Đề tài Khai thác tiềm năng phát triển du lịch Cần Thơ - Huỳnh Thị Kim Ngọc

Phát huy lợi thế về tiềm năng du lịch có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển du lịch.
Mục đích nghiên cứu của bài viết là phát hiện, xác định những tiềm năng du lịch của
thành phố Cần Thơ, từ đó đưa ra định hướng và biện pháp khai thác phát triển du lịch
một cách phù hợp.
Từ khóa: Cần Thơ, tài nguyên du lịch, tiềm năng phát triển du lịch 
pdf 6 trang xuanthi 03/01/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Khai thác tiềm năng phát triển du lịch Cần Thơ - Huỳnh Thị Kim Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_khai_thac_tiem_nang_phat_trien_du_lich_can_tho_huynh.pdf

Nội dung text: Đề tài Khai thác tiềm năng phát triển du lịch Cần Thơ - Huỳnh Thị Kim Ngọc

  1. đến du lịch; tính độc đáo, sáng tạo hoặc sự nổi trội về chất lượng dịch vụ du lịch và sự thuận lợi trong tiếp cận điểm đến. 2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên Để xác định tài nguyên du lịch tự nhiên, ta dựa vào các tiêu chí: địa hình (các vùng có phong cảnh đẹp, hệ thống hang động , bãi biển, cảnh quan tự nhiên); khí hậu (thích hợp với sức khỏe con người, phụ vụ cho việc chữa bệnh, nghỉ dưỡng, du lịch, thể thao, giải trí ) thủy văn (gồm mặt nước, các bãi nông ven bờ, các điểm nước khoáng, các bãi biển, sông, kênh rạch, cù lao, cồn, mang đặc điểm sông nước tự nhiên); sinh vật (gồm vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở hệ sinh thái đặc thù). Thành phố Cần Thơ mang đặc trưng của hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt bao phủ xung quanh, hình thành nên các cồn, cù lao trên sông và những vườn cây ăn trái sum suê, có thể kể đến: Vườn du lịch Mỹ Khánh, Vườn Ba Cống, Vườn Vàm Xáng, Vườn cò Bằng Lăng, Điểm vườn Sơn Ca Cù lao và các cồn lớn trên sông Hậu gồm cồn Ấu, cồn Khương, cồn Sơn và cù lao Tân Lộc đang khai thác du lịch sinh thái hấp dẫn du khách và mang những đặc trưng miệt vườn, sông nước mà các nơi khác không có được. 2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn Hệ thống Bảo tàng Cần Thơ, Bảo tàng Quân khu 9 và Thư viện Cần Thơ là điểm tham quan có ý nghĩa đối với Cần Thơ và cả vùng. Hệ thống các cơ sở thể dục thể thao có khả năng phục vụ cho cả vùng như Sân vận động Cần Thơ (sức chứa lớn nhất Việt Nam 45.000 - 50.000 chỗ), sân vận động Quân khu 9, Nhà thi đấu đa năng Cần Thơ, các nhà thi đấu trong các trường học, học viện Các nhà hát, rạp chiếu phim và công trình văn hóa phục vụ khách du lịch cũng như người dân địa phương. Các công viên, khu vui chơi giải trí như công viên Kittyd & Minnied mang phong cách Châu Âu cổ kính tuyệt đẹp, công viên bến Ninh Kiều, công viên Lưu Hữu Phước và Công viên nước Cần Thơ “Biển Cần Thơ” bãi biển nhân tạo, khoảng 400m bãi bờ sông với hơn 1 triệu mét khối cát để làm bãi tắm không bùn nhằm phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí. Trung tâm hội chợ, triển lãm Cần Thơ phục vụ các hoạt động hội chợ, triển lãm, tổ chức các hoạt động, sự kiện lớn về kinh tế, thương mại, văn hóa của vùng và cả nước. Nhiều trung tâm thương mại lớn phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch, người dân địa phương và cả vùng. Bên cạnh bến Ninh Kiều là Trung tâm thương mại Cần Thơ (chợ Cần Thơ) – trung tâm buôn bán lớn của miền Tây Nam Bộ. Làng nghề ở Cần Thơ đa dạng, phong phú và được gìn giữ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hiện có hơn 10 làng nghề truyền thống với ngành nghề đa dạng như: Xóm thúng ven sông (Thới Thuận, Thốt Nốt), Làng lò đất Bà Rui (Thới Long, Ô Môn), Xóm cơm rượu (Trung Thạnh, Thốt Nốt), Làng Bánh tráng Thuận Hưng (Thuận Hưng, Thốt Nốt), Làng hoa Bà Bộ (An Bình, Ninh Kiều), Làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ (Long Tuyền - Long Hòa, Bình Thủy), Làng Đan lưới Thơm Rơm (Thuận Hưng, Thốt Nốt), Làng đan lọp Thới Long (Thới Long, Ô 2059
  2. Để du lịch Cần Thơ phát triển, cần phải chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng, các khu du lịch, tập trung cho các trọng điểm du lịch là giải pháp then chốt. Xác định hệ thống các khu, điểm du lịch quan trọng nhất, có vị trí chiến lược đối với việc xây dựng hình ảnh và sản phẩm du lịch của Cần Thơ. Đầu tư, phát triển những sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu, phù hợp với tính chất đô thị trung tâm vùng. Lựa chọn địa điểm để hình thành và phát triển khu các dịch vụ du lịch để thu hút du khách đến Cần Thơ. Hình thành khu tập trung thu nhỏ trong đó tái hiện lại mô hình với nét lịch sử, văn hoá, đời sống sinh hoạt của người dân các địa phương trong vùng để giới thiệu với du khách về các đặc điểm của vùng. Phát triển, hình thành khu vực tập trung là đầu mối giao thương, mua bán các đặc sản của các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đầu mối quảng bá, xúc tiến các chương trình du lịch, sản phẩm du lịch của các địa phương trong vùng. Hình thành đầu mối nông sản của vùng trên cơ sở phát triển chợ nổi Cái Răng nhằm vừa phát triển vừa tái tạo và bảo tồn được văn hóa chợ nổi. Phát triển nghệ thuật “Đờn ca tài tử”, di sản văn hóa phi vật thể. Tổ chức điểm phục vụ vừa bảo tồn được loại hình nghệ thuật này, vừa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức của du khách. Đầu tư thích hợp hệ thống các công trình văn hóa, thể thao lớn, bao gồm các bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện, công viên, các sân vận động và nhà thi đấu để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển du lịch phù hợp với vai trò, vị trí của một đô thị trung tâm vùng. Đầu tư các công trình, sản phẩm du lịch để thu hút và giữ chân du khách như: xây dựng khu nghỉ dưỡng, khu nghỉ dưỡng sinh thái có các hoạt động vui chơi giải trí, khu trung tâm mua sắm, công viên, quảng trường phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí, các sự kiện lớn của thành phố, khu cắm trại trên các cồn, cù lao, sân golf đẳng cấp quốc tế Thu hút các nguồn lực đầu tư hạ tầng du lịch Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, đẩy mạnh huy động nguồn vốn thông qua vay ưu đãi nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu chính phủ cho các công trình đầu tư lớn như: sân bay, đường cao tốc, cảng tàu du lịch; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để thu hút sự tài trợ cho các chương trình phát triển dài hạnđểnâng cấp đô thị. Thành lập Quỹ Phát triển du lịch Cần Thơ Chú trọng chính sách thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch, hợp tác công tư trong lĩnh vực du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính về đầu tư các hoạt động kinh doanh du lịch, hạ tầng du lịch, có chính sách ưu đãi tài chính, thuế cho các quận huyện nhằm thu hút đầu tư, tăng cường tính cạnh tranh trong quảng bá cơ hội đầu tư. 4.2 Đẩy mạnh hình thành và đa dạng các chương trình du lịch Để hình thành và đa dạng các chương trình du lịch thì giải pháp liên kết, kết nối là một trong những giải pháp then chốt để phát triển du lịch Cần Thơ thành trung tâm du lịch vùng. Liên kết phát triển sẽ có mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Cần Thơ cũng như của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến, góp phần hạn chế những yếu kém, bất cập hiện nay trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của các địa phương cũng như cả vùng. Cần Thơ cần liên kết để hình thành và đa dạng chương trình du lịch như sau: Chương trình du lịch với sự kết hợp 2061
  3. triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Từng bước khẳng định được vai trò, đóng góp quan trọng trong cơ cấu khu vực dịch vụ và tăng trưởng của thành phố. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Du lịch Cần Thơ: Cần đầu tư phát triển du lịch, Nguồn: ngày truy cập 30.03.2021. [2] Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ (2017), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2017,Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ, Cần Thơ. [3] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ (2016), Báo cáo tóm tắt Tổng kết hoạt động du lịch năm 2016, Cần Thơ. [4] Sở Văn hoá Thể thao và Du Lịch Cần Thơ (2014), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Cần Thơ. 2063