Đề tài Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch sức khỏe tại Tây Bắc - Trần Thị Minh Hòa
Du lịch sức khỏe được hiểu là du lịch gắn liền với việc theo đuổi việc duy trì hoặc nâng cao sức khỏe cá
nhân. Trên thế giới loại hình du lịch này đang nổi lên với sức tăng trưởng mạnh mẽ với những con số rất ấn tượng như
tốc độ tăng hàng năm đạt 6,5 %, tức gấp đôi mức tăng trung bình của tổng thể ngành du lịch (3,2 %). Theo dự đoán đến
năm 2022 tốc độ tăng trưởng của loại hình này sẽ là 7,5 % với giá trị thị trường đạt tới 919 tỉ đô la. Nhiều quốc gia
trong đó có Nhật Bản, Thái Lan đã gặt hái được thành công đáng kể với du lịch sức khỏe. Để bắt kịp xu thế, Việt Nam
nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng cần có những chiến lược và hành động phù hợp để vừa bảo tồn đa dạng sinh học,
vừa khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và sinh thái của mình cho phát triển du lịch sức khỏe. Bài viết của tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu điển hình để tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia nhằm rút ra những bài học để Tây
Bắc Việt Nam có thể vận dụng để phát triển loại hình du lịch này.
nhân. Trên thế giới loại hình du lịch này đang nổi lên với sức tăng trưởng mạnh mẽ với những con số rất ấn tượng như
tốc độ tăng hàng năm đạt 6,5 %, tức gấp đôi mức tăng trung bình của tổng thể ngành du lịch (3,2 %). Theo dự đoán đến
năm 2022 tốc độ tăng trưởng của loại hình này sẽ là 7,5 % với giá trị thị trường đạt tới 919 tỉ đô la. Nhiều quốc gia
trong đó có Nhật Bản, Thái Lan đã gặt hái được thành công đáng kể với du lịch sức khỏe. Để bắt kịp xu thế, Việt Nam
nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng cần có những chiến lược và hành động phù hợp để vừa bảo tồn đa dạng sinh học,
vừa khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và sinh thái của mình cho phát triển du lịch sức khỏe. Bài viết của tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu điển hình để tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia nhằm rút ra những bài học để Tây
Bắc Việt Nam có thể vận dụng để phát triển loại hình du lịch này.
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch sức khỏe tại Tây Bắc - Trần Thị Minh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_kinh_nghiem_quoc_te_trong_phat_trien_du_lich_suc_khoe.pdf
Nội dung text: Đề tài Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch sức khỏe tại Tây Bắc - Trần Thị Minh Hòa
- Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch sức khỏe tại Tây Bắc 471 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Quan niệm về du lịch sức khỏe Các công trình nghiên cứu về du lịch sức khỏe hầu như mới chỉ xuất hiện từ cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Định nghĩa về du lịch chăm sóc sức khỏe đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua, nó không còn chỉ là về các phương pháp điều trị spa. Nó có thể là bất kỳ trải nghiệm du lịch nào mà du khách chọn để duy trì hoặc nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất của chính họ. Đối với một số người, đó có thể là những hoạt động tích cực như chèo thuyền kayak, yoga, đi bộ đường dài hoặc tĩnh tâm. Đối với những người khác, nó có thể thụ động hơn và đơn giản là kết nối với thiên nhiên, chánh niệm hoặc tìm kiếm trải nghiệm thực phẩm tươi sống lành mạnh của địa phương khi đi du lịch. Müller và Lanz Kaufmann (2001) đưa ra khái niệm về du lịch sức khỏe như sau: “Du lịch sức khỏe là tổng hợp của tất cả các mối quan hệ và hiện tượng xuất phát từ một hành trình và nơi cư trú của những người có động cơ chính là bảo tồn hoặc tăng cường sức khỏe của họ. Họ ở trong những khách sạn chuyên dụng cung cấp dịch vụ về chăm sóc cá nhân phù hợp, họ yêu cầu một gói dịch vụ toàn diện bao gồm chăm sóc sức khỏe/thể chất, dinh dưỡng/chế độ ăn uống lành mạnh, thư giãn/thiền định và hoạt động tinh thần/giáo dục”. Hội nghị thượng đỉnh về Spa và Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (2014) định nghĩa “Du lịch sức khỏe là du lịch gắn liền với việc theo đuổi việc duy trì hoặc nâng cao sức khỏe cá nhân”. Theo đó, khách du lịch sức khỏe là những người tìm kiếm sự khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và trí tuệ trong chuyến du lịch của họ và những trải nghiệm của họ cũng có khả năng bị ảnh hưởng bởi nhận thức về môi trường và xã hội. Nhu cầu của họ được giải quyết thông qua việc ăn uống lành mạnh, dịch vụ spa toàn diện cho tâm trí và cơ thể và sự phát triển cá nhân bao gồm các hoạt động thân thiện với môi trường. Ngược lại, du lịch không vì sức khỏe được mô tả bao gồm những điều sau đây: Lựa chọn thực phẩm không lành mạnh và ăn uống quá nhiều, căng thẳng khi đi du lịch, ngủ kém và gián đoạn thói quen tập thể dục thường xuyên. Khái niệm du lịch sức khỏe - wellness tourism đôi khi cũng bị lẫn với du lịch chữa bệnh - medical tourism. Cả hai loại hình: Du lịch sức khỏe và du lịch chữa bệnh được cho là hai thành phần của một loại hình rộng hơn, đó là du lịch chăm sóc sức khỏe (health tourism). Sự khác nhau quan trọng nhất của hai loại hình này là động cơ đi du lịch. Nếu như du lịch chữa bệnh có động cơ quan trọng nhất là chữa trị một hay một vài loại bệnh hoặc vấn đề sức khỏe cụ thể, động cơ của du lịch sức khỏe là ngăn ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe. Và sức khỏe trong thuật ngữ du lịch được hiểu không chỉ là sức khỏe về mặt thể chất mà còn là về tinh thần, trí tuệ và cảm xúc. Ngoài ra đối tượng khách của hai loại hình du lịch sức khỏe và du lịch chữa bệnh có nhiều đặc điểm khác biệt rất rõ rệt sau đây: Du khách - Du lịch sức khỏe Du khách - Du lịch chữa bệnh Thường là người khỏe mạnh Thường là người ốm (có bệnh). Thực hiện chuyến đi dể duy trì, kiểm soát và cải thiện Thực hiện chuyến đi để nhận được sự chữa trị cho sức khỏe một căn bệnh đã được chuẩn đoán. Mong muốn có một lối sống lành mạnh, ngăn ngừa Mong muốn có dịch vụ y tế rẻ hơn, chất lượng tốt bệnh tật, giảm căng thẳng, kiểm soát các thói quen có hơn hoặc vì những dịch vụ đó không có tại nơi cư trú hại và/hoặc có những trải nghiệm chân thực thường xuyên của họ. Các hoạt động trong chuyến đi mang tính chủ động, Các hoạt động trong chuyến đi mang tính chất bắt không xâm lấn, tự nguyện, và không liên quan đến buộc, cần thiết về mặt y tế, để chữa bệnh, và/hoặc nhân viên y tế. được giám sát bởi nhân viên y tế. Có thể tóm tắt về động cơ và các hoạt động của khách du lịch sức khỏe theo mô hình sau đây của SRI International (Viện Nghiên cứu Stanford). Theo đó, khách du lịch: - Tìm kiếm sức khỏe về thể chất, tinh thần, trí tuệ, cảm xúc, môi trường và xã hội. - Tham gia các hoạt động rất đa dạng về: ăn uống (dinh dưỡng lành mạnh, giảm cân, thanh lọc cơ thể, trải nghiệm ẩm thực địa phương), tập thể dục (các bài tập giảm cân pilates, các bài tập kéo dãn, các bài tập thể
- Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch sức khỏe tại Tây Bắc 473 3.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch sức khỏe tại Nhật Bản và Thái Lan Du lịch Thái Lan trong những năm vừa qua đã thể hiện được vị trí của mình trên thị trường quốc tế với rất nhiều kết quả đáng ngưỡng mộ. Một trong những lý do tạo nên sự thành công của quốc gia này trong lĩnh vực du lịch chính là sự đa dạng hóa các loại hình du lịch và đặc biệt là sự nhạy bén trong chiến lược phát triển của Chính phủ để đón đầu những xu thế về các loại hình du lịch mới. Tại Thái Lan, du lịch sức khỏe đã được quan tâm và định hướng phát triển ngay từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Ngày nay, du lịch sức khỏe đã trở thành một trong những mũi nhọn của ngành du lịch của quốc gia này với mức tăng trưởng bình quần hàng năm là 7 % (giai đoạn 2013 - 2015) và giá trị thị trường là 320 tỉ bạt, xếp thứ 13 trên thế giới và thứ 4 tại Châu Á sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Trong gần hai thập kỷ vừa qua, Chính phủ hoàng gia Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách, chiến lược hữu hiệu nhằm phát triển loại hình này. Có thể kể đến là kế hoạch chiến lược 5 năm vào năm 2004 định vị Thái Lan là nước dẫn đầu trong ba lĩnh vực: Trung tâm Du lịch Sức khỏe Châu Á, Thủ đô Sức khỏe của Châu Á và Thảo dược Thái Lan cho sức khỏe. Kể từ đó 4 điểm đến chính: Bangkok, Chiang Mai, Phuket và Samui đã được quy hoạch để phát triển cho du lịch vì sức khỏe và hạnh phúc. Sau năm 2005, 10 tỉnh có tiềm năng phát triển cao về du lịch y tế là Chiang Rai, Chon Buri, Phetchaburi, Udon Thani, Prachuap Khiri Khan, Prachin Buri, Krabi, Phang-nga, Ranong và Songkhla cũng được đưa vào kế hoạch phát triển điểm đến của Chính phủ. Năm 2015 Tổng cục Du lịch Thái Lan - TAT đã phát động chiến dịch tiếp thị Khám phá Thainess để kích thích thị trường du lịch quốc tế về loại hình du lịch này. Thông tin của chiến dịch bao gồm văn hóa Thái Lan, massage Thái, lễ hội Thái Lan và lối sống của người Thái. Các hoạt động liên quan đến Muay Thai (Thai Boxing) và thiền được quảng bá và là những điểm nhấn quan trọng trong chiến dịch tiếp thị này. Không chỉ là những chiến dịch quảng bá trong ngắn hạn, TAT rất chú trọng đến việc truyền thông cho loại hình du lịch sức khỏe. Trang web được lập ra với ngôn ngữ chính là tiếng Anh không chỉ đưa đến những tin tức mới nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Thái Lan mà còn cung cấp những thông tin rất chi tiết về các cơ sở cung cấp dịch vụ này và các sản phẩm du lịch sức khỏe đặc trưng của quốc gia. Sản phẩm du lịch sức khỏe của Thái Lan rất đa dạng. Tận dụng lợi thế là một trung tâm của các kỹ thuật chữa bệnh truyền thống cổ xưa bao gồm massage Thái, thiền, thuốc thảo dược và các thực hành tổng thể khác, người Thái Lan đã kết hợp những tri thức bản địa của mình với các liệu pháp của các quốc gia khác (Ấn Độ, Trung Quốc) để tạo nên những sản phẩm du lịch sức khỏe được khách du lịch quốc tế đặc biệt yêu thích. Massage Thái giờ đây đã trở thành dịch vụ điển hình trong các spa trên toàn thế giới. Các khóa tu chăm sóc sức khỏe cũng được thiết kế để những người yêu Phật pháp có cơ hội được tìm hiểu về tôn giáo này cũng như thực hành thiền định như một liệu pháp phục hồi sức khỏe. Một xu hướng mới nổi về du lịch sức khỏe tại Thái Lan là đào tạo Muay Thai (Thai Boxing). Phuket là điểm đến nổi tiếng nhất của hoạt động này, với rất nhiều khách du lịch quốc tế đến tham dự khóa đào tạo Muay Thai tại đây. Không chỉ có các nhà hoạch định chính sách, ngay cả các doanh nghiệp cũng rất nhạy bén với loại hình du lịch mới này. Nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng đã thêm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như cai nghiện, Ayurveda, yoga, Muay Thai và thiền định vào các spa của họ. Ngoài ra, một số spa ngày nay cung cấp chế độ ăn uống thực dưỡng và không gian cho khách tìm kiếm sự tĩnh tâm tự nhiên giúp khách hàng cân bằng sức khỏe để khôi phục năng lượng và sức sống cá nhân. Nhật Bản hiện là điểm đến du lịch chăm sóc sức khỏe lớn thứ ba ở châu Á, tính theo tổng số du khách, theo báo cáo Xu hướng chăm sóc sức khỏe toàn cầu 2018 của Viện Sức khỏe Toàn cầu. Nhật Bản có những tài nguyên độc đáo mà khách du lịch chăm sóc sức khỏe đều mong muốn được trải nghiệm, từ một nền văn hóa suối nước nóng đặc biệt đến việc thiền định với các nhà sư, từ hoạt động tắm rừng đến nghệ thuật ẩm thực lành mạnh và thậm chí là nghệ thuật tâm linh. Nhật Bản có gần 21.000 onsen đích thực chiếm khoảng hai phần ba trong số tất cả các cơ sở suối nước nóng trên thế giới. Xu hướng của các khu nghỉ dưỡng onsen Nhật Bản sẽ ngày càng sang trọng hơn và sẽ “xuất khẩu kinh nghiệm” onsen của Nhật Bản sang phần còn lại của châu Á. Ngày càng có nhiều onsen được mở ra bởi các công ty Nhật Bản như Gokurakuyu Holdings và Hoshino Resort ở Trung Quốc, Đài Loan và Đông Nam Á. “Tắm rừng” (Shinrin-yoku) lần đầu tiên được bắt đầu ở Nhật Bản từ những năm 80 và là một dạng thuốc phòng ngừa và điều trị tự nhiên, cho phép con người kết nối với thiên nhiên xung quanh và đắm chìm trong môi trường rừng tự nhiên và tăng cường sức khỏe bằng cách sử dụng các giác quan như thị giác, khứu giác, thính giác. Nhật Bản có 62 khu rừng chữa bệnh chính thức và hàng trăm hướng dẫn viên được đào tạo. Tắm rừng gần đây đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, với các khu nghỉ dưỡng sức khỏe trên toàn thế giới công bố các chương trình tắm rừng mới mỗi tháng.
- Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch sức khỏe tại Tây Bắc 475 Ban, Vàng Pó, Phong Thổ, Phiêng Phát, ở Hòa Bình như Kim Bôi, Hệ thống suối khoáng và suối nóng là cơ sở xây dựng hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các điểm du lịch, phát triển loại hình du lịch sức khỏe, làm đa dạng hệ thống sản phẩm du lịch của vùng Tây Bắc. Từ đó cần có những công trình nghiên cứu với những công bố khoa học quốc tế uy tín về giá trị chữa bệnh, phòng bệnh và tăng cường sức khỏe của những tài nguyên như các cây thuốc, bài thuốc dân gian của các tộc người cư trú trong vùng; các phương thức trị liệu cổ truyền của dân tộc, các nguồn nước khoáng, bùn khoáng, Xây dựng sản phẩm du lịch sức khỏe đặc trưng của vùng dựa vào việc khai thác những thế mạnh sẵn có: Khí hậu ôn hòa, trong lành; tri thức về cây thuốc và sử dụng cây thuốc vào chăm sóc sức khỏe của các nhóm người dân tộc thiểu số bản địa; nguồn lương thực thực phẩm chất lượng cao và an toàn; thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng; những nét đẹp văn hóa đặc sắc, hấp dẫn, Kêu gọi và đưa ra những chính sách để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm xây dựng, bổ sung, tăng cường cơ sở hạ tầng về dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cũng như các cơ sở vật chất kỹ thuật như các khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng cấp các sản phẩm du lịch sức khỏe đặc trưng của địa phương. 5. KẾT LUẬN Tây Bắc là vùng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng hiện nay chỉ có Lào Cai với thị trấn Sa Pa được nhiều du khách biết đến và doanh thu từ du lịch có những đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương, các khu vực còn lại dường như chưa tìm ra lối đi đúng hướng cho hoạt động du lịch của mình. Một trong những nguyên nhân đó là thiếu sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, chất lượng tốt để phục vụ đối tượng khách có khả năng chi trả cao. Trong bối cảnh sự cạnh tranh điểm đến trong nước và quốc tế ngày càng gay gắt, Tây Bắc cần khẩn trương xác định cho mình loại hình du lịch thế mạnh và tập trung phát triển cũng như khai thác càng sớm càng tốt để tạo dựng thương hiệu cho chính mình. Du lịch sức khỏe làm một trong những xu thế mới của du lịch thế giới và khu vực, loại hình này hoàn toàn có thể là cơ hội để Tây Bắc thực hiện được mục tiêu đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Global Wellness Institute (2014), The Global Wellness Tourism Economy, Global Spa & Wellness Summit, Oct 2013. [2]. Mueller H., Lanz Kaufmann E. (2001), Wellness Tourism: Market analysis of a special health tourism segment and implications for the hotel industry, Journal of Vacation Marketing, Vol. 7, No. 1, pp.5 - 17. [3]. Sheldon P. J. and Park (2009), Development of a sustainable wellness tourism destination, in R. Bushell and P. J. Sheldon (eds) Wellness and Tourism: Mind, Body, Spirit, Place, New York: Cognizant Communication Corporation. [4]. Mandeep Bharti (2015), Opportunities and Challenges of Wellness Tourism in India, Advances in Economics and Business Management (AEBM), Volume 2, Number 4; April-June, 2015 pp. 374 - 378. [5]. Nutworadee Kanittinsuttitong, (2018) Market Demand and Capacity of Wellness Tourism in Thailand, The 26th International Society for Business Innovation and Technology Management Conference [6]. [7]. Thai Health Tourism at a Crossroads: Three Emerging Trends, tourism/ [8]. Global Wellness Institute (2018), Global Wellness Tourism Economy [9]. João Romão et al (2017), Assessment of Wellness Tourism Development in Hokkaido: A Multicriteria and Strategic, Choice Analysis, Asia-Pacific Journal of Regional Science, 1(1), pp.265 - 290. [10]. Erfurt-Cooper, Patricia (2014), Wellness tourism: a perspective from Japan, Routledge, Abingdon, Oxon, UK, pp. 235 - 254. [11]. Mainur Ordabayeva1, Saira Yessimzhanova (2016), Development of Healthcare and Wellness Tourism Marketing, International Review of Management and Marketin.