Đề tài Marketing điểm đến du lịch vịnh Nha Trang - Ngô Đình Minh Quang

Những năm qua, TP. Nha Trang đã và đang được đầu tư để trở thành một thành phố du lịch sinh thái
biển, trung tâm du lịch mang tầm quốc gia, quốc tế… Dù trong tương lai, Khánh Hòa sẽ có thêm nhiều hệ
thống tuyến điểm du lịch ở Cam Lâm, Cam Ranh, vịnh Vân Phong…, song Nha Trang được định hướng
phát triển thành đô thị du lịch và vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch
của Khánh Hòa.
Từ khóa: Phát triển đô thị, trung tâm du lịch, chiến lược phát triển du lịch 
pdf 5 trang xuanthi 03/01/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Marketing điểm đến du lịch vịnh Nha Trang - Ngô Đình Minh Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_marketing_diem_den_du_lich_vinh_nha_trang_ngo_dinh_mi.pdf

Nội dung text: Đề tài Marketing điểm đến du lịch vịnh Nha Trang - Ngô Đình Minh Quang

  1. Biểu đồ 1: Thống kê du khách tham gia khảo sát về mục đính đến Nha Trang. Nguồn: báo cáo ước kết quả du lịch vịnh Nha Trang năm 2018 2.2 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo lãnh thổ: Căn cứ vào tiềm năng, đặc điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn, những loại hình du lịch chủ yếu của Nha Trangtừ nay đến năm 2020 vẫn chủ yếu là du lịch biển đảo, bao gồm: Nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ phát triển ở dải không gian ven biển; Ngoài ra phát triển các loại hình du lịch bổ trợ, với vai trò làm phong phú thêm sản phẩm du lịch là : Du lịch sinh thái núi; Du lịch văn hoá; Du lịch MICE; Du lịch công vụ, thăm thân 2.3 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch theo thị trƣờng: a/ Khách du lịch quốc tế : Đẩy mạnh phát triển các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch văn hoá bản địa. b/ Khách du lịch nội địa : Khách du lịch Việt Nam nói chung có thể tham gia nhiều loại hình du lịch phong phú. Hướng khai thác đối với thị trường khách nội địa là đẩy mạnh các tour ngắn ngày, tour du lịch hành hương lễ hội, tour du lịch cuối tuần với các hình thức nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí hiện đại Bảng 1: Dự báo khách, doanh thu du lịch cụm du lịch Nha Trang và phụ cận Các chỉ tiêu 2010 2015 2020 Khách du lịch 1.125 1.541 2.176 (ngàn người) Lượng phòng 6.375 8.315 13.408 lưu trú (Phòng) Nhu cầu vốn 2.780,464 3.920,976 8.362,224 đầu tư (Tỷ VNĐ) Nguồn: Viện NCPT Du lịch. 1070
  2. 5.2 Hợp tác, liên kết vùng Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng vì vậy phối hợp liên kết vùng là hướng mở phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Du lịch Khánh Hòa là một cực của Trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, ngoài ra mối quan hệ giữa Du lịch Khánh Hòa với du lịch TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải miền Đông Nam Bộ như Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu không thể thiếu được trong hướng phát triển du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo. Phải tạo thành "sân chơi chung" cho du lịch các tỉnh trong khu vực để vươn lên nhiều mặt. Chính vì vậy, mối liên kết vùng du lịch với các tỉnh Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch TTPT du lịch Nha Trang - Khánh Hòa. 5.3 Tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng: Để thực hiện giải pháp này cần có các chiến lược về sản phẩm và thị trường với việc tiếp tục xem xét lựa chọn chiến lược sản phẩm và thị trường phù hợp với một số phương án đã được quy hoạch 1996-2010 đề cập, như sau: * Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ: Chiến lược sản phẩm cũ thị trường cũ là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Như vậy, với chiến lược này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch. Với chiến lược này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch. * Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: Chiến lược sản phẩm cũ thị trường cũ là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Như vậy, với chiến lược này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch. * Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ: Chiến lược sản phẩm mới thị trường cũ là phát triển sản phẩm du lịch mới cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Đây là chiến lược có nhiều khả năng thực thi hơn cả vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới có khả năng ngăn được sự nhàm chán và giảm sút của thị trường khách cũ, đồng thời có sức hấp dẫn thu hút đối với những thị trường khách mới. * Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới: Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới là đồng thời phát triển sản phẩm du lịch mới kết hợp khai thác thị trường khách du lịch chưa đến Khánh Hoà. Chiến lược này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, cho công tác tuyên truyền quảng cáo để tìm thị trường mới. Trong điều kiện cụ thể hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở Khánh Hoà nói riêng, chiến lược này ít có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao. (Bộ VHTTDL phê duyệt “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020”, 2014) 1072