Đề tài Du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khu vực miền trung và tây nguyên Lý thuyết và thực tiễn

Bài viết t p trung làm sáng t các khái niệm du lịch sinh thái (DLST); các nguyên tắc chỉ đạo của DLST khung
pháp l cho phát triển DLST trong các Vườn Quốc Gia (VQG), khu ảo tồn thiên nhiên (KBTTN Việt Nam sự phân ố
các khu ảo tồn khu vực miền Trung và Tây Nguyên hiện trạng phát triển DLST tại 3 VQG: Bạch M , Phong Nha - K 
Bàng, Bidoup N i Bà qua đ tổng kết các bài học kinh nghiệm và đề xuất kiến nh m th c đ y DLST trong các VQG và
KBTTN khu vực miền Trung và Tây Nguyên (MT&TN của Việt Nam 
Từ khóa: du lịch sinh thái phát triển vườn quốc gia khu ảo tồn thiên nhiên miền Trung Tây Nguyên 
pdf 16 trang xuanthi 03/01/2023 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khu vực miền trung và tây nguyên Lý thuyết và thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_du_lich_sinh_thai_trong_cac_vuon_quoc_gia_khu_bao_ton.pdf

Nội dung text: Đề tài Du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khu vực miền trung và tây nguyên Lý thuyết và thực tiễn

  1. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 21 triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ đổi mới [14]; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [36]; Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 [35]; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ [33]/ Duyên hải Nam Trung Bộ [37]/ Tây Nguyên [34] đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [31] Theo đó, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo động lực ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn các tỉnh khu vực MT&TN. Không gian du lịch khu vực MT&TN có đặc trưng như sau: + Vùng Bắc Trung Bộ (gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), gắn liền với hệ thống cửa khẩu quốc tế Việt Nam-Lào, với du lịch hành lang Đông Tây và hệ thống biển đảo Bắc Trung Bộ, có các tài nguyên du lịch đặc trưng như sau: (1) Tài nguyên du lịch di sản Thế giới như: Quần thể di tích cố đô Huế; Nhã nha c Cung đình Huế; Mộc bản Triều Nguyễn; Thành nhà Hồ; VQG Phong Nha-Kẻ Bàng; (2) Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: tài nguyên du lịch biển đảo (với bờ biển dài 670 km); tài nguyên du lịch hang động; tài nguyên du lịch sông, hồ, suối nước nóng; tài nguyên DLST trong rừng đặc dụng; (3) Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, khảo cổ; các lễ hội văn hóa dân gian; làng nghề thủ công truyền thống [43]. Sản phẩm du lịch đặc trưng được xác định là tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, DLST, tìm hiểu văn hóa-lịch sử [9], [10], [31], [33], [36]. Không gian phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ [33] gắn liền với 4 nhóm sản phẩm đặc trưng bao gồm: (1) Không gian phát triển du lịch di sản: Thành phố Huế và phụ cận; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Thành nhà Hồ và phụ cận. (2) Không gian phát triển du lịch lịch sử - cách mạng: Khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Trị; Kim Liên (Nghệ An); A Lưới (Thừa Thiên Huế); Các điểm di tích lịch sử - cách mạng: Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), Hang tám thanh niên xung phong (Quảng Bình) (3) Không gian phát triển du lịch biển đảo gồm Hải Tiến, Sầm Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Diên Thành, Diễn Châu, Cửa Lò, Cửa Hiền, Cửa Hội, Bãi Lữ (Nghệ An), Thiên Cầm, Xuân Thành, Chân Tiên, Kỳ Ninh, Đèo Con (Hà Tĩnh), cửa Nhật Lệ, Bảo Ninh, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, Hải Ninh, Ngư Thủy (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ và bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị), bãi biển Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô và hệ thống đầm phá Tam Giang, Lập An, Cầu Hai (Thừa Thiên Huế). Trong đó khu vực Lăng Cô, Thuận An, Cửa Tùng và Đồng Hới ưu tiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; (4) Không gian phát triển DLST gồm các VQG/KBTTN Bến En, Pù Huống (Thanh Hóa), Pù Mát, Pù Luông (Nghệ An), Vũ Quang, Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bắc Hướng Hóa, Đăkrông (Quảng Trị) và Bạch Mã (Thừa Thiên Huế). + Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (gồm TP.Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) có đa dạng các tài nguyên du lịch như: (1) Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: các tài nguyên du lịch biển đảo với gần 1.200 km bờ biển; tài nguyên du lịch thuộc sông, hồ, suối nước nóng, nước khoa ng; tài nguyên du lịch thuộc các khu rừng đặc dụng; một số cảnh quan du lịch đặc biệt như Ghềnh Đá Đĩa (Phú Yên), Cồn cát Ninh Thuận, Bình Thuận (2) Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ (văn hóa Chăm Pa; đô thị cổ Hội An, văn hóa Sa Huỳnh - Quảng Ngãi ); các lễ hội văn hóa dân gian; ca múa nhạc; ẩm thực; làng nghề thủ công truyền thống [44]. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển [9], [10], [31], [36], [37]. Không gian phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ được chia thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam [37]: (1) Tiểu vùng du lịch phía Bắc (TP.Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định): Khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm du lịch di sản văn hóa thế giới gắn với đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, các giá trị văn hóa Chăm Pa, Sa Huỳnh, tham quan di tích lịch sử gắn với các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; nghỉ dưỡng biển - đảo; hội nghị, hội thảo; du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ cuối tuần; lễ hội, tâm linh (2) Tiểu vùng du lịch phía Nam (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): Khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng như nghỉ dưỡng biển - đảo; du lịch văn hóa gắn với các giá trị văn hóa Chăm Pa, văn hóa các dân tộc phía Đông dãy Trường Sơn; sinh thái nông nghiệp, nông thôn; lễ hội, tâm linh + Vùng Tây Nguyên (gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng): Sản phẩm du lịch đặc trưng là DLST, du lịch văn hóa khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên [9], [10], [31], [34], [36]. Không gian phát triển du lịch của vùng Tây Nguyên [34] bao gồm: (1) Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, VQG Bidoup- Núi Bà, hồ Đan Kia - Suối Vàng có đặc điểm nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên, hướng khai thác chủ yếu là du lịch tham quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng (2) Đắk Lắk - Đắk Nông gắn với Vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có đặc điểm nổi trội cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, hướng khai thác chủ yếu là du lịch văn hóa; DLST rừng, sinh thái nông nghiệp nông thôn (3) Gia Lai - Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, khu du lịch Măng Đen, điểm du lịch hồ Yaly có giá trị tài nguyên du lịch nhân văn nổi trội của các dân tộc bản địa Tây Nguyên, đặc biệt là Nhà Rông, Nhà Mồ
  2. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 23 phân tích 03 điển hình phát triển DLST trong VQG/KBTTN của khu vực MT&TN như sau: a Vƣờn quốc gia Bạch M (Thừa Thi n Hu VQG Bạch Mã3 chính thức được thành lập năm 1991 với tổng diện tích ban đầu 22.031 ha, trực thuộc Bộ Lâm nghiệp; đến năm 2008 được điều chỉnh mở rộng với tổng diện tích là 37.487 ha, phân bố trên địa bàn hai tỉnh Thừa Thiên Huế (34.380 ha) và Quảng Nam (3.107 ha). VQG Bạch Mã có trụ sở chính tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 40km; trực thuộc sự quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT. Rừng ở VQG Bạch Mã gần như nguyên sinh, có hai kiểu rừng chính là Rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới ở độ cao dưới 900m và Rừng kín thường xanh mưa á nhiệt đới ở độ cao trên 900m (rừng giàu, ít bị ảnh hưởng của con người). VQG Bạch Mã có mức độ đa dạng sinh học cao với 2.373 loài thuộc hệ nấm và thực vật (trong đó 73 loài nguy cấp quý hiếm được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam), 1.715 loài động vật (trong đó 69 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam). Các sản ph m DLST ch nh trong VQG Bạch M bao gồm các tuyến, điểm như sau: (1) Các tuyến, điểm DLST đang khai thác: Đường mòn Hải Vọng Đài (độ cao 1.430m); Đường mòn tự khám phá thiên nhiên; Đường mòn Đỗ Quyên; Đường mòn Ngũ Hồ; Đường mòn Trĩ Sao; Đường mòn rừng Chò Đen; Đường mòn MIA (Missing In Action - Mất tích trong chiến tranh); Du lịch Hồ Truồi - Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã; Biệt thự Phong Lan; Nhà Bảo An; Biệt thự Đỗ Quyên; Biệt thự Kim Giao; Homestay gần chân núi Bạch Mã; (2) Các tuyến, điểm DLST tiềm năng: Tuyến Km 8 - Trĩ Sao - Hồ Truồi; Tuyến đường Hồ Chí Minh và Coldebay - Đỉnh Bạch Mã; Tuyến đi bộ diễn giải môi trường; Điểm du lịch Khe Su, thác thủy điện; Làng sinh thái Hương Lộc, Thượng Nhật. VQG Bạch Mã có hệ thống các tuyến đường mòn được xây dựng để đưa du khách đến các điểm có phong cảnh, suối thác đẹp hay các tài nguyên sinh thái, lịch sử có giá trị. Với cảnh quan độc đáo và hệ động thực vật đa dạng, VQG Bạch Mã đã và đang thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, đông nhất vào những ngày cuối tuần, và vào các tháng 5, 6, 7 [24]. Ngoài các tuyến điểm du lịch, VQG Bạch Mã còn có hệ thống các cơ sở lưu trú ở khu vực chân núi Bạch Mã (13 phòng, giá 300.000 VNĐ/phòng) và khu vực trên núi Bạch Mã (Biệt thự Phong Lan: 06 phòng, giá 1,15 triệu VNĐ/phòng; Biệt thự Đỗ Quyên I, II: 05 phòng, giá 750.000 VNĐ/phòng; Biệt thự Kim Giao: 09 phòng, giá 750.000†950.000 VNĐ/phòng; Nhà Bảo An: 02 phòng, giá 750.000 VNĐ/phòng); dịch vụ vận chuyển đi đỉnh Bạch Mã và ngược lại bằng xe 16 chỗ; dịch vụ hướng dẫn viên tại điểm; dịch vụ ăn uống và giải khát; dịch vụ cắm trại Tổ chức các hoạt động DLST trong VQG Bạch M : - Tự tổ chức kinh doanh DLST: Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng của VQG là đơn vị thực hiện chức năng xây dựng phương án quy hoạch, khai thác tiềm năng du lịch trong phạm vi VQG quản lý; tổ chức xây dựng, quản lý các điểm du lịch theo phương án quy hoạch chung; tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho các địa chỉ du lịch cộng đồng xung quanh vùng đệm của Vườn. Định hướng cộng đồng tham gia hoạt động DLST; đón tiếp, hướng dẫn và phục vụ khách tham quan theo đúng quy định của pháp luật về các hoạt động du lịch, dịch vụ; theo dỏi, quản lý du khách, điều tra đánh giá và báo cáo thống kê khách tham quan Bạch Mã và các điểm du lịch cộng đồng vùng đệm của VQG. Hiện nay, VQG Bạch Mã thực hiện thu phí tham quan theo Thông tư số 206/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính, quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thăm quan các VQG trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (Bạch Mã, Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Yokdon, Cát Tiên). Theo đó, phí thăm quan đối với người lớn là 60.000 đồng/người/lượt.Đối với sinh viên, học sinh (học viên) trong các trường đại học, cao đ ng, trung cấp, trường dạy nghề mức v là 20.000 đồng/người/lượt.Đối với trẻ em; học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông v 10.000 đồng/người/lượt. VQG được để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016; nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. - Hợp tác kinh doanh DLST: Ngày 11/4/2014, VQG Bạch Mã đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Thanh Tâm (Thanh Tâm Resort) khai thác toàn bộ hoạt động du lịch tại VQG Bạch Mã với tổng diện tích quy hoạch trên 300 ha (khoán dịch vụ lưu trú và nhân sự DLST ở đỉnh Bạch Mã). Phía VQG Bạch Mã bàn giao một số cơ sở phục vụ dịch vụ ăn và nghỉ như Nhà hàng Bạch Mã, Biệt thự Phong Lan, Nhà Bảo An, Biệt thự Đỗ Quyên, Biệt thự Kim Giao cho Thanh Tâm Resort nâng cấp, bảo dưỡng và tổ chức khai thác, mở rộng nhiều hoạt động du lịch tại đây. Sự hợp tác này nhằm giải quyết những khó khăn về cơ sở hạ tầng, tăng cường tính chuyên nghiệp trong phục vụ dịch vụ du lịch, từ đó đáp ứng hơn nữa nhu cầu nghỉ dưỡng cho du khách trong và ngoài nước khi đến thăm quan Bạch Mã. - Thuê MTR đặc dụng để kinh doanh DLST: VQG Bạch Mã ra Thông báo số 294/TB-VBM ngày 14/7/2017 về việc thuê MTR đặc dụng để kinh doanh DLST tại VQG Bạch Mã (thực hiện theo Quyết định số 2958/QĐ-BNN-TCLN ngày 07/7/2017 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt Đề án thuê MTR đặc dụng để kinh doanh DLST tại VQG Bạch Mã). Dự án thuê MTR thuộc Tiểu khu 214 (9,14 ha) và Tiểu khu 227 (90,27 ha) thuộc phân khu dịch vụ - hành chính (tổng diện tích 99,41 ha). Hiện trạng rừng đặc trưng là rừng nghèo với các loại cây chủ yếu là Trâm, Tim Lang, Bạng; đất trống 3 Dẫn nguồn từ Trang thông tin điện tử Vườn quốc gia Bạch Mã:
  3. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 25 Công ty TNHH Rào Thương - Hang Én 2 ngày 1 đêm 7.000 / 7.500 MTV Chua Me Đất Hang Va, hang Nước Nứt – Những trải nghiệm khác 1 ngày 2.400 (Oxalis) biệt 2 ngày 1 đêm 8.000 Chinh phục hang Sơn Đoòng (dài nhất Thế giới) 5 ngày 4 đêm 3000$/người/lượt Khu DLST Động Động Thi n Đƣờng: Thiên Đường (Tập Tham quan 01 km Động Thiên Đường trên hệ thống Trong ngày 250 đoàn Trường cầu thang gỗ Thịnh) Trải nghiệm, chinh phục 07 km Động Thiên Đường, Trong ngày 2.000 Giếng Trời 2 ngày 1 đêm 4.000 Trung tâm Cứu hộ, Điểm DLST và diễn giải môi trường Vườn thực vật Trong ngày 40 BT & PTSV Trung tâm du lịch Khám phá Xuyên Sơn Hồ và chinh phục 4,5 km động Trong ngày 1.700 Phong Nha- Kẻ Phong Nha Bàng Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Đường 20 – Trong ngày - Quyết Thắng Điểm DLST Suối Nước Moọc Trong ngày 180 Tuyến du lịch Sông Chày - Hang Tối Trong ngày 250 / 450 Động Tiên Sơn - Chốn bồng lai tiên cảnh Trong ngày 80 Phong Nha - Kỳ quan đệ nhất động Trong ngày 150 (Nguồn: Tổng hợp của Tác giả, 6/2018 từ: - Thuê MTR đặc dụng để kinh doanh DLST: Việc cho thuê MTR được thực hiện theo Công văn số 422/UBND ngày 03/3/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc nhất trí cho Công ty cổ phần tập đoàn Trường Thịnh đầu tư khai thác DLST tại Động Thiên Đường. Ngày 08/3/2012, Ban quản lý VQG Phong Nha-Kẻ Bàng và Công ty cổ phần tập đoàn Trường Thịnh đã thống nhất và ký “Hợp đồng cung ứng dịch vụ MTR để kinh doanh DLST”. Vị trí cho thuê ở khu vực Động Thiên Đường có diện tích 55 ha, thuộc phân khoảnh 4538, phân khu phục hồi sinh thái. Mức giá thuê 5 năm đầu được tính bằng 1%; từ năm thứ 6 trở đi tính bằng 1,5% doanh thu từ Khu DLST Động Thiên Đường. Thời hạn cho thuê là 50 năm, từ 01/7/2011 đến 30/6/2061. c Vƣờn quốc gia Bi oup N i B (L m Đồng VQG Bidoup Núi Bà5 thành lập theo Quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng; nằm trên địa bàn hành chính huyện Lạc Dương (chiếm gần trọn Cao nguyên Langbiang) và một phần huyện Đam Rông; cách thành phố Đà Lạt khoảng 50 km theo Tỉnh lộ 723. VQG có quy mô diện tích vùng lõi 70.038,45 ha, chia thành 3 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 33.582 ha; phân khu phục hồi sinh thái: 22.854 ha; phân khu dịch vụ, hành chính: 7.502 ha; diện tích khác: 6.100,45 ha. VQG Bidoup-Núi Bà có hệ động thực vật phong phú: Đã ghi nhận 1.933 loài thực vật thuộc 825 chi và 180 họ, trong đó có 67 loài quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và 35 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN. Ngoài ra, VQG còn có 96 loài đặc hữu với 29 loài được đặt tên theo vùng địa lý Đà Lạt; sở hữu vườn Lan lớn nhất Việt Nam với 258 loài Đã ghi nhận 86 loài thú, 274 loài chim và 40 loài bò sát - lưỡng cư, trong đó có 87 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, Sách Đỏ Thế giới và Phụ lục Công ước CITES; vườn là một trong 3 vùng chim quan trọng trên cao nguyên Đà Lạt và là một trong các vùng chim đặc hữu (EBA) của Việt Nam [24]. Sản phầm DLST trong VQG Bidoup N i Bà:Các yếu tố cảnh quan có thể xây dựng thành các sản phẩm DLST bao gồm: Cảnh quan của các hệ sinh thái rừng là mẫu chuẩn; Các đỉnh núi cao của cao nguyên Đà Lạt; Các thác nước tự nhiên; Sông Krongno; Sông Đa nhim và các hồ nước tự nhiên trong rừng. Khí hậu quanh năm mát mẻ phù hợp cho các hoạt động ngoài trời. Hiện nay, các sản phẩm DLST trong VQG Bidoup Núi Bà bao gồm các tuyến, điểm như sau: Tuyến Bidoup 17 km (chinh phục Đỉnh Bidoup cao 2.287 m) (2 ngày 1 đêm; giá trọn gói 1,39†1,89 triệu VNĐ/người/lượt, không trọn gói: 0,69†1,69 triệu VNĐ/người/lượt); Tuyến DLST Hòn Giao-Giang Ly 1,8 km; Tuyến Thiên Thai 3,5 km (thăm Thác Thiên 5 Dẫn nguồn từ Trang thông tin điện tử Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà:
  4. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 27 Việc thành lập các Trung tâm DLST và Giáo dục môi trường trong các VQG là bước chuyển tiếp để thích ứng dần với sự thay đổi đó. Việc nâng cao nhận thức và đào tạo về cung ứng và kinh doanh DLST theo cơ chế thị trường cho đội ngũ lãnh đạo và CBVC ở các VQG/KBTTN là cần được xác định là một bước đi tiên quyết. (2 X y ựng sản ph m DLST đặc thù Sản phẩm DLST là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại dịch vụ và hàng hóa hợp thành với mục đích cơ bản là thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch trong quá trình đi du lịch ở các VQG/KBTTN. Xây dựng sản phẩm DLST đặc thù chính là việc tạo ra những trải nghiệm mới, khác lạ cho du khách dựa trên tài nguyên du lịch thiên nhiên (thám hiểm hang động, chinh phục đỉnh cao ) và tài nguyên du lịch nhân văn (phong tục tập quán, lễ hội truyền thống ) riêng có; cũng như dựa trên điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của mỗi VQG/KBTTN, cũng như của mỗi địa phương. Các sản phẩm DLST trong VQG/KBTTN cần được tiêu chuẩn hóa và tài liệu hóa (các hướng dẫn, các quy trình, các sơ đồ, bản đồ, chương trình, kế hoạch ); xây dựng theo định hướng thị trường, trên cơ sở xác định rõ thị trường mục tiêu, phân khúc khách hàng, khu vực địa lý Sự khác biệt riêng có và sự thỏa mãn của du khách đối với sản phẩm DLST mà VQG/KBTTN cung cấp là yếu tố làm nên thương hiệu cho đơn vị, cũng như địa phương sở tại. (3 Huy động các nguồn lực v các th nh phần inh t v o phát triển DLST trong các VQG/KBTTN Trong điều kiện hạn chế về nguồn lực tài chính và sự ràng buộc của cơ chế chính sách hiện hành, việc thu hút và lựa chọn các hình thức hợp tác kinh doanh theo kiểu Đối tác Công-Tư (Public Private Partnership), cho thuê MTR để kinh doanh DLST là những lựa chọn nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ DLST, chuyên nghiệp hóa hoạt động cung cấp dịch vụ DLST nhằm tạo ra những sản phẩm DLST riêng đặc thù và chất lượng cao. (4 Thi t l p mạng lƣới các cơ sở cung cấp ịch vụ ổ trợ cho DLST Du khách khi đến VQG/KBTTN tiêu dùng các sản phẩm DLST chính, cần phải được thụ hưởng các dịch vụ bổ trợ khác như: vận chuyển hành khách, lưu trú, ăn uống, ngân hàng, thông tin liên lạc, bảo hiểm, y tế, an ninh Do vậy, cần thiết lập mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ bổ trợ theo những chuẩn mực nhất định và tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị này nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách DLST tại khu vực VQG/KBTTN. (5 Truy n thông v mar eting DLST Các VQG/KBTTN cần tăng cường quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thương mại điện tử có uy tín, các mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram, Tweeter ), các chuyên trang du lịch (Tripadvisor, Trivago, Booking ) Một số VQG/KBTTN có lợi thế rất lớn về mặt truyền thông khi được các kênh truyền hình nổi tiếng quảng bá (Hang Sơn Đoòng được quảng bá trên kênh truyền hình ABC của Mỹ ). (6 Hợp tác v tham gia của các cơ quan, tổ chức trong nƣớc v quốc t trong NCKH, BTTN Sự hợp tác và tham gia của các cơ quan đào tạo và nghiên cứu (các trường cao đ ng, đại học; các viện/ trung tâm nghiên cứu), các tổ chức trong nước (PanNature, GreenViet ) và quốc tế (như WWF, IUCN, GIZ, JICA, UNDP ) đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và năng lực bảo tồn, năng lực quản lý và sử dụng tài nguyên rừng đặc dụng ở các VQG/KBTTN; góp phần kết nối, giới thiệu và quảng bá các đặc trưng đa dạng sinh học và DLST ra khu vực và Thế giới. Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham quan học tập với sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học chuyên ngành, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế cũng là cách để các VQG/KBTTN tận dụng trí tuệ tập thể để xây dựng chiến lược phát triển cho đơn vị mình. ĐỀ XUẤT - Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ Tài chính cần hợp tác và phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thiện chính sách quản lý rừng đặc dụng; chính sách khuyến khích đầu tư phát triển DLST trong các VQG/KBTTN; cơ chế chính sách tài chính cho các hoạt động DLST trong VQG/KBTTN; chính sách cho thuê MTR để kinh doanh DLST - Cần xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư kinh doanh DLST trong các VQG/KBTTN. - Cần nâng cao nhận thức và đào tạo về DLST cho các nhà phát triển và tham gia vào DLST, bao gồm các nhà chức trách địa phương, hướng dẫn du lịch, các cơ sở kinh doanh DLST, các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển, ngân hàng, y tế, bảo hiểm Cần nâng cao nhận thức cho công chúng về các vấn đề môi trường và du lịch có trách nhiệm;
  5. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 29 [16] Drumm A. et al. (2005), Ecotourism Development: A Manual for Conservation Planners and Managers. Volume I - An Introduction to Ecotourism Planning, 2nd, The Nature Conservancy, Arlington, Virginia, USA. [17] Dự án PA (2015), Báo cáo chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính mới tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh thái tại VQG Bidoup - Núi Bà, Dự án “Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn tại Việt Nam” (Dự án PA), Bộ TN&MT, Hà Nội - Đà Lạt. [18] Fennell D. A. et al. (2003), Ecotourism Policy and Planning, CABI Publishing, Oxon & Cambridge. [19] Hall D. (2004), "Rural tourism development in southeastern Europe: transition and the search for sustainability", International Journal of Tourism Research. 6 (3),pp.165-176. [20] Honey M. (2008), Ecotourism and Sustainable Development: Who Owns Paradise?, 2nd, Island Press, Washington • Covelo • London. [21] Lê Huy Bá (2009), Du lịch sinh thái (Ecotourism , NXB. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, pp. 548. [22] Lumsdon L. M. et al. (1998), "Ecotourism at a Crossroads: The Case of Costa Rica", Journal of Sustainable Tourism. 6 (2),pp.155- 172. [23] Miranda M. (2003), Institutional capacities for sustainable progress: Experiences from Costa Rica, Geoscience, Utrecht University. [24] Ngô Tiến Dũng et al. (2016), Vườn quốc gia Việt Nam, Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN & PTNT, Hà Nội. [25] Quốc hội (2005), Luật Du lịch 2005 (Luật số 44/2005/QH11 của Quốc hội), Hà Nội. [26] Quốc hội (2017), Luật Du lịch 2017 (Luật số 09/2017/QH14, ngày 19/06/2017), Hà Nội. [27] Quốc hội (2017), Luật Lâm nghiệp (Luật số 16/2017/QH14, ngày 15/11/2017), Hà Nội. [28] Srinakharinwirot University (1992), Ecotourism development: regional planning and strategies. Ecotourism development, Srinakharinwirot University, Bangkok. [29] Tapper R. (2001), "Tourism and socio-economic development: UK tour operators. Business approaches in the context of the new international agenda", International Journal of Tourism Research. 3 (5),pp.351-366. [30] Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg, ngày 22/7/2002, phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010, Hà Nội. [31] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/2011/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011, phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. [32] Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, ngày 01/6/2012, ban hành Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. [33] Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Hà Nội. [34] Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Hà Nội. [35] Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 2782/QĐ-TTg ngày 15/8/2013 phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”, Hà Nội. [36] Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 201/2013/QĐ-TTg, ngày 22/01/2013, ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. [37] Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 2350/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 , Hà Nội. [38] TIES (2015), TIES Announces Ecotourism Principles Revision, The International Ecotourism Society (TIES), ngày truy cập Jun. 10-2018. [39] Tổng cục Thống kê (2017), Niên giám thống kê 2016, Nxb. Thống kê, Hà Nội. [40] Trần Quang Bảo et al. (2017), Thuyết minh Đề tài NCKH cấp Bộ Nghiên cứu đề xuất cơ chế tài chính bền vững trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. [41] UNEP et al. (2002), Quebec Declaration on Ecotourism, As adopted in the World Ecotourism Summit. Quebec City, Canada, 19-22 May 2002., World Tourism Organization (WTO) - United Nation Environment Programme (UNEP), Madrid, Spain. [42] Veenhoven R. (1999), "Quality of life in individualistic society: a comparison of 43 nations in the early 1990s", Social Indicators Research. 48,pp.157-186. [43] Viện NCPT Du lịch (2013), Thuyết minh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Hà Nội, pp. 115. [44] Viện NCPT Du lịch (2014), Thuyết minh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội. [45] Wearing S. et al. (1996), "Assessing and managing the sociocultural impacts of ecotourism: revisiting the Santa Elena rainforest project", Environmentalist. 16 (2),pp.117-133. [46] Welford R. (2000), "Corporate Environmental Management: Towards Sustainable Development. Chapter 6: Towards Sustainable Development: a Buddhist Path", Earthscan Publications, London. [47] Wood M. E. (2002), Ecotourism: Principles, Practices and Policies for Sustainability, The International Ecotourism Society (TIES), Burlington (USA).