Đề tài Gắn kết nguồn nhân lực trong cộng đồng người Khmer vào hoạt động phát triển du lịch tại Thành phố Trà Vinh

Gắn kết nguồn nhân lực trong cộng đồng địa phương thông qua các loại hình du lịch đã trở nên phổ biến và đạt được
hiệu quả trong nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, môi trường vùng dân tộc thiểu số. Là địa phương có lợi thế về văn hóa Khmer,
tỉnh Trà Vinh đã mạnh dạn xã hội hóa hoạt động du lịch vào đời sống cộng đồng vùng dân tộc. Họ là chủ nhân trực tiếp của tất cả tài
nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn, là nguồn nhân lực trọng yếu tham gia tích cực và có vai trò quyết định vào quá trình tạo nên
chất lượng các sản phẩm du lịch tại điểm đến. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến cộng đồng người Khmer tại thành phố Trà
Vinh, thông qua bảng câu hỏi khảo sát kết hợp với phương pháp điền dã, chúng tôi có được những nhận định và đánh giá về thực
trạng phát triển du lịch trong cộng đồng người Khmer; từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát huy vai trò và gắn kết nguồn
nhân lực trong cộng đồng người Khmer với hoạt động du lịch tại thành phố Trà Vinh.. 
pdf 7 trang xuanthi 03/01/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Gắn kết nguồn nhân lực trong cộng đồng người Khmer vào hoạt động phát triển du lịch tại Thành phố Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_gan_ket_nguon_nhan_luc_trong_cong_dong_nguoi_khmer_va.pdf

Nội dung text: Đề tài Gắn kết nguồn nhân lực trong cộng đồng người Khmer vào hoạt động phát triển du lịch tại Thành phố Trà Vinh

  1. 254 GẮN KẾT NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER VÀO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH A. Vài nét về cộng đồng người Khmer tại Thành phố Trà Vinh Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”. Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) và cộng sự trong công trình “Du lịch cộng đồng” đã định nghĩa “Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách, để mọi tầng lớp dân cư đều có thể được sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm du lịch” (Bùi Thị Hải Yến, 2012: tr.35-36). Như vậy, hoạt động du lịch cộng đồng hướng tới, nhấn mạnh vai trò của cộng đồng, vì mục tiêu phát triển cộng đồng và mục tiêu bảo tồn. Nói đến cộng đồng người Khmer tại thành phố Trà Vinh, họ sống trải đều khắp các phường từ Phường 1 đến Phường 9 và một phần ở xã Long Đức nên sự phát triển văn hóa vừa diễn ra chậm chạp vừa có xu hướng khép kín, mang nặng tính bảo thủ. Song, với truyền thống văn hóa tộc người, đặc biệt là tính bảo lưu truyền thống khá mạnh mẽ dưới sự điều khiển của tổ chức xã hội khá rõ ràng (phum, sóc) đã tạo nên sự thống nhất trong việc phát triển xã hội Khmer theo một chiều hướng nhất định. Đây có thể là một đặc điểm nổi bật mang tính độc đáo của người Khmer – yếu tố tác động của việc không gian bị ngăn cách không ảnh hưởng lớn đến sự vận động, phát triển của xã hội Khmer ở những vùng khác nhau, đặc biệt là trên phương diện văn hóa tinh thần. Bảng 1. Sự phân bố người Khmer trên địa bàn Thành phố Trà Vinh Số nhân khẩu Số hộ người Khmer Phường/Xã người Khmer (ĐVT: người) (ĐVT: người) Phường 1 281 1.327 Phường 2 29 129 Phường 3 12 55 Phường 4 11 36 Phường 5 141 808 Phường 6 160 885 Phường 7 592 3.054 Phường 8 1.482 6.007 Phường 9 1.628 7.032 Xã Long Đức 552 2.071 Tổng số 4.888 21.404 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2020) Bảng 2. Danh sách nghệ nhân tiêu biểu trên địa bàn Thành phố Trà Vinh TT Họ tên Địa chỉ Lĩnh vực Nghệ thuật 1. Thạch Chân Khóm 8, Phường 9, thành phố Trà Vinh (Soạn giả) Nghệ thuật 2. Sơn Cân Khóm 6, Phường 9, thành phố Trà Vinh (Điêu khắc hội họa) Nghệ thuật 3. Thạch Suông Phường 8, thành phố Trà Vinh (Điêu khắc hội họa) NNUT 4. Ngô Thị Xuân Phường 8, thành phố Trà Vinh (Tri thức dân gian) (Nguồn: Ban quản lý Di tích tỉnh Trà Vinh)
  2. 256 GẮN KẾT NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER VÀO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH khách du lịch điều mong muốn quay trở lại Trà Vinh với tỷ lệ 95,7 % và sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn bè, người thân về điểm du lịch với tỷ lệ 97,8 %. Bảng 5. Kết quả đánh giá đối với chất lượng dịch vụ Nội dung khảo sát Điểm Tỷ lệ đồng trung bình ý (%) Phong cách phục vụ của nhân viên chuyên nghiệp 3,50 50 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 3,89 65,2 Đảm bảo an toàn khi tham quan và lưu trú 4,00 73,9 Du khách có nhiều lựa chọn khác nhau về các dịch vụ trong chương trình 3,30 43,5 tham quan Giá cả hợp lý 4,00 69,6 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát) Phong cách phục vụ của nhân viên bao gồm thái độ, tư thế, điệu bộ, tác phong, cử chỉ, lời nói, hành động, .của tất cả những người tham gia phục vụ khách du lịch như: hướng dẫn viên, các nhân viên làm việc tại các điểm tham quan, các nhà hàng, các điểm lưu trú cũng như cung cách phục vụ của người dân trong quá trình đón tiếp và phục vụ khách. Đội ngũ nhân lực hiện nay vẫn còn thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng, theo đánh giá của khách du lịch về sự chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ chỉ đạt trên mức bình thường (3,5/5). Thiếu hướng dẫn viên tại điểm, công tác hướng dẫn được thực hiện bởi các bạn sinh viên (cộng tác viên) là chính. Bên cạnh đó, khách chưa có nhiều lựa chọn về các dịch vụ trong chương trình tham quan. Các vấn đề về giá cả, an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn khi tham quan và lưu trú đạt được tỷ lệ đồng ý tương đối cao hơn (trên 65 %). Bảng 6. Kết quả đánh giá đối với môi trường du lịch Nội dung khảo sát Điểm Tỷ lệ đồng trung bình ý (%) Người dân có ý thức bảo vệ môi trường cao 3,57 52,2 Môi trường trong lành, xanh, sạch đẹp 4,02 78,3 Truyền thống văn hóa địa phương được giữ gìn và phát huy tốt 4,07 76,1 Không có tệ nạn ăn xin, mê tín, chèo kéo khách 3,85 69,6 Điều kiện an ninh tốt 3,83 63,0 (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát) Du lịch thành phố Trà Vinh trong những năm qua vẫn còn trong trạng thái ngủ yên, chưa có nhiều khởi sắc, hoạt động du lịch chưa đạt đến mức vượt quá khả năng kiểm soát, chưa xuất hiện rõ nét những tác động tiêu cực do điểm đến vượt quá sức chứa. Vì vậy, môi trường du lịch nơi đây vẫn giữ được cảnh quan trong lành. Đặc biệt, Ao Bà Om được mệnh danh là “Đà Lạt miền Tây” với những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát quanh năm kết hợp với cảnh quan chùa Khmer ẩn hiện trong những tán cây cao vút luôn mang đến cảm giác thanh bình cho du khách thập phương. Tệ nạn ăn xin, mê tín, chèo kéo khách và điều kiện an ninh tương đối tốt và được đảm bảo. Đây là những vấn đề cần được kiểm soát và quản lý chặt chẽ nếu muốn hoạt động du lịch phát triển tốt. Tuy nhiên, người dân chưa có ý thức cao đối với việc bảo vệ môi trường. Trong một đoạn phỏng vấn về du lịch thì du khách có nhận xét: “Còn về mặt chưa được, em nghĩ là về vấn đề môi trường vì tụi em cũng đang tập trung về rác thải nên em thấy người dân ở đây chưa được tuyên truyền một cách rộng rãi hoặc chưa có nhận thức mình phải hạn chế sử dụng ly giấy, ly nhựa hoặc là bao bì rác thải khá là nhiều ở địa phương khác và tại thành phố Trà Vinh vẫn còn nét như vậy.” (Trích biên bản phỏng vấn số 02)*. * Lê Yến Chi (2019), Phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa của người Khmer tại tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
  3. 258 GẮN KẾT NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER VÀO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH được xem biểu diễn hoặc tham gia chế biến các món ăn (bún nước lèo, bánh tét Trà Cuôn, cốm dẹp, bánh tét cốm dẹp, canh sim lo, các loại bánh truyền thống (bánh ống, bánh lá mơ, ) và trực tiếp trải nghiệm các công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu để du khách hiểu hơn về ẩm thực người Khmer. - Du lịch gắn với làng nghề thủ công truyền thống: Nghề, làng nghề và các sản phẩm từ làng nghề được xem như là tài nguyên du lịch quý giá phục vụ cho việc tìm hiểu văn hóa, tham quan, vui chơi, giải trí. Khách du lịch có thể trực tiếp xem và tham gia vào một số công đoạn sản xuất, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh tại làng nghề. Cách làm này là phương tiện giao lưu, quảng bá văn hóa của người Khmer một cách sâu rộng và có hiệu quả, góp phần tôn vinh, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer. Để có thể phát triển du lịch thì các làng nghề cần được đầu tư nhiều hơn trong đó chú ý đến việc phân chia thành hai khu vực: một khu trưng bày sản xuất các mặt hàng, một khu vực để khách cùng xem các nghệ nhân biểu diễn và cùng trải nghiệm kỹ thuật nghề. - Du lịch gắn với nghệ thuật biểu diễn truyền thống: Khách du lịch đến với thành phố Trà Vinh chưa có nhiều sự lựa chọn đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ, . làm thế nào để níu chân du khách lưu lại lâu hơn tại thành phố Trà Vinh là việc làm cần thiết. Cần thành lập các nhóm biểu diễn nhạc cụ cố định tại các điểm du lịch cộng đồng Khmer như chùa, phum sóc để phục vụ du khách. Tăng cường các hoạt động bổ trợ trong chương trình tour để du khách hiểu hơn về nghệ thuật biểu diễn của người Khmer trước khi được thưởng thức như: tham quan bảo tàng, tìm hiểu văn học Khmer, xem nghệ nhân trổ tài chế tác mặt nạ, nhạc cụ, trang phục, cho các nhân vật trong vở diễn; hướng dẫn khán giả một số động tác múa cơ bản trong các tiết mục múa biểu diễn, hướng dẫn du khách chơi nhạc cụ; trưng bày và bán các sản phẩm liên quan đến nghệ thuật biểu diễn như: trang phục, mặt nạ, cho khách du lịch khi họ có nhu cầu. Để có thể phát huy tối đa những nét độc đáo trong từng sản phẩm thì sự tham gia của nguồn lực địa phương, trong đó, cộng đồng người Khmer với tính cách ôn hòa, giản dị, sống dựa vào thiên nhiên và tính cộng đồng cao sẽ rất phù hợp khi họ tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng và thực hiện các công việc đơn giản như: hướng dẫn quy trình làm cốm dẹp, bánh ống, bán quà lưu niệm, đặc sản địa phương; hướng dẫn viên tại điểm; biểu diễn nghệ thuật âm nhạc truyền thống (biểu diễn nhạc Ngũ Âm, múa Apsara, Chây Dăm) A. Đẩy mạnh chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với lực lượng lao động là người dân tộc Khmer tại địa phương - Hỗ trợ đầu tư làm du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố Trà Vinh, hỗ trợ các gia đình đáp ứng đủ yêu cầu, tiêu chí tối thiểu như: có đèn chiếu sáng, nước sạch, có khu vực sinh hoạt chung, có khu vực lưu trú cho khách, có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh, giường, đệm, chăn, màn, ; được tập huấn về nghiệp vụ du lịch (Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh, 2018) để khuyến khích lực lượng sẵn có tại địa phương tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú (homestay) cho khách. - Hỗ trợ đào tạo lao động (ưu tiên lực lượng lao động địa phương là người dân tộc Khmer) phục vụ cho các dự án du lịch trên địa bàn thành phố Trà Vinh. Đặc biệt, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho con em đồng bào dân tộc Khmer. Thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo về du lịch trong và ngoài tỉnh để mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên đã và đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch trong cộng đồng người Khmer tại các điểm du lịch cộng đồng. IV. KẾT LUẬN Là địa phương đang trên đà đẩy mạnh phát triển du lịch dựa vào văn hóa Khmer, với lợi thế là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, nơi lưu giữ đậm nét giá trị truyền thống dân tộc bản địa và có cảnh quan tự nhiên đẹp hoang sơ, giản dị, nhiều ngôi chùa có kiến trúc độc đáo. Cộng đồng người dân tộc Khmer địa phương ủng hộ, tham gia và phối hợp thực hiện trong các dự án chỉ đạo từ các cơ quan ban ngành quản lý về du lịch; các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành sẵn sàng tham gia phát triển du lịch trên nền tảng khai thác văn hóa cộng đồng Khmer. Tất cả, đang dần mở ra chặng đường phát triển mới cho du lịch cộng đồng tại thành phố Trà Vinh và cho cả tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động là người dân tộc Khmer, hoạt động du lịch gắn với cộng đồng địa phương sẽ góp phần phát triển ổn định về đời sống kinh tế - văn hóa - môi trường cho cộng đồng dân tộc tại điểm đến. Để bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch một cách tốt nhất và bền vững thì cần hết sức quan tâm đến vai trò của cộng đồng người Khmer, thúc đẩy sự tham gia của họ vào các hoạt động phát triển nói chung cũng như ngành du lịch tại thành phố Trà Vinh nói riêng. Có như vậy, tiềm năng văn hóa của cộng đồng người Khmer tiếp tục được đánh thức, khai thác có hiệu quả di sản văn hóa gắn với du lịch, góp phần ổn định đời sống nhân dân. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Huỳnh Quốc Thắng (2013), Tổng quan về đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực du lịch. NXB. Hồng Đức, Hà Nội, trang 159. [2] Trương Thị Kim Thủy (2019), Phát triển bền vững du lịch cộng đồng người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Cơ hội và thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, Hội thảo quốc tế Du lịch cộng đồng và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.