Đề tài Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam

Trong điều kiện hội nhập, đặc biệt sau sự kiện Việt Nam tham gia CPTPP và AEC, liên
kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế tiềm năng
đưa ngành du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn
cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, sự liên kết phát triển của một số địa phương vẫn chưa
tương xứng với tầm vóc và khả năng của khu vực. Nghiên cứu này đi sâu vào việc đánh giá
thực trạng liên kết phát triển du lịch bền vững của ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng
- Quảng Nam để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự liên kết phát triển du lịch bền
vững; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tác giả đã đề xuất hai
nhóm giải pháp liên quan đến hai đối tượng chính đó là chính quyền của ba địa phương và
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 
pdf 15 trang xuanthi 05/01/2023 40
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_lien_ket_phat_trien_du_lich_ben_vung_tai_ba_tinh_duye.pdf

Nội dung text: Đề tài Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam

  1. Thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang xúc tiến việc liên kết phát triển du lịch bền vững. Xu hướng đó xuất phát từ những nguyên nhân sau: mặc dù lượng khách du lịch (đặc biệt là khách du lịch quốc tế) đến có xu hướng tăng nhưng thời gian lưu trú bình quân và chi tiêu bình quân của một ngày khách còn thấp dẫn đến thu nhập từ du lịch chưa cao; do nhu cầu cần đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch nội địa của các địa phương Để thu hút khách du lịch nhiều hơn, việc tăng cường khả năng liên kết các địa phương và kết nối với các trung tâm du lịch để phát triển là một trong những giải pháp hữu hiệu đối với du lịch Việt Nam trong thời kỳ mớinhằm phát huy và tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Tuy nhiên, hơn 10 năm qua, mô hình liên kết ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam (kể từ năm 2006) vẫn còn đơn điệu, nghèo nàn. Để phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị trường trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có, ba địa phương cần có những sự hợp tác, liên kết mạnh mẽ hơn nữa. 2. Thực trạng liên kết phát triển du lịch bền vững của ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam là ba địa phương trên trục di sản có nhiều tiềm năng về du lịch và đây sẽ là các trọng điểm chính của du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Chỉ kéo dài chưa đầy 300 km mà cả ba địa phương sở hữu những bãi biển đẹp vào loại nhất nhì thế giới; 4 di sản văn hóa thế giới: Cốđô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn; những khu sinh thái sinh quyển, rừng quốc gia phong phú đa dạng về chủng loại động thực vật Ba địa phương tạo ra điểm đến chung, có sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú, du khách dễ dàng lựa chọn sản phẩm cho chuyến đi; đồng thời, cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt dựa trên lợi thế của mỗi địa phương. Thừa Thiên Huế nổi tiếng với vịnh Lăng Cô - một trong những vịnh đẹp nhất thế giới và cũng là địa phương sở hữu vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng nhất Đông Nam Á, có các di sản văn hóa thế giới: Quần thể di tích Cốđô Huế, Nhã nhạc cung đình, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế cùng những di sản phi vật thể, văn hóa dân gian, truyền thống đặc sắc. Đà Nẵng là “địa chỉđỏ” về du lịch biển đảo, khu rừng trong thành phố với bán đảo Sơn Trà - địa bàn cư trú của loài voọc chà vá chân nâu quý hiếm có tên trong sách đỏ. Quảng Nam lại nổi danh với Cù Lao Chàm (Hội An) - khu dự trữ sinh quyển thế giới đang phát triển mạnh loại hình du lịch homestay cùng với Phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới. Và để phát huy các thế mạnh của mình, ba địa phương đã tạo ra những sản phẩm du lịch mang đặc trưng vùng như các làng nghề thủ công truyền thống tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên (Thừa Thiên Huế), đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), dệt thổ cẩm của người Cơ tu (Quảng Nam) Về lễ hội cấp quốc gia, Đà Nẵng đã “độc quyền” Cuộc thi Bắn pháo hoa Quốc tế, Điểm hẹn mùa hè; Thừa Thiên Huế luân phiên tổ chức Festival và Festival Làng nghề; Quảng Nam có Chương trình Hành trình di sản Những địa danh này mang lại cho khách du lịch nhiều cơ hội vui chơi, giải trí tốt như các chuyến đi bộ tới các thác nước có vũng sâu để tắm, các tour tham quan hang động kỳ bí, các chuyến du lịch khám phá hấp dẫn, ngâm mình trong suối nước nóng tự nhiên, khám phá các thảm thực vật và động vật quý hiếm của địa phương. 443
  2. Thừa Thiên Huế, lượng khách chỉ lưu trú bình quân dưới 2 ngày. Cụ thể năm 2017: Bảng 1. Thống kê số lượng khách du lịch trong vùng năm 2017 Các chỉ tiêu Thừa Thiên Huế Đà Nẵng Quảng Nam Tổng lượt khách (người) 3.800.012 6.600.000 5.350.000 Trong nước 2.298.786 4.300.000 2.550.000 Quốc tế 1.501.226 2.300.000 2.800.000 Thời gian lưu trú bình quân (ngày) 1,79 3,4 2,5 Doanh thu từ du lịch (tỷđồng) 3.520 19.403 3.860 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thực trạng phát triển du lịch các tỉnh/thành phố) Ngoài ra, cùng với công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các tỉnh, thành phố trong khu vực đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ, du lịch. Đến nay, nhiều dự án du lịch lớn đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng tạo ra hệ thống nhà hàng, khách sạn và cơ sở lưu trú khá đầy đủ Ba địa phương tập trung xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thị trường quốc tế chung là Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Âu; thường xuyên trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, cung cấp thông tin về tình hình phát triển du lịch, chương trình tour, các điểm đến và sản phẩm du lịch mới nhằm giới thiệu đến các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch ở các thị trường tiếng hiếm như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, xúc tiến mở thêm các đường bay quốc tế mới, như Hồng Kông (Trung Quốc) - Đà Nẵng, Busan (Hàn Quốc) - Đà Nẵng, Huế - Thái Lan, Việc thành lập các tổ công tác phát triển du lịch cũng được các địa phương phối hợp thực hiện một cách hiệu quả. Đây thật sự là đòn bẩy, thúc đẩy du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung, nhất là vào khu vực miền Trung nói riêng. Đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch trong nước và các tổ chức, doanh nghiệp du lịch quốc tế gặp gỡ, giới thiệu các sản phẩm du lịch, thu hút sự phát triển du lịch trong khu vực. Vềđào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Dự án Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ (gọi tắt là Dự án EU-ESRT) cũng đã tổ chức các chuyến khảo sát học tập thực tế, các chuyến đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài, các khóa tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ba địa phương. Từ các hoạt động hỗ trợ này, kinh nghiệm về tổ chức quản lý điểm đến theo hướng bền vững, có trách nhiệm với môi trường và xã hội được phổ biến sâu rộng hơn tới các chủ thể quản lý trong ngành du lịch. Mô hình liên kết Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng đã được Tổng cục Du lịch chọn làm điển hình cho cả nước. Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, mô hình hợp tác liên kết du lịch này đã mang lại những kết quả khá tích cực cho ba địa phương. Đó không chỉ là hiệu quả của công tác quảng bá, xúc tiến mà việc liên kết còn thể hiện trong xây dựng chính 445
  3. Festival Huế - Lễ hội làng nghề truyền thống, Festival biển Ðà Nẵng, Liên hoan Du lịch Bà Nà, Mỗi địa phương làm một cách và mạnh ai nấy làm, chưa có sự liên kết với nhau. Năm du lịch quốc gia 2006, Festival Huế tổ chức cùng thời điểm với Liên hoan du lịch Quảng Nam: “Một điểm đến, hai di sản”, nhưng giữa hai địa phương này không hề thông báo cho nhau. Có lúc, tại Quảng Nam có lễ hội “Hội An - Cảm xúc mùa hè” thì tại Thừa Thiên Huế lại có “Lăng Cô - Huyền thoại biển”. Còn nhớ, năm 2006, Festival Huế diễn ra nửa tháng, với hàng chục đoàn nghệ thuật đến từ các quốc gia, vậy mà tại Ðà Nẵng - cửa ngõ của miền Trung lại không có một băng rôn, tờ rơi nào giới thiệu? Việc các địa phương tổ chức nhiều lễ hội cùng một thời điểm đã làm cho các công ty lữ hành nhiều lúc bị “bội thực” nên khó mà tạo ra những tour du lịch hoàn chỉnh, trọn vẹn dành cho du khách khi thưởng thức các lễ hội mùa hè ở miền Trung Đối với công tác xúc tiến liên kết vẫn còn trở ngại như chậm trễ về thông tin, kinh phí và nội dung liên kết chưa thật sự rõ ràng; sức cạnh tranh của ngành kinh tế du lịch bộc lộ nhiều điểm yếu. Phần lớn, doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ, các sản phẩm du lịch chưa chuyên nghiệp; thiếu các điểm tham quan nổi trội, nhất là các khu vui chơi giải trí, các điểm biểu diễn nghệ thuật, các dịch vụ du lịch vềđêm, Vì thế chưa thật sự tạo ấn tượng đối với khách tham quan. Các doanh nghiệp, công ty du lịch lữ hành chưa liên kết với nhau để tạo ra những sản phẩm dùng chung cho ba địa phương. Chất lượng dịch vụ, chất lượng các sản phẩm du lịch còn thấp do chưa có chiến lược đầu tư đồng bộ và hiệu quả. Hình ảnh đặc trưng, nổi trội cho sản phẩm của ba tỉnh, thành phố chưa được khai thác và phát huy có hiệu quả. Một số sản phẩm du lịch truyền thống thiếu sức cạnh tranh do chưa nâng cao chất lượng dịch vụ, quản lý chất lượng dịch vụ; quản lý kinh doanh còn nhiều bất cập, làm giảm sức thu hút du lịch so với một sốđịa phương trong cả nước. Thứ hai, hạn chế về nguồn lực Nguồn lực hạn hẹp cũng là vấn đề cản trở sự phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên. Nội dung các chính sách ưu đãi hỗ trợ chưa thật sựđủ mạnh, đủ sức hấp dẫn để tạo đột phá của ngành du lịch. Nguyên nhân chủ yếu là một sốđịa phương và cơ quan chức năng chưa thật sự nhận thức du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để từđó hoạch định chính sách tài chính ưu đãi đặc thù cho ngành du lịch. Theo kế hoạch, nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 toàn khu vực là 482 nghìn tỷđồng, nhưng xu hướng đầu tư từ ngân sách sẽ giảm. Khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phát triển du lịch là rất hạn chế. Trong khi đó, nhiều tỉnh, thành thuộc miền Trung - Tây Nguyên với nguồn thu ngân sách nhà nước hạn chế, vì vậy nguồn nội lực đầu tư từ ngân sách không thểđáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Ðội ngũ làm du lịch vừa thiếu vừa yếu. Hiện có 30% lao động du lịch chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, số có trình độ đại học và sau đại học về du lịch chỉ chiếm 3%. Ngay như Ðà Nẵng cũng thiếu đội ngũ làm du lịch chuyên nghiệp, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch cũng mới chỉđáp ứng được 30-40% nhu cầu. Theo Chiến lược, khu vực 3 tỉnh Duyên hải miền Trung trong giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030 là một trong số điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam, nơi tập trung nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận, nơi có bờ biển đẹp với 447
  4. sở đào tạo trên địa bàn khảo sát, tương đương với mức trung bình khoảng 444 học viên và 3,7 chương trình đào tạo cho mỗi cơ sở đào tạo. Có ít nhất 6 trên tổng số 14 chương trình đào tạo được nghiên cứu bao gồm Quản lý và Nghiệp vụ Bar, Quản lý và nghiệp vụ buồng, và Tiếng Anh cho Lữ hành và Khách sạn chỉ được dưới 16% số cơ sở đào tạo tham gia khảo sát tổ chức. Như vậy có thể kết luận rằng không có nhiều cơ hội được đào tạo chính qui về du lịch ở địa bàn các tỉnh được khảo sát. Đáng lo ngại hơn nữa, trong tổng số 71 chương trình đào tạo hiện đang được 19 cơ sở đào tạo tổ chức, 75% số chương trình được tổ chức cho bậc Cao đẳng hoặc thấp hơn và không có chương trình nào được tổ chức cho bậc Sau đại học. Như vậy, điều này cũng có thể gây quan ngại do không có nhiều cơ hội học tập đào tạo cho các vị trí quản lý. Dự kiến về 5 năm tới, số liệu cho thấy hầu như sẽ không có thay đổi trong bức tranh toàn cảnh về đào tạo du lịch của vùng. Tới năm 2020, sẽ có khoảng 3015 học viên mới theo học 55 chương trình đào tạo được tổ chức bổ sung so với hiện tại. Trong số này, chỉ có 11% số chương trình đào tạo cho bậc Đại học và không có chương trình nào dành cho bậc Thạc sỹ. Thứ ba, công tác quy hoạch chưa được quan tâm. Việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường gắn với hoạt động du lịch của khu vực nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế: - Hoạt động khai thác du lịch ở nhiều di tích tôn giáo tín ngưỡng vẫn còn tình trạng quá tải hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ khách tham quan, du lịch. Từ đó dẫn đến việc gia tăng lượng rác thải, nước thải và chất thải không kiểm soát và làm nhiễm bẩn các nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của di tích. Bên cạnh đó, nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân trong khu vực gia tăng khiến việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như mở đường, san lấp mặt bằng lấn biển, xây dựng bến bãi cầu cảng, xây dựng các công trình phục vụ dân sinh tại khu vực lân cận di tích, hoặc thậm chí trong phạm vi bảo vệ của các di tích đã và đang diễn ra với mức độ ngày càng lớn, gây ảnh hưởng đến môi trường di tích ở các cấp độ khác nhau. Chẳng hạn tại di tích Cố đô Huế, phố cổ Hội An nhiều hộ dân đã sống trong phạm vi di tích từ vài ba thế hệ; sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao tiện nghi của người dân khu vực di tích đã gây những tác động không nhỏ đến sự bền vững của môi trường tại các di tích. - Hoạt động của các cơ sở dịch vụ du lịch như nhà nghỉ, khách sạn, các cơ sở hạ tầng giao thông bến thuyền, bến xe, nhà ga cáp treo, các quầy bán hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống tại các di tích là nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí, đồng thời làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung của khu di tích. - Việc khai thác các tour du lịch sinh thái rừng bao gồm các hoạt động xâm lấn các khu/hệ cư trú, buôn bán, săn bắn/đánh bắt động vật hoang dã, thu gom sản phẩm phụ từ rừng, đốn cây là mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên nhiên, các rừng quốc gia, rừng đặc dụng. Sự thiếu ý thức của khách du lịch cũng thể hiện trong việc mua động vật hoang dã và những sản phẩm từ biển, rừng như san hô, cao, mật gấu, hải sâm Đây là hành động gián tiếp thúc đẩy việc khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên rừng làm nguy hại đến giá trị đa dạng sinh học của các khu/điểm du lịch. 449
  5. cho các khu đô thị và du lịch. Cung cấp đầy đủ nước sạch đáp ứng yêu cầu của du lịch. Mở rộng, cải tạo hệ thống thoát nước. Nghiên cứu biện pháp phòng chống lũ lụt, tránh tình trạng kẹt xe, các cống rãnh ứ đọng, gây ô nhiễm đến môi trường, (2) Phối hợp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch - Nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú; dự báo về lưu trú và cơ sở lưu trú du lịch, làm cơ sở để xây dựng và công bố quy hoạch phát triển cơ sở lưu trú đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Quy hoạch phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại các tuyến du lịch biển. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tham gia phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về đặc thù văn hóa Vùng của khách du lịch, đồng thời tạo khả năng khắc phục khó khăn về cơ sở lưu trú theo thời vụ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. - Kiểm tra, lựa chọn và thông báo rộng rãi những khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, điểm mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ở các điểm du lịch, giúp du khách có cơ sở để lựa chọn và quyết định. - Ban hành những chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút và lựa chọn những dự án xây dựng khách sạn cao cấp với quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế, kêu gọi xây dựng hạ tầng xanh thân thiện với môi trường mà lại tiết kiệm được chi phí. Giải pháp hạ tầng xanh sẽ giúp bảo vệ môi trường nhờ tập trung khai thác các giải pháp tiên tiến như giải pháp cáp mật độ cao Hi-D giúp tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống cáp mạng, giảm thiểu tiêu thụ điện năng, giảm bớt lượng khí thải CO2. - Phát triển các khu mua sắm để tăng chi tiêu của du khách và có những chính sách ưu đãi với những gian hàng của các làng nghề trong khu mua sắm; kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành để đưa khách đến các khu mua sắm này; đầu tư bảo tàng Văn hóa biển nhằm thu hút du khách đến tham quan và giới thiệu những đặc trưng văn hóa dân gian biển của Đà Nẵng. Định hướng phát triển một số tuyến phố chuyên doanh gồm các cửa hàng đồ hiệu, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng miễn thuế, cửa hàng giảm giá, cửa hàng tiện lợi phục vụ kéo dài về đêm, ở các khu vực trung tâm. - Nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ kèm theo như dịch vụ vận chuyển, viễn thông, y tế, ngân hàng và đầu tư nâng cấp, trùng tu các khu bảo tàng, văn hóa, sinh thái. (3) Phối hợp xúc tiến quảng bá điểm đến, xây dựng thương hiệu du lịch cho Vùng: - Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng điểm; tận dụng sức mạnh truyền thông và huy động sự hợp tác của các cơ quan ngoại giao ở các nước, đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến quảng bá du lịch. - Tăng cường năng lực của các trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa phương trong Vùng; tăng thêm vốn ngân sách cho xúc tiến quảng bá du lịch; xây dựng cơ chế hợp tác xúc tiến du lịch giữa các địa phương trong Vùng và với Tổng cục Du lịch. 451
  6. lao động du lịch thông qua tổ chức các chương trình bồi dưỡng có ưu đãi về học phí nhờ tận dụng các nguồn lực về giáo viên, cơ sở vật chất, của các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trong Vùng. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong đào tạo lao động du lịch. Tham gia hợp tác, hỗ trợ đào tạo như hỗ trợ học bổng, tạo điều kiện cho học viên thực tập, tạo cơ hội việc làm, đặt hàng đào tạo Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần cập nhật thông tin về lực lượng lao động du lịch trong địa phương mình nói chung và lao động trong lĩnh vực lưu trú nói riêng, cả về số lượng và chất lượng để có thể xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ công tác đào tạo cho doanh nghiệp. Cơ quản quản lý du lịch chủ động xây dựng và tham gia sâu vào sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề, nhằm cải thiện chương trình giảng dạy gần với thực tế, đồng thời hỗ trợ việc tuyển dụng, tăng cơ hội cho cả người thuê lao động và người lao động. (8) Các địa phương cần có kế hoạch hành động riêng, từ đó xây dựng kế hoạch hành động giữa các địa phương hay cho toàn vùng. Các tỉnh miền Trung đều có bờ biển dài, đẹp, nếu không có sự liên kết trong công tác quy hoạch, khách du lịch đi tỉnh nào cũng tắm biển, sẽ rất nhàm chán. Do đó, ba tỉnh, thành phố phải cùng nhau tìm ra những sản phẩm du lịch biển đặc thù ở mỗi địa phương, phát triển thêm về chiều sâu. Tránh tình trạng tỉnh, thành phố này chỉ là một điểm đến trong hành trình tour chứ không phải là một điểm dừng trong chương trình tour của khách du lịch, gây ảnh hưởng đến doanh thu du lịch giữa các địa phương. Cụ thể: - Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung phát triển các loại hình du lịch văn hóa (di sản, lễ hội, ẩm thực), kết hợp với du lịch sinh thái trên cơ sở khôi phục, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống Huế, bảo vệ tốt môi trường; xây dựng Huế trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho khu vực. - Thành phố Đà Nẵng tập trung phát triển sản phẩm du lịch biển cao cấp, theo hướng gắn liền nghỉ dưỡng biển với các hoạt động thể thao giải trí đẳng cấp quốc tế, nâng cấp cảng Tiên Sa bảo đảm các điều kiện phục vụ du lịch; nâng cao chất lượng loại hình dịch vụ gắn với biển, tiếp tục khai thác du lịch dịch vụ công, đa dạng hóa du lịch trải nghiệm, văn hóa phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị du lịch, trung tâm trung chuyển khách và dịch vụ du lịch. - Tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển du lịch văn hóa và sinh thái, các loại hình văn hóa phi vật thể, du lịch cộng đồng gắn với nông thôn và miền núi cần được đẩy mạnh. Du lịch Quảng Nam nên phát triển theo chiều sâu nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, cạnh tranh được với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Ngoài ra, cần đầu tư kết cấu hạ tầng để kết nối thuận lợi với Đà Nẵng. (9) Chú trọng bảo vệ môi trường Trong khai thác du lịch, các cơ quan quản lý phải luôn nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên vốn có tại các điểm du lịch; Đặt vấn đề bảo vệ môi 453
  7. (3) Liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú và dịch vụ du lịch khác trong khu vực: - Liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc kết nối các tour, tuyến, khu du lịch trong ba địa phương. - Liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; lưu trú, giải trí, mua sắm, tổ chức sự kiện nhằm kết nối các nguồn khách, đồng thời tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho du lịch ba địa phương. - Liên kết các doanh nghiệp trong việc đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí đẳng cấp, có những tác động lan tỏa nhất định đối với phát triển du lịch khu vực. 4. Kết luận Phát triển du lịch tự bản thân nó phải là sự phát triển bền vững. Đó là vì du lịch phát triển kéo theo sự giao thoa, thậm chí xung đột có thể xảy ra giữa các nền văn hóa, đặc biệt là du lịch của ba tỉnh duyên hải miền Trung phát triển trên hai loại hình du lịch chính là du lịch biển - sinh thái và du lịch văn hóa - lịch sử. Cả hai loại hình du lịch này đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch biển và giá trị văn hóa bản địa không pha tạp của đồng bào Tây Nguyên. Những năm trở lại đây, du lịch các địa phương đã chứng kiến bước phát triển vượt bậc trong bối cảnh chung của du lịch cả nước. Các chỉ tiêu về khách, thu nhập, việc làm, đều tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên độ dài ngày lưu trú còn ngắn và chi tiêu du lịch còn thấp dẫn tới hiệu quả không cao; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp giữa các địa phương; quản lý khai thác tài nguyên du lịch chưa thống nhất và hiệu quả thấp, môi trường du lịch chưa thực sự an toàn, hấp dẫn. Vì vậy, liên kết phát triển du lịch bền vững cần phải quán triệt trong quy hoạch phát triển khu vực, địa phương, trong dự án đầu tư và chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp, quá trình đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm tránh tình trạng vì lợi ích trước mắt mà phá vỡ quy hoạch, dẫn đến nhiều bãi biển đẹp bị mất cảnh quan, có nguy cơ bị ô nhiễm bởi dãy các nhà hàng kiên cố. Liên kết phát triển du lịch bền vững là một vấn đề rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi của bài viết, khó có thể bao quát, đề cập được toàn bộ những vấn đề xã hội quan tâm, những vướng mắc tồn tại trong những năm qua tại hoạt động này. Tôi hy vọng thông qua bài viết này sẽ góp phần làm rõ hơn thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghiên cứu khảo sát lực lượng lao động du lịch tại khu vực 3 tỉnh Duyên hải miền Trung - Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng và Quảng Nam năm 2015, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, 2015. [2] Kỷ yếu hội nghị: “Xúc tiến đầu tư vùng duyên hải miền Trung”, Đà Nẵng, tháng 3/2013. 455