Bài giảng Kỹ thuật dệt may - Phần 2: Xơ tự nhiên – natural fibers

Xơ dệt được dùng để tạo vải từ 4000 – 5000 năm qua.
• Các xơ được sử dụng nhiều nhất: lanh (flax), gai dầu (hemp), tơ
tằm (silk), len (wool) và bông (cotton).
• Vải từ xơ bông được sử dụng ở Trung Quốc, Ai
Cập và Peru cổ đại.
• Vải tìm thấy ở Ai Cập cho biết rằng bông đã được dùng ở đây từ
12000 năm trước Công Nguyên, trước khi lanh được phát hiện.
• Công nghiệp kéo sợi và dệt vải từ xơ bông bắt
đầu ở Ấn Độ. Vải bông chất lượng cao được tạo
ra vào đầu những năm 1500 trước Công Nguyên 
pdf 124 trang xuanthi 29/12/2022 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật dệt may - Phần 2: Xơ tự nhiên – natural fibers", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_det_may_phan_2_xo_tu_nhien_natural_fibers.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kỹ thuật dệt may - Phần 2: Xơ tự nhiên – natural fibers

  1. a. Bông/Cotton Xem mẫu xơ bông Việt Nam thu hoạch và cho biết: - Trong bông thu hoạch có các thành phần gì ? - Bông có màu gì ? - Làm thế nào để làm sạch bông - Chiều dài của bông có đồng đều không ? - Độ mảnh của bông có đều không ? 16
  2. a. Bông/Cotton HỆ THỐNG POLYMER • Nhóm chức quan trọng nhất Hydroxyl (-OH). • Còn có thể tồn tại ở dạng methylol (-CH2OH). • Sự phân cực của (-CH2OH) làm tăng liên kết hydro giữa các nhóm –OH của các polymer bông liền kề. • Ngoài ra còn có liên kết Van der Walls nhưng không đáng kể. 18
  3. a. Bông/Cotton CẤU TRÚC a) Mặt cắt ngang xơ bông. Các thành phần tiêu biểu của xơ bông chín, khô và thành phần mỗi thớ cấu trúc. b) Mô hình về hình thái học của xơ bông. 20
  4. a. Bông/Cotton CẤU TRÚC • Lớp ngoài cùng cutin (biểu bì - b) màng mỏng chứa sáp và chất béo. • Thành sơ cấp (c) thành phần phi cellulose và cellulose vô định hình các thớ sắp xếp thành các đường chéo (criss-cross) thành thứ cấp có cấu trúc mở. • Thành thứ cấp (d) chỉ có cellulose tinh thể cấu trúc trật tự cao, chặt chẽ các thớ cellulose nằm song song nhau. 22
  5. a. Bông/Cotton TÍNH CHẤT VẬT LÝ • Chứa cellulose tinh khiết, dẹt, xoắn và giống ruy băng tính chất vật lý của xơ. • Độ bền xơ cấu trúc có độ tinh thể cao và nhiều thớ. Khi ướt độ bền tăng 25%. • Không thể duỗi thẳng nguyên liệu thô dễ nhàu. • Dẫn nhiệt tốt mát khi mặc. Hút nước nhưng lâu khô (độ hồi ẩm tiêu chuẩn = 8.5%). • Dễ bị dơ bề mặt sợi gồ ghề. Co khi giặt (dung dịch kiềm mạnh). 24
  6. a. Bông/Cotton TÍNH CHẤT VẬT LÝ • Các tính chất vật lý cơ bản (tiếp theo):  Độ bền ướt (g/den): 2.5–7.6,  Độ giãn đứt (%): 7 đến 10%  Khối lượng riêng (g/cm3) – 1.50,  Độ hồi ẩm (21°C, 65% độ ẩm tương đối, %): 8.5 Hình ảnh của một điểm kết (nep) quan sát dưới kính hiển vi 26
  7. a. Bông/Cotton TÍNH CHẤT HÓA HỌC • Xơ bông bị axít (nóng loãng/đậm đặc nguội) làm giảm bền và dẫn đến phá hủy hoàn toàn. Axít thủy phân polymer của bông. • Xơ bông tương đối bền với kiềm loãng. Trương nở trong xút ăn da. Giặt được trong xà phòng nhiều lần mà không hư hỏng. • Chất tẩy trắng phổ biến với bông là NaOCl (Sodium hypocloride) và NaBO2.H2O2.3H2O (Sodium perborate). Có hiệu quả cao trong môi trường kiềm. • Không bị ảnh hưởng bởi các chất oxy hóa nếu đem xử lý với các điều kiện được kiểm soát. 28
  8. a. Bông/Cotton TÍNH CHẤT HÓA HỌC • Không phản ứng với các muối kim loại. • Chất gây ô nhiễm không khí (tính axít) xơ giảm bền nhanh (thủy phân do axít) phai màu vải (phân tử thuốc nhuộm bị phá hủy). 30
  9. a. Bông/Cotton PHÂN LOẠI XƠ BÔNG • Bông có 3 nhóm thương mại chính (theo chiều dài) 1. Chất lượng tốt (30 – 65mm) 2. Chất lượng trung bình (20 – 30mm) 3. Chất lượng thấp (< 20mm) • Loại tốt (3 – 5% tổng sản lượng toàn cầu): chủ yếu tập trung ở Ai Cập và Mỹ (hải đảo phía Nam).  Chiều dài xơ: 30 – 65mm  Độ mịn (micronaire): 2.8 – 4.5  Độ bền xơ: 33 – 45 g/tex 32
  10. a. Bông/Cotton PHÂN LOẠI XƠ BÔNG • Loại thấp: đến từ Trung Á (Uzbekistan, Tajikistan, Kazakhstan, Turkmenistan), Mỹ và Ấn Độ.  Chiều dài xơ: < 20mm  Độ mịn (micronaire): 4.5 – 6  Độ bền xơ: 14 – 18 g/tex 34
  11. a. Bông/Cotton Đặc tính sử dụng của xơ bông (2) - Xơ bông có tính thấm hút cao, đồng thời nhả ẩm tốt. • Vì sao là đặc tính ưu việt ? • Tuy nhiên, có nhược điểm gì khi gặp điều kiện nóng ẩm ? - Bông bền trong cả trạng thái khô và ướt, là vật liệu rất tốt cho dệt may, tuổi thọ sử dụng cao - Xơ bị mòn ngay cả khi chịu mài mòn chưa cao, do đó hiện tượng nổi hạn vón (pillings) xảy ra ít khi sợi/vải băt đầu bị mòn - Bông có độ biến dạng đàn hồi và phục hồi biến dạng thấp dẫn đến đặc tính gì của bông, cách khắc phục ? 36
  12. b. Một số loại xơ từ hạt và trái cây khác XƠ DỪA (COIR) • Xơ thô, ngắn (min. 0.5mm) với hình dạng bất kỳ được lấy từ vỏ (husk) dừa. • Thường có màu nâu nâu đậm. • Thành xơ dày, đặc trưng bởi lumen bất kỳ và các lỗ trên bề mặt xơ. • Phù hợp làm thừng (rope), chão (cordage), nệm (matting), bàn chải (brush), nhồi nệm (cushion stuffing). 38
  13. c. Xơ libe/Bast fiber • Tạo thành các búi/bó xơ nằm trong lớp dưới của vỏ cây hai lá mầm (dicotyledenous) giúp cây đứng thẳng. • Gồm các tế bào có thành dày chồng chập lên nhau + được liên kết bằng chất phi cellulose các búi xơ dài xuyên suốt thân cây. 40
  14. c1. Lanh/Flax – Linen – Linseed Cây, Hoa và Hạt Lanh 42
  15. c1. Lanh/Flax – Linen – Linseed CẤU TRÚC • Thành phần hóa học gồm:  Cellulose: 85–87%  Hemicellulose: 7–9%  Lignin: 2.5–4%  Pectin: 1.5–2.5% 44
  16. c1. Lanh/Flax – Linen – Linseed TÍNH CHẤT HÓA HỌC • Khó tẩy hơn bông nhưng hiện nay có thể làm trắng ảnh hưởng của hóa chất là thấp nhất. • Bền với axít loãng, yếu nhưng bị phá hủy bởi axít nóng loãng hoặc đặc nguội. • Chống kiềm tốt, giặt nhiều lần mà không bị hư vải. • Không bị ảnh hưởng xấu bởi dung môi trong giặt khô (hữu cơ). • Không bị côn trùng/bọ nhậy tấn công. • Lanh đã qua luộc + tẩy cellulose tinh khiết chống mục tốt nhưng độ ẩm, nhiệt độ, độ bẩn quá mức bị nấm mốc phá hủy. 46
  17. c2. Các xơ libe khác • Gồm: đay, cây gai dầu, gai ramie, kenaf, urena, sisal, henequen, xơ chuối, pina, bông gạo, xơ dừa, mỗi xơ có tính chất phù hợp cho những ứng dụng nhất định • Các xơ libe quan trọng khác ngoài lanh: Đay, gai dầu (hemp) và gai ramie Cây và xơ pina 48
  18. Đay/Jute Thu hoạch và gia công xơ đay • Xơ thu hoạch từ cây thân thảo thường niên, cây có thể cao tới 20 feet. Gia công tách xơ từ ​​thân cây tương tự như với lanh, xơ libe từ vỏ cây khi đã tách được xơ cơ bản 3m đến 5m. • Xơ cơ bản khi được dùi đập (scutch) tạo xơ kỹ thuật có chiều dài vài cm đến 1 mét. Xơ tốt có chiều dài 45 – 60cm nhưng khi kéo sợi thường có chiều dài 30 – 38cm. • Để làm mềm keo thực vật (gliadin) trong ribbon của xơ libe, phải đập đay với dầu làm mềm và ép vắt lặp lại. 50
  19. Đay/Jute Thành phần hóa học xơ đay – 60% cellulose – 26% hemicellulose – 11% lignin – 1% proteins – 1% dầu và béo – 1% tạp Vì sao xơ đay có màu nâu ? 52
  20. Gai dầu/hemp • Là xơ libe thu hoạch từ cây gai dầu, quá trình gia công xử lý lấy xơ tương tự như lanh. • Xơ gai dầu thô hơn lanh, tối màu và khó tẩy trắng • Xơ gai dầu bền, dai, dải xơ có thể dài đến 6 feet hoặc hơn. • Tế bào gai dầu đơn dài 1/2–1 inch (1.2–2.5 cm), mặt cắt ngang xơ dạng đa cạnh (polygonal) • Xơ gai dầu rất cứng và chứa 1 lượng lignin đáng kể. Mặc dù có thể sản xuất vải hemp từ ​​một số cây gai dấu nhất định, nhưng xơ từ cây gai dầu được sử dụng chủ yếu trong vải thô, bao gồm cả vật liệu làm bao tải, vải, dây thừng, sợi bện 54
  21. Gai ramie • Ramie là xơ libe thường được gọi là cỏ Trung Quốc • Xơ ramie sợi tách từ thân cây bằng cách tước bỏ lớp vỏ bên ngoài cây và ngâm trong nước • Phải khử chất keo (gum) trong xơ với môi trường kiềm trước khi kéo sợi. • Ramie màu trắng với độ bền và độ bóng rất tốt • Xơ ramie cứng và khá thô,các tế bào của xơ rất dài, mặt cắt ngang không đồng dạng • Ramie rất hữu ích trong các ứng dụng công nghiệp và đang được sử dụng nhiều trong nội thất 56
  22. Xơ dứa • Pina được làm từ lá của cây dứa và thường được sử dụng ở Philippines. • Có thể được kết hợp với tơ tằm hoặc polyester để tạo ra vải đặc biệt. 58
  23. Xơ dứa Đặc tính xơ Pina • Xơ tách từ lá của cây dứa, Ananas comosus (Linn) Merr • Cấu trúc sợi dứa tinh tế so với các sợi thực vật khác với các đặc tính sau: • Dài khoảng 60 cm, • Màu trắng và kem và bóng như lụa, • Ăn màu và bền màu thuốc nhuộm tốt, • Có khả năng kháng phá hủy do hơi ẩm, muối, • Độ bền kéo tốt, • Có thể sử dụng để làm giấy mỏng chất lượng cao, có độ mềm mại và đàn hồi tốt. 60
  24. Công nghệ dầm (retting) các xơ thực vật Dầm trong nước • Là phương pháp phổ biến nhất, nhấn chìm toàn bộ bó thân cây trong nước. • Nước thâm nhập đến phần cuống trung tâm, làm trương nở các tế bào bên trong, vỡ lớp vỏ ngoài cùng, do đó làm tăng sự hấp thụ của cả độ ẩm và vi khuẩn. • Thời gian dầm phải được lưu ý cẩn thận, ngâm thiếu làm khó tách xơ, ngâm quá mức làm suy yếu xơ. • Quá trình dầm kép: sản xuất xơ chất lượng cao, cuống được loại bỏ ra khỏi nước trước khi hoàm thành ngâm, sấy khô trong vài tháng, sau đó đã ngâm một lần nữa. 64
  25. Công nghệ dầm (retting) các xơ thực vật Dầm nước tự nhiên Sử dụng ước tù đọng hoặc di chuyển chậm (ao, đầm lầy, suối và sông dòng chảy chậm). Thân cây được nhấn chìm nhờ đá hoặc gỗ, từ 8 đến 14 ngày, tùy vào nhiệt độ nước và khoáng chất. Dầm trong bể Trong thùng bằng bê tông 4-6 ngày, có tính khả thi trong bất cứ mùa nào. 6-8 giờ đầu tiên: giai đoạn rửa trôi, bụi bẩn và màu được loại bỏ bởi nước (thay đổi thường xuyên để đảm bảo xơ sạch). Nước thải ngâm cần xử lý để giảm các yếu tố độc hại trước khi thải ra môi trường, có thể được dùng làm phân bón lỏng. 66
  26. Xơ protein Loại chứa keratin: • Là protein liên kết ngang cao bởi các liên kết disulfide từ dư lượng cystinee trong chuỗi protein • Thường có các phần xoắn ốc chu kỳ trong trình tự sắp xếp protein • Có mặt cắt ngang tròn, quăn bất thường dọc theo xơ, xơ mềm xốp Loại chứa firboin: • Thường không có liên kết ngang, có các vùng giới hạn chứa amin axit ít phức hợp hơn • Thường sắp xếp trong một cấu trúc tấm xếp nếp tuyến tính với liên kết hydro giữa các nhóm amin trên chuỗi protein liền kề. • Ít phức tạp về hình thái và mặt cắt ngang không đều. 68
  27. Xơ protein Một số loại α-aminoacid có trong xơ dệt • Acid α-aminoacetic (glycerin) R=H • Acid α-aminopropionic (alanine) R=CH3 • Acid α-aminosuccinic (acid aspartic) R=CH2-COOH • Acid α-aminoglutaric (acid glutamic) R=CH2-CH2-COOH α-amino acid Leucin Acid α-aminoacid cystine (dicysteine) HO2CCH(NH2)CH2CH(CH3)2 Tham khào thành phần acid amin trong khối lượng các loại protid (SGK) 70
  28. Xơ protein Đặc tính cơ lý của protid • Khối lượng riêng Fibroin: 1.25g/cm3, Keratin: 1.28 đến 1.30 g/cm3 • Bị phá hủy nhanh sau khi đun nóng tới 170 °C • Keratin giảm bền trong hơi nước 90-100°C, nhưng fibroin không bị giảm bền nhiều. Dẫn đến lưu ý sử dụng như thế nào? • Bị phân ủy dưới ánh nắng, dễ bị oxy hóa bởi oxy của không khí (đặc biệt là fibroin) • Là chất điện môi, keratin và sericin có tính điện môi thấp so với fibroin do khả năng ngậm ẩm lớn hơn 72
  29. Xơ protein Nhận xét chung về xơ protein tự nhiên • Xơ protein tự nhiên có độ bền, khả năng phục hồi, độ đàn hồi vừa phải, có độ hút ẩm tốt • Xơ không tích tĩnh điện. • Xơ có khả năng kháng acid vừa phải, và dễ bị tấn công bởi các bazo và các chất oxy hóa. • Xơ có xu hướng bị ngả vàng trong ánh nắng mặt trời do tấn công của chất oxy hóa. • Xơ sử dụng thoải mái trong hầu hết các điều kiện môi trường và có phẩm chất thẩm mỹ tuyệt vời 74
  30. Xơ len Hình dạng lông cừu Mặt cắt ngang và hình dạng dọc trục lông cừu (photographs ACORDIS, Microlaboratory) 76
  31. Xơ len Phân loại lông cừu theo chiều dài và độ mảnh - Độ mảnh lông cừu ký hiệu quy ước theo số: 36S, 40S . 70S, 80S, tương đương như 36S =18.1 đến 19.5 μm - Bốn dạng lông cừu phân loại trong kéo sợi: - Lông tơ mịn: mảnh nhất, xoăn nhiều, mặt cắt ngang gần tròn với đường kính 14 25μm - Lông thô: to, thô hơn, đường kính > 40μm, có lõi, ít quăn - Lông nhỡ (trung bình): trung gian giữa lông tơ và lông thô, lõi không liên tục - Lông chết: rất thô, mặt cắt ngang không tròn, bề ngang từ 80μm trở lên, vỏ mỏng, lõi nhiều, cứng giòn, không bền, kém bền màu 78
  32. Xơ len Tính chất cấu trúc xơ len (2) Acid Amin Tỉ lệ trong Keratin Acid Amin Tỉ lệ trong Keratin (g/100g len) (g/100g len) glycine 5-7 Serine 7-10 alanine 3-5 Threonine 6-7 Leucine 5-6 cystine 10-15 Isoleucine 7-9 Methionine 0-1 Proline 5-9 Arginine 8-11 Phenylalanine 3-5 Histidine 2-4 Tyrosine 4-7 Lysine 0-2 Tryprophan 1-3 Aspartic acid 6-8 Glutamic acid 12-17 Amino Acid trong keratin của len 80
  33. Xơ len Tính chất cấu trúc xơ len (4) Đại phân tử keratin 82
  34. Xơ len Tính chất cấu trúc xơ len (5) • Cấu trúc protetin liên kết ngang nén chặt và liên kết với nhau để tạo thành các thớ (fibril) từ đó tạo nên các tế bào quay hình vỏ não tạo thành vỏ hoặc nội bên trong xơ • Lớp cortex được tạo thành nhờ các liên kết ortho và para của tế bào cortex. Cortex được bao quanh bởi một lớp vỏ ngoài của lớp hình vẩy hay lớp biểu bì, xuất hiện chạy dọc theo bề mặt xơ 84
  35. Xơ len Tính chất cơ lý xơ len (1) - Sợi len có độ bền vừa phải với từ 1-2g/d (9-18 g/tex) khi khô và 0,8-1.8 g/ngày (7-16 g/tex) khi ướt - Độ giãn đứt thay đổi từ 25% đến 40% khi khô và 25% đến 60% khi ẩm. Với độ giãn 2%, len phục hồi 99%, ngay cả ở độ giãn 20% lên vẫn có độ hồi phục cao tới 65% - Ngoại trừ ở điều kiện độ ẩm lớn, nói chung len có khả năng phục hồi tuyệt vời và phục hồi tốt sau biến dạng ngoại - Độ cứng của len khác nhau tùy theo nguồn và đường kính của từng xơ 86
  36. Xơ len Tính chất hóa học xơ len - Có khả năng kháng axit, nhưng rất dễ bị tấn công bởi base yếu, ngay cả ở độ nồng độ thấp, loãng - Bị hỏng không thể phục hồi và bị khử màu bằng chất tẩy trắng oxy hóa loãng như hypochlorite. Sử dụng chất khử trong điều kiện có kiểm soát để làm thẳng xơ len hoặc ổn định độ quăn của xơ len - Dễ bị tấn công bởi một số côn trùng hoặc con nhậy phải xử lý - Có khả năng kháng các tác nhân sinh học khác như nấm mốc - Bị tấn công bởi tia UV, làm len phân hủy chậm và ngả vàng - Khi gia nhiệt, len phân hủy và ngả vàng ở mức trên 150°C và hóa than ở 300°C 88
  37. Xơ len Tính chất sử dụng của xơ len (2) - Dễ nhuộm với độ bền màu tốt. - Do “tính tạo nỉ”, không thể giặt len trong nước nóng với khuấy trộn lớn, nhưng có thể được giặt khô, giặt nhẹ trong nước ấm với xà phòng nhẹ - Có ái lực cao với nước nên sấy rất lâu, có thể ủi len ở 150°C hoặc thấp hơn nhưng không có hơi nước. Vì sao? - Không bắt cháy, cháy rất chậm ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa. - Sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng dệt may, nhờ sự thoải mái tiện nghị và thẩm mỹ, thường được sử dụng pha trộn với xơ cellulose và xơ nhân tạo. 90
  38. Các xơ từ lông thú khác MOHAIR - Xơ Mohair có nhiều tạp chất như len (mỡ tự nhiên, bụi, cây cỏ) chiếm 1/3 khối lượng nguyên liệu thô. - Sau khi giặt xơ sẽ trắng và óng mượt như tơ tằm. - Chiều dài xơ thay đổi theo tuổi. 10-15cm (6 tháng tuổi) và 23-30cm (12 tháng tuổi). 92
  39. Các xơ từ lông thú khác MOHAIR - Các tính chất về nhiệt, ánh sáng, hóa học, dung môi hữu cơ, vi sinh vật, vi khuẩn đều tương tự như len. - Xơ Mohair được dùng trong các sản phẩm cần độ chống mài mòn cao. - Xơ nhuộm tốt và có độ bóng tự nhiên đẹp. - Dễ bị tấn công bởi nhậy (moth) và độ nỉ hóa ít hơn so với len. 94
  40. Các xơ từ lông thú khác CASHMERE - Xơ thô dài 5-12cm trong khi xơ mịn dài 2.5-9cm. - Xơ có từ 5-7 vảy/100µm với cạnh hình răng cưa và nhô khỏi xơ bề mặt xơ khác thường. - Xơ thường có màu xám, nâu sẫm hoặc trắng. - Mặt cắt ngang xơ hình tròn hoặc xoan (oval). - Xơ rất mảnh (đường kính 15µm) mịn hơn cả lông cừu Merino. 96
  41. Các xơ từ lông thú khác CASHMERE - Có tính chất hóa học tương tự len nhưng hấp thụ nước nhanh hơn len và nhạy cảm với hóa chất (độ mảnh cao). - Dễ bị phá hủy bởi sodium carbonate (Na2CO3) và tan hoàn toàn trong xút ăn da NaOH. - Vải từ xơ Cashmere ấm, dễ chịu và có độ rủ (drape) tốt. - Dùng cho sản phẩm cao cấp (khăn choàng/shawl, hàng dệt kim/hosiery ). 98
  42. Các xơ từ lông thú khác LÔNG LẠC ĐÀ/CAMEL HAIR - Bộ lông gồm lớp xơ ngoài thô, dài đến 30cm hoặc hơn và lớp xơ bên trong mảnh, mịn dài 2.5- 15cm. - Lớp xơ bên trong có giá trị cao và độ mảnh tốt như lông cừu Merino. Lớp xơ này được phân tách nhờ quá trình chải. 100
  43. Các xơ từ lông thú khác LÔNG LẠC ĐÀ/CAMEL HAIR - Lông lạc đà thô hơn lông Cashmere, đường kính xơ 10-40µm. - Xơ có vảy nhưng không thể thấy bằng kính hiển vi thông thường và vảy có cạnh nằm nghiêng. - Các tính chất hóa học, ánh sáng, vi sinh vật, côn trùng, dung môi hữu cơ tương tự len. 102
  44. Tơ tằm TƠ TẰM - SILK - Một trong số các xơ xưa nhất được loài người biết đến. - Sản xuất từ côn trùng thông qua kén (cocoon) và mạng lưới (web). - Nhiều loài cho tơ nhưng chỉ loài dâu tằm (mulberry) Bombyx Mori và một loài khác cùng giống được sản xuất công nghiệp. - Tơ từ các loài khác (chủ yếu họ nhện) dùng trong vũ khí và dấu chữ thập (crosshair) trong dụng cụ quang học (kính viễn vọng/telescope) tính thương mại thấp. 104
  45. Tơ tằm CÁC LOẠI TẰM 1 – Mulberry • Phần lớn sản lượng tằm thế giới từ loài này. • Xuất phát từ loài Bombyx Mori L., sống nhờ lá dâu tằm. • Được thuần hóa và nuôi hoàn toàn trong nhà. 106
  46. Tơ tằm CÁC LOẠI TẰM 3 – Oak Tasar • Là một loại tơ tằm tương tự tơ Tasar nhưng mảnh hơn. • Xuất phát từ loài Antheraea proyeli J, sống bằng lá cây sồi. 108
  47. Tơ tằm CÁC LOẠI TẰM 5 – Muga • Tơ tằm có màu vàng như của vàng. • Xuất phát từ loài Antheraea assamensis được nuôi bán thuần chủng trên các cây som hoặc soalu. • Đây là loại tơ tằm quý và đắt tiền của Ấn Độ. 110
  48. Tơ tằm VI CẤU TRÚC (2) 112
  49. Tơ tằm CẤU TRÚC TINH THỂ (1) • Hầu hết tơ tằm (cả nhện) có chứa cấu trúc tấm tinh thể gấp nếp beta song song ngược chiều (antiparallel β-pleated sheet crystalline). 114
  50. Tơ tằm CẤU TRÚC TINH THỂ (3) • Vùng tinh thể gồm các chuỗi polypeptide (glycine, alanine và serine). • Với các nhánh đơn giản các chuỗi được liên kết chặt chẽ với nhau. • Phần còn lại (tyrosine, praline, diamine và axít dicarboxylic) khá kềnh càng không thể liên kết chặt định hướng kém vùng vô định hình dễ phản ứng với các chất hóa học. Chuỗi polypeptide của phân tử fibroin 116
  51. Tơ tằm TÍNH CHẤT VẬT LÝ (1) • Thường có màu hơi vàng và độ bóng cao. •Tơ tằm là xơ có độ bền cao 30.9-44.1 cN/tex (3.5-5.0 g/den). • Độ bền ướt giảm (chỉ còn 75-85% của độ bền khô). • Độ giãn đứt dưới điều kiện bình thường là 20-25%, với độ ẩm tương đối 100% thì đạt 33% • Khối lượng riêng tương đối (specific gravity/không thứ nguyên) của tơ tằm là 1.25 < giá trị của hơn bông, lanh, rayon hay len. • Tơ tằm hút ẩm nhanh (tương tự len), có thể hút một lượng nước bằng 1/3 khối lượng mà không tạo cảm giác ướt. • Độ hồi ẩm là 11% (ở 21±20C và độ ẩm tương đối 65%). • Tơ tằm hấp thụ muối và tạp chất trong nước. 118
  52. Tơ tằm TÍNH CHẤT HÓA HỌC (1) • Không tan trong nước, chịu được nước sôi tốt hơn len nhưng nếu kéo dài giảm bền. • Hòa tan trong các dung dịch ZnCl, CaCl2, alkali thiocyanate. • Bị tấn công bởi các chất oxy hóa (thuốc tẩy H2O2/hydrogen peroxide, hypochlorite). • Tơ tằm hấp thụ axít rất dễ và rất khó loại khỏi tơ tằm. • Tương tự keratin của len, fibroin bị hòa tan bởi axít đặc các amino axít. Axít vừa có thể làm tơ tằm bị co lại hiệu ứng crêpe cho vải tơ tằm. • Axít loãng không gây tác dụng lên tơ tằm ở điều kiện thông thường. 120
  53. QUESTIONARE ! 1.Phân loại xơ tự nhiên ? 2.Phân loại xơ tự nhiên gốc thực vật ? 3. Chia các xơ thực vật sau thành các họ xơ riêng: xơ dừa, xơ bông, xơ gòn, xơ dứa, xơ đay, xơ gai, xơ gai ramie, xơ abbaca ? 4.Vẽ hình minh họa cấu trúc cơ bản của xơ bông và phân tích ? 5. Hãy nêu tính chất hóa học xơ bông 6. Hãy nêu những đặc tính chung của xơ bông và xơ lanh ? 122
  54. BÀI TẬP Với mỗi họ xơ tự nhiên gốc thực vật (3 họ) và xơ tự nhiên gốc động vật (2 họ), chia thành các nhóm từ 3 đến 5 người, tìm hiểu về các xơ tự nhiên trong họ mà sinh viên tự tìm hiểu được ngoài những xơ đã nêu trong bài giảng ? 124