Đề tài Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe ở một số nước tiêu biểu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Triệu Thị Hòa

Ấn Độ là quốc gia được biết đến như là cái nôi của yoga và thiền. Với thế
mạnh về những bài trị liệu tinh thần và thể chất bằng yoga, các phương thuốc y học
cổ truyền, thiên nhiên, quốc gia này đã phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức
khỏe toàn diện, tạo ra các tour du lịch chăm sóc sức khỏe trọn gói, mang lại trải
nghiệm đặc biệt với những hiệu quả rõ rệt về cải thiện cho du khách sau tour du
lịch. Du lịch chăm sóc sức khỏe đưa Ấn Độ trở thành điểm đến cung cấp sản phẩm
này với mức tăng trưởng nhanh nhất đạt 22%/năm. 
pdf 5 trang xuanthi 03/01/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe ở một số nước tiêu biểu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Triệu Thị Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_kinh_nghiem_phat_trien_san_pham_du_lich_cham_soc_suc.pdf

Nội dung text: Đề tài Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe ở một số nước tiêu biểu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Triệu Thị Hòa

  1. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Soukya cung cấp cho khách các gói dịch vụ về giải tỏa và quản lý căng thẳng, trẻ hóa và giải độc, chữa bệnh. Mỗi chương trình sẽ diễn ra ngắn nhất từ 7 ngày tới dài nhất là 28 ngày với các phương thức chăm sóc sức khỏe khác nhau tùy vào nhu cầu của khách. Các chương trình chăm sóc sức khỏe được xây dựng riêng biệt phù hợp với từng người, do vậy chương trình chi tiết chỉ được xây dựng sau khi khách đến nghỉ và được thăm khám bởi các bác sỹ. Chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập, chế độ trị liệu của từng người được lên kế hoạch sau buổi gặp với bác sĩ của từng khách hàng. Tại Soukya áp dụng chế độ thực dưỡng được thực hiện bởi chuyên gia về dinh dưỡng, chế độ ăn chay cho tất cả các khách, ít béo, ít muối và hạn chế gia vị. Các thực phẩm đảm bảo là nguồn gốc thực phẩm sạch, 80% nguyên liệu để làm thức ăn được trồng tại vườn của trung tâm. Rượu và thuốc lá không được phép sử dụng tại Soukya. Ti vi, điện thoại di động, internet bị hạn chế sử dụng, chỉ khuyến khích sử dụng tại khu vực sinh hoạt chung. Sau kết thúc chương trình chăm sóc sức khỏe, khách sẽ được kiểm tra lại các chỉ số, cân nặng các dấu hiệu tích cực về sức khỏe được cải thiện rõ rệt là những kết quả mà các khách hàng tại đây cho biết. Bên cạnh đó, những kiến thức, thông tin bổ ích để có lối sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe cũng là những điều quý báu mà chương trình du lịch sức khỏe mang lại bên cạnh trải nghiệm đặc biệt này. Một trong những loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe ở Ấn Độ phải kể đến loại hình: YoGa - YoGa ở Ấn Độ loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe ở Ấn Độ Yoga, hình thức chăm sóc sức khỏe vốn đã phát triển và hoạt động trong suốt nhiều thiên niên kỷ tại Ấn Độ, quốc gia rộng lớn và luôn ẩn chứa nhiều điều lý thú. Thành phố Mysuru – khởi nguồn Yoga Ấn Độ: Thành phố Mysuru là nơi khởi điểm cho Yoga lâu đời, vào những năm 1930, Cung điện Mysuru tại Ấn Độ được biết đến là nơi sản sinh ra phong cách Yoga Ashtanga và Lyengar và thành phố Mysuru đóng một vai trò không thể thiếu trong việc truyền bá và phổ biến loại hình trị liệu sức này, để cho tới nay ai ai cũng biết tới. Hầu hết các trường dạy Yoga ở Mysuru đều tập trung trong và xung quanh Gokulam, một khu dân cư chủ yếu nằm về phía Tây Bắc của trung tâm thành phố. Tại đây, du khách có thể trải nghiệm các khóa học về Yoga Ashtang và massage mô sâu theo phong cách Ayurvedic được biết đến như chữa bệnh bằng luân xa, thiền định âm thanh. - Trải nghiệm Yoga tĩnh ở Bang Kerala, Ấn Độ: Bang Kerala là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn tìm về chốn nghĩ dưỡng yên bình. Với cảnh quan địa lý đa dạng, lịch sử phong phú và phương pháp trồng trọt, bang Kerala nằm ở phía Nam cũng là vùng đất Yoga phổ biến ở Ấn Độ. Sở hữu khí hậu nhiệt đới do nằm ở vị trí chiến lược dọc theo bờ biển Malabar và sự phong phú Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 77
  2. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch chương trình “Đến Thái Lan vì sức khỏe của bạn” các đại lý du lịch đã có được sự liên kết rộng mở với các trung tâm chăm sóc sức khỏe tư nhân cung cấp các dịch vụ trọn gói dành cho du khách nước ngoài đến Thái Lan, đồng thời giới thiệu ra thế giới những dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người nước ngoài. 3. Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch CSSK ở Việt Nam Để phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, các bài học kinh nghiệm trên thế giới có thể được tổng hợp và đúc rút, áp dụng vào tình hình thực tế tại Việt Nam, cụ thể là: - Cần xây dựng hướng dẫn phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe, trong đó làm rõ các khái niệm, tính chất sản phẩm, những yêu cầu kỹ thuật, nhân sự, nguồn lực - Cần có định hướng và quy hoạch cụ thể để sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe phát triển hiệu quả, lâu dài và bền vững. - Cần có sự hỗ trợ của chính phủ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của các cơ sở du lịch chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kĩ thuật - Cần có những nghiên cứu, đánh giá nguồn lực phát triển loại hình chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện và bài bản để có những hướng đầu tư phát triển phù hợp. - Công tác xúc tiến quảng bá tới khách du lịch quốc tế về du lịch chăm sóc sức khỏe cần cung cấp chi tiết, đầy đủ thông tin về sản phẩm; quảng bá lợi ích về sức khỏe, sắc đẹp - Du lịch chăm sóc sức khỏe nhắm vào đối tượng khách du lịch cao cấp trước, tiếp đó là khách du lịch đại trà, bình dân. - Cần có một tổ chức do chính phủ/chính quyền địa phương đứng đầu để tập hợp nguồn lực cho công tác xúc tiến quảng bá của các cơ sở du lịch chăm sóc sức khỏe. - Quản lý chất lượng sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu, cần phối hợp với cơ quan chuyên môn có thẩm quyền (VD: Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên Môi trường) trong việc thẩm định chất lượng kỹ thuật các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mueller, H. and Kaufmann, E. L. (2001). Wellness Tourism: Market analysis of a special health tourism segment and implications for the hotel industry. Journal of Vacation Marketing, Volume 7 Number 1, 5-17. 2. Nazrul Islam (2014). Chinese Medicine as a product filling the wellness health tourism niche in China: Prospect and challenges, International Journal of Tourism Sciences, 14:1, 51-69. 3. Preamble to the Constitution of the World Health Organization as adopted by the International Health Conference, New York, 19-22 June, 1946; signed on 22 July Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 79