Tóm tắt Luận án tiến sỹ kinh tế Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

Chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động (CCLĐ) được coi là một trong những
nhiệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT), nó vừa
là kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH) và góp phần cân đối lại cung - cầu trên TTLĐ... Chuyển dịch
CCLĐ không chỉ tuân theo các quy luật kinh tế, mà còn nhằm vào các mục tiêu phát
triển bền vững, ổn định xã hội, cải thiện môi trường và phát triển con người.
Thái Bình - một tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, với địa hình tương đối
bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển KT - XH, nhất là trong phát triển kinh tế biển.
Thời gian qua, CCKT ở Tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2001, ngành
Nông, lâm, thuỷ sản (N, L, TS) đóng góp 57,6% GDP toàn tỉnh, thì đến năm 2012
giảm xuống còn 32,2%; đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng (CN - XD) có xu
hướng tăng, năm 2001, ngành này chỉ chiếm 15,2% GDP toàn tỉnh, năm 2012 tăng lên
khoảng 34,0%; ngành dịch vụ tăng từ 27,2% năm 2001 lên khoảng 32,0% năm 2012
[10, tr. 41], [13, tr. 44]. Đồng thời với xu hướng chuyển dịch CCKT như trên, CCLĐ
theo ngành ở tỉnh Thái Bình cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao đ ộng
nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ. Năm 2001, tỷ lệ lao động
nông nghiệp (LĐNN) chiếm 75,12% tổng số lao động của Tỉnh, thì đến năm 2012
giảm xuống còn 58,3%; lao động CN - XD từ chỗ chiếm 13,0% năm 2001, đến năm
2012 chiếm khoảng 25%; lao động dịch vụ chiếm 11,9% năm 2001, đến năm 2012
tăng lên khoảng 16% [11, tr. 19], [13, tr. 29]
pdf 27 trang xuanthi 26/12/2022 5760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án tiến sỹ kinh tế Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_tien_sy_kinh_te_chuyen_dich_co_cau_lao_dong.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận án tiến sỹ kinh tế Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

  1. 10 cán bộ kỹ thuật và công nhân, nhân viên dịch vụ; Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo nghề, đổi mới công tác hướng nghiệp và tập trung đào tạo nghề 2.3.4. Một số bài học về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho tỉnh Thái Bình Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một số địa phương có điều kiện tương đồng với tỉnh Thái Bình, luận án đã rút ra một số bài học cho chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình như sau: Thứ nhất, cần có nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành gắn với GQVL để tạo nhu cầu cho chuyển dịch CCLĐ theo ngành trên địa bàn Tỉnh. Thứ hai, Phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo (trong đó chú trọng đào tạo nghề) phải đồng thời với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH. Thứ ba, Mở rộng liên kết, đầu tư trong và ngoài nước vào nông nghiệp, nông thôn, các khu công nghiệp. Thứ tư, Triển khai và vận dụng linh hoạt hệ thống chính sách có liên quan đến lao động và chuyển dịch CCLĐ theo ngành, phù hợp với đặc điểm tự nhiê n, KT - XH của địa phương. Thứ năm, Đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên tắc trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Chương 3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH 3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1.1. Thuận lợi đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình Luận án đã lựa chọn, phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình, cụ thể là: - Thuận lợi từ điều kiện tự nhiên Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưở ng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nên Thái Bình có điều kiện phát triển, giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận và thủ đô Hà Nội. Tỉnh có thế mạnh thủy sản với ba thủy vực: nước ngọt, nước lợ và nước mặn, tạo điều kiện khai thác nguồn lợi biển khá lớn; mỏ khí đốt Tiền Hải với sản lượng khai thác mỗi năm hàng chục triệu m 3 khí phục vụ cho
  2. 12 DV tăng lên, cụ thể: năm 2001, ngành CN - XD là 12,97%, ngành TM - DV là 11,91% thì đến năm 2010, tỷ lệ này lần lượt là 24,12%; 15,13% và năm 2012 là 25,40%; 16,26%. Thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.1: Số lượng và tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012 Đơn vị tính: nghìn người So sánh (%) Chỉ tiêu 2001 2005 2007 2009 2010 2011 2012 2005/2001 2010/2005 Tổng số LĐ 939,7 945,9 994,1 949,8 1.005,5 1.010,1 1.012,0 + 0,66 + 6,30 Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 LĐ N,L,TS 705,9 629,7 640,2 601,4 610,9 600,0 590,4 - 10,79 - 2,99 Tỷ trọng (%) 75,12 66,56 64,40 63,32 60,76 59,40 58,34 -8,56 -5,80 LĐ CN - XD 121,9 190,0 209,3 203,6 242,5 252,1 257,1 + 55,87 + 27,63 Tỷ trọng (%) 12,97 20,09 21,05 21,44 24,12 24,96 25,40 + 7,12 + 4,03 LĐ TM-DV 111,9 126,2 144,6 144,8 152,1 158,0 164,5 + 12,87 + 20,43 Tỷ trọng (%) 11,91 13,35 14,55 15,25 15,12 15,64 16,26 + 1,44 + 1,77 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2007, 2011, 2012 và tính toán của tác giả. - Sự thay đổi tỷ trọng lao động trong nội bộ từng nhóm ngành: + Trong nội bộ ngành N, L, TS: từ chỗ năm 2001, LĐNN chiếm trên 99,5% tổng số lao động N, L, TS của Tỉnh đã giảm xuống còn khoảng 95% năm 2010 và 2012; lao động lâm nghiệp từ chỗ quá nhỏ bé, không có trong số liệu thống kê của Tỉnh giai đoạn 2001-2005 thì đến năm 2010 đã chiếm 0,23% và 2012 là 0,44%; lao động thủy sản của Tỉnh có chuyển biến, từ chỗ chiếm 0,45% năm 2001 đã tăng lên 4,28% năm 2010, năm 2012 giảm xuống còn 3,63%. + Trong nội bộ ngành CN - XD: năm 2001, lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 90,3 nghìn người, tương đương 74,06% trong tổng số lao động CN - XD, thì đến năm 2010, tăng lên 188,3 nghìn người (77,65%) và năm 2012 là 198,84 nghìn người, tương đương với 77,35%; lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện , cung cấp nước và quản lý và xử lý rác thải, năm 2001, chiếm 0,82% và 0,08% thì đến năm 2012 tăng lên là 1,03% và 0,4%; lao động ngành xây dựng giảm mạnh, năm 2001 là 24,06% thì năm 2010 và năm 2012 là 20,45% và 20,63%. + Trong nội bộ ngành TM - DV: phần lớn lao động trong ngành đều tăng lên (cả tuyệt đối và tương đối), nhất là các ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống, từ chỗ năm 2001 là 2,4 nghìn người lên 12,2 nghìn người năm 2010 và 13,85 nghìn người năm 2012, tăng lần lượt từ 2,14% lên 8,02% và 8,42%; ngành Kinh doanh bất động sản tăng từ
  3. 14 Về trình độ CMKT: tỷ lệ lao động không có trình độ CMKT ở Tỉnh giảm đáng kể, từ chỗ chiếm 76,08% trong LLLĐ ở Tỉnh năm 2002 đã giảm xuống còn 70,05% năm 2005 và chỉ còn 62,38% (2011); tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp/ học nghề từ 16,96% năm 2002 đã tăng lên 19,37% năm 2005 và 21,64% (2011); tỷ lệ lao động từ trung cấp, cao đẳng nghề trở lên từ 6,95% năm 2002 đã tăng lên 10,57% năm 2005 và 15,98% (2011). - Trình độ học vấn phổ thông và chuyên môn kỹ thuật của của lực lượng lao động trong nội bộ ngành ở tỉnh Thái Bình + Chuyển dịch trong khối ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: số lao động N, L, TS chưa qua đào tạo, không có bằng, chứng chỉ của Tỉnh giảm chậm, năm 2005 chiếm 97,59% nhưng đến 2011 chỉ giảm còn 96,34%; số lao động có trình độ sơ cấp, CNKT tăng khá từ 0,85% lên 1,5% năm 2011; còn lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên tăng chậm từ 1,56% năm 2005 lên 2,16% năm 2011. Thực trạng CMKT của lao động N, L, TS giai đoạn vừa qua ở Tỉnh chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng (chiếm tới 96-97%), đã cản trở rất lớn quá trình chuyển dịch CCLĐ từ ngành nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. + Chuyển dịch trong khối ngành CN - XD: số lao động chưa qua đào tạo đến trình độ dưới trung cấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, năm 2001 là gần 78% thì đến năm 2005 là gần 76,5% và năm 2010 vẫn là 69,5% và 2011 là 68,3%. Theo cơ cấu trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên, nếu như giai đoạn 2001 - 2005, lao động có trình độ trung cấp chiếm từ 75- 80% thì đến năm 2010 - 2011 số lao động này chiếm khoảng 69,5%; trình độ cao đẳng năm 2001 là 21,68%, đến năm 2005 giảm xuống còn 19,2%, nhưng năm 2010 - 2011 đã tăng lên khoảng 22,5% và trình độ đại học trở lên tăng khá, năm 2001 mới đạt 2,63% thì đến 2010 - 2011 đạt trên 7,5%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung của vùng cũng như cả nước. + Chuyển dịch trong khối ngành TM - DV: trình độ CMKT của lao động TM - DV tỉnh Thái Bình có chuyển biến đáng kể, nếu như năm 2005 số lao động chưa qua đào tạo đến sơ cấp nghề chiếm 68,2% thì năm 2011 giảm đáng kể còn 54,61%; lao động có trình độ trung cấp nghề trở lên tăng khá, từ 31,8% lên 45,39% trong cùng giai đoạn (tăng khoảng 13,6%). Tỷ lệ lao động cao đẳng nghề tăng mạnh nhất, đạt 2,3 lần, từ 1,23% lên 2,83%; còn lại tăng từ 1,3 - 1,6 lần, cụ thể trung cấp nghề tăng từ 5,33% lên 7,1%, TCCN từ 7,23% lên 11,89%; Cao đẳng, Đại học trở lên từ 18,01% lên 23,57%. 3.2.2.2. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Thái Bình Ở tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2001 - 2012, tỷ trọng GDP ngành N, L, TS của Tỉnh giảm 25,4% (bình quân mỗi năm giảm gần 2,2%), ngành CN - XD tăng 18,7% (bình quân
  4. 16 Từ bảng 3.1 và bảng trên, ta tính toán được mối quan hệ giữa chuyển dịch lao động các ngành với sự thay đổi NSLĐ. Giai đoạn 2001 - 2005, khi lao động N, L, TS ở Tỉnh giảm 8,56% nhưng NSLĐ ngành N, L, TS của tỉnh tăng 23,31%, do đó, có thể tính được việc giảm 1% lao động N, L, TS đã tăng được 2,72% NSLĐ ngành N, L, TS; ngành CN - XD tăng 7,12% thì NSLĐ ngành CN - XD tăng 14,61%, dẫn đến tăng 1% LĐ CN - XD đã tăng được 2,05% NSLĐ ngành CN - XD; tương tự ngành TM - DV, tăng 1% LĐ TM - DV thì NSLĐ TM - DV tăng 20,22%. Tính toán tương tự ở giai đoạn 2005 - 2010, giảm 1% lao động N, L, TS tăng được 5,94% NSLĐ ngành N, L, TS; tăng 1% LĐ CN - XD đã tăng được 35,56% NSLĐ ngành CN - XD; và ngành TM - DV, tăng 1% LĐ TM - DV thì NSLĐ TM - DV tăng 31,86%. Từ phân tích trên cho thấy, giai đoạn 2001-2005, quá trình chuyển dịch CCLĐ ở Tỉnh thì chỉ có ngành dịch vụ chuyển dịch lao động ít mà đem lại NSLĐ cao, còn hai ngành N, L, TS và CN - XD có sự dịch chuyển lao động khá nhiều nhưng NSLĐ chỉ tăng nhẹ. Giai đoạn 2005 - 2010 cho thấy sự chuyển dịch lao động ở các ngành có tiến bộ hơn, nhất là ngành CN - XD và TM - DV. Năm 2011 so với 2010, tỷ lệ lao động N, L, TS giảm 1,36% (tương đương với 10,9 nghìn lao động) nhưn g NSLĐ tăng lên 0,406 triệu đồng/người; LĐ CN - XD tăng 0,34% (tương đương với 9,6 nghìn lao động) thì NSLĐ tăng lên 1,703 triệu đồng/người; LĐ TM - DV tăng 0,52% (tương đương với 5,9 nghìn lao động) thì NSLĐ tăng lên 1,649 triệu đồng/người. 3.2.2.5. Tương quan giữa GDP bình quân đầu người và cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình Năm 2012, GDP bq/người của tỉnh Thái Bình là 24 triệu đồng, tương đương khoảng 1.133 USD/người/năm, thì tỷ trọng lao động trong các ngành của tỉnh Thái Bình (theo nghiên cứu của các nhà kinh tế) sẽ là: lao động N, L, TS khoảng 46,5%; lao động CN - XD 22,5%; LĐ TM - DV là 31,0%. Tuy nhiên, CCLĐ theo ngành năm 2012 của Tỉnh thực tế là 58,34% lao động N, L, TS; 25,40% LĐ CN-XD; và 16,26% LĐ TM - DV. Điều này cho thấy, mức tăng GD P bq/người/năm và chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn chưa hợp lý, chuyển dịch CCLĐ theo ngành còn chậm, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ còn quá thấp trong khi tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp vẫn còn khá cao. 3.3. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN 3.3.1. Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình Thứ nhất, Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Tỉnh còn chậm , thể hiện ở:
  5. 18 đề GQVL cho lao động mất đất bằng chuyển đổi nghề, di chuyển lao động sang các ngành khác chưa hiệu quả, thiếu ổn định, còn mang tính mùa vụ. (iii) Chuyển dịch CCLĐ chưa phát huy được lợi thế s ẵn có cũng như phát huy thế mạnh, bảo vệ môi trường địa phương. Với lợi thế là tỉnh ven biển, nguồn lao động dồi dào, nhưng đến nay các sản phẩm trong nông nghiệp, thủy sản của Tỉnh chưa có gì nổi bật. Người ta thường biết đến gạo tám Hải Hậu, ngao Giao T hủy như một thương hiệu nổi tiếng cả trong nước và quốc tế còn gạo tám Thái Bình hay các sản phẩm thủy sản khác ít được biết đến. Mặt khác, công tác bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Tỉnh còn chưa hiệu quả. Trong nuôi trồng thủy sản, việc chuyển ruộng lúa sang nuôi tôm một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch đã làm cho nhiều diện tích đất nông nghiệp bị ngập mặn, gây khó khăn trong việc canh tác lúa trở lại Việc phát triển nuôi ngao quá nóng cũng gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh, hiệu quả nuôi trồng thấp 3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, Thiếu quy hoạch và chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành. Trong một thời gian dài, tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh vùng ĐBSH và cả nước chưa có quy hoạch nhân lực, quy hoạch chuyển dịch CCLĐ một cách hiệu quả. Gần đây, tỉnh Thái Bình mới có Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 và được phê duyệt cuối tháng 7 năm 2012. Ở Tỉnh còn thiếu nhiều chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành, nhiều chính sách đã ban hành nhưng hiệu quả còn thấp như chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN); chính sách bồi thường khi thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Tỉnh cũng chưa thỏa đáng; chính sách quy hoạch đất đai canh tác chưa hợp lý và thiếu đồng bộ Thứ hai, Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá và hội nhập của Tỉnh chậm, thể hiện ở các KCN, CCN của Tỉnh chưa phát triển; tốc độ đô thị hóa của Tỉnh còn chậm. Quá trình ĐTH ở Tỉnh không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Thái Bình, còn lại các thị trấn ở các huyện đều là đô thị nhỏ, mật độ dân cư đô thị thấp, hạ tầng KT - XH còn nhiều hạn chế, đô thị hình thành chủ yếu mang tính hành chính mà chưa gắn với PTKT. Thứ ba, Các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn nhiều hạn chế, ở chỗ: Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo CMKT của người lao động ở Tỉnh còn thấp; Hoạt động của thị trường vốn ở Tỉnh rất nhỏ bé, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ các dự án do Trung ương rót về, các thể chế tài chính, tín dụng còn thiếu tính đa dạng, linh hoạt ; Việc ứng dụng các tiến bộ KH - CN mới ở Tỉnh còn
  6. 20 đào tạo nghề là 41,5% và 56,5%; số lao động qua đào tạo dự kiến năm 2015 là gần 612 nghìn người và 2020 là 776 nghìn người, tương ứng, lao độn g đào tạo nghề là gần 462 nghìn người và 626 nghìn người. Luận án dự báo cơ cấu CCLĐ theo 3 nhóm ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình năm 2015 là: lao động ngành N, L, TS 47,8%; lao động ngành CN - XD 33,4% và lao động ngành TM - DV 18,8%; tương tự năm 2020 cơ cấu này là 38,5%; 40,3% và 21,2%. 4.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020 4.2.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế của địa phương Để thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH và HNQT, tỉnh Thái Bình cần: Thứ nhất, Đẩy mạnh CNH, HĐH tại địa phương, dựa trên việc khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển công nghiệp; tập trung xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật 6 KCN, 30 CCN đã được quy hoạch chi tiết; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề trên địa bàn thành phố và các huyện; tăng cường công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng cho phát triển công nghiệp trên địa bàn Tỉnh; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản thực phẩm thông qua hợp đồng; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động ngân hàng; mở rộng, phát triển mạng lưới và các dịch vụ ngân hàng mới Thứ hai, Đẩy nhanh tốc độ ĐTH và HNQT của Tỉnh, thông qua việc phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn ở Tỉnh; quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Thái Bình; tiếp tục phát triển một số tuyến trục kinh tế; phát triển Hệ thống trung tâm của Tỉnh; phát triển vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH và đẩy mạnh HNQT ở địa phương. 4.2.2. Nhóm giải pháp tạo lập nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế của địa phương Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH và HNQT, đòi hỏi phải có các nguồn lực đầu vào như vốn, lao động, KH - CN Để tạo lập các nguồn lực này, tỉnh Thái Bình cần: Thứ nhất, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển TTLĐ đáp ứng yêu cầu chuyển dịch CCKT của Tỉnh. Đây là giải pháp cần phải được nhấn mạnh và thực
  7. 22 tại địa phương như: chính sách về đào tạo nhân lực (cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch ) gắn với kinh tế biển, chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ, chính sách phát triển nông nghiệp nuôi trồng và khai thác, chế biến thủy sản gắn với kinh tế biển Ba là, Chính sách đất đai. Cùng với việc thực hiện các quy định Luật đất đai năm 2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành, Luật đất đai (sửa đổi) năm 2013 , tỉnh Thái Bình đã ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, thời gian tới, chính sách bồi thường đất đai, hỗ trợ chuyển đổi nghề, GQVL cần hoàn thiện theo hướng: (i) bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố Thái Bình khác với việc bồi thường cho dân ở nông thôn các huyện; (ii) nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải bảo đảm đúng theo các quy định của pháp luật, song các cơ quan quản lý cũng cần tính tới những biến động về mặt kinh tế đối với tài sản là đất đai khi thu hồi; (iii) nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các ban, ngành, huyện, t hành phố và các đơn vị tư vấn; (iv) có kế hoạch dài hạn với nguồn tài chính đảm bảo để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (v) đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi dự án, mỗi công trình có mức bồi thường và hỗ trợ khác nhau. Bốn là, Chính sách phát triển nguồn nhân lực. Tỉnh Thái Bình cần th ực hiện có hiệu quả “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020”, nhằm phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chất lượng ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và HNQT. Bổ sung, hoàn thiện và phát huy hiệu quả chính sách thu hút và sử dụng nhân tài, nhân lực có trình độ cao của Tỉnh, hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế đánh giá nhân lực ở Tỉnh dựa trên năng lực thực tế, đánh giá kỹ năng, kiến thức, thái độ được thể hiện trong kết quả lao động và có chính sách đãi ngộ tương xứng đối với các loại lao động có trình độ, phẩm chất, kỹ năng khác nhau. Năm là, Chính sách giải quyết việc làm. Bảo đảm thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm, trợ cấp, hỗ trợ về nhà ở, về đào tạo và đào tạo lại cho người lao động. Đồng thời có chính sách khuyến khích, động viên người lao động phát huy khả năng sáng tạo trong lao động SX, KD, chính sách thu hút nhân tài Trong chiến lược việc làm chung của tỉnh phải gắn với GQVL của lao động mất đất. Do vậy, cần tập trung khai thác mọi nguồn lực để đẩy mạnh PTKT, tạo việc làm mới. Tỉnh cần tổ chức các cuộc điều tra về Lao động -Việc làm và kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định về quản lý lao động, thực hiện Luật lao động,
  8. 24 4. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm ch uyển dịch CCLĐ theo ngành ở một số tỉnh vùng ĐBSH, có thể rút ra những bài học về chuyển dịch CCLĐ theo ngành cho tỉnh Thái Bình là: (i) Cần có nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành gắn với GQVL; (ii) Phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo phải đồng thời với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH; (iii) Mở rộng liên kết, đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, các KCN ; (iv) Triển khai và vận dụng linh hoạt hệ thống chính sách có liên quan đến lao động và chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (v) Đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên tắc trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành. 5. Đánh giá hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành ở tỉnh Thái Bình cho thấy: (1) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn chậm, ở chỗ tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo 3 nhóm ngành chậm và tốc độ chuyển dịch CCLĐ nội bộ ngành của Tỉnh cũng chậm; (2) Xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh chưa phù hợp và chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch CCKT theo hướng C NH, HĐH và hội nhập; (3) Chất lượng chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh thấp, thể hiện ở: chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đưa đến NSLĐ cao; chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đảm bảo việc làm, giải phóng sức lao động; chuyển dịch CCLĐ chưa phát huy được lợi thế sẵn có cũng như phát huy thế mạnh của địa phương 6. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ở tỉnh Thái Bình thời gian qua là do: (i) Thiếu quy hoạch và chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ; (ii) Tốc độ CNH, ĐTH và hội nhập của Tỉnh chậm; (iii) Các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn nhiều hạn chế, ở chỗ: nguồn nhân lực với chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo CMKT của người lao động ở Tỉnh còn thấp; nguồn lực vốn còn nhiều hạn hẹp, nguồn lực KH - CN được ứng dụng, đưa vào thực tiễn còn nhiều hạn chế; và (iv) các nhân tố khác. 7. Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình từ nay đến năm 2020, cần thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể như: (i) Nhóm giải pháp thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH, ĐTH và hội nhập quốc tế của địa phương, thông qua việc đẩy mạnh CNH, HĐH tại địa phương và đẩy nhanh tốc độ ĐTH và hội nhập quốc tế của Tỉnh; (ii) Nhóm giải pháp tạo lập nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH, ĐTH và hội nhập quốc tế của địa phương; và (iii) Nhóm giải pháp hoàn thiện và thực thi các chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành .