.3.2.1. Bia Quy trình sản xuất Bước 1: Gây mạch nha Lúa mạch được ngâm trong nước và nảy mầm sau đó được sấy khô 56
  29. 5.3.3.2. Đồ uống có cồn (tt) 5.3.3.2.1. Bia Quy trình sản xuất Bước 3: Quá trình lên men và bảo quản Hèm được làm lạnh và sau đó Quá trình lên men diễn ra bia được tách cặn bằng được cho men vào. trong bồn. Bia được lưu máy quay ly tâm sau đó và thành trưởng đưa qua máy lọc trong 58
  30. 5.3.3.2. Đồ uống có cồn (tt) 5.3.3.2.1. Bia Phân loại Bia: - Về hình thức: Bia lon, bia chai, bia tươi. - Về màu sắc: bia đen, bia vàng, bia nâu, - Về nồng độ: Bia nặng, bia nhẹ. 60
  31. 5.3.3.2.1. Bia Phân loại Bia: - Về màu sắc: * Bia nâu: - Là bia nặng, có màu nâu sẫm, bọt mịn và có nồng độ cồn cao, rất giàu hương thơm của hoa bia. 62
  32. 5.3.3.2.1. Bia Phân loại Bia: - Về màu sắc: * Bia vàng: Là loại bia có hương vị đậm và có nồng độ cồn cao. 64
  33. 5.3.3.2.1. Bia Phân loại Bia: - Về nồng độ: * Bia nhẹ: 66
  34. Thảo luận Rượu vang được làm từ đâu? 68
  35. 5.3.3.2. Đồ uống có cồn (tt) 5.3.3.2.2. Rượu Vang 2. Phân loại về rượu Vang: Có rất nhiều loại rượu vang khác nhau, nhưng có thể phân loại rượu vang dựa trên 2 căn cứ: - Căn cứ theo màu sắc vang còn được chia làm 3 loại: vang trắng, vang hồng và vang đỏ. - Căn cứ theo phương pháp chế biến, dựa vào nồng độ, tính chất, mùi vị chia làm 4 loại: Vang mùi, Vang thường, Vang bọt (Vang sủi tăm hoặc Champange), Vang mạnh (Vang ngọt). 70
  36. 5.3.3.2. Đồ uống có cồn (tt) 5.3.3.2.2. Rượu Vang + Vang thường (Vang bàn) gồm: vang đỏ (làm từ nho chín) vang trắng (làm từ nho xanh) vang hồng (được làm từ nho chín, bỏ vỏ và hạt) * có nồng độ từ 9% đến 14%thường dùng trong bữa ăn. 72
  37. 5.3.3.2. Đồ uống có cồn (tt) 5.3.3.2.2. Rượu Vang + Vang mạnh (Vang ngọt): Là vang kết hợp với rượu mạnh Brandy để tăng nồng độ, có nồng độ cồn khá cao từ 17%-22 %. Vang mạnh thay đổi giữa nồng độ ngọt và không ngọt (do thêm đường và cồn). Rượu vang mạnh dùng để uống khi ăn món tráng miệng. 74
  38. 5.3.3.2.2. Rượu Vang (tt) 3. Nguyên tắc phục vụ rượu Vang * Đối với vang đỏ: - Rót từ 1/3 đến 1/2 ly rượu vang đỏ (do nồng độ vang đỏ cao hơn vang trắng). - Rượu vang đỏ được phục vụ theo nhiệt độ trong phòng (khoảng 180C). - Phục vụ bên phải khách và luôn hướng nhãn chai về phía khách. 76
  39. 5.3.3.2.2. Rượu Vang (tt) 3. Nguyên tắc phục vụ rượu Vang * Một số nguyên tắc khác: - Luôn luôn là rượu Vang trắng uống trước rượu Vang đỏ. - Vang trắng được dùng cho các món khai vị, các món hải sản, thịt cừu. - Vang đỏ được dùng cho các món ăn gia súc, gia cầm - Rượu ít năm uống trước, rượu nhiều năm uống sau. - Rượu nhẹ uống trước rượu nặng. - Rượu chua uống trước rượu ngọt. - Không phục rượu vang với các món ăn có dầu giấm, có thể gây mất hương vị rượu vang. 78
  40. 5.3.3.2.2. Rượu Vang (tt) 5. Quy trình phục vụ rượu Vang - Trình rượu - Khui rượu - Trình nút chai - Rót thử rượu - Rót phục vụ khách 80
  41. 5.3.3.2.2. Rượu Vang (tt) 5. Quy trình phục vụ rượu Vang * Khui rượu: - Cắt lớp vỏ bọc bên ngoài. - Kiểm tra và vệ sinh nút chai (nếu cần thiết). - Dùng lưỡi xoắn đâm vào giữa nút chai, nhẹ nhàng rút nút chai ra. - Dùng khăn giấy (hoặc khăn vải) lau sạch miệng chai. 82
  42. 5.3.3.2.2. Rượu Vang (tt) 5. Quy trình phục vụ rượu Vang 84
  43. 5.3.3.2.2. Rượu Vang (tt) 5. Quy trình phục vụ rượu Vang * Rót thử rượu: - Hỏi xem khách (chủ tiệc) có muốn thử rượu không? - Rót một ngụm cho chủ tiệc nếm thử. 86
  44. 5.3.3.2.3. Phục vụ rượu mạnh Rượu mạnh thường Rượu mạnh Rượu mạnh mùi 88
  45. 5.3.3.2.3. Phục vụ rượu mạnh Rượu mạnh thường gồm có: 1. Rượu Whisky 2. Rượu Brandy 3. Rượu Vodka 4. Rượu Rum 5. Rượu Gin 6. Rượu Tequila 7. Rượu đế 90
  46. 5.3.3.2.3. Phục vụ rượu mạnh 2. Rượu Brandy - Là rượu nổi tiếng ở Pháp. - Nguyên liệu chính là nho (hoặc trái cây nghiền nát), đem ủ lâu trong thùng gỗ ít nhất là hai năm. - Loại rượu nổi tiếng là rượu Cognac với các thương hiệu như Hennessy, Remy, Napoleon. - Có mùi nho (vang) hoặc mùi trái cây. - Có nồng độ cồn từ 40% - 45%. 92
  47. 5.3.3.2.3. Phục vụ rượu mạnh 4. Rượu Rum (Rhum) - Là rượu nổi tiếng ở Caribbean, Châu Mỹ La Tinh và Cuba - Được lên men và chưng cất từ mía với sản phẩm như mật đường, hoặc trực tiếp từ nước mía. - Loại rượu nổi tiếng là Rum trắng (Bacardi) và Rum nâu (Jamaica). - Có mùi đặc trưng của mật mía. - Có nồng độ cồn từ 40%. 94
  48. 5.3.3.2.3. Phục vụ rượu mạnh 6. Rượu Tequila (Tê-ki-la) - Là rượu nổi tiếng ở Mexico. - Được chế từ trái thơm (dứa) Agave xanh dương, một loài thực vật bản địa ở Mexico). - Loại rượu nổi tiếng là Jose Cuervo (Tradicional, Especial ), Casa Herradura (Seleccion Suprema, Herradura Reposado/Anejo ). - Có hương vị của loài thảo mộc, mùi chanh, muối. - Có nồng độ cồn từ 38 - 43%. 96
  49. 5.3.3.2.3. Phục vụ rượu mạnh Rượu mạnh mùi - Là loại rượu được chưng cất có nồng độ từ 37 đến 40% và được làm từ rượu mạnh thường, cho thêm đường và hương liệu thảo mộc. 98
  50. 5.3.3.2.3. Phục vụ rượu mạnh Ví dụ: * Cointreau , Grand marnier , Triple sec: rượu mạnh mùi chưng cất từ cam chanh, nồng độ 40 %. Cointreau Grand marnier Triple sec 100
  51. 5.3.3.2.3. Phục vụ rượu mạnh Ví dụ: * Ricard, Pernod :rượu chưng cất từ hồi và thảo mộc của Pháp, nồng độ 37% . 102
  52. 5.3.3.2.3. Phục vụ rượu mạnh Ví dụ: * Drambuie: rượu manh mùi thảo mộc. 104
  53. 5.3.3.2.4. Phục vụ rượu pha chế Rượu pha chế Là hỗn hợp của hai hay nhiều thứ rượu hoặc một loại rượu pha với đường, trái cây, trứng, sữa theo công thức hoặc sáng kiến của người pha chế. 106
  54. 5.3.3.2.4. Phục vụ rượu pha chế Rượu pha chế Có 5 phương pháp pha chế cơ bản: + Rót thẳng + Rót rượu tầng + Đánh bằng máy xay + Lắc bằng bình lắc (Shaker) + Khuấy 108
  55. 5.3.5. Phục vụ tiệc - Phục vụ tiệc ngồi kiểu Á - Phục vụ tiệc ngồi kiểu Âu - Phục vụ tiệc buffet - Phục vụ tiệc rượu - Phục vụ hội nghị, tiệc trà - Phục vụ tiệc ngoài trời (Học viên chú ý làm mẫu và thực hiện theo yêu cầu của giảng viên) 110
  56. 5.4. Quy trình xử lý hóa đơn và tiễn khách 5.4.2. Tiễn khách - Cảm ơn khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn nhà hàng để sử dụng dịch vụ - Kiểm tra sự hài lòng của khách hàng. - Mong muốn khách hàng quay trở lại. - Chúc khách hàng và chào tạm biệt. 112
  57. 5.5. Công tác kết thúc quy trình phục vụ 5.5.2. Chuẩn bị lại và bàn giao ca phục vụ kế tiếp Chuẩn bị cho ca kế tiếp Chuẩn bị đầy đủ Chuẩn bị các thông Ghi tất cả thông trang thiết bị dụng tin, giấy tờ, tình tin bán hàng, cụ để bàn giao cho huống để bàn giao doanh thu vào sổ ca sau cho ca sau nhật ký ngày 114
  58. Tổngkết 1. Trình bày các giai đoạn của quy trình phục vụ khách. 2. Cho biết quy trình đặt bàn ăn kiểu Á 3. Quy trình đặt bàn ăn kiểu Âu theo thực đơn chọn món? 4. Trình bày quy trình đặt bàn ăn kiểu Âu theo thực đơn đặt trước. 5. Trình bày rõ đặc điểm các kiểu phục vụ: Phục vụ theo suất (Plate service); Phục vụ gia đình (Family service); Phục vụ món (Silver service); Phục vụ trên xe đẩy (Guéridon service). 6. Phân biệt các loại đồ uống không cồn 7. Quy trình phục vụ rượu vang? 8. Rượu mạnh được phân loại như thế nào? 9. Quy trình xử lí thanh toán và tiễn khách của nhân viên phục vụ bàn? 10. Công tác kết thúc quy trình phục vụ được thực hiện như thế nào? 116