Đề tài Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện thạnh phú tỉnh Bến Tre - Nguyễn Thị Mỹ Linh

Qua thực tế khảo sát, với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội,
cùng với tiềm năng phát triển du lịch huyện Thạnh Phú có điều kiện để hình thành
phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa lịch sử;
du lịch vui chơi giải trí. Hy vọng với bài viết này sẽ hữu ích cho các ban ngành và các
nhà làm về du lịch ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre có thêm tư liệu tham khảo đề ra
những chiến lược đầu tư về du lịch hiệu quả và bền vững hơn.
Từ khóa: Phát triển du lịch, khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch tỉnh
Bến Tre. 
pdf 5 trang xuanthi 05/01/2023 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện thạnh phú tỉnh Bến Tre - Nguyễn Thị Mỹ Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_khai_thac_dieu_kien_tu_nhien_phat_trien_du_lich_bien.pdf

Nội dung text: Đề tài Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện thạnh phú tỉnh Bến Tre - Nguyễn Thị Mỹ Linh

  1. Với sự đầu tư trong công tác quản lý và phát triển các loại hình du lịch biển Thạnh Phú đã mang lại nhiều kết quả cao thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngư dân vùng biển Thạnh Phú cũng như tỉnh Bến Tre.Gần đây nhất tính từ đầu năm 2018 đến nay Thạnh Phú là nơi thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến đây vào mỗi dịp cuối tuần, lễ, tết, Theo Ban Quản lý Khu du lịch Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển, lượng du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí từ đầu năm đến nay đạt hơn 335.000 lượt người, tăng trên 90.800 lượt so với thời điểm này năm trước. Doanh thu ước đạt hơn 60 tỷ đồng, tăng trên 14 tỷ đồng. Điểm nhấn quan trọng là huyện đã tổ chức thành công Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực biển lần thứ I năm 2018 với nhiều hoạt động như: Hội chợ Thương mại Du lịch - Triển lãm - Ẩm thực biển, tour tham quan du lịch, tọa đàm về xây dựng sản phẩm du lịch cùng các hoạt động vui chơi giải trí, thu hút 58.000 lượt du khách. Như vậy trong những năm qua du lịch Thạnh Phú đã đạt được những thành công, những kết quả đáng mong đợi, tích cực khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.Tuy nhiên du lịch biển Thạnh Phú còn nhiều hạn chế: đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch biển còn manh múng chưa đồng bộ, trình độ nguồn nhân lực còn thấp tay nghề chưa cao,các sản phẩm du lịch chưa phong phú và đa dạng, Qua thực tế khảo sát, với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, cùng với tiềm năng phát triển du lịch huyện Thạnh Phú có điều kiện để hình thành phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh; du lịch vui chơi giải trí.Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài: “Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện thạnh phú tỉnh bến tre” làm đề tài nghiên cứu. 2. Khai thác điều kiện tự nhiên phát triển du lịch biển huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre 2.1. Địa hình Địa hình huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre được hình thành trong khoảng thời gian lịch sử lâu dài, huyện nằm ở dưới cù lao Minh, có bờ biển dài 25km đa dạng các loại động thực vật đặt biệt là các loại hải sản biển, với những dãi rừng ngập mặn có vai trò hết sức quan trọng, ngoài việc cung cấp gỗ, củi, đặc biệt có chức năng chống xói lở, cân bằng sinh thái cửa sông, còn có tác dụng bảo vệ đa dạng sinh học, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất của nhân dân vùng ven biển, cung cấp nguồn giống, động thực vật và là nơi cư trú kiếm ăn của các loài sinh vật biển. Địa hình bờ biển của tỉnh chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát. Khi triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, tạo thuận lợi cho nuôi trồng hải sản thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, miệt vườn chèo thuyền, ẩm thực biển Với đa dạng các loại địa hình ngoài việc thuận lợi trong công tác xây dựng các khu vui chơi,các nhà hàng biển, trò chơi biển phục vụ khách du lịch.Đến với Thạnh Phú khách du lịch còn được tận tay bắt các loại hải sản biển tại các vùng trũng, du khách sẽ được trải nghiệm những cảm giác thú vị chưa từng có. 55
  2. trong việc phát triển du lịch biển: các nhà hàng, các khu vui chơi giải trí biển, đồng thời thuận lợi cho việc trồng các loại cây nông nghiệp: dưa,sắn,xoài ngoài việc phát triển kinh tế còn thu hút khách du lịch tham quan tại những cánh đồng nông nghiệp vào những mùa gặt hái, khách du lịch có thể trải nghiệm công việc đậm chất miền tây sông nước bằng việc hòa nhịp cùng các người dân biển cùng gặt hái các loại nông sản: dưa,sắn,đậu, . tại cánh đồng nơi đây. 2.4. Sinh vật Huyện Thạnh Phú đa dạng các loại động thực vật: với hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò hết sức quan trọng, ngoài việc cung cấp gỗ, củi, đặc biệt có chức năng chống xói lở, cân bằng sinh thái cửa sông, còn có tác dụng bảo vệ đa dạng sinh học, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất của nhân dân vùng ven biển, cung cấp nguồn giống, động thực vật và là nơi cư trú kiếm ăn của các loài sinh vật biển. Qua điều tra của Viện Quy hoạch Nam bộ, Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú có 119 loài, gồm: 10 loài cây trồng và 109 mọc tự nhiên thuộc 45 họ thực vật, phong phú hơn nhiều so với rừng ngập mặn ở các khu bảo tồn thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long và nhiều loại động vật,nguồn tài nguyên sinh vật biển vô cùng phong phú và đa dạng phục vụ cho du khách tham quan đặt biệt với các du khách từ các vùng khác trong và ngoài nước có thể thử một lần vào các dãi rừng ngập mặn để khám phá các hệ thực, động vật ở đây sinh sống như thế nào và phát triển ra sao. Nằm giữa hai môi trường sông và biển đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên vùng biển Thạnh Phú Bến Tre đa dang dạng các hệ động thực vật của miền Tây Nam Bộ với đa dạng các loài hải sản biển: tôm,cua,cá phi,cá nâu,cá biển,mực,nghêu,sò, hải sản rẻ, tươi sống, với vị mặn mặn của mùi biển và vị ngọt ấm áp của người dân chất phát miền tây sông nước đó chính là điều đặc biệt thu hút khách du lịch đến với vùng biển Thạnh Phú Bến Tre khác với các vùng biển khác trong nước. Du khách không khỏi bất ngờ khi đặt chân đến Thạnh Phú không phải bởi vì cảnh đẹp nơi đây quá đặt sắc quá nổi bật mà bởi vì hương vị nơi đây thấm đậm tình người với sự mọc mạc đơn sơ giữa cái nắng vàng của mùi biển cả. Hải sản nơi đây được du khách đánh giá là rẻ nhất trong các nơi đã từng đặt chân đến của nước ta, vị ngon về thịt vị ngọt về tình người và chút mặn của mùi biển đã tạo nên cho hải sản nơi đây được mệnh danh là hải sản ngon nhất vùng biển. 3. Kết Luận Với tiềm năng tự nhiên để phục vụ phát triển du lịch biển Thạnh Phú-Bến Tre và việc khai thác tiềm năng chưa thật sự hiệu quả.Do đó trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa để đưa du lịch biển Thạnh Phú-Bến Tre trở thành trung tâm du lịch mà hầu hết du khách trong và ngoài nước điều hướng đến. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Minh Trí (2013), Khảo sát hệ thực vật rừng ngập mặn ở Xã Thạnh Phong huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, Bến Tre. 57