Bài giảng Giáo dục thể chất - Lý thuyết bóng rổ

Bóng rổ được hình thành từ năm 1891 ở thành phố Springfield bang Massachusetts ( Mỹ). Khi đó Jame Naismith ( 6/11/1861 - 28/11/1939 ) là 1 giáo viên dạy thể dục của trường Christian Workers ( Hiện nay là trường cao đẳng Springfield ). Ong là huấn luyện viên bóng bầu dục của trường, ông được giao nhiệm vụ soạn ra một trò chơi thú vị ở trong nhà nhằm mục đích giữ các sinh viên trong những tháng mùa đông. Trong thời gian khoảng 2 tuần , ông đã đưa ra những điều luật cơ bản cho trò chơi mới. Jam Naismith đã đề ra 5 nguyên tắc cơ bản khi làm những điều luật.

docx 7 trang xuanthi 03/01/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục thể chất - Lý thuyết bóng rổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_giao_duc_the_chat_ly_thuyet_bong_ro.docx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục thể chất - Lý thuyết bóng rổ

  1. LÍ THUYẾT BÓNG RỔ ___ - 3 vòng tròn có đướng kính 3,6m. - Hình chiếu mặt sau của bảng rổ cách đường mức cuối sân 1,2m. (Kích thước sân bóng rổ) Một vài tiêu chuẩn của sân bóng rổ thi đấu 1. Trần nhà : Chiều cao của trần nhà thi đấu hoặc chướng ngại vật treo ở trên phải cách mặt sân thi đấu bóng rổ ít nhất là 7m. 2
  2. LÍ THUYẾT BÓNG RỔ ___ Cách Tính Điểm Bóng Rổ • Khi chơi bóng rổ, đội bóng cố gắng ném bóng vào rổ, họ ghi 2 điểm và quả bóng được trả về đội còn lại • Nếu quả ném bóng được thực hiện ngoài vạch 3 điểm, quả ném đó có giá trị 3 điểm • Một quả ném phạt có giá trị 1 điểm. Ném phạt được hưởng cho một đội tùy thuộc vào các lỗi phạm luật của một đội • Phạm lỗi với vận động viên ném bóng luôn dẫn đến hai hay ba quả ném phạt được hưởng cho vận động viên ném bóng, tùy thuộc vào vị trí hay thời điểm ném bóng • Các phạm lỗi khác không dẫn đến các quả ném phạt cho đến khi số lần phạm lỗi được tích lũy lại. Khi số lần phạm lỗi chạm đến một con số quy dịnh, thì vận động viên bị phạm lỗi được nhận một cơ hội “ 1 và 1”. Nếu anh ta ném quả phạt đầu thành công, anh ta có thêm cơ hội ném quả thứ hai. Nếu anh ta ném trượt quả đầu, quả banh được trả vể cho trận đấu • Thời gian một trận đấu thường là hai giờ đồng hồ. Một số luật thi đấu Bóng rổ cơ bản 1. Luật phát bóng biên 1.1. Định nghĩa: Một quả phát bóng biên diễn ra khi bóng được chuyền vào trong sân bởi 1 cầu thủ đứng ở ngoài đường biên. 1.2. Thủ tục: - Quả phát biên được thực hiện tại điểm gần nhất nơi mà trận đấu bị dừng lại, trừ khu vực phía sau bảng rổ. - Cầu thủ phát biên đứng ở vị trí trọng tài chỉ định, sau đó trọng tài trao bóng cho VĐV đó. - Các quả phát biên bắt đầu các hiệp đấu tiếp theo hoặc các quả phát biên sau khi có lỗi kỹ thuật, lỗi phản tinh thần thể thao hay lỗi truất quyền đều được thực hiện ở đường giữa sân đối diện bàn thư ký. VĐV phát biên phải đứng mỗi chân một bên sân và có thể chuyền bóng bóng cho đồng đội ở bất kỳ vị trí nào trên sân. - Bất cứ khi nào bóng vào rổ nhưng bàn thắng hay quả ném phạt không được tính điểm thì quả phát bóng biên sẽ được thực hiện ở đường ném phạt kép dài. - Cầu thủ của đội bị bóng vào rổ có thể phát bóng biên tại bất kỳ điểm nào ở ngoài đường cuối sân nơi bóng vào rổ. Điều này được áp dụng cả sau khi hội ý hoặc ngừng trận đấu sau khi bàn thắng được ghi. 1.3. Điều luật : Cầu thủ phát bóng biên không được: - Giữ bóng quá 5s trước khi bóng rời tay - Bước vào trong sân khi bóng còn giữ trên tay - Để bóng chạm ngoài đường biên sau khi đã thực hiện động phát bóng biên. - Chạm bóng khi bóng ở trong sân trước khi bóng chạm 1 cầu thủ khác - Trực tiếp ném bóng vào rổ (ghi điểm) 4
  3. LÍ THUYẾT BÓNG RỔ ___ 3. Luật 2 lần dẫn bóng: 3.1. Khái niệm: Một VĐV khi bắt được bóng, rồi thực hiện động tác dẫn bóng, lăn bóng, hất bóng đi . rồi lại tiếp tục bắt bóng. Sau đó tiếp tục thực hiện lại các động tác đó thì phạm luật 2 lần dẫn bóng. 3.2. Những trường hợp phạm luật 2 lần dẫn bóng: a. Khi đang dẫn bóng lại hất bóng liên tục trên không rồi bóng mới chạm đất thi phạm luật. b. Khi đang dẫn bóng, dùng 2 tay tiếp xúc bóng cùng 1 lúc là phạm luật (trừ trường hợp khi bắt đầu dẫn bóng có thể sử dụng 1 hoặc 2 tay đập bóng) c. Dẫn bóng để lòng bàn tay ngửa khi tiếp xúc bóng là phạm luật d. Những trường hợp đặc biệt không phạm luật: - Khi dân bóng, nếu tay không tiếp xúc bóng thì số bước chạy không giới hạn - Khi có động tác ném rổ, bóng chạm bảng rổ, hay vành rổ sau bắt được bóng thì có thể dẫn bóng. 3.3. Cách xử lý và ký hiệu trọng tài Khi có phạm luật, trọng tài thổi còi ra ký hiệu dừng đồng hồ, sau ra ký hiệu phạm luật 2 lần dẫn bóng ( 2 bàn tay sấp luân phiên đưa lên đưa xuống) Xử lý : Trọng tài trao bóng cho đối phương của đội phạm luật phát bóng biên tại đường biên gần nhất. *Trình tự xử lý và ký hiệu của trọng tài - Bước 1: Thổi còi, ra ký hiệu phạm lỗi - Bước 2: Báo lỗi: - Xác định hướng tấn công tiếp theo 4. Luật về lỗi va chạm: 4.1 Khái niệm: Một VĐV va vào thân thể VĐV đối phương khi không, hoặc có bóng làm ảnh hưởng đến động tác tự do (theo luật) của đối phương thì phạm lỗi . 4.2 Những trường hợp phạm lỗi a. Khi không có bóng phạm lỗi va chạm: - Phòng thủ phía sau người có bóng để xảy ra va chạm - Phòng thủ có những hành động thô bạo như: Chèn, đẩy, huých, giang tay, ôm, kéo người khi đối phương đứng gần. - Phòng thủ chạm vào tay người có bong - Sau khi chuyền bóng do lỡ đà và gây va chạm - Đứng sát đối phương quá mức, xâm phạm phạm vi hình trụ của đối phương - VĐV chủ tâm bỏ bóng đánh người - Cản đường tiến của đối phương bằng cách di chuyển đột ngột, khi không hay có bóng mà không tránh được va chạm là phạm lỗi 6