Đề tài Giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mộc Châu: Một tiếp cận dựa vào CB-SEM

Giá trị cảnh quan đóng vai trò “chuyển hóa” giữa các yếu tố địa lý và quan niệm văn hóa - xã hội về từng
khu vực. Thông qua sự cân đối lợi ích của các bên liên quan, giá trị cảnh quan và đánh giá giá trị cảnh quan là nền tảng
phục vụ đề xuất, xây dựng và điều chỉnh các chính sách phát triển, quy hoạch lãnh thổ và quản lý tài nguyên thiên
nhiên. Nghiên cứu tiến hành đánh giá giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch sinh thái tại
huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) dựa trên phân tích đa chỉ tiêu. Các giá trị cảnh quan đa chiều được phản ánh thông qua
kết quả điều tra thực địa đối với 2 nhóm đối tượng: người cung cấp dịch vụ du lịch và lữ hành (200 phiếu) và khách du
lịch (200 phiếu). Thông qua mô hình cấu trúc CB-SEM (Covariance-based Structural Equation Modeling), nghiên cứu
xác định các giá trị cảnh quan cốt lõi và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó mô hình hóa giá trị tổng hợp
dựa trên đánh giá của hai nhóm đối tượng. Sự khác biệt trong kết quả đánh giá giá trị cảnh quan của hai nhóm đối
tượng phản ánh sự chênh lệch giữa yếu tố cung và cầu của thị trường sản phẩm du lịch Mộc Châu. Đây là cách tiếp cận
hữu ích nhằm hỗ trợ định hình các chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch tại Mộc Châu.
Từ khóa: Giá trị cảnh quan, đánh giá giá trị cảnh quan, du lịch sinh thái, mô hình cấu trúc. 
pdf 10 trang xuanthi 03/01/2023 3640
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mộc Châu: Một tiếp cận dựa vào CB-SEM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_gia_tri_canh_quan_va_cac_yeu_to_anh_huong_trong_phat.pdf

Nội dung text: Đề tài Giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mộc Châu: Một tiếp cận dựa vào CB-SEM

  1. Giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch sinh thái 425 tại huyện Mộc Châu: một tiếp cận dựa vào CB-SEM các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch Mộc Châu trên cơ sở phân tích những nhận định của người bản địa (người cung cấp dịch vụ du lịch và lữ hành) và khách du lịch. 2. KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khu vực nghiên cứu Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, cách Hà Nội 195 km. Địa hình Mộc Châu đa dạng với nhiều đồi, núi, cao nguyên, bình nguyên và thung lũng lòng chảo kết hợp với hệ thống thủy văn đem lại những cảnh quan có giá trị thẩm mỹ cao phục vụ phát triển du lịch. Nằm ở độ cao 1.050 m so với mực nước biển, Mộc Châu được được trưng bởi khí hậu cận nhiệt với thời tiết mát mẻ, ôn hòa quanh năm. Bên cạnh đó, đây là địa bàn cư trú của nhiều nhóm dân tộc như Thái, Mông, Mường từ lâu đời, tạo nên sự đa dạng về văn hóa. Do đó, cảnh quan tự nhiên và nhân sinh tại Mộc Châu đem lại tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, sự đa dạng về tự nhiên và văn hóa là nguyên nhân gây phân hóa giá trị cảnh quan, khiến quá trình xác định giá trị cảnh quan tổng thể gặp nhiều trở ngại. Phú Quốc Côn Đảo Hình 1. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu 2.2. Khảo sát Bảng hỏi Bảng 1. Mô tả các giá trị cảnh quan áp dụng trong phiếu đánh giá giá trị cảnh quan phục vụ phát triển du lịch tại Mộc Châu Giá trị Giá trị cảnh quan Thẩm mỹ (Q1) Phong cảnh đẹp, hấp dẫn (Q4) Tính bền vững cao (Q1-5) (Q2) Khí hậu, thời tiết thuận lợi (Q5) Môi trường trong lành (Q3) Hệ động thực vật phong phú Kinh tế (Q6) Có chiến lược phát triển sản phẩm tốt (Q8) Cơ sở ăn uống đa dạng (Q6-9) (Q7) Cơ sở lưu trú đa dạng, thuận lợi (Q9) Mua sắm đa dạng, độc đáo Văn hóa (Q10) Lịch sử tộc người độc đáo (Q13) Nghề truyền thống đặc sắc
  2. Giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch sinh thái 427 tại huyện Mộc Châu: một tiếp cận dựa vào CB-SEM Mô hình cấu trúc CB-SEM (Covariance-Based Structural Equation Modelling) là phương pháp hồi quy phức tạp và được áp dụng rộng rãi nhằm xem xét các mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa biến quan sát và biến tiềm ẩn. Mô hình cấu trúc CB-SEM tập trung phân tích ma trận phương sai (variance) và hiệp phương sai (covariance) để xác định sự tương tác giữa các nhân tố trong mô hình. SEM sử dụng phương pháp Maximum Likelihood để xác định các hệ số trong mô hình. Bên cạnh đó, phương pháp sử dụng các chỉ số đo lường độ phù hợp của mô hình ( / , GFI, TLI, và CFI) và tính toán sự sai số của mô hình thông quan chỉ số RMSE. Hình 2. Khung nghiên cứu đánh giá giá trị cảnh quan Hình 2 mô tả sơ đồ thực hiện nghiên cứu đánh giá giá trị cảnh quan và các nhân tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu. Nghiên cứu được tiến hành qua 3 bước: (i) Thiết kế mô hình và thu thập dữ liệu; (ii) Đánh giá giá giá trị cảnh quan bằng mô hình cấu trúc SEM; (iii) Phân tích kết quả nghiên cứu trên cơ sở so sánh giá trị cảnh quan giữa hai nhóm đối tượng nghiên cứu, nhằm phục vụ nhận diện các giá trị cốt lõi của cảnh quan Mộc Châu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Phân tích mô tả dữ liệu điều tra giá trị cảnh quan phục vụ phát triển du lịch sinh thái Bảng 2 mô tả kết quả phiếu điều tra giá trị cảnh quan phục vụ phát triển du lịch tại Khu Du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Nhìn chung, cả người dân địa phương và khách du lịch đều đánh giá giá trị cảnh quan Mộc Châu ở ngưỡng tương đối cao đến cao (dao động từ 5.000 - 6.000). Người dân địa phương nhận xét giá trị cảnh quan của Mộc Châu ở mức trung bình đến tương đối cao, dao động trong khoảng 4.945 - 5.480 với độ lệch chuẩn ở ngưỡng 0,870 - 1.666. Trong khi đó, khách du lịch đánh giá giá trị cảnh quan ở ngưỡng cao đến rất cao (giá trị trung bình từ 5.555 - 6.025 với độ lệch chuẩn từ 0,821-1.523). Khách du lịch có xu hướng nhận định giá trị cảnh quan cao hơn so với người dân địa phương ở tất cả các câu hỏi. Bên cạnh đó, với giá trị độ lệch chuẩn thấp hơn, đánh giá của khách du lịch có tính đồng nhất cao hơn so với nhận định của người dân địa phương. Bảng 2. Kết quả giá trị cảnh quan phục vụ phát triển du lịch tại Mộc Châu Giá trị cảnh Người dân địa Khách du lịch Giá trị cảnh Người dân địa Khách du lịch quan phương quan phương Mean Stdev Mean Stdev Mean Stdev Mean Stdev 1 5.325 1.559 5.930 1.096 14 5.035 1.458 5.600 1.315 2 5.320 1.513 5.930 1.184 15 4.945 1.521 5.575 1.246
  3. Giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch sinh thái 429 tại huyện Mộc Châu: một tiếp cận dựa vào CB-SEM Q21 0,645 Q24 0,662 Q17 0,578 Q21 0,650 Q18 0,574 Q19 0,603 Giá trị văn hóa Q14 0,894 Giá trị văn hóa Q10 0,859 Q13 0,789 Q11 0,768 Q15 0,647 Chiến lược phát Q8 0,656 Cảnh quan tự Q1 0,851 triển nhiên Q9 0,593 Q2 0,636 Q4 0,585 Q6 0,580 Tính kết nối Q24 0,909 Q25 0,519 Trong nhóm nhân tố sản phẩm du lịch, hai nhóm đối tượng đều chọn lựa 5 chỉ tiêu đánh giá, trong đó cùng xác định Q19, 20, 21 với đánh giá cao về những sản phẩm du lịch được tạo lập bởi người dân bản địa và khả năng tiếp cận thông tin dễ dàng. Tuy nhiên, trong khi người dân địa phương nhận định về yếu tố hấp dẫn của sản phẩm du lịch (Q17, 18), khách du lịch đánh giá cao sự thuận tiện về di chuyển khi đi tham quan tại Mộc Châu (Q22, 24). Bên cạnh đó, mặc dù cả hai nhóm đều nhận định vai trò quan trọng của giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại Mộc Châu, họ có những quan điểm khác nhau về lựa chọn chỉ tiêu đại diện. Nhóm người dân địa phương lựa chọn các giá trị văn hóa vô hình (Q13, 14, 15), trong khi đó, khách du lịch lại đánh giá cao các giá trị văn hóa được truyền tải thông qua hoạt động du lịch: lịch sử, ẩm thực, trang phục, kiến trúc và lễ hội (Q10, 11). Kết quả phân tích EFA chỉ ra người dân bản địa đánh giá cao chiến lược phát triển du lịch của địa phương thông qua các chính sách bảo tồn thiên nhiên (Q4) và sự phát triển của các dịch vụ phụ trợ phục vụ du lịch (Q6, 8, 9). Bên cạnh đó, họ nhận định tính kết nối cao là thế mạnh thu hút khách du lịch tại Mộc Châu (Q24, 25). Mặt khác, khách du lịch có xu hướng nhận định yếu tố cảnh quan tự nhiên là lý do lựa chọn Mộc Châu tham quan (Q1, 2). Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá góp phần làm rõ sự khác biệt trong nhận định và quan điểm về giá trị cảnh quan giữa người dân bản địa và khách du lịch. Bảng 5. Lựa chọn giá trị cảnh quan thông qua phân tích nhân tố khẳng định Người dân địa phương Khách du lịch Nhân tố Giá trị Hệ số Cronbach CR AVE Nhân tố Giá trị Hệ số Cronbach CR AVE cảnh hồi alpha cảnh hồi quy alpha quan quy quan Sản phẩm Q20 0,815 0,781 0,781 0,544 Sản Q22 0,503 0,734 0,805 0,594 du lịch phẩm Q19 0,671 du lịch Q20 0,782 Q21 0,720 Q24 0,957 Giá trị Q14 0,885 0,830 0,839 0,637 Giátrị Q10 0,710 0,795 0,812 0,751 văn hóa văn hóa Q13 0,814 Q11 0,933 Q15 0,681 Tính kết Q24 0,727 0,708 0,710 0,551 Cảnh Q1 0,839 0,702 0,715 0,589 nối quan tự Q25 0,757 nhiên Q2 0,646
  4. Giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch sinh thái 431 tại huyện Mộc Châu: một tiếp cận dựa vào CB-SEM (a) (b) Hình 3. Mô hình cấu trúc SEM hồi quy đánh giá giá trị cảnh quan bởi người dân địa phương (a) và khách du lịch (b) Nghiên cứu nhận diện, đánh giá giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch dựa trên cách tiếp cận CB-SEM. Phương pháp cho phép lựa chọn các giá trị cảnh quan cốt lõi và yếu tố tác động đến từng giá trị trong quá trình đánh giá, trên cơ sở đó, mô hình hóa giá trị tổng hợp đối với từng nhóm đối tượng nghiên cứu khác nhau. Cách tiếp cận nhấn mạnh sự phù hợp giữa giả thuyết nghiên cứu và dữ liệu thực tế thông qua các chỉ số đánh giá sự tin cậy, độ hội tụ của mô hình, và đo lường sai số của mô hình. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đánh giá giá trị cảnh quan dựa trên phân tích đa chỉ tiêu là cách tiếp cận phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới (Garcia-Martin và nnk., 2017). Nghiên cứu tiến hành nhận diện và đánh giá giá trị cảnh quan dựa trên kết quả khảo sát thực địa của người dân bản địa và khách du lịch về tiềm năng phát triển du lịch tại Mộc Châu. Thông qua kết quả EFA và CFA, các giá trị cảnh quan cốt lõi được nhận diện, trên cơ sở đó, tiến hành mô hình hóa giá trị tổng hợp đối với từng nhóm đối tượng bằng mô hình cấu trúc CB-SEM. Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt trong xác định giá trị cảnh quan giữa hai nhóm đối tượng. Người dân địa phương có xu hướng đánh giá yếu tố sản phẩm dịch vụ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động du lịch, theo sau là giá trị văn hóa bản địa và tính kết nối cao. Mặt khác, khách du lịch nhận định giá trị văn hóa và cảnh quan tự nhiên là những yếu tố nội tại thúc đẩy du lịch, theo sau bởi sản phẩm, dịch vụ phục vụ phát triển. Điều này phản ánh sự sai khác giữa yếu tố cung và cầu của thị trường sản phẩm du lịch tại Mộc Châu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất sự lồng ghép của các yếu tố văn hóa bản địa, bảo tồn cảnh quan tự nhiên và gia tăng chất lượng các sản phẩm du lịch mang tính địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tập trung xem xét đánh giá giá trị cảnh quan của khách du lịch nội địa mà chưa nhìn nhận thị trường phát triển tiềm năng đối với khách quốc tế. Do đó, những nghiên cứu trong tương lai nên được tiến hành đối với cả hai nhóm đối tượng khách tham quan nhằm phản ánh toàn diện nhu cầu của thị trường du lịch Mộc Châu. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Ngân sách Nhà nước trong đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số CT.2019.06.06 (Thuộc Chương trình cấp Bộ, mã số CT.2019.06). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Brown, G. (2004). Mapping Spatial Attributes in Survey Research for Natural Resource Management: Methods and Applications. Society & Natural Resources, 18(1), 17-39, doi:10.1080/08941920590881853. [2]. Brown, G. (2006). Mapping landscape values and development preferences: a method for tourism and residential development planning. International Journal of Tourism Research, 8(2), 101-113, doi:10.1002/jtr.562.
  5. Giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch sinh thái 433 tại huyện Mộc Châu: một tiếp cận dựa vào CB-SEM identify principal values and influencing elements for potential tourism development, which then allows modeling aggregation landscape values between the two groups. The differences among landscape values derived from the assessments of two groups show conflicts in tourism supply and demand in the Moc Chau market. Therefore, the tourism development strategies are suggested with traditional cultural enhancement, nature conservation and preservation, and improvement of tourism quality. Keywords: landscape values, stakeholder survey, structural equation modeling, eco-tourism development.