Đề tài Khai thác điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Cà Mau - Nguyễn Quốc Khanh

Tóm tắt: Trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm, chúng tôi tiến hành phân tích các yếu tố
tự nhiên : khí hậu, địa hình, sinh vật, rừng, đất và nguồn nước để nhằm phục vụ phát
triển du lịch ở tỉnh Cà Mau. Mỗi một yếu tố tự nhiên mang lại những tiềm năng để
phát triển du lịch ở địa phương này. Hy vọng với bài viết này sẽ hữu ích cho các ban
ngành và các nhà làm về du lịch ở tỉnh Cà Mau sẽ có thêm tư liệu tham khảo nhằm
phát triển du lịch hiệu quả cao và bền vững hơn. 
pdf 4 trang xuanthi 05/01/2023 380
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Khai thác điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Cà Mau - Nguyễn Quốc Khanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_khai_thac_dieu_kien_tu_nhien_phuc_vu_phat_trien_du_li.pdf

Nội dung text: Đề tài Khai thác điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Cà Mau - Nguyễn Quốc Khanh

  1. yếu: gió mùa đông (gió mùa đông bắc) từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và gió mùa hạ (gió mùa tây nam), bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có dông hay lốc xoáy tới cấp 7, cấp 8. Bão tuy có nhưng không nhiều và không lớn. Với điều kiện khí hậu ôn hòa cùng với thời tiết chỉ có 2 mùa và đặc biệt ít chịu thiên tai nên thu hút được khác du lịch từ Châu Âu, hay các nước có khí hậu lạnh giá muốn tìm 1 địa điểm du lich với thời tiết ấm áp hơn. Khí hậu cũng rất thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và đặc sản đáp ứng nhu cầu cũng như phục vụ khách du lịch. 2.2. Địa hình Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch, có địa hình thấp, bằng phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Độ cao bình quân 0,5m đến 1,5m so với mặt nước biển. Hướng địa hình nghiêng dần từ bắc xuống nam, từ đông bắc xuống tây nam. Những vùng trũng cục bộ Thới Bình, Cà Mau nối với Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai (Bạc Liêu) thuộc vùng trũng trung tâm Bán đảo Cà Mau có quan hệ địa hình lòng sông cổ. Những ô trũng U Minh, Trần Văn Thời là những vùng “trũng treo” nội địa được giới hạn bởi đê tự nhiên của hệ thống các con sông Ông Đốc, Cái Tàu, sông Trẹm và gờ đất cao ven biển Tây. Vùng trũng treo này quanh năm đọng nước và trở thành đầm lầy. Phần lớn đất đai ở Cà Mau là vùng đất trẻ do phù sa bồi lắng, tích tụ qua nhiều năm tạo thành, rất màu mỡ. Dạng địa hình đầm phá cũng rất phổ biến Cà Mau như : đầm Thị Tường ( Huyện Cái Nước ) với lượng hải sản rất lớn và phong phú, diện tích đầm cũng tương đối lớn nó được ví như là Biển Hồ thu nhỏ với nhiều tiềm năng phát triển du lịch như có thể xây các nhà sàn trên đầm chế biển hải sản do chính du khách bắt được tại đầm bằng công cụ chủ nhà sàn cung cấp gây cảm giác mới lạ, hấp dẫn Bờ biển phía đông từ cửa sông Gành Hào (huyện Đầm Dơi) đến vùng cửa sông Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) bị xói lở, có nơi mỗi năm bị xói lở trên 20 mét. Ngược lại, vùng Bãi Bồi Mũi Cà Mau hàng năm được phù sa bồi đắp từ 50 đến 80 mét có thể thu hút khách du lịch trãi nghiệm săn bắt một số loài hải sản sống trên bãi bồi như : Cua, sò, dộp hay tôm cá gây cảm giác như sống cảnh dân dã chân quê hứng thú cho khách du lịch. Đặc biệt, ven biển tỉnh Cà Mau có những dạng địa hình do bị xói lở hay bồi đấp từ phù sa tạo nên những dạng địa hình lạ, độc đáo và sông ngòi chằng chịt thuận lợi phát triển các loại hình du lịch sinh thái cũng như miệt vườn như ở Bến Tre, Tiền Giang Gây hứng thú với khách du lịch nước ngoài muốn trãi nghiệm. 2.3. Nguồn nước Nguồn nước ( bao gồm nước mặt sông, kênh, rạch, kênh đào, đồng ruộng, nước ven biển ) của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nước mưa và nước từ biển vào theo các nhánh sông. Nguồn nước mặt là nước ngọt chủ yếu tập trung ở khu vực rừng tràm U Minh hạ, vùng sản xuất nông nghiệp phía bắc huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình. Đây là nguồn nước mưa được giữ tại chỗ, do đó thích hợp cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt và nuôi cá đồng thuận lợi cho người dân nơi đây phát triển du lịch sinh thái 51
  2. dựng các khu du lịch sinh thái thu hút một lượng khách du lịch tương đối lớn đến tham quan những sinh vật mà chỉ xuất hiện ở Rừng ngập mặn Cà Mau. Trên các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối có trên 710 ha rừng, với nhiều loại gỗ quý và động vật sinh sống dưới tán rừng thích hợp phát triển các tour du lịch tham quan gây sự thích thú cho khách du lịch. Ngoài ra, còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha nổi tiếng ở đây với những sản phẩm từ ong rừng tràm có thể bán cho khách du lịch mang về làm quà và mật ong tại rừng tràm Cà Mau cũng đã trở thành đặc sản nổi tiếng có thương hiệu trên thị trường. ` Với những nét đẹp hoang sơ và nhiều chủng loài từ rừng tạo nên sự tò mò cũng như thu hút khách du lịch trong và ngoài nước muốn khám phá. Từ các nguồn tài nguyên tự nhiên đó tài nguyên rừng là quan trọng nhất và ảnh hưởng nhất đến sản phẩm dụ lịch của tỉnh Cà Mau. Vì rừng ngập mặn Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long với số lượng sinh vật lớn và vô cùng phong phú, đa dạng về chủng loài Chính vì thế việc tận dụng hiệu quả được tài nguyên này phát triển du lịch ở tỉnh Cà Mau sẻ mang lại một tương lai đầy hứa hẹn cho Ngành du lịch nơi đây. 3. Kết Luận Tiềm năng nguồn tài nguyên tự nhiên của tỉnh Cà Mau để phục vụ phát triển du lịch ở địa phương này là rất lớn nhưng chúng ta chưa khai thác hiệu quả được. Do đó trong thời gian tới cần chú ý hơn nữa vấn đề khai thác, tận dụng triệt để các tài nguyên này để đưa Cà Mau trở thành nơi mà ai cũng nghĩ đến trước tiên khi có dự định cho một chuyến du lịch trãi nghiệm thú vị. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cao Văn Khiên (2015), Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo Cà Mau, Cà Mau. [2]. Dương Kim Chuyển (2017), Khai thác và đầu tư phát triển du lịch biển Cà Mau, Cà Mau. [3]. Vũ Tự Lập - chủ biên (1999), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội. [4]. Cổng Thông Tin Điện Tử Cà Mau, Điều kiện tự nhiên tỉnh Cà Mau, [truy cập ngày: 10/01/2019]. 53