Đề tài Liên kết phát triển du lịch khu vực miền Trung thực trạng và giải pháp phát triển bền vững
Bài viết tập trung phân tích và làm rõ các tiềm năng của khu vực miền Trung để
phát triển du lịch như nguồn tài nguyên, vị trí địa lí và cơ hội liên kết trong phát triển du
lịch. Bên cạnh đó cũng chỉ ra những hạn chế bất cập trong phát triển du lịch của khu vực
này như sự liên kết phát triển du lịch giữa các hợp phần, các bộ phận lãnh thổ chưa thật sự
chặt chẽ, hoạt động du lịch của khu vực vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng lợi thế, chưa
trở thành yếu tố chính tạo nên quá trình liên kết phát triển tầm quy mô quốc gia và khu vực.
Trên cơ sở đó bài báo đề xuất các giải pháp liên kết phát triển du lịch ở các mức độ khác
nhau để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng và phát triển bền vững trong thời gian tới.
Từ khóa: du lịch, liên kết, hợp tác, miền Trung.
phát triển du lịch như nguồn tài nguyên, vị trí địa lí và cơ hội liên kết trong phát triển du
lịch. Bên cạnh đó cũng chỉ ra những hạn chế bất cập trong phát triển du lịch của khu vực
này như sự liên kết phát triển du lịch giữa các hợp phần, các bộ phận lãnh thổ chưa thật sự
chặt chẽ, hoạt động du lịch của khu vực vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng lợi thế, chưa
trở thành yếu tố chính tạo nên quá trình liên kết phát triển tầm quy mô quốc gia và khu vực.
Trên cơ sở đó bài báo đề xuất các giải pháp liên kết phát triển du lịch ở các mức độ khác
nhau để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng và phát triển bền vững trong thời gian tới.
Từ khóa: du lịch, liên kết, hợp tác, miền Trung.
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Liên kết phát triển du lịch khu vực miền Trung thực trạng và giải pháp phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_lien_ket_phat_trien_du_lich_khu_vuc_mien_trung_thuc_t.pdf
Nội dung text: Đề tài Liên kết phát triển du lịch khu vực miền Trung thực trạng và giải pháp phát triển bền vững
- Liên kết phát triển du lịch khu vực miền Trung, thực trạng và giải pháp phát triển bền vững vùng và các địa phương bàn về liên kết phát triển du lịch đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều chính khách, nhà khoa học trong nước và quốc tế. Các nghiên cứu, các trao đổi trong hội thảo vẫn tách dải ven biển miền Trung này thành 2 khu vực là Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ, trong khi về mặt địa lí, lãnh thổ, tài nguyên và hoạt động du lịch đây là một dải đất liên tục có nhiều đặc điểm chung về mặt địa lí, văn hóa và tự nhiên; nhiều nội dung nghiên cứu hoặc đề cập quá rộng, hoặc quá cụ thể tại một địa phương cấp tỉnh, Trong nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của vùng, tác giả đã chỉ ra 3 điểm yếu và cũng là 3 giải pháp cần tập trung giải quyết để thúc đẩy liên kết vùng và thúc đẩy du lịch của vùng phát triển theo hướng bền vững là: (1) liên kết về cơ sở hạ tầng, (2) liên kết về phát triển sản phẩm du lịch, (3) liên kết trong xây dựng và quảng bá thương hiệu. 2. Nội dung nghiên cứu Trong nghiên cứu này, phương pháp khảo sát thực tế, điền dã, phương pháp cùng tham gia tại các điểm, tuyến du lịch, các loại hình sản phẩm du lịch là một trong những phương pháp nghiên cứu chủ yếu cùng với phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dữ liệu nghiên cứu từ các báo cáo tổng kết hoạt động du lịch hàng năm, niên giám thống kê của các tỉnh trong khu vực, 2.1. Tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch - Vị trí địa lí thuận lợi: Quan sát trên bản đồ tự nhiên và kinh tế khu vực Đông Nam Á và Việt Nam cho thấy, khu vực miền Trung – Việt Nam chiếm một diện tích và không gian rất nhỏ so với tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam và diện tích của khu vực ASEAN. Tuy nhiên, đây được xem là một gạch nối quan trọng của Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á, nhất là các nước Tiểu vùng sông Mê Kông và các nước trên hành lanh kinh tế - du lịch Đông – Tây. Khu vực này một bên được xác định bởi ranh giới giữa Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia và một bên là ranh giới thuộc chủ quyền Việt Nam trên biển Đông. Miền Trung được xem là trung tâm của Việt Nam nhưng đồng thời là trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Vị trí địa lí như vậy tạo ra cơ hội tiếp cận ra ngoài khá thuận lợi và bên ngoài tiếp cận khu vực cũng khá đơn giản. Sự liền kề núi – biển tạo ra sự tương phản của thiên nhiên nhưng là yếu tố cần có để tạo ra các nền văn hóa đa dạng và các sản phẩm du lịch độc đáo. Vị trí này, cũng xác lập và tạo cơ hội để vùng liên kết và hội nhập phát triển một cách tự nhiên. Vùng là cửa ngõ ra biển của lãnh thổ phía Tây và Tây Nguyên, đồng thời cũng là điểm tựa – hậu phương cho không gian lãnh thổ biển Đông rộng lớn. Như vậy, tiền đề tự nhiên đã thiên định cho vùng này một mắt xích quan trọng trong chuổi liên kết quốc gia và khu vực. Do đó, việc liên kết phát triển du lịch ở khu vực này không chỉ là bản chất của ngành du lịch mà nó còn thuận theo tự nhiên. Mặt khác, mặt tiền biển là lợi thế lớn nhất của các quốc gia trong thế kỷ XXI, trong đó Việt Nam là quốc gia biển, có đường bờ biển dài và vùng biển rộng. Miền Trung Việt Nam sở hữu gần hết mặt tiền biển của Việt Nam. Đường bờ biển miền Trung chạy song song với Đại lộ giao thông và hàng hóa trên biển lớn nhất thế giới qua biển Đông. Đây là một tiềm năng rất lớn để phát triển miền Trung trong thời gian tới nếu có chiến lược khai thác hợp lí. - Tài nguyên du lịch phong phú: Sự kì lạ ở vùng đất này nằm ở chỗ, diện tích và không gian không lớn nhưng ở mảnh đất này cái gì cũng có. Vùng đất này vốn là sự hội tụ - tranh chấp của các yếu tố tự nhiên (ảnh hưởng luân phiên của các luồng gió Đông Bắc và Tây Nam), cũng từ đó, là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn của Việt Nam và khu vực (Văn hóa Chăm, Đại Việt, văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ). Có lẽ chính sự hội tụ của tự nhiên và văn hóa đã tạo cho vùng đất này có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, đa dạng, độc đáo, mỗi địa danh du lịch khu vực này sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ khách đến lần đầu, mà cả lần thứ 2,3,4, Trong đó, tài nguyên du lịch biển và các giá trị di sản văn hóa được xem là những báu vật của du lịch miền Trung. 145
- Liên kết phát triển du lịch khu vực miền Trung, thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành kinh tế tận dụng cơ hội để tồn tại và cạnh tranh, trở thành những bộ phận và mắt xích trong chuổi giá trị toàn cầu, du lịch không thể là một ngoại lệ. Quy mô, tính chất và phạm vi của hoạt động du lịch ngày nay là không giới hạn. Khách du lịch đi xuyên quốc gia và châu lục, thời gian dài trên chuyến tàu vượt các đại dương, trên những chuyến bay nối chuyến đến nhiều nước và trên những hành trình vượt qua biên giới của nhiều nước. Điều này buộc các quốc gia phải liên kết với nhau để hình thành các đại lộ xuyên biên giới mà dọc theo tuyến đường đó mọi thủ tục đều thuận lợi, mọi sản phẩm đều đa dạng, mọi nhu cầu đều được đáp ứng. Do đó, việc đặt ra vấn đề liên kết trong phát triển du lịch ở khu vực miền Trung vừa phản ánh quy luật khách quan của sự phát triển, vừa phản ảnh nhu cầu nội tại của các địa phương trong vùng, đồng thời tận dụng những lợi thế riêng có để tạo ra nguồn lực và động lực cho sự phát triển trong thời gian tới. 2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở miền Trung Du lịch miền Trung đang sở hữu thương hiệu có giá trị rất cao là Con đường di sản miền Trung. Đây là tài sản chung của cả vùng và thể hiện tính liên kết khu vực trong phát triển du lịch. Trong những năm qua, khu vực này luôn có tốc độ và quy mô phát triển du lịch nhanh và rất lớn ở nuớc ta. Dãi đất miền Trung luôn là địa chỉ lựa chọn quan trọng khi đi du lịch của khách du lịch nội địa và quốc tế, hàng năm đã đón hàng chục triệu lượt khách du lịch quốc tế và hàng chục triệu khách du lịch nội địa. - Về khách du lịch. Đây được xem là một trong những thành tựu nổi bật nhất và là chỉ tiêu quan trọng nhất của khu vực này. Năm 2005, tổng số khách mới chỉ đạt hơn 8,2 triệu. Năm 2010, tổng lượt khách du lịch đến khu vực này đạt 17,8 triệu lượt. Đến 2018, đón 63,1 triệu lượt khách trong nước và quốc tế, chiếm hơn 60% lượt khách của cả nước. Sau 13 năm, quy mô khách tăng gần 8 lần. Các tỉnh có lượt khách lớn như Thanh Hóa (8,25 triệu lượt) [10], Đà Nẵng (7,66 triệu lượt) [11], Quảng Nam (6,5 triệu lượt) [12], Khánh Hòa (6,3 triệu lượt) [13], Nghệ An (6,1 triệu lượt) [14], Từ cuối năm 2019 đến nay, do tác động của dịch Covid-19, số lượng khách đến các tỉnh khu vực này sụt giảm nghiêm trọng, trung bình tới 48%, trong đó có nhiều tỉnh giảm đến trên 80%. 147
- Liên kết phát triển du lịch khu vực miền Trung, thực trạng và giải pháp phát triển bền vững vị trí thuận lợi đó, mà hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng khá đồng bộ, hiện đại phục vụ không chỉ cho ngành du lịch mà cho cả nền kinh tế. - Cơ sở vật chất kĩ thuật: Nhiều tỉnh trong khu vực xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, nên các tỉnh đều chú trọng quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch. Hệ thống các khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế được hình hình thành ở các trung tâm du lịch của vùng như thành phố Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang, Tính đến tháng 6/2019, Đà Nẵng có là 820 cơ sở đạt chuẩn, với 37.432 phòng (có đến hơn 700 khách sạn từ 1 - 3 sao và tương đương; khách sạn 4, 5 sao và tương đương chỉ có hơn 82 cơ sở). Tỉnh Quảng Nam có hơn 730 cơ sở lưu trú, với 13.860 phòng; trong đó, 190 khách sạn, 326 homestay, 215 biệt thự dành cho khách du lịch. Tỉnh Thừa Thiên - Huế có 578 cơ sở lưu trú, 10.663 phòng, trong đó có 201 khách sạn, riêng khách sạn từ 3 - 5 sao có 27 cơ sở. Tỉnh Khánh Hòa có 1.113 cơ sở lưu trú du lịch với gần 50.000 phòng, trong đó có 125 cơ sở lưu trú quy mô 4 - 5 sao Trong khu vực cũng đã hình thành những khu du lịch, khu vui chơi giải trí quy mô lớn như Bà Nà Hill, Vinpeal Nam Hội An, Vinpeal Nha Trang, FLC Quy Nhơn, FLC Thanh Hóa, - Các sản phẩm, tuyến điểm du lịch. Sản phẩm du lịch của khu vực này khá đa dạng, có sự kết hợp giữa nhiều loại hình du lịch núi, du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, Trong đó, du lịch di sản và du lịch biển – đảo trở thành sản phẩm du lịch chủ lực của dải đất miền Trung với Thành Nhà Hồ, Phong Nha – Kẻ Bàng, cố đô Huế, Mỹ Sơn, Hội An; với bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Bên cạnh đó các phẩm du lịch cộng đồng, du lịch núi, sinh thái, lễ hội, văn hoá, cũng đã khẳng định được thương hiệu, uy tín và giá trị trong lòng du khách và các hãng du lịch quốc tế. Hệ thống tuyến du lịch khá phát triển gắn liền với các tuyến giao thông chính của khu vực, trong đó tuyến du lịch dọc theo QL1A, đồng thời là tuyến du lịch xuyên Việt là tuyến có mức độ khai thác cao nhất với hầu hết các tour, chương trình của các công ty đưa vào khai thác phục vụ khách. Cùng với đó là tuyến đường hàng không nối với các trung tâm du lịch lịch lớn của cả nước như sân bay Phú Bài/Đà Nẵng/Cam Ranh, đến sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cát Bi, Các tuyến du lịch theo hướng Đông Tây kết nối với vùng Tây Nguyên, Lào - Thái Lan, theo quốc lộ 12, 8, 9 cũng khá phát triển. Điều đặc biệt có ý nghĩa là mật độ điểm du lịch rất cao trên các tuyến du lịch này do diện tích lãnh thổ các tỉnh hẹp ngang và tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã bộc lộ những vấn đề cần giải quyết một cách cấp bách như thiếu chiến lược chung và thiếu sự liên kết chặt chẽ trong tiến trình hội nhập và phát triển. Đầu tư dàn trải, các điều kiện về cơ sở vật chất, công tác quy hoạch, chiến lược phát triển mang tính chất liên tỉnh, liên vùng và quốc tế, xây dựng sản phẩm đặc trưng, chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan đã dẫn tới sự chồng chéo, trùng lặp, lãng phí, cạnh tranh lẫn nhau, sự lãng phí trong đầu tư, sự nhỏ lẻ, manh mún, đơn điệu trong quy mô, sự yếu thế trong thương hiệu và cạnh tranh Đặc biệt, hoạt động du lịch ở khu vực miền Trung đang biểu hiện sự thiếu tính liên kết theo chiều ngang (liên kết không gian lãnh thổ) và theo chiều dọc (theo ngành, sản phẩm/chương trình/thương hiệu du lịch). Sự liên kết chưa tốt này đã không khai thác tối đa được các lợi thế, vị thế sẵn có của vùng, cũng như là vai trò cầu nối giữa các vùng du lịch phía Bắc và phía Nam, cũng như khu vực Đông Nam Á lục địa và hải đảo. Đối với hạn chế là thiếu tính liên kết theo chiều không gian lãnh thổ (chiều ngang) thể hiện ở các khía cạnh: hoạt động liên kết mới chỉ dừng lại ở các cuộc hội thảo, các cuộc gặp, cam kết của lãnh đạo địa phương và lãnh đạo ngành, có những chiến lược chung cho cả vùng trên cơ sở những nghiên cứu, đánh giá của các chuyên gia, nhà quản lí nhưng đi vào thực tiễn phát triển quá chậm. Điều này dẫn đến, sản phẩm du lịch có sự trùng lặp, tương tự nhau giữa các tỉnh (du 149
- Liên kết phát triển du lịch khu vực miền Trung, thực trạng và giải pháp phát triển bền vững - Liên kết về cơ sở hạ tầng: Việc liên kết cơ sở hạ tầng cần có cả liên kết trong (nội vùng) và liên kết ngoài (ngoại vùng và quốc tế) để hình thành đầu mối giao thông chính cho cả vùng. Vùng đang thiếu một nhạc trưởng về giao thông vận tải. Các địa phương và ngành du lịch, giao thông vận tải cần khai thác có hiệu quả các sân bay quốc tế ở khu vực miền Trung như Vinh, Đà Nẵng và Cam Ranh thành cầu nối chính – cửa ngõ hàng không cho cả khu vực miền Trung (thậm chí là cho cả Bắc Tây Nguyên, Bắc Campuchia, các tỉnh Nam Lào) đến với toàn thế giới với các đường bay chính đến các châu lục, các quốc gia, thành phố lớn trên thế giới; các sân bay còn lại sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển nội địa hoặc trung chuyển khách quốc tế trong nước. Tập trung đầu tư các cảng biển chuyên dùng du lịch hoặc cảng biển quốc tế quy mô lớn có cầu cảng chuyên dùng cho du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang thành cảng quốc tế làm cửa ngõ – cầu nối chính bằng đường biển cho khu vực miền Trung ra với đường biển quốc tế, kết nối với con đường di sản Đông Dương, làm cửa ngõ ra biển cho Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan. Việc lựa chọn vị trí các sân bay và cảng biển đảm bảo 2 yếu tố: không quá gần nhau và không cạnh tranh lẫn nhau; đồng thời cần nâng cao chất lượng các tuyến giao thông đường bộ (Bắc – Nam, Đông – Tây, Cảng biển – cửa khẩu, ) để tăng khả năng cơ động, nhanh, an toàn giúp cho việc liên kết chặt chẽ hơn như tuyến QL 1A, đường 14 - đường Hồ Chí Minh (nối miền Trung – Tây Nguyên), đường 8A (đường Biển - Hà Tĩnh - Lào), đường 9 (đường Biển - Đà Nẵng - Quảng Trị - Lào) với hệ thống các bãi biển, đảo và các đô thị biển. Liên kết cơ sở hạ tầng hướng đến sự kết nối thống nhất – hoàn thiện – nhanh - an toàn các điểm đến trên con đường Di sản miền Trung – Tây Nguyên và con đường Di sản Đông Dương. Liên kết về cơ sở hạ tầng được xem là quan trọng nhất và có tính quyết định trong phát triển du lịch ở khu vực này. - Liên kết về sản phẩm du lịch: Việc định hình cơ cấu sản phẩm du lịch chủ lực của vùng đòi hỏi những phân tích, nghiên cứu thấu đáo và có sự thảo luận thống nhất giữa các địa phương trong vùng. Du lịch di sản, lễ hội, cộng đồng, du lịch về nguồn, du lịch biển – đảo (nghỉ dưỡng, giải trí, ẩm thực, ), hang động, du lịch mua sắm, du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh (hotel hospital, resort hospital, ), là định hướng phù hợp. Trong đó, các địa phương trong khu vực Duyên hải miền Trung cần xác định du lịch biển là thế mạnh, lợi thế đặc trưng nhất của mình để đầu tư theo hướng chuyên sâu, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù độc đáo, không trùng lặp với các địa phương khác. Trong phát triển các sản phẩm biển đảo các địa phương cần liên kết định hình cơ cấu sản phẩm du lịch biển đảo dựa theo chính lợi thế của mỗi tỉnh để hạn chế sự trùng lặp, na ná giống nhau, dẫn đến sự nhàm chán khi khách bắt gặp các sản phẩm giống nhau ở các tỉnh khác nhau. Du lịch tắm biển là nền tảng chính gần như các tỉnh đều phải khai thác, nhưng các loại hình du lịch khác như nghỉ dưỡng, giải trí, mua sắm, thể thao, văn hóa cộng đồng, nghiên cứu, phải có sự khác nhau và xây dựng dựa trên việc định hình cơ cấu sản phẩm chung cho cả khu vực. Bên cạnh đó, cần đầu tư cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh chất lượng cao dưới dạng các hotel hospital, resort hospital đẳng cấp quốc tế để thu hút dòng khách cao cấp đến từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Định hướng xây dựng Quảng Bình trở thành trung tâm du lịch khám phá hang động, Quảng Trị là trung tâm du lịch về nguồn, Huế là trung tâm du lịch lịch di sản, trung tâm y tế chất lượng cao với loại hình du lịch chữa bệnh cao cấp; Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch mua sắm, hội nghị, hội thảo gắn với nghỉ dưỡng biển; Hội An là trung tâm du lịch di sản – cộng đồng - sinh thái – biển đảo; Lí Sơn thành trung tâm du lịch sinh thái – cộng đồng - biển đảo; Bình Định là trung tâm du lịch gắn với giao lưu nghiên cứu khoa học và biển đảo quốc tế, Nha trang là trung tâm du lịch biển đảo quốc tế, Để thu hút khách đến và lưu trú dài ngày, ngoài chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển cần tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa di sản, văn hóa cộng đồng với các hình thức trải nghiệm văn hóa bản địa đặc sắc, tăng cường các sản phẩm du lịch văn hóa có tính nghiên cứu – trải nghiệm - nhận thức cao để thu hút khách từ các đô thị, các nước phát triển ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Á, Úc, - Liên kết về xây dựng, quảng bá thương hiệu: Các tỉnh và doanh nghiệp du lịch trong khu vực cần xác định thương hiệu Con đường di sản miền Trung và Thiên đường du lịch biển – đảo 151
- Liên kết phát triển du lịch khu vực miền Trung, thực trạng và giải pháp phát triển bền vững [10] Cục Thống kê Thanh Hóa, 2019. Niên giám thống kê 2018. [11] Cục Thống kê Đà Nẵng, 2019. Niên giám thống kê 2018. [12] Cục Thống kê Quảng Nam, 2019. Niên giám thống kê 2018. [13] Cục Thống kê Khánh Hòa, 2019. Niên giám thống kê 2018. [14] Cục Thống kê Nghệ An, 2019. Niên giám thống kê 2018. [15] Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, 2019. Niên giám thống kê 2018. [16] Cục Thống kê Quảng Trị, 2019. Niên giám thống kê 2018. [17] Cục Thống kê Quảng Bình, 2019. Niên giám thống kê 2018. [18] Cục Thống kê Hà Tĩnh, 2019. Niên giám thống kê 2018. [19] Cục Thống kê Quảng Ngãi, 2019. Niên giám thống kê 2018. [20] Cục Thống kê Bình Định, 2019. Niên giám thống kê 2018. [21] Cục Thống kê Phú Yên, 2019. Niên giám thống kê 2018. [22] Cục Thống kê Ninh Thuận, 2019. Niên giám thống kê 2018. [23] Cục Thống kê Bình Thuận, 2019. Niên giám thống kê 2018. ABSTRACT Connection for tourism development in the central region status and solusions to sustainable development Tran Van Anh Tourism Faculty, Dong A University The article focuses on analyzing and clarifying such potentials of the Central region to develop tourism as abundant natural resources - tourism products with unique identity and world-class quality brand; favorable geographical location and connection opportunities for tourism development. Besides, it also points out the shortcomings in tourism development in the region. For instance, the linkage in tourism development among the components, the territorial parts are not really tight, the tourism activities of the region have not fully exploited its potential and vantages yet and have not become the main factor in creating the linkage process of national and regional development. On the basis, solutions to connecting tourism development at local, national and regional levels are proposed in order to exploit the potentials efficiently, and promote effective and sustainable development in the coming time. Keywords: tourism, connection, Central region, cooperation. 153