Đề tài Các yếu tố tác động đến quyết định đi du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh của khách du lịch nội địa - Nguyễn Thảo Bảo Trân

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh những hạn chế như ô nhiễm môi trường sông,
tài nguyên du lịch có hạn... thì những hành động thiết thực như cải cách các thủ tục hành
chính, quy hoạch mạng lưới để mở thêm nhiều cảng bến, thay đổi cách nhìn về du lịch
đường sông… Nghiên cứu nay nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du
lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh của khách du lịch nội địa và đề ra một số giải pháp phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của du lịch đường sông, phục hồi và thúc đẩy một
số tuyến du lịch đường sông chưa hoạt động hiệu quả.
Từ khóa: du lịch đường sông, khách du lịch nội địa, các yếu tố ảnh hưởng, quyết định đi du
lịch, Tp. Hồ Chí Minh. 
pdf 6 trang xuanthi 03/01/2023 1620
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Các yếu tố tác động đến quyết định đi du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh của khách du lịch nội địa - Nguyễn Thảo Bảo Trân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_cac_yeu_to_tac_dong_den_quyet_dinh_di_du_lich_duong_s.pdf

Nội dung text: Đề tài Các yếu tố tác động đến quyết định đi du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh của khách du lịch nội địa - Nguyễn Thảo Bảo Trân

  1. Roma-Italia (21/08–05/09/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Theo Luật du lịch (2017) “Du lịch các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.” 2.1.2 Khái niệm khách du lịch Vào thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Áo - Jozep Stemder định nghĩa: “Khách du lịch là những người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên, để thoả mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”. Định nghĩa khách du lịch có tính chất quốc tế đã hình thành tại Hội nghị Roma do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1963: “Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hay hơn”. Khái niệm khách du lịch được định nghĩa như sau:“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài”. (Luật du lịch 2017) 2.1.3 Khái niệm khách du lịch Việt Nam Căn cứ theo quy định tại Luật Du lịch (2017) có quy định về khái niệm và phân loại của khách du lịch như sau: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Cụ thể, các loại khách du lịch này được định nghĩa như sau “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam” 2.1.4 Khái nệm du lịch đường sông Theo Nicolaus Copemicus và cộng sự (2010), viện nghiên cứu sinh thái và địa chất Phần Lan: “Du lịch đường sông là một phần của du lịch sinh thái và liên kết với liên khu kinh tế của vùng đó. Du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái trên các con sông, kênh rạch, điều chỉnh tốc độ dòng chảy, đồng thời phát triển kinh tế dọc bờ sông. Đầu tư phát triển cung cấp những dịch vụ du lịch xuất phát từ đời sống xã hội, thắng cảnh từ văn hóa của địa phương”. (Trích: Châu Văn Bình, 2015) Theo Đỗ Quốc Thông (2009), định nghĩa “Du lịch đường thủy là một hình thức tổ chức các chuyến du lịch chủ yếu dựa vào các dòng chảy tự nhiên, các vùng nước kết hợp với các mục đích tham quan, nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, tìm hiểu, khám phá, Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi dày đặc chảy qua các quận trung tâm kết nối nhiều điểm tham quan hấp dẫn như đền, chùa, di tích lịch sử, văn hóa, là lợi thế để đưa vào hoạt động du lịch. (Trích: Châu Văn Bình, 2015) 2099
  2. Ý định hành vi (Behavioral intention) đo lường khả năng chủ quan của đối tượng sẽ thực hiện một hành vi và có thể được xem như một trường hợp đặc biệt của niềm tin (Fishbein & Ajzen, 1975). Được ý định bởi thái độ của một cá nhân đối với các hành vi và chuẩn chủ quan. Thái độ (Attitudes) là thái độ đối với một hành động hoặc một hành vi (Attitude toward behavior), thể hiện những nhận thức tích cực hay tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi, có thể được đo lường bằng tổng hợp của sức mạnh niềm tin và đánh giá niềm tin này (Hale, 2003). Nếu kết quả mang lại lợi ích cá nhân, họ có thể có ý định tham gia vào hành vi. (Fishbein & Ajzen, 1975). Chuẩn chủ quan (Subjective norms) được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực hiện (Fishbein & Ajzen, 1975). Chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan với người tiêu dùng, được xác định bằng niềm tin chuẩn mực cho việc mong đợi thực hiện hành vi và động lực cá nhân thực hiện phù hợp với sự mong đợi đó. (Fishbein & Ajzen, 1975). 2.1.5.3 Um và Crompton (1990) Um và Crompton (1990) đã đề xuất mô hình quá trình lựa chọn điểm đến du lịch dựa trên những ý tưởng của Howard và Sheth DMP (1969), thuộc tính thái độ của Fishbein và Ajzen (1975). Biến tình huống của Belk (1975) và Assael (1984). Theo đó, hai tác giả phát hiện có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch: - Nhóm yếu tố bên trong: liên quan đến các đặc điểm tâm lý – xã hội (đặc điểm cá nhân, động cơ, giá trị và thái độ). Yếu tố thái độ là biến số quan trọng nhất. - Nhóm yếu tố bên ngoài: bao gồm ba yếu tố là truyền thông, thuộc tính điểm đến và kích thích xã hội (nhóm tham khảo). 2.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Dựa trên tông quan các nghiên cứu trên nhóm tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn du lịch đường sông tại Tp.HCM của khách du lịch nội địa như sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu dự kiến Nguồn: nhóm tác giả đề xuất 2101
  3. 3 GIẢI PHÁP Tài nguyên du lịch đường sông bao gồm tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên phải được khai thác, vận dụng hợp lý. Tránh tình trạng khai thác hoang phí nguồn tài nguyên hay vận dụng không hợp lí dẫn đến bị ô nhiễm hay cạn kiệt. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch đường sông phương tiện di chuyển cần được đầu tư đảm bảo an toàn giao đường thủy. Cảng tàu, bến tàu, nhà chờ, đường bộ di chuyển nâng cấp cũng xây dựng thuận tiện cho việc di chuyển đi lại cho hành khách. Nội dung chương trình tham quan nên được bổ sung các dịch vụ nhằm tăng tính đa dạng, hấp dẫn khách du lịch. Nội dung cần đảm bảo tính logic, chất lượng sản phẩm dịch vụ nâng cấp thường xuyên thu hút khách du lịch mua tour. Môi trường tự nhiên nên đầu tư cải thiện như làm sạch nguồn nước bị ô nhiễm của con sông được khai thác phục vụ du lịch đường sông. Lên kế hoạch, chính sách đảm bảo sử dụng và khai thác môi trường tự nhiên một cách hợp tránh cạn kiệt hoặc gây ô nhiễm. Nhóm tham khảo cần được đảm bảo đưa thông tin truyền tải đi chính xác và được xác thực tránh phao tin sai lệch gây hoang mang khách du lịch. Đẩy mạnh marketing, PR, truyền thông đại chúng về chất lượng dịch vụ du lịch đường sông rộng rãi toàn quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Châu Văn Bình (2015), “Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, Đại học Quốc Gia Hà Nội. [2] Ngô Hoàng Dương (2015), “Môi trường du lịch tự nhiên tại thành phố Đà Lạt – Thực trạng và định hướng khai thác”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. [3] Lưu Thanh Đức Hải, Nguyễn Quốc Nghi (2019), “Định hướng phát triển dản phẩm du lịch đường sông thành phố Cần Thơ – Tiếp cận từ nhu cầu du lịch”, Tạp chí Khoa học Cần Thơ, T.70, S.4 (2019) [4] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017). Luật du lịch. NXB. Chính trị Quốc gia. [5] Trần Thị Kim Thủy (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm du lịch suối khoáng nóng tháp bà Nha Trang của du khách”, Đại học Nha Trang. [6] Trần Thị Kim Thoa (2015), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách – Trường hợp lựa chọn điểm đến Hội An của khách du lịch Tây Âu – Bắc Mỹ”, Trường Đại học Đà Nẵng. 2103