Đề tài Định hướng và giải pháp phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam

Dịch COVID-19 đã tác động nặng nề đến ngành du lịch thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng. Không chỉ là những thiệt hại về kinh tế, dịch bệnh cũng đã 
tạo nên sự thay đổi lớn trong ngành du lịch, trong đó, du khách có sự quan tâm lớn
hơn đến các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe. Với những lợi thế sẵn có, Việt
Nam hoàn toàn có thể phát triển sản phẩm du lịch đầy tiềm năng này để nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành du lịch nước nhà 
pdf 5 trang xuanthi 03/01/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Định hướng và giải pháp phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_dinh_huong_va_giai_phap_phat_trien_du_lich_cham_soc_s.pdf

Nội dung text: Đề tài Định hướng và giải pháp phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam

  1. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Khách du lịch sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm du lịch trọn gói, đồng thời hướng đến sản phẩm du lịch gắn với thiên nhiên: du lịch golf; du dịch tới những địa phương có cảnh quan thiên nhiên, khí hậu trong lành. (3) Tăng cường ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực du lịch Những thay đổi đang diễn ra rõ ràng nhất trong ngành du lịch và lữ hành là “du lịch không chạm”, ưu tiên sử dụng hệ thống công nghệ hiện đại trong việc cập nhật thông tin. Với xu hướng du lịch mới này, mọi quy trình tại quầy làm thủ tục, quầy lễ tân sẽ được tự động hóa bởi ngay cả với các quy trình nghiêm ngặt về sức khỏe và an toàn, việc trao đổi giấy tờ thông hành trong sân bay và khách sạn vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng trực tuyến cũng sẽ trở nên phổ biến hơn trong việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin. (4) Du lịch bền vững được quan tâm hơn Nhận thức về môi trường và xã hội của xã hội tăng lên, do đó việc phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội sẽ cần được ưu tiên và thực hiện mạnh mẽ hơn nữa. Các điểm đến du lịch cần phải quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa, hài hòa lợi ích các thành phần kinh tế. Liên quan đến sự thay đổi trong sản phẩm du lịch, theo dự đoán của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO, đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí chiếm 54% tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục đích thăm hỏi, sức khỏe và tôn giáo chiếm khoảng 31%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%. Xu hướng già hoá dân số, nhu cầu về chất lượng cuộc sống, du lịch, nghỉ ngơi, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe càng ngày càng được chú trọng và đòi hỏi được đáp ứng nhiều hơn về chất lượng cũng như số lượng, dần dần trở nên phổ biến hơn và có sự phân khúc thị trường để đáp ứng được các nhu cầu đó. Thêm vào đó, sau dịch bệnh, sức khoẻ đã trở thành mối quan tâm số một của người tiêu dùng trên toàn cầu, buộc họ phải thay đổi hành vi để phù hợp với mục tiêu chăm sóc sức khỏe, trong đó bao gồm cả nhu cầu đi du lịch. Trên thực tế, với sự phát triển của vaccine, ngành du lịch đang dần trở lại với sự mở cửa của một số quốc gia và khu vực. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, chúng ta cần nắm bắt được những xu hướng thay đổi của ngành để có định hướng phát triển đúng đắn. Đối với vấn đề phát triển sản phẩm du lịch mới, du lịch chăm sóc sức khỏe là một lĩnh vực tiềm năng. Việc hiểu rõ về loại hình du lịch này cũng như có định hướng, giải pháp phát triển đúng đắn sẽ giúp Việt Nam hình thành hệ thống sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe nhanh chóng, hiệu quả. 2. Tổng quan về sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe và tình hình thực tế tại Việt Nam hiện nay Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 162
  2. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch khỏe như tour thiền - yoga đến với những vùng thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành; tour giảm cân, thải độc với sự đồng hành của các chuyên gia, huấn luyện viên Tuy nhiên, trên thực tế, du lịch sức khỏe tại Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ và ở mức khiêm tốn so với ngành du lịch sức khỏe ở các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc) và các nước trong khu vực ASEAN (Singapore và Thái Lan). Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam mỗi năm thu về 1 tỷ USD từ việc người nước ngoài tới trị bệnh. Riêng tại TP.HCM, hàng năm có 30 - 40% khách ngoài thành phố và ngoài nước đến khám, chữa bệnh, tuy nhiên chủ yếu là người Campuchia và Lào. Gần đây, chúng ta có thêm số lượng kiều bào, du khách từ Úc, Mỹ, Canada, Nhật về thăm gia đình kết hợp đi du lịch và chăm sóc sức khỏe. 3. Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam Như vậy, sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe rất phù hợp để trở thành sản phẩm chính cũng như trở thành sản phẩm bổ trợ cho các sản phẩm du lịch đặc thù của Việt Nam. Đây cũng là sản phẩm phù hợp với xu hướng của ngành du lịch trong tình hình mới. Để có thể khai thác hết thế mạnh của mình như là một trung tâm du lịch sức khỏe thu hút khách du lịch, nâng cao lợi thế cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần có định hướng và giải pháp phát triển phù hợp cho sản phẩm du lịch đầy tiềm năng này. Từ những kinh nghiệm của một số quốc gia đã phát triển và thực tế tình hình du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, cần phát triển sản phẩm này theo định hướng như sau: - Phát triển các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe chất lượng, thu hút, có giá trị gia tăng cao, trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế - Phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương. - Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe phát huy thế mạnh của tài nguyên du lịch từng địa phương, đồng thời tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương. Với các định hướng trên, ngành du lịch Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp trọng tâm sau: - Hoàn thiện cơ chế, chính sách, chú trọng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe phục vụ khách du lịch. Đồng thời, cần có định hướng và quy Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 164