Đề tài Du lịch chăm sóc sức khỏe – ý nghĩa, xu hướng và sự khác biệt với du lịch y tế - Nguyễn Thanh Bình
Du lịch chăm sóc sức khỏe (tên tiếng Anh: wellness tourism, viết tắt là DL
CSSK) đã được hình thành từ lâu ở các quốc gia, điểm đến có nền y học truyền
thống phát triển, các điểm du lịch có điều kiện sinh, khoáng tự nhiên hữu ích.
Loại hình này kết hợp giữa healthy - sức khỏe thể chất và spiritual - sức khỏe tinh
thần, nhằm mang đến cho khách những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu và toàn
diện nhất, cân bằng và duy trì, phục hồi cảm xúc trong tâm hồn, hình thành lối
sống lành mạnh, mang lại niềm vui, suy nghĩ tích cực sau chuyến trải nghiệm
thông qua hoạt động thể chất, tâm lý và/hoặc tâm linh, bằng cách thúc đẩy sự
tham gia tích cực giữa con người, văn hóa và thiên nhiên.
CSSK) đã được hình thành từ lâu ở các quốc gia, điểm đến có nền y học truyền
thống phát triển, các điểm du lịch có điều kiện sinh, khoáng tự nhiên hữu ích.
Loại hình này kết hợp giữa healthy - sức khỏe thể chất và spiritual - sức khỏe tinh
thần, nhằm mang đến cho khách những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu và toàn
diện nhất, cân bằng và duy trì, phục hồi cảm xúc trong tâm hồn, hình thành lối
sống lành mạnh, mang lại niềm vui, suy nghĩ tích cực sau chuyến trải nghiệm
thông qua hoạt động thể chất, tâm lý và/hoặc tâm linh, bằng cách thúc đẩy sự
tham gia tích cực giữa con người, văn hóa và thiên nhiên.
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Du lịch chăm sóc sức khỏe – ý nghĩa, xu hướng và sự khác biệt với du lịch y tế - Nguyễn Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_du_lich_cham_soc_suc_khoe_y_nghia_xu_huong_va_su_khac.pdf
Nội dung text: Đề tài Du lịch chăm sóc sức khỏe – ý nghĩa, xu hướng và sự khác biệt với du lịch y tế - Nguyễn Thanh Bình
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch có nền y học truyền thống phát triển, ở các điểm du lịch có điều kiện sinh, khoáng tự nhiên hữu ích. Các nhà nghiên cứu Smith và Puczko (2015: 206) đưa ra định nghĩa cụm từ “wellness” (tạm dịch là chăm sóc sức khỏe) bao gồm tất cả các mặt của cuộc sống con người như “khỏe về thể chất, tinh thần, tâm tính, đức tin, tự chịu trách nhiệm, hài hòa với xã hội, có lợi với môi trường, phát triển theo hướng thông minh, thỏa mãn và hài lòng. Viện nghiên cứu Chăm sóc Sức khỏe Toàn cầu (Global Wellnes Institute - GWI), một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ năm 2014 với vai trò nghiên cứu về ngành chăm sóc sức khỏe toàn cầu đã đưa ra rất nhiều những báo cáo liên quan đến xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe. Theo GWI, Du lịch chăm sóc sức khỏe được định nghĩa là một loại hình du lịch nhằm giúp cho khách được khỏe mạnh về mọi mặt. Theo Voigt và Pforr (2013:3), du lịch chăm sóc sức khỏe đề cập đến một khía cạnh khác của sức khỏe, đó là sự cân bằng và hài hòa về tổng thể đối với các yếu tố làm nên sức khỏe, gồm cả cơ thể, tâm hồn và tâm linh, môi trường và xã hội. Loại hình này kết hợp giữa healthy - sức khỏe thể chất và spiritual - sức khỏe tinh thần, nhằm mục đích mang đến cho du khách những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu và toàn diện nhất, cân bằng và duy trì, phục hồi cảm xúc trong tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh, mang lại niềm vui, suy nghĩ tích cực sau chuyến trải nghiệm thông qua các hoạt động thể chất, tâm lý và/hoặc tâm linh, bằng cách thúc đẩy sự tham gia tích cực giữa con người, văn hóa và thiên nhiên. Thông thường khách tham gia loại hình này được nghỉ dưỡng, tách biệt khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, căng thẳng lo lắng hàng ngày, tạo cho khách sự cởi mở, đón nhận thay đổi tích cực về sức khỏe sau khi đi du lịch. Khách không phải dùng thuốc mà dùng dịch vụ mang tính trị liệu và có thể mang lại hiệu quả không ngờ Voigt (2013). Du lịch chăm sóc sức khỏe khác với du lịch y tế. Sản phẩm, dịch vụ, yêu cầu trình độ nhân lực phục vụ của du lịch y tế và du lịch chăm sóc sức khỏe là khác nhau dù đều hướng tới mục tiêu sức khỏe. Do đó, nhu cầu và thị trường hai loại hình này cũng rất khác nhau. Du lịch y tế liên quan trực tiếp đến các cơ sở y tế, thẩm mỹ viện. Khách hàng tới nơi có điều kiện y tế, khám chữa bệnh tốt và phù hợp khi bản thân người đó đã và đang mang bệnh, cần có sự chữa trị hoặc muốn can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ. Học giả Connell trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra sự khẩn cấp của loại hình này, nhu cầu của khách chủ yếu đến từ các nước phát triển với chi phí cao, có thể không ở nơi có môi trường tự nhiên thật sự tốt, trong lành (Connell, 2006b; Laing và Weiler, 2007). Thí dụ khu trung tâm thể chất, giảm cân hướng tới mục tiêu giảm cân với những chương trình cụ thể về luyện tập thể chất, dinh dưỡng trong những khung giờ cố định (Gately và cộng sự, 2000). Trên thực tế, Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 43
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch báo cáo Kinh tế Du lịch Sức khỏe Toàn cầu, một nghiên cứu mang tính bước ngoặt xác định các thông số và đặc điểm của ngành du lịch chăm sóc sức khỏe mới nổi. Báo cáo này đã ước tính quy mô toàn cầu và nhấn mạnh sự tác động sâu rộng đến nền kinh tế của du lịch CSSK. Kể từ đó, phân khúc du lịch này đã tăng tốc trên toàn thế giới. Nguyên nhân chính của sự tăng tốc này là con người đang ngày càng phải đối diện với nhiều yếu tố chủ quan và khách quan về sự tồn tại và phát triển mang lại nhiều áp lực, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả công việc; bên cạnh đó sự tiêu thụ quá mức tài nguyên, thiên tai ô nhiễm dịch bệnh ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhu cầu giải tỏa căng thẳng, duy trì và tăng cường sức khỏe ngày một gia tăng. Ngành du lịch chăm sóc sức khỏe đóng vai trò quan trọng để chuyển sự tăng trưởng về hoạt động kinh doanh du lịch sang hướng mới có nhiều cải thiệu về mục tiêu cân bằng, có lợi hơn cho sức khỏe và môi trường. Nghiên cứu của Lade, C, Strickland, P., Frew, E., Willard, P., Osorio, S.C., Nagpal về tương lai của ngành du lịch chăm sóc sức khỏe đã chỉ ra mối liên hệ giữa sức khỏe, việc chăm sóc sức khỏe, spa và du lịch y tế, nhận định xu hướng hiện tại của du lịch chăm sóc sức khỏe, liệt kê các mô hình sản phẩm và các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, đánh giá hướng phát triển sắp tới và vị trí của ngành du lịch chăm sóc sức khỏe đối với sự phát triển du lịch nói chung và điểm đến du lịch nói riêng. Nghiên cứu này cũng trình bày một kết quả khảo sát mô hình thành công tại Thái Lan với sản phẩm spa chăm sóc sức khỏe (chương 9). Năm 2014 tại Hội chợ WTM lần thứ 35 được tổ chức từ ngày 03 đến ngày 06 tháng 11 năm 2014 tại Trung tâm Triển lãm Excel, Luân Đôn, Vương Quốc Anh, đã diễn ra một chuỗi các buổi hội thảo đề cập đến những xu hướng phát triển du lịch toàn cầu như du lịch có trách nhiệm, du lịch tàu biển Đặc biệt, buổi hội thảo mang tên “Du lịch chăm sóc sức khỏe là gì” (What Exactly is Wellness Tourism) kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ với các nội dung xoay quanh chủ đề về du lịch CSSK, tại hội thảo du lịch CSSK được nhắc đến như là một hình thức du lịch đẳng cấp kết hợp giữa du lịch với spa và chữa bệnh, hội thảo đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm du lịch CSSK một khái niệm còn mới, đồng thời chỉ ra nhưng lý do thuyết phục cho thấy du lịch chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục phát triển mạnh và trở thành một xu hướng toàn cầu. Theo báo cáo của GWI, du lịch CSSK là một thị trường mang tính toàn cầu trị giá 639 tỷ đô la trong năm 2017, khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đã thực hiện 830 triệu chuyến nghỉ dưỡng trong năm 2017, nhiều hơn 135 triệu chuyến so với năm 2015, tăng trưởng nhanh gấp đôi so với du lịch nói chung. Phân tích các dữ liệu và xu hướng thì có đến hàng chục quốc gia và các ban du lịch quốc gia đang tích cực thúc đẩy du lịch chăm sóc sức khỏe. Cũng theo tổ chức này, du lịch chăm sóc sức khỏe đã bùng nổ trong ý thức của người tiêu dùng chỉ một vài năm Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 45
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch nhiên đang ngày càng tăng. Đối với những người hàng ngày phải chịu đựng tiếng ồn, sống trong các thành phố đông đúc liên tục tắc nghẽn, thiên nhiên an lành và tĩnh lặng có sức quyến rũ rất lớn. Kết quả điều tra khách tham gia loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2020 của WTA đã chỉ ra rằng, một trong những tuyên bố đạt được điểm cao nhất trong động cơ lựa chọn của khách là yên bình và tĩnh lặng. (2) Sức khỏe tâm thần: Chưa bao giờ vấn đề sức khỏe tâm thần lại được đặt lên trước trong các cuộc bàn thảo hàng ngày như bây giờ. Ngày càng nhiều các bên tham gia vào lĩnh vực phục vụ khách (hospitality) chú ý đến việc cần phải đưa nội dung chăm sóc sức khỏe và các chương trình, sản phẩm, dịch vụ và nội dung sức khỏe tinh thần phải bao hàm trong các hoạt động này, phải được nhắc đến trong các thông điệp marketing của họ. (3) Xuất hiện những thành viên mới: Do tác động trực tiếp của đại dịch và ưu tiên hàng đầu là “có sức khỏe tốt”, chúng ta sẽ thấy xuất hiện ngày càng nhiều những khách hàng mới lựa chọn nơi đến trong chuyến đi nghỉ là các khu nghỉ dưỡng mang danh wellness hay wellness retreat (hướng tới sức khỏe của khách, có dịch vụ chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho khách) hay thậm chí là mô hình kết hợp linh hoạt (hybrid properties) (là những khách sạn và khu nghỉ dưỡng không mang danh wellness nhưng có cung ứng các chương trình và sản phẩm cụ thể thực sự chăm sóc sức khỏe của khách). (4) Nam giới tham gia nhiều hơn vào các chuyến đi du lịch với mục đích chăm sóc sức khỏe: Nghiên cứu khách hàng của WTA năm 2018 chỉ ra rằng phần lớn khách của du lịch chăm sóc sức khỏe là phụ nữ (hơn 80%), nhưng kết quả điều tra năm 2020 cho thấy tỷ lệ nam giới và nữ giới đối với loại hình này đã gần như cân bằng. Tuy không thể đảm bảo chính xác sự tăng trưởng về số nam giới đặt dịch vụ chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho kỳ nghỉ của mình là bao nhiêu vì lĩnh vực này đang phục hồi sau đại dịch, chúng ta có thể khẳng định, thông qua số liệu điều tra, rằng nam giới chắc chắn ngày càng nhiều người nhận ra, biết đến và quan tâm hơn đến loại hình và sản phẩm chăm sóc sức khỏe đối với các chuyến nghỉ dưỡng trong tương lai của họ. (5) Đi đơn lẻ theo ý thích riêng: Sau thời gian cách ly (lockdown) dài ngày do đại dịch covid xảy ra khắp nơi trên thế giới, việc đi du lịch đơn lẻ thực sự hoàn toàn phụ thuộc vào sức khỏe của cá nhân và tình trạng sức khỏe tốt là chìa khóa để hoàn thành chuyến đi. Đi du lịch đơn lẻ là một xu hướng diễn ra từ nhiều năm đến nay và sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, vì nhiều du khách muốn đi theo ý thích riêng của bản thân. Đi du lịch đơn lẻ thành xu hướng lớn đến mức rất nhiều thành viên của WTA đã từng tham gia và đóng góp vào kết quả khảo sát gần đây của WTA về kỳ nghỉ phục hồi sức khỏe (Wellness Vacation) là gần 25% người được hỏi đã tham gia du lịch đơn lẻ. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 47
- Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch 9. Csirmaz, E. and Peto, K. (2015) International trends in recreational and wellness tourism, Procedia Economics and Finance, 32, 755-762. 10. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 49