Đề tài Kết nối du lịch tỉnh Yên Bái trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng - Lê Thị Bích Ngọc

Tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng là nơi có nhiều tiềm năng trong phát
triển du lịch. Bài báo này nghiên cứu cơ sở khoa học trong xác định các điểm du
lịch có giá trị cao, nhằm xây dựng các tour du lịch liên tỉnh kết nối du lịch tỉnh
Yên Bái với các tỉnh khác trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng. Qua đó, nhằm
khai thác có hiệu quả nhất tài nguyên du lịch của tỉnh Yên Bái. Cũng như khả
năng kết nối tour du lịch giữa các tỉnh trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng. 
pdf 15 trang xuanthi 03/01/2023 1820
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kết nối du lịch tỉnh Yên Bái trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng - Lê Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_ket_noi_du_lich_tinh_yen_bai_trong_tieu_vung_du_lich.pdf

Nội dung text: Đề tài Kết nối du lịch tỉnh Yên Bái trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng - Lê Thị Bích Ngọc

  1. Tuy nhiên, du lịch Tây Bắc trong thời gian gần đây mới bước đầu thu hút được du khách, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trên là do khâu xác lập cơ sở khoa học để xây dựng những tour du lịch mang tính liên vùng, mà hạt nhân để xây dựng là các điểm du lịch, chưa được chú trọng đúng mức và nghiên cứu thấu đáo. Theo chu trình phát triển của điểm du lịch thì còn khá nhiều điểm du lịch của các tỉnh còn ở giai đoạn đầu là giai đoạn phát hiện, một số điểm du lịch ở giai đoạn tham gia và mới chuyển sang giai đoạn phát triển nhưng còn chưa có sự đánh giá chính xác mang tính định lượng về khả năng khai thác các điểm du lịch đó. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp chưa thực sự vào cuộc vì chưa thấy hết khả năng phát triển, còn các nhà quản lý thì khó có thể khai thác hết thế mạnh phát triển du lịch của địa phương mình cũng như liên vùng. Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, trải dọc theo hai bờ sông Hồng và trên khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và Đông Bắc. Vị trí địa lí đã quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu, với cảnh quan đa dạng là cơ sở để Yên Bái có thể khai thác nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, trong đó có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Do vậy, để kết nối được tour du lịch liên vùng Yên Bái với tiểu vùng du lịch Tây Bắc nhằm phát triển ngành du lịch thì cần phải định lượng được khả năng phát triển của các điểm du lịch, trên cơ sở đó xây dựng các tour du lịch có hiệu quả và thực tế. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp Hệ thông tin địa lí (GIS) và sử dụng phần mềm ArcGIS trong xây dựng bản đồ là phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng. ArcGIS là dòng sản phẩm hỗ trợ trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) của ESRI. Ngày nay ArcGIS được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng trong Hệ thống thông tin địa lý như quản lý môi trường, đất đai, xã hội, kinh tế - Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu thống kê, tài liệu và khảo sát thực địa: Việc tiến hành thu thập có chọn lọc tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu là một bước không thể thiếu, giúp cho nội dung nghiên cứu mang tính định lượng và đáng tin cậy hơn. 472
  2. với sức khỏe con người, với việc triển khai các hoạt động du lịch và thời gian lễ hội, sự kiện văn hóa thường niên. Trong đó, khi xem xét các điều kiện khí hậu cần chú ý đến các chỉ tiêu về sinh khí hậu người (chỉ số bất tiện nghi DI, chỉ số khí hậu du lịch). Thời gian hoạt động du lịch chia làm 4 mức độ: Rất dài; Khá dài; Trung bình; Ngắn. - Tiêu chí 3: Sức chứa khách du lịch. Khái niệm "Sức chứa" ở đây cần được hiểu từ 5 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý, xã hội và quản lý. Trên quan điểm bảo vệ tài nguyên, môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững, khái niệm "sức chứa" cần được hiểu từ khía cạnh sinh học và xã hội. Trong thực tế đối với một điểm du lịch cụ thể, "sức chứa" thường được xác định dưới góc độ vật lý. Trong trường hợp này "sức chứa" được hiểu là lượng khách tối đa mà không gian của điểm du lịch có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cùng những hoạt động tương ứng loại hình du lịch mà họ tham gia. Công thức chung tính "sức chứa" trong trường hợp này sẽ là: Trong đó: Cpi = Sức chứa tức thời (Instantaneous Carrying S Capacity). C pi a S = Diện tích của điểm du lịch (Size of area). a = Diện tích tiểu chuẩn tối thiểu cần cho một du khách. Để đơn giản, Boullón (1985) đã đưa ra một công thức chung xác định sức chứa du lịch của một khu vực, chia thành yêu cầu khu vực do du khách sử dụng và tiêu chuẩn trung bình cho từng cá nhân (thường là m2/người) [5]. Khu vực do du khách sử dụng Sức chứa = Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch - Tiêu chí 4: Độ bền vững của môi trường tự nhiên. Tiêu chí này nói lên khả năng bền vững của các thành phần tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội trước áp lực của các hoạt động du lịch. Độ bền vững này chia làm 2 mức độ: Rất bền vững; Khá bền vững. - Tiêu chí 5: Cơ sở hạ tầng. Bao gồm: hệ thống nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, bán vé, quán bar, nhà hàng Có thể phân cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch thành 4 cấp sau: Rất tốt; Khá tốt; Trung bình; Kém. 474
  3. Mỗi cấp thuận lợi ứng với khoảng điểm giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng điểm D của cấp mức độ thuận lợi được tính theo công thức: D D D max min (2) [5] M Trong đó: Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất Dmin: điểm đánh giá chung thấp nhất M: số cấp đánh giá Trên có sở đánh giá này sẽ phân thành các cấp thuận lợi cho đánh giá khả năng kết nối tour của điểm du lịch đó. + Kết nối thuận lợi/hiệu quả: 46-60 điểm + Kết nối khá thuận lợi/tương đối đối hiệu quả: 32-46 điểm + Kết nối ít thuận lợi/ít hiệu quả: 18-32 điểm + Kém hiệu quả: <18 điểm Các kết quả đánh giá có thể tích hợp vào Hệ thông tin địa lí (GIS - Geographic Infomation System) để thể hiện về không gian và quản lý các điểm du lịch. Đặc biệt, nhờ chức năng phân tích không gian của GIS sẽ giúp cho chúng ta nhận diện được tính phức tạp, mối quan hệ gắn kết lẫn nhau giữa các điểm du lịch, đây là cơ sở để kết nối tour du lịch liên vùng. 3.2. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Yên Bái Yên Bái là tỉnh nằm trong khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.900 km2, dân số trên 76 vạn người với 30 dân tộc cùng chung sống. Nằm trên trung điểm tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và là cửa ngõ kết nối giao thông, hợp tác giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh vùng Tây Bắc, hệ thống giao thông của tỉnh tương đối đa dạng gồm đường sắt, đường sông, đường bộ, trong đó có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua địa phận tỉnh Yên Bái đã rút ngắn khoảng cách từ Yên Bái đến Hà Nội, Lào Cai và Cảng Hải Phòng. 476
  4. tài nguyên khí hậu kết hợp với các tài nguyên du lịch tự nhiên khác tạo nên các loại hình du lịch hấp dẫn du khách đến với Yên Bái. - Tài nguyên nước: Yên Bái có hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn và gắn với công trình thuỷ điện đầu tiên của miền bắc Việt Nam, với diện tích 23.400 ha, trong đó diện tích mặt nước 19.050 ha. Hồ có 1.331 hòn đảo và nhiều hang động đẹp và phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Bên cạnh đó còn có đầm Vân Hội diện tích 600ha, đầm Hậu diện tích 100 ha, thác Hưng Khánh (Trấn Yên), hệ thống suối nước khoáng nóng thiên nhiên (Văn Chấn), quần thể thác Lâm An (Văn Yên), đát Ô Đồ (Yên Bình) đều có giá trị cảnh quan thiên nhiên, có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Trong đó phải kể đến các mỏ nước khoáng có ý nghĩa cho phát triển du lịch như Bản Hốc, Bản Bon (Văn Chấn), Tú Lệ (Mù Cang Chải). Nguồn nước khoáng nóng này thuận lợi phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng tắm nước khoáng nóng đồng thời kết hợp với nhiều loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao và du lịch cuối tuần từ các thành phố lớn trên cung đường Tây Bắc là những lợi thế cho phát triển du lịch Yên Bái. - Tài nguyên sinh vật: Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, giữa hai vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, với nhiệt độ trung bình từ 22-23ºC, lớp vỏ phong hóa dày đã tạo ra thảm thực vật phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng. Do điều kiện địa hình và khí hậu có sự chênh lệch giữa các vùng nên thực vật Yên Bái được chia ra các vành đai thực vật khác nhau với các kiểu rừng như rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới. Yên Bái có nhiều loài động vật quý như hươu, nai, lợn rừng, tê tê có ý nghĩa lớn trong phát triển du lịch. Yên Bái có nhiều khu rừng và cảnh quan thiên nhiên. Hệ thống rừng già, rừng nguyên sinh phong phú, đa dạng có thể phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hoặc nghiên cứu khoa học: Khu sinh thái Suối Giàng (Văn Chấn) với khí hậu quanh năm mát mẻ; khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải với 788 loài thực vật trong đó có 33 loài thuộc loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam; khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hầu (Văn Yên) và Bình nguyên xanh Khai Trung (Lục Yên) , Khu danh thắng cấp quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là danh thắng hết sức độc đáo của vùng núi Tây Bắc Việt Nam, đặc trưng nổi bật của cộng đồng dân tộc Mông trong canh tác sản xuất nông nghiệp trên đất dốc. 478
  5. kiện tự nhiên để khai thác mạnh về lĩnh vực du lịch dịch vụ. Chủ động, tích cực triển khai các hoạt động hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Tây Bắc mở rộng nhằm liên kết các sản phẩm du lịch, tạo nên những hành trình xuyên suốt và chuỗi dịch vụ gắn kết: Chương trình Du lịch tâm linh dọc Sông Hồng; Hành trình khám phá cung đường di sản Văn hóa ruộng bậc thang Tây Bắc; sắc hoa Tây Bắc Thông qua các chương trình phát triển du lịch này, hình ảnh du lịch của tỉnh Yên Bái đã được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. Các điểm du lịch của tỉnh đã được đưa vào các tour, tuyến du lịch vòng cung Tây Bắc, tạo thành những sản phẩm du lịch đặc trưng của 8 tỉnh. Cùng với sự phát triển về hạ tầng giao thông, với lợi thế nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Yên Bái thuận lợi để kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng của các tỉnh như Đền Hùng (Phú Thọ), Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Hòa Bình), hồ Pá Khoang (Điện Biên), Mai Châu (Hòa Bình), Hang Tiên Sơn, đèo ô Quý Hồ - Lai Châu, Đèo Pha Đin - Sơn La. Thông qua các chương trình phát triển du lịch này, hình ảnh du lịch của tỉnh Yên Bái đã được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến, lượng khách đến với Yên Bái giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 14%/năm. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu về lượng khách, GDP từ du lịch tăng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch từng bước được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Sản phẩm du lịch đặc trưng đang dần được hình thành rõ nét, từng bước đa dạng và chất lượng hơn. 3.3. Khả năng kết nối tour du lịch liên tỉnh của du lịch Yên Bái trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các điểm du lịch có giá trị khai thác (trú trọng các điểm có ý nghĩa quốc gia và khu vực), kết hợp các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương thành các điểm du lịch phụ trợ tạo các điểm tiếp nối không gian cho các tuyến điểm du lịch. Từ mối liên kết giữa các điểm du lịch đó là cơ sở kết nối tạo nên tuyến du lịch hợp lý. Hướng xây dựng các tuyến du lịch trọng tâm vào các khu vực có mật độ các điểm du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn khá tập trung, nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Vùng đất Tây Bắc sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Được thiên nhiên ban tặng một vẻ 480
  6. H nh 2. Bản đồ tài nguyên du lịch các tỉnh tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng Như vậy, có thể thấy tài nguyên du lịch tiểu vùng Tây Bắc mở rộng là rất phong phú. Sản phẩm du lịch có những nét đặc trưng riêng so với các vùng du lịch và có nét tương đồng của các tỉnh trong vùng, trong đó có tỉnh Yên Bái, do vậy, khả năng kết nối tour du lịch liên tỉnh trong phát triển du lịch là rất cao. Khả năng liên kết phát triển tour du lịch liên vùng của tỉnh Yên Bái trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng như: tuyến du lịch tâm linh dọc theo sông Hồng hoặc theo đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; du lịch qua cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) - chợ phiên Bắc Hà (Lào Cai) - Xín Mần (Hà Giang); khám phá di sản ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) và Sa Pa (Lào Cai). Trong đó, cần đặc biệt chú ý xây dựng hệ thống các điểm du lịch cộng đồng, khu du lịch sinh thái ở mỗi tỉnh. Và tập trung vào các nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng như: Du lịch cộng đồng các dân tộc vùng núi cao Tây Bắc, Du lịch “Hành trình khám phá cung đường di sản ruộng bậc thang - Tây Bắc”; Du lịch “Chợ phiên vùng cao”; Du lịch tâm linh qua các ngôi đền nổi tiếng nằm dọc tuyến thượng nguồn sông Hồng 482
  7. 4. Kết luận Như vậy, cơ sở khoa học của kết nối tour du lịch chính là xác lập được hệ thống các điểm du lịch, có khả năng tham gia vào tour đó. Vấn đề đặt ra ở đây là lựa chọn hợp lý các điểm du lịch có khả năng thực sự tham gia vào tour. Do vậy, xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu để đánh giá khả năng cho các điểm du lịch sẽ là cơ sở của công việc trên. Sau đó, tiến hành phân cấp mức độ quan trọng các tiêu chí (bậc trọng số) dựa vào lý luận và thực tiễn mà một điểm du lịch hoạt động có hiệu quả nhất. Trên cơ sở này, tiến hành đánh giá tổng hợp khả năng phát triển của các điểm du lịch dựa trên các tiêu chí, chỉ tiêu, bậc trọng số đã xác định. Từ đó, xây dựng các tuyến, tour du lịch liên tỉnh, liên vùng nhằm phát huy tối đa lợi thế của các điểm du lịch được đánh giá. Mục tiêu cuối cùng là nhằm phát triển du lịch Tây Bắc vừa mang lại hiệu quả kinh tế và có tính bền vững. 484