Đề tài Giải pháp tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch để phát triển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình -- Đoàn Thanh Hải

Tóm tắt: Xu hướng du lịch hiện nay đang dịch chuyển sang các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên,
bản sắc văn hóa,… Du lịch Hòa Bình hấp dẫn du khách bởi những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của các dân tộc miền
núi đang sinh sống tại đây và vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây cũng mang lại cho tỉnh Hòa Bình một tiềm năng du lịch rất
lớn. Để phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình theo hướng bền vững đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bên khác nhau như các nhà
quản lý, các doanh nghiệp, các tổ chức,… Từ đó, việc liên kết các doanh nghiệp theo hướng phát triển chuỗi dịch vụ du
lịch là xu hướng tất yếu. Bài viết tập trung vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng liên kết giữa các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại tỉnh Hòa Bình và đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết để hướng tới phát
triển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình. 
pdf 6 trang xuanthi 03/01/2023 1400
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giải pháp tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch để phát triển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình -- Đoàn Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_giai_phap_tang_cuong_lien_ket_giua_cac_doanh_nghiep_d.pdf

Nội dung text: Đề tài Giải pháp tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch để phát triển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình -- Đoàn Thanh Hải

  1. 448 Đoàn Thanh Hải các điểm ăn uống, các món ẩm thực do các nhà hàng khác phục vụ. Giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành và các điểm tham quan, các cơ sở cung cấp dịch vụ ẩm thực, nghỉ dưỡng, đồ lưu niệm chưa có sự chủ động liên kết chặt chẽ để chia sẻ dịch vụ, Những hạn chế trên đang là rào cản trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao. Một khi các đơn vị cung cấp dịch vụ riêng lẻ cạnh tranh loại trừ nhau sẽ dẫn tới việc kinh doanh manh mún, không chuyên nghiệp kéo chất lượng xuống thấp. Từ đó, việc liên kết phát triển giữa các doanh nghiệp KDDL để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng dựa trên các không gian du lịch sẵn có và những sản phẩm dịch vụ đặc trưng mang bản sắc văn hóa Tây Bắc nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng là rất cần thiết. Đồng thời, liên kết sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh không chỉ đối với du lịch trong vùng mà còn đối với các bên có liên quan nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch, Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường, khi yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp KDDL nói riêng. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. - Phương pháp thu thập dữ liệu: Khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và bằng thư. Đối tượng được hỏi chủ yếu là Ban Giám đốc và Trưởng phòng Phòng Kinh doanh hoặc Phòng Kế hoạch. Nhằm phân tích tình hình hoạt động, nhóm nghiên cứu đã thiết kế bảng phỏng vấn trực tiếp để thu thập các loại dữ liệu sau: Đặc điểm chung về doanh nghiệp như: Thời gian hoạt động, loại hình doanh nghiệp, số lượng lao động, hoạt động kinh doanh. (2) Thực tế hoạt động liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. - Thu thập dữ liệu: Việc thu thập dữ liệu khảo sát được thực hiện trong tháng 8 - 9 năm 2017. - Phương pháp phân tích dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại tỉnh Hòa Bình Theo Báo cáo kết quả công tác du lịch năm 2018 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình. Trên địa bàn toàn tỉnh đã có 29 khu, điểm du lịch; 378 cơ sở lưu trú du lịch trong đó: 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao; 18 khách sạn 2 sao; 12 khách sạn 1 sao; 238 nhà nghỉ đạt chuẩn kinh doanh dịch vụ lưu trú, 120 hộ kinh doanh nhà nghỉ du lịch cộng đồng. Trong đó, theo kết quả khảo sát tại 30 doanh nghiệp đã đăng ký và đang hoạt động kinh doanh du lịch, tập trung chủ yếu tại thành phố Hòa Bình, thị trấn Mai Châu và huyện Kim Bôi và một số huyện khác. Bảng 1. Tổng hợp các doanh nghiệp theo thời gian hoạt động, quy mô và loại hình doanh nghiệp Tiêu chí Số doanh nghiệp Tỷ lệ % Trên 10 năm 6 23,5 Thời gian hoạt động 5 - 10 năm 15 53 1 - 5 năm 9 23,5 Vừa 14 41,1 Quy mô doanh nghiệp Nhỏ 16 59,9 Công ty TNHH 14 47,1 Công ty Cổ phần 12 41,1 Loại hình doanh nghiệp DNTN 3 5,9 Khác 1 5,9 (Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu khảo sát) Qua bảng 1, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại tỉnh Hòa Bình đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó các doanh nghiệp nhỏ chiếm tới 59,9 %; Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp đa số từ 5 năm trở lên và tập trung chủ yếu vào 2 loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH và công ty cổ phần.
  2. 450 Đoàn Thanh Hải đang khai thác các thị trường mục tiêu có đặc điểm rất khác nhau, việc triển khai liên kết phát triển du lịch sẽ khó khăn hơn. Những nhân tố từ phía cung du lịch Sự khác nhau trong chủ trương, chiến lược, chính sách phát triển du lịch nếu các địa phương muốn liên kết phát triển du lịch không có những điểm tương đồng trong chủ trương, chiến lược, chính sách về phát triển du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm, ngành kinh tế mũi nhọn; Về sự cần thiết phải liên kết theo xu hướng đa dạng hóa sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai các hoạt động liên kết phát triển du lịch. Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội và các dịch vụ bổ trợ (đặc biệt là dịch vụ vận chuyển, ngân hàng - tài chính, bưu chính - viễn thông, y tế, ) không đồng bộ sẽ khó có thể đảm bảo việc kết nối các điểm du lịch tại các địa phương khác nhau trong tuyến du lịch. Công tác quản lý điểm đến du lịch tại các địa phương có mức độ rất khác nhau. Có địa phương công tác này được thực hiện rất tốt: cảnh quan, môi trường sạch đẹp, không có tệ nạn các doanh nghiệp bắt chẹt khách, người dân đeo bám khách, Song, có địa phương công tác này được thực hiện rất lỏng lẻo, gây rất nhiều phiền hà cho khách. Do vậy, để đảm bảo chữ tín có nhiều doanh nghiệp không muốn đưa khách của mình đến các điểm đến có công tác quản lý không tốt. Đây là một nhân tố rất quan trọng mà các địa phương khi muốn liên kết phát triển du lịch cần quan tâm. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch không đa dạng, có chất lượng không đồng đều để đáp ứng các đối tượng khách hàng khác nhau. Hiện nay, việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các điểm đến của Việt Nam nói chung và của Hòa Bình nói riêng rất khác nhau. Tại nhiều điểm đến, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đối tượng khách du lịch có khả năng chi trả cao, đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao còn rất thiếu. Đây cũng là một vấn đề mà mỗi địa phương khi muốn liên kết phát triển du lịch cần cân nhắc, cần dựa trên các đặc điểm của nguồn khách mà lựa chọn các địa phương để liên kết cho phù hợp. Trình độ không đồng đều của nhân lực du lịch. Thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng phục vụ du lịch tại các điểm đến của các tỉnh khu vực phía Bắc hiện nay còn rất hạn chế. Chất lượng phục vụ, đặc biệt là thái độ phục vụ của nhân viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách, ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ thành phần trong chương trình du lịch, từ đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng của chương trình du lịch bao gồm các điểm đến khác nhau trên địa bàn của các địa phương liên kết phát triển du lịch. 3.2.2. Thực tế liên kết phát triển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình Du lịch tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua cũng đã đẩy mạnh liên kết nội vùng, liên vùng trong thực hiện quy hoạch, phát triển các sản phẩm du lịch. Tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gắn với đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Tây Bắc; Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, gắn kết giữa các hình thức du lịch văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch hướng về lịch sử, cách mạng, Theo kết quả khảo sát, mặc dù các doanh nghiệp đánh giá sự liên kết, hợp tác là quan trọng khi được hỏi, tuy nhiên trong thực tế việc hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành với các tổ chức khác còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp nhấn mạnh rằng, do thiếu sự kết hợp giữa các doanh nghiệp lữ hành với các tổ chức hoạt động KDDL khác như: dịch vụ vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, các điểm tham quan, cho nên đôi khi giá của dịch vụ cũng như phí tham quan có thể bị biến động nằm ngoài kiểm soát gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Mặt khác, sự thiếu liên kết và giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước đã dẫn đến hiện tượng làm tăng sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Đồng thời, tỉnh có thành lập hiệp hội du lịch nhưng hoạt động chưa thực sự chuyên nghiệp, chưa tập trung và liên kết được các doanh nghiệp, nguồn lực còn hạn hẹp. Một số doanh nghiệp của tỉnh hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn nhỏ lẻ, chưa bền vững và chưa đủ sức vươn tới các thị trường ngoài tỉnh. Kết quả cụ thể như sau: Thứ nhất, ngành kinh doanh du lịch trên địa bàn vẫn chưa khai thác được hiệu quả tương xứng với tiềm năng du lịch hết sức phong phú và độc đáo của tỉnh. Lượng khách du lịch đến địa bàn vẫn còn rất khiêm tốn so với các địa phương khác ở khu vực phía Bắc. Việc đầu tư phục vụ phát triển du lịch còn nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ, chủ yếu đầu tư vào dịch vụ lưu trú, trong khi đó còn thiếu các loại hình dịch vụ bổ trợ khác như: khu vui chơi cho du khách, vận chuyển bằng đường thủy, Hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư của tỉnh chưa đạt được kết quả như mong muốn, các dự án đầu tư còn nhỏ lẻ nên sức cạnh tranh yếu. Vì vậy, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu hấp dẫn sơ với các trung tâm du lịch khác trong khu vực. Thứ hai, hầu hết các doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về phát triển bền vững. Tỉnh chưa có quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch của tỉnh một cách cụ thể, rõ ràng đối với các điểm du lịch, chưa phát huy được vai trò của Hiệp hội Du lịch trong việc phối hợp, liên doanh, liên kết giữa các tổ chức, đơn vị KDDL,
  3. 452 Đoàn Thanh Hải - Liên kết chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo nhân lực, khai thác phát triển du lịch; - Phối hợp xây dựng kế hoạch khảo sát các tour, các tuyến, điểm du lịch mới nhằm khai thác kết nối tour tuyến du lịch với các doanh nghiệp du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc. Qua đó trao đổi cung cấp thông tin phát triển các loại sản phẩm du lịch mới của từng địa phương và đẩy mạnh chương trình hợp tác trao đổi khách du lịch góp phần quảng bá sản phẩm du lịch của trong vùng Trung du miền núi phía Bắc đối với Việt Nam và Quốc tế. - Hợp tác phát triển du lịch thông qua các hình thức như hợp đồng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng ở và Hiệp hội Du lịch Tỉnh. - Hợp tác trong bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. 4. KẾT LUẬN Với phương châm liên kết để tồn tại và phát triển, mối gắn kết liên hoàn không gian - thời gian - ẩm thực - văn hóa trong các gói dịch vụ du lịch cần được thực hiện. Hoạt động liên kết phát triển du lịch ở tỉnh Hòa Bình đã xuất hiện, song hầu như mới chỉ dừng lại ở hình thức, trao đổi kinh nghiệm, chưa huy động được nguồn lực và khuyến khích sáng tạo để đầu tư, hiệu quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Vì vậy, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình cần đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch nhằm hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Muốn làm tốt điều đó cần có sự phối hợp một cách hài hòa giữa các doanh nghiệp, các tổ chức có liên quan. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự quản lý của các cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp KDDL nhằm hạn chế những hoạt động trái với giấy phép đăng ký, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [2]. An Mạnh Cường (2016), Liên kết vùng được ví như đòn bẩy hữu hiệu để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng miền núi phía Bắc, [3]. Đoàn Thanh Hải (2019), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tỉnh Hòa Bình hướng tới các tỉnh vùng Tây Bắc, Đề tài NCKH cấp tỉnh. [4]. Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình, Báo cáo công tác thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động du lịch và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của các năm từ 2013 đến 2018. [5]. UBND tỉnh Hòa Bình (2014), Quyết định số 2060/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2014 về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030. SOLUTIONS TO STRENGTHEN LINKAGE BETWEEN TOURISM ENTERPRISES TOWARDS SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT OF HOA BINH PROVINCE Doan Thanh Hai Faculty of Economics- Taybac University Abstract: The current tourism trend is shifting to the forms of resort tourism, nature and cultural identity discovery, Hoa Binh tourism attracts tourists by the absolutely unique cultural features of the mountainous ethnic groups, and the beauty of nature here gives Hoa Binh a great tourism potential. Developing tourism in Hoa Binh province in a sustainable direction requires the coordination of many different parties such as managers, enterprises, organizations. Thus, linking enterprises towards the development of the tourism service chain is an inevitable trend. The article focuses on analyzing the influencing factors and the status of the linkage between tourism enterprises in Hoa Binh province and proposing some solutions to strengthen the linkage towards sustainable tourism development in Hoa Binh province. Keywords: enterprise linkage, tourism enterprise, ssustainable development.