Đề tài Mô hình trách nhiệm xã hội (CSR) dựa trên nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Những năm vừa qua đã chứng kiến sự quan tâm ngày càng lớn của thế giới đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội
(CSR) trên cả hai phƣơng diện lý thuyết và thực tiễn. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang là vấn đề nóng của mọi quốc gia
trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng đƣợc cho là những yếu tố chính giúp cho CSR
ngày càng đƣợc quan tâm. Vấn đề lợi thế cạnh tranh cũng đƣợc đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong đó yếu tố nguồn nhân lực
chất lƣợng và bền vững càng đƣợc các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch đặt lên hàng đầu. Nghiên cứu này nhằm đƣa
ra mô hình nghiên cứu và phân tích vai trò của trách nhiệm xã hội đối với nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập thế giới. 
pdf 8 trang xuanthi 03/01/2023 680
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Mô hình trách nhiệm xã hội (CSR) dựa trên nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_mo_hinh_trach_nhiem_xa_hoi_csr_dua_tren_nguon_nhan_lu.pdf

Nội dung text: Đề tài Mô hình trách nhiệm xã hội (CSR) dựa trên nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế

  1. Mã Xuân Vinh 315 là một giai đoạn khởi đầu của “đạo đức doanh nghiệp hay còn gọi là đạo đức kinh doanh”, trong đó vấn đề trọng tâm là thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp có đạo đức. Trong thập niên 1990-2000, cộng đồng doanh nghiệp có quan tâm sâu sắc đến khái niệm bền vững, hay phát triển bền vững. Chủ đề này trở thành một phần không thể thiếu trong tất cả các cuộc thảo luận và phân tích về CSR (Carroll & Shabana, 2010). Trong những năm gần đây, khái niệm CSR liên tục đƣợc các nhà khoa học quan tâm ngày càng nhiều. Nói chung, CSR đề cập đến các hoạt động của một công ty hoặc các quy trình của một tổ chức. Nó gắn liền với mối quan hệ của nhận thức xã hội và nghĩa vụ của các bên liên quan (Galbreath, 2009). Turker (2009) định nghĩa “CSR là các hành vi của doanh nghiệp, nhằm mục đích tác động tích cực đến các bên liên quan và vƣợt ra ngoài lợi ích kinh tế của nó”. CSR cũng đƣợc định nghĩa là “các hành động và chính sách của tổ chức theo hoàn cảnh cụ thể có tính đến kỳ vọng của các bên liên quan và chủ yếu chú trọng vào kết quả hoạt động của ba yếu tố kinh tế, xã hội, và môi trƣờng” (Aguinis, 2011, tr. 855). Archie Carroll (1999) đã đƣa ra khái niệm CSR “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định”. Theo đó, CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Mô hình kim tự tháp CSR (Hình 1) của Archie Carroll nhƣ là nội hàm của khái niệm CSR. Từ thiện Đạo đức Pháp lý Kinh tế Hình 1. Mô hình kim tự tháp CSR của Archie Carroll (1999) Trách nhiệm kinh tế bao gồm hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận và mức tăng trƣởng đƣợc các doanh nghiệp lƣu tâm đầu tiên bởi vì doanh nghiệp đƣợc thành lập để tìm kiếm lợi nhuận cho các cổ đông, nó mang yếu tố sống còn của doanh nghiệp đó. Do đó, các yếu tố còn lại sẽ phải dựa trên trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. Trách nhiệm tuân thủ pháp luật có thể xem là một phần quan trọng của sự cam kết giữa doanh nghiệp và xã hội nhằm tạo ra sự công bằng và nhất quán trong cạnh tranh. Trách nhiệm đạo đức là những qui tắc, giá trị mà đƣợc xã hội chấp nhận và các thành viên trong xã hội chia sẻ cùng nhau nhƣng không đƣợc đƣa vào các bộ luật hay văn bản dƣới luật. Trách nhiệm từ thiện là những hành vi tự nguyện của doanh nghiệp với hy vọng sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn, nhƣ ủng hộ và nhận ngƣời khuyết tật vào làm việc hay tài trợ cho các dự án phi lợi nhuận phục vụ cộng đồng . Mô hình này khá cụ thể, có tính khả thi cao cho doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, đề xuất của Archie Carroll (1999) khiến cho doanh nghiệp có thể hiểu rằng, để phấn đấu thực hiện đƣợc nghĩa vụ ở cấp cao hơn thì phải thỏa mãn đƣợc cấp thấp hơn trƣớc và có sự phân biệt khá rạch ròi giữa đạo đức và từ thiện, giữa nghĩa vụ kinh tế và nghĩa vụ pháp lý. Trên thực tế, các yếu tố trên vẫn lồng ghép vào nhau và nhiều khi tồn tại song song trong cùng một sự việc chỉ bằng cách nhìn vấn đề ở những góc khác nhau. Theo ISO 2600 (2010), CSR ngày nay bao gồm nhiều khía cạnh khác nữa, chứ không gói gọn trong những khái niệm bảo vệ môi trƣờng hay công tác từ thiện. Những tiêu chí này đƣợc thể hiện rõ đó là (i) Bảo vệ môi trƣờng; (ii) Đóng góp cho cộng đồng xã hội; (iii) Kinh doanh trung thực; (iv) Bảo đảm lợi ích và an toàn cho ngƣời tiêu dùng; (v) Đối xử tốt với ngƣời lao động; (vi) Đảm bảo quyền con ngƣời; (vii) Thực hành quản trị công ty tốt và minh bạch. Nội hàm của CSR đƣợc đề cập trong tiêu chuẩn ISO 26000 tƣơng đối rõ ràng nhằm giúp cho các doanh nghiệp căn cứ vào bộ tiêu chí đó để thực hiện CSR một cách hiệu quả nhất. B. Những khía cạnh của CSR trong phát triển du lịch bền vững Hiện nay, trên thế giới vẫn chƣa thống nhất về quan niệm phát triển du lịch bền vững. Du lịch bền vững đƣợc định nghĩa theo một số cách khác nhau. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), 1996 thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu
  2. Mã Xuân Vinh 317 nguồn nhân lực, đặc biệt trong ngành du lịch cũng ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp du lịch thông qua tác động của CSR trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng phức tạp của thời kỳ toàn cầu hóa. Môi trường cạnh tranh CSR KINH TẾ CSR VĂN HÓA –XÃ HỘI CSR PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CSR MÔI TRƢỜNG CSR NHÂN LỰC SỰ THỪA NHẬN CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ AN TOÀN NƠI LÀM VIỆC ĐỐI THOẠI XÃ HỘI Hình 3. Mô hình mối quan hệ của CSR đối với nguồn nhân lực du lịch trong việc phát triển du lịch bền vững (tác giả đề xuất mô hình) Các doanh nghiệp du lịch hiện nay vẫn đã và đang quan tâm đến đội ngũ nhân lực du lịch vì họ nhận ra đƣợc vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong việc phát triển của doanh nghiệp du lịch hiện nay, nhất là đang trong quá trình toàn cầu hóa với nhiều sự cạnh tranh khác nhau. Nói đến nguồn nhân lực du lịch là nói đến lực lƣợng nồng cốt tham gia vào quá trình phát triển du lịch và kinh tế - xã hội. Nguồn lực này là tổng hợp những chủ thể trong từng lĩnh vực du lịch, nhƣng không phải là tập hợp giản đơn số lƣợng các cá nhân hoặc tập thể mà là sự tổng hợp của chỉnh thể nhân lực trong hành động, tạo thành một sức mạnh chung (Nguyễn Văn Lƣu, 2017). Ngày 08/7/2020, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) tổ chức hội thảo "Giải pháp cấp bách cung ứng nguồn nhân lực chất lƣợng quốc tế cho ngành quản trị khách sạn" và ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch VITA, nhìn nhận điểm yếu của ngành du lịch là nhân sự còn thiếu và yếu, năng suất lao động chƣa cao (Thái Phƣơng, 2020). Hơn nữa, Việt Nam đã và đang bƣớc vào giai đoạn hội nhập khi mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức hình thành vào cuối năm 2015 và thừa nhận lẫn nhau trong hệ thống tiêu chuẩn nghề của du lịch. Thỏa thuận này đƣợc các nƣớc trong cộng đồng ASEAN quan tâm và nhiều nƣớc đã đi tiên phong. Trong đó, nhân lực là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển của mọi ngành nghề, đặc biệt là ngành du lịch. Thực tiễn cũng đã cho thấy, trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, CSR đã trở thành một trong những yêu cầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nếu doanh nghiệp nào đó không tuân thủ CSR thì sẽ không thể tiếp cận đƣợc với thị trƣờng thế giới Ông Huỳnh Trung Nam, Chủ tịch Tập đoàn Imperial, cho biết doanh nghiệp đã đầu
  3. Mã Xuân Vinh 319 Nhƣ vậy các chế độ đãi ngộ, phúc lợi quan trọng không kém tiền lƣơng để thu hút và giữ chân nhân sự giỏi. Cho nên, bên cạnh việc chi trả lƣơng, các nhà tuyển dụng cũng cần xây dựng một môi trƣờng làm việc thoải mái, các khoản phụ cấp thích hợp, chắc chắn ngƣời lao động sẽ hài lòng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. An toàn nơi làm việc: Khi nhắc đến an toàn nơi làm việc là nói đến sức khỏe và an toàn bản thân ngƣời lao động trong môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này liên quan đến sức khỏe thân thể, tinh thần của ngƣời lao động và giúp ngƣời lao động thích nghi với môi trƣờng nghề nghiệp. Đặc biệt trong môi trƣờng kinh doanh du lịch, vào những mùa cao điểm thì sự tăng ca, bù giờ và những rủi ro luôn luôn xảy đến ngƣời làm du lịch. Điển hình có thể nhắc đến tình trạng nhiều hƣớng dẫn viên du lịch bị nhóm thanh niên địa phƣơng đe dọa và bắt những hƣớng dẫn viên này phải đƣa đoàn du khách tham quan Nha Trang, Đà Lạt vào cửa hàng mua sắm của họ (Nguyễn Nam, 2020). Hơn nữa, trƣờng hợp không mong muốn xảy ra gần đây nhất (22/7/2020) là trƣờng hợp tai nạn lật xe ô tô tại tuyến đƣờng nội bộ, thuộc khuôn viên Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây (bản Chu Va 12, xã Sơn Bình, huyện Tam Đƣờng, tỉnh Lai Châu) đã làm một hƣớng dẫn viên du lịch tử vong (Nguyễn Anh, 2020). Nghề nào cũng có những rủi ro riêng, ngoài ra trong ngành du lịch thì còn có sự phân biệt rõ nét về tuổi tác, giới tính đối với nguồn nhân lực du lịch. Tuổi thọ làm nghề hƣớng dẫn viên du lịch thì không cao, lại thƣờng xuyên di chuyển xa gia đình, bất chấp trong hoàn cảnh và thời gian nào. Nhân viên khách sạn thì trực ca đêm, đi sớm về khuya là chuyện thƣờng tình. Mọi rủi ro về an toàn và sức khỏe luôn hiện hữu đối với họ. Trong khi đó phụ cấp, chính sách cho công việc này hiện nay chƣa hợp lý và tƣơng xứng. Do vậy, thực tế cho thấy hiện nay, những ngƣời làm trong lĩnh vực du lịch chỉ làm trong một thời gian ngắn và sẽ chuyển công việc khi họ có cơ hội. Do đó, có thể thấy nguồn nhân lực du lịch luôn trong trình trạng thiếu hụt cũng là có lý do riêng. Do đó, doanh nghiệp du lịch trƣớc khi có chính sách phát triển nghề nghiệp cho nhân sự thì cần phải có những chính sách hỗ trợ thích hợp nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên là một điều cần lƣu tâm. Đối thoại xã hội: Đối thoại xã hội bao gồm tất cả các loại hình thƣơng lƣợng, tham vấn và trao đổi giữa chính quyền, ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động về những vấn đề chung có liên quan. Có thể nói rằng trong một phạm vi nào đó, ngƣời lao động vẫn đóng vai trò quan trọng và phải chủ động vào sự hình thành các quy định ở doanh nghiệp. Điển hình là các quy tắc ứng xử của các công ty Mỹ chủ yếu đƣợc áp dụng đơn phƣơng bởi giới quản lý cao cấp, trong khi đó thì Luật Lao động của Pháp yêu cầu các công ty phải thông báo và tham vấn đại diện của ngƣời lao động (Nguyễn Ngọc Thắng, 2015). Theo khoản 3 Điều 3 của bộ Luật Lao động Việt Nam (2019), tổ chức đại diện ngƣời lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của ngƣời lao động tại doanh nghiệp. Nhƣ vậy, tầm quan trọng của đối thoại xã hội với đại diện ngƣời lao động trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải đƣợc đề cao. Chị Đỗ Thị Kim Yến - Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần phát triển du lịch An Giang cho biết lãnh đạo công ty luôn coi trọng tổ chức công đoàn, lãnh đạo thƣờng xuyên quan tâm đến tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời lao động nên mọi hoạt động mà Công Đoàn đề xuất nhằm chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động đều đƣợc Ban lãnh đạo công ty ủng hộ nhiệt tình (Cẩm Tú, 2019). Đây cũng chỉ là một số công ty ít ỏi có quan tâm và làm việc bằng tâm sức của mình đến quyền lợi ngƣời lao động. Đối thoại xã hội có thể diễn ra với nhiều cấp và hình thức khác nhau. Đối thoại xã hội cũng là công cụ để giải quyết những vấn đề tranh chấp thông qua việc góp ý, xây dựng và giải quyết các vấn đề liên quan của các bên nhằm đạt đƣợc những đồng thuận nhất định. Do vậy, điều này có tác động tích cực đến chất lƣợng dịch vụ và doanh thu của doanh nghiệp. Đối thoại xã hội là cấp thiết cho mọi giới để có đƣợc việc làm ổn định và có năng suất trong điều kiện tự do, bình đẳng con ngƣời. Có thể nói, đối thoại xã hội là công cụ chính để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, theo Cẩm Tú (2019), ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết thƣờng thì giới chủ là ngƣời có vị thế, quyền lực và hiểu biết. Và họ chỉ muốn có nhiều lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Trong những trƣờng hợp nhƣ thế, thì cán bộ công đoàn phải thể hiện đƣợc năng lực của mình, nhất là trong đối thoại, thƣơng lƣợng, thuyết phục với giới chủ để bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, ngƣời lao động. IV. TẠM KẾT Ngƣời lao động có việc làm ổn định có nghĩa là việc làm đó có phải đƣợc thừa nhận và năng suất đem lại tạo thu nhập công bằng, an ninh tại nơi làm việc, bảo trợ xã hội cho ngƣời lao động và gia đình của họ. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực phải đƣợc các bên liên quan quan tâm đến nhằm vƣợt qua những thách thức mà ngành du lịch luôn đƣơng đầu. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, khái niệm CSR còn tƣơng đối mới ở Việt Nam, vì vậy, việc thực hiện nó vẫn còn hạn chế đối với các doanh nghiệp du lịch hiện nay. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, từ đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế và lợi ích chính trị - xã hội cho họ. Do đó, thông qua tổng hợp phân tích cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đây, tác giả đã đề xuất đƣợc mô hình mối quan hệ giữa CSR đối với nguồn nhân lực du lịch góp phần phát triển doanh nghiệp du lịch bền vững cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. Mô hình này sẽ là tiền đề để tác giả tiến hành xây dựng khung lý thuyết CSR cho các doanh nghiệp ngành du lịch và dùng phần khung lý thuyết này để tham gia phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện CSR tại các doanh nghiệp du lịch hiện nay. Ngoài ra, tác giả sẽ khảo sát thực tế hơn 200 đơn vị doanh nghiệp du lịch để kiểm chứng những lý luận hiện có, sau đó bổ sung và tạo ra cơ sở lý luận hoàn chỉnh về CSR trong ngành du lịch sắp tới.
  4. Mã Xuân Vinh 321 cập ngày 27/8/2020. [29] Turker, D. (2009), Measuring corporate social responsibility: A scale development study, Journal of Business Ethics, 85 (4), 411-427. [30] UNWTO (2020), Sustainable Development, truy cập ngày 25/8/2020. [31] Vietnam Communist Party (2017), Resolution 08-NQ/TW of the Politburo on tourism development to become a key economic sector, issued on January 16, 2017. [32] WBCSD (2002), Corporate social responsibility, The WBCSD's journey. [33] World Travel & Tourism Council (1996), The WTTC 1996/7 world travel & tourism report, World Travel & Tourism Council. [34] Yam, S. (2013), The practice of corporate social responsibility by Malaysian developers, Property Management, 31(1), 76-91. THE CORPORATION SOCIAL RESPONSIBILITY (CSR) BASED MODEL FOR TOURISM HUMAN RESOURCE IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION Ma Xuan Vinh ABSTRACT: In recent years, Coporate Social Responsibility (CSR) concept has continuously been received an increasing amount of attentions in many ways from academic scholars and practice. Coporate Social Responsibility is a trending issue in every country in the world, especially in developing countries. In context of international integration, it also considered to be the main factor that makes CSR increasingly interested. The issue of competitive advantage is also posed in the context of globalization. The factor of quality and sustainable human resources is placed on the top priority by businesses in the service and tourism sectors. This study aims to provide a conceptual model and analyze the role of Corporate Social Responsibility for tourism human resources in the new era.