Đề tài Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Tóm lược: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Du lịch là một ngành dịch vụ nằm trong tầm ảnh hưởng của làn sóng này. Bởi lẽ, cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 giúp cho ngành du lịch tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, kích thích sự tăng
trưởng và phát triển du lịch bền vững. Ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ cho phép giảm chi phí thời gian, nhân lực
lao động, chi phí sản xuất, đồng thời giảm giá thành các dịch vụ du lịch. Để thích ứng với cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch cũng phải có những bước thay đổi mạnh mẽ
trong việc xây dựng lại chương trình đào tạo, ứng dụng công nghệ mới và gắn đào tạo với doanh nghiệp và
xã hội. Do vậy, bài viết cung cấp thực trạng và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đề xuất để đào tạo nguồn
nhân lực du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
xã hội. Du lịch là một ngành dịch vụ nằm trong tầm ảnh hưởng của làn sóng này. Bởi lẽ, cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 giúp cho ngành du lịch tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, kích thích sự tăng
trưởng và phát triển du lịch bền vững. Ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ cho phép giảm chi phí thời gian, nhân lực
lao động, chi phí sản xuất, đồng thời giảm giá thành các dịch vụ du lịch. Để thích ứng với cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch cũng phải có những bước thay đổi mạnh mẽ
trong việc xây dựng lại chương trình đào tạo, ứng dụng công nghệ mới và gắn đào tạo với doanh nghiệp và
xã hội. Do vậy, bài viết cung cấp thực trạng và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị đề xuất để đào tạo nguồn
nhân lực du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_dao_tao_nguon_nhan_luc_du_lich_trong_boi_canh_cuoc_ca.pdf
Nội dung text: Đề tài Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 659 Theo Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016) thì: “Nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ những người làm việc trong tổ chức/doanh nghiệp được trả công, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp”. Theo Trần Xuần Cầu, Mai Quốc Chánh (2012) thì: “Nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thân cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai”. - Đào tạo nhân lực Đào tạo nhân lực là những hoạt động có tổ chức nhằm đảm bảo sự ổn định và nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động trong sản xuất kinh doanh. Theo Lê Thanh Hà (2012) thì: “Đào tạo là một quy trình có hoạch định và có tổ chức nhằm tăng kết quả thực hiện công việc”. Với cách hiểu trên, việc đào tạo phải được thiết kế sao cho thỏa mãn được nhu cầu đã xác định, phân công vai trò và trách nhiệm của người tham gia và xác định mục tiêu rõ ràng. Theo Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Văn Điềm (2012) thì đào tạo được hiểu: “là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn”. Như vậy, đào tạo là việc trau dồi kỹ năng, tri thức, nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm thực hành, năng lực cá nhân để đáp ứng được những yêu cầu thực tế trong cuộc sống và công việc thông qua quá trình rèn luyện và học tập một cách có hệ thống. 1.2. Nội dung và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực * Nội dung đào tạo nguồn nhân lực Nội dung đào tạo khác nhau đối với từng đối tượng được lựa chọn: - Đối với nhà quản trị: Nội dung học thiên về nâng cao khả năng quản lý, làm thay đổi quan điểm hay nâng cao kỹ năng thực hành của nhà quản trị ở các cấp. Bao gồm các khoá học về kỹ năng quản lý nhân viên, xử lý thông tin, kỹ năng ra quyết định quản trị, kỹ năng giải quyết vấn đề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. - Đối với nhân viên: Chủ yếu là bài giảng lý thuyết và thực hành về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cơ bản và cần thiết cho việc thực hiện công việc, đào tạo văn hoá doanh nghiệp, trình độ ngoại ngữ, cung cấp kiến thức về văn hoá, tập quán của du khách Các chương trình đào tạo nhân lực thường bao gồm: - Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn: Tập trung vào tri thức nghề nghiệp là những kiến thức căn bản và chuyên sâu cho từng nghiệp vụ của từng bộ phận mà nhân viên phải nắm vững để đảm nhận công việc, giúp nhân viên vận dụng kiến thức vào thực tế một cách thuận tiện và dễ dàng hơn, bồi dưỡng phẩm chất, kinh nghiệm để nhân viên thực hiện công việc một các hăng say và tự nguyện. - Đào tạo và bồi dưỡng chính trị, lý luận: Về chính trị, bao gồm các nghị quyết, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp người lao động có quan điểm đúng đắn, tư tưởng vững vàng.
- PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 661 (3) Lựa chọn đối tượng đào tạo và giảng viên - Lựa chọn đối tượng đào tạo: Đây là quá trình xác định những người tham gia vào đào tạo. Lựa chọn đối tượng đào tạo chính là việc trả lời câu hỏi “Ai là người được đào tạo?” và “Ai cần được đào tạo”. Việc lựa chọn đối tượng đào tạo nào để đào tạo cần dựa trên những đặc điểm về công tác và phẩm chất của lao động như: chức năng, nhiệm vụ, cơ hội và hoài bão của nhân viên, trình độ làm việc và thành tích công tác của họ Đối tượng đào tạo có thể là nhân viên cũ, nhân viên mới hoặc nhà quản trị. - Lựa chọn giảng viên: có thể lựa chọn từ nguồn nội bộ hoặc nguồn bên ngoài phù hợp với mục tiêu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của doanh nghiệp. (4) Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo - Xây dựng chương trình đào tạo Chương trình là hệ thống các môn học và bài học, nó cho thấy những kiến thức và kỹ năng nào sẽ được sử dụng cho bài giảng. Nội dung chương trình đào tạo sẽ khác nhau đối với từng đối tượng được lựa chọn là nhà quản trị hoặc nhân viên. Các chương trình đào tạo nhân lực thường bao gồm: Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn; Đào tạo và bồi dưỡng chính trị, lý luận; Đào tạo và bồi dưỡng văn hoá doanh nghiệp; Đào tạo và bồi dưỡng phương pháp công tác. - Lựa chọn phương pháp đào tạo Các doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp đào tạo bồi dưỡng khác nhau phù hợp với khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp mình, thông thường có hai hình thức và phương pháp đào tạo chính là: Đào tạo tại chỗ và đào tạo ngoài doanh nghiệp. (5) Dự tính chi phí đào tạo nhân lực Đào tạo nhân lực nói chung là hoạt động đòi hỏi phải có ngân sách để sử dụng cho các khoản chi phí nhất định, nguồn ngân sách cho đào tạo nhân viên được trích từ một phần doanh thu của doanh nghiệp hoặc lấy từ quỹ dành riêng cho đào tạo nhân lực của doanh nghiệp. Chi phí cho đào tạo nhân lực thường bao gồm: - Chi phí cho các phương tiện vật chất cơ bản như: trang thiết bị kỹ thuật, nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy, tài liệu học tập. - Chi phí cho cán bộ quản lý trường, cán bộ quản lý giảng dạy, chi phí cho nhân viên hướng dẫn và trợ cấp cho người học. Chi phí đào tạo và bồi dưỡng nhân lực phải được thiết lập đầy đủ và chính xác trên cơ sở khả năng tài chính của doanh nghiệp, phụ thuộc vào doanh thu, lợi nhuận chi phí đào tạo năm nay là cơ sở xác định chi phí năm sau và là cơ sở đánh giá hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. (6) Triển khai chương trình đào tạo Triển khai chương trình đào tạo phải được tiến hành theo các trình tự cụ thể: - Đối với đào tạo trong doanh nghiệp: cần mời giảng viên, thông báo danh sách và tập trung học viên theo nhu cầu và kế hoạch đã đề ra, chuẩn bị các tài liệu theo nội dung chương trình, chuẩn bị cơ sở vật chất đồng thời triển khai các chính sách đãi ngộ với cả học viên và giảng viên.
- PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 663 phát triển du lịch (ITDR) với tốc độ tăng trưởng là 6,2%/năm trong giai đoạn 2011-2015, đến hết năm 2015, nhu cầu nhân lực làm việc trực tiếp (hướng dẫn viên du lịch, lễ tân ) trong ngành ước tính cần 620.000 người và đến năm 2020 nhu cầu nhân lực của ngành Du lịch tăng lên khoảng 870.000 lao động trực tiếp với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020 là 7,0%/năm. Nhu cầu nhân lực của ngành Du lịch ngày càng gia tăng (thể hiện qua bảng 1.1). Cụ thể dự báo năm 2020 tăng 40% so với năm 2015. Trong đó, nhu cầu nhân lực có trình độ đại học được dự báo chiếm 0,7%; trình độ đại học, cao đẳng chiếm 15%; Trình độ trung cấp chiếm 13%; trình độ sơ cấp chiếm 22,3% và trình độ dưới sơ cấp chiếm 49%. Bảng 1.1. Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020 (theo trình độ đào tạo) Chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) 1. Trình độ trên đại học 6.100 0,70 2. Trình độ đại học, cao đẳng 130.500 15,00 3. Trình độ trung cấp 113.110 13,00 4. Trình độ sơ cấp 194.000 22,30 5. Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ, truyền nghề hoặc 426.300 49,00 huấn luyện ngắn hạn) Tổng 870.000 100,00 Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Ngoài ra, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực ngành Du lịch theo vị trí làm việc và theo ngành nghề kinh doanh đến năm 2020 cũng tăng đáng kể, cụ thể như sau: (Bảng 1.2) Bảng 1.2. Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020 (theo vị trí làm việc và theo ngành nghề) Chỉ tiêu Số lượng (Người) A. Phân theo vị trí làm việc 870.000 1. Nhân lực quản lý nhà nước về du lịch 5.800 2. Nhân lực quản trị doanh nghiệp (từ trưởng, phó phòng trở lên) 55.100 3. Nhân lực nghiệp vụ ở những nghề chính 809.100 B. Phân theo ngành nghề kinh doanh 870.000 1. Khách sạn, nhà hàng 408.900 2. Lữ hành, vận chuyển du lịch 113.100 3. Dịch vụ khác 348.000 Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch trong những năm qua, lực lượng lao động cũng tăng lên nhanh chóng về số lượng. Ngành du lịch phát triển mạnh kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực cũng ngày càng cao. Theo dư bao cua Viên Nghiên cưu Phat triên Du lich, đên năm 2020 tương ưng se cân 870.000 lao đông trưc tiêp trong tông sô 3 triêu viêc lam do du lich tao ra. Nhu câu nhân lưc theo cơ câu trinh đô đao tao, linh vưc nganh nghê tưng loai lao đông ơ tưng giai đoan rât khac nhau tuy thuôc vao yêu câu tăng trương ơ tưng linh vưc. Cung theo dư bao trên, nưa đâu thâp ky se cân nhiêu nhân lưc đươc đao tao theo cac nganh nghê vơi ty lê tăng thêm hang năm 9,6% va tăng nhe vơi ty lê 8,1% vao nưa thâp ky tiêp. Như vây, nhu câu lao đông du lich ơ tât ca
- PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 665 do dự án EU hỗ trợ xây dựng, hệ thống trên chuẩn kỹ năng nghề ASEAN gồm 6 nghề đã được bộ trưởng các nước ASEAN ký cam kết thực hiện. Việc tồn tại cùng lúc nhiều hệ thống trên chuẩn như vậy cũng gây khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như lúng túng cho các doanh nghiệp sử dụng nhân lực du lịch. Đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch các trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học được hình thành và mở rộng. Số lượng cơ sở đào tạo tăng nhanh, phủ kín hầu hết các tỉnh; cơ cấu đa dạng về loại hình sở hữu, cấp đào tạo và ngành nghề đào tạo; phần lớn tập trung ở các đô thị, trung tâm du lịch trọng điểm, địa bàn đông dân cư, tạo thuận lợi cho người học và gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu khách du lịch. Hầu hết các tỉnh, thành phố đã có trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghề du lịch ngắn hạn hoặc trung tâm đào tạo đa ngành nghề tham gia đào tạo du lịch. Năng lực đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch trên toàn quốc từng bước được nâng cao. Về cơ sở vật chất kỹ thuật của các đơn vị đào tạo: Đặc thù của ngành du lịch trong quá trình đào tạo cần gắn lý thuyết với thực hành để sinh viên có sự gắn kết với thực tế, nhưng các cơ sở đào tạo thường thiếu trang thiết bị phục vụ cho môn học. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật (cả nơi dạy lý thuyết và thực hành) và trang thiết bị giảng dạy tuy còn khó khăn về kinh phí, nhưng đã có tiến bộ. Hiện nay, các đơn vị đã được đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ giảng dạy, thí nghiệm và thực hành được nâng cấp, từng bước đồng bộ hoá và hiện đại hoá. Một số cơ sở đào tạo đã đầu tư xây dựng cơ sở thực hành (xưởng trường, khách sạn trường ) tương đối hiện đại. Một số trường đã có trung tâm thực hành nghề và nhiều đơn vị đã nhận được sự tài trợ của EU và Luxembourg trong dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Về đội ngũ giảng viên, giáo viên, đào tạo viên du lịch: Đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo du lịch tăng về số lượng và từng bước được chuẩn hóa. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có khoảng 5.000 người tham gia đào tạo mới về du lịch, trong đó có 2.000 giáo viên, giảng viên (cả cơ hữu và thỉnh giảng), 2580 đào tạo viên du lịch và 540 cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo các cấp. Trong số đó có 2 Giáo sư, 11 Phó Giáo sư, 1 Tiến sỹ khoa học, 36 Tiến sỹ, 210 Thạc sỹ và 5 chuyên gia, nghệ nhân. Với thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch hiện nay, chúng ta mới chỉ đáp ứng được xấp xỉ 60% nhu cầu về số lượng và còn khoảng cách xa về trình độ chất lượng nguồn nhân lực du lịch so với yêu cầu của ngành, của doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên ở các cơ sở đào tạo còn mỏng. Phần lớn giáo viên ở các cơ sở đào tạo tự nghiên cứu, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Về chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo: Hiện nay, các chương trình đào tạo còn thiếu thực tế và chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Các chương trình, phương pháp đào tạo không đặt trọng tâm nhiều về kỹ năng mềm và phát triển nhân cách, trong khi những điều này rất cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Từ thực trạng trên cho thấy, để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch cần huy động mọi nguồn lực, trong đó yếu tố quan trọng và mang tính quyết định nhất là nguồn nhân lực. Vì vậy đòi hỏi nguồn nhân lực du lịch phải có chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý. Thực tế cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực du lịch nước ta hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển du lịch, nhu cầu của du khách, tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
- PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 667 Kết nối là tiền đề ra đời những mô hình kinh doanh mới và mở ra những cách thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ mới. Ví dụ, ứng dụng taxi Uber chỉ có thể xuất hiện khi việc sử dụng điện thoại di động có kết nối Internet đã bùng nổ. Các dịch vụ như Facebook, WhatsApp, Pinterest, Snapchat Twitter và Instagram đã đóng một vai trò then chốt trong sự tương tác xã hội của các công dân trên toàn thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 đưa công nghệ thông tin từ vị trí ứng dụng lên vị trí điều khiển, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí không đáng kể Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có tiềm năng nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí không đáng kể phục vụ người tiêu dùng. Gọi taxi, đặt vé máy bay, mua một sản phẩm, thực hiện thanh toán, nghe nhạc hay xem phim đều có thể được thực hiện từ xa. Internet, điện thoại thông minh và hàng ngàn các ứng dụng đang làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn và năng suất hơn. Chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, và các chi phí thương mại sẽ giảm, tất cả những điều đó sẽ giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Cách mạng công nghiệp 4.0 phân hóa thị trường lao động dẫn tới sự thay đổi kết cấu xã hội Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng phân hóa theo hai nhóm: “kỹ năng thấp/lương thấp” và “kỹ năng cao/lương cao”. Nhu cầu lao động có tay nghề cao đã tăng trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp đã giảm. Kết quả là một thị trường việc làm với nhu cầu cao ở hai đầu cao và thấp, nhưng trống rỗng ở khúc giữa. 4.2. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới đào tạo nguồn nhân lực du lịch Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động tới tất cả các ngành, lĩnh vực trên diện rộng, trong đó có ngành du lịch. Bên cạnh những tác động to lớn mà cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại thì cũng có nhiều thách thức được đặt ra đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động và thị trường lao động. Hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ nền kinh tế, sự chuyển dịch từ nhân công sang máy móc sẽ gia tăng sự chênh lệch giữa lợi nhuận trên vốn và lợi nhuận với sức lao động, điều này sẽ tác động đến thu nhập của lao động giản đơn và gia tăng thất nghiệp. Số lượng công việc cần lao động chất lượng cao ngày càng gia tăng, phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt: thị trường kỹ năng cao, thị trường kỹ năng thấp và dẫn đến gia tăng sự phân hóa, hoặc tạo ra nhu cầu việc làm hoàn toàn mới so với trước đây, do vậy cần có sự chủ động chuẩn bị trong việc đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thị trường. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động tới đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên các phương diện như: Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải thay đổi phương thức đào tạo nhất là phương pháp đào tạo ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Cụ thể: cần nhanh chóng thay đổi theo tiêu chuẩn
- PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 669 đối với ngành du lịch Việt Nam. Do đó, để công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch thích ứng được với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì cần tập trung đổi mới vào những vấn đề sau: - Đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, tăng thời lượng thực hành, thực tập thực tế tại doanh nghiệp; thiết kế lại chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp 4.0. - Các trường đại học, các cơ sở đào tạo sau đại học cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch bằng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn trong và ngoài nước hoặc mời các chuyên gia du lịch bồi dưỡng theo cách “chuyển giao công nghệ” nhằm giúp họ có trình độ cao về lý thuyết và am hiểu sâu về thực tiễn, đồng thời nắm vững các nghiệp vụ thực hành. Đội ngũ này cũng cần thâm nhập thực tế du lịch nhiều hơn, kết hợp chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp du lịch. - Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, ứng dụng công nghệ mới trong giảng dạy lý thuyết và thực hành giúp giảng viên đủ khả năng giảng dạy, tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn ở các diễn đàn trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực theo hướng 4.0. - Sinh viên cần được đào tạo thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động kinh doanh. - Liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, để sinh viên có môi trường cọ sát thực tế; đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. - Các doanh nghiệp lữ hành trong nước cần tập trung nguồn lực để hoàn thiện sản phẩm du lịch chủ đạo theo hướng ưu tiên các sản phẩm du lịch đặc thù, tiếp cận các ngách thị trường mà các doanh nghiệp lữ hành lớn bỏ ngỏ hoặc không có khả năng làm tốt hơn các doanh nghiệp trong nước để qua đó có được thị trường ngách cho riêng mình. Để tạo ra các thị trường ngách độc đáo, các doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo và thu hút nhân sự chuyên nghiệp cho hoạt động tạo ra các sản phẩm đặc thù, đậm chất văn hóa truyền thống; coi trọng phát triển du lịch xanh, sản phẩm du lịch thân thiện môi trường phù hợp với xu thế cầu của thị trường - Triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào các thành phần tham gia quản lý cũng như thực hành các hoạt động, dịch vụ của ngành du lịch (quản lý nhà nước/quản trị kinh doanh, lữ hành, lưu trú, vận chuyển khách du lịch, bán hàng, ăn uống và dịch vụ khác); đặc biệt là ứng dụng các công cụ, thành quả của IT để phát triển “quảng bá xúc tiến và kinh doanh du lịch trực tuyến” cho phù hợp xu hướng và thói quen của du khách trên thế giới. - Đào tạo và phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên và chương trình đào tạo. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý và lao động có tay nghề cao; đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu.