Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh

Liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học trở thành hình thức phổ biến hiện nay, đây là nhu cầu cấp
thiết nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong xu thế đó, đào tạo du lịch đã
trở thành vấn đề được đề cập nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay chưa được hiểu đầy đủ và
tường tận. Mục đích của nghiên cứu này nhằm tổng hợp những vấn đề cơ bản của liên kết đào tạo (yêu
cầu nguồn nhân lực trong du lịch, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, liên kết đào tạo
trong du lịch và những lợi ích mang lại); nghiên cứu thực trạng về hoạt động liên kết đào tạo, những hạn
chế hiện nay và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường
đại học trong lĩnh vực du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Doanh nghiệp, trường đại học, liên kết đào tạo, du lịch. 
pdf 13 trang xuanthi 05/01/2023 500
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_mot_so_giai_phap_day_manh_lien_ket_giua_truong_dai_ho.pdf

Nội dung text: Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. ứng ra thị trường trong nước nói riêng và quốc tế nói chung để giúp người lao động dễ dàng tiếp cận và nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu công việc. Đặc biệt hơn thông báo số 4929/BGDĐT-GDĐH ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2017 về việc Áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành du lịch (BGD ĐT, 2017) nêu: để thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khoá XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thông báo kết luận số 469/TB-VPCP ngày 06/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về tình hình đào tạo nhân lực du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực ngành du lịch trình độ đại học giai đoạn 2017 – 2020 theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế, trong đó có nội dung bắt buộc phải thực hiện: yêu cầu doanh nghiệp và trường đại học phải phối hợp chặt chẽ trong quá trình đào tạo, đồng thời các cơ sở đào tạo phải xây dựng đề án nhằm áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học với một số qui định như sau: – Thỏa thuận doanh nghiệp là nơi thực hành, thực tập của cơ sở đào tạo; sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm . của doanh nghiệp để đào tạo thực hành, thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp. Thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp ít nhất bằng tổng thời gian thực hành, thực tập của chương trình đào tạo và không ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo. – Doanh nghiệp cử chuyên gia tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. – Phối hợp dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành du lịch về số lượng, yêu cầu chất lượng; phối hợp đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác công tư, chú trọng xây dựng các cơ sở thực hành, thực tập chất lượng cao, theo chuẩn mực khu vực và quốc tế phục vụ đào tạo nhân lực du lịch. – Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch; khuyến khích các cơ sở đào tạo liên kết với các trường đại học của các nước phát triển để đào tạo các ngành du lịch. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Liên kết đào tạo trong lĩnh vực du lịch Chương 1, quyết định số 42/2008/QĐ - BGD ĐT liên kết đào tạo là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Theo điều 3, chương 1 của quyết định số 42/2008/QĐ-BGD ĐT ban hành ngày 28 tháng 07 năm 2008 giải thích các từ ngữ như sau: 1. Liên kết đào tạo là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. 2. Đơn vị chủ trì đào tạo là các trường tổ chức quá trình đào tạo bao gồm: tuyển sinh, thực hiện chương trình, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp. 3. Đơn vị phối hợp đào tạo là chủ thể trực tiếp tham gia liên kết đào tạo với vai trò hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo. 1293
  2. STT ĐỐI TƢỢNG LỢI ÍCH Các doanh nghiệp hoạt động tại khu vực có lợi Tăng GDP của khu vực và thu nhập gia tăng Gia tăng các lợi ích xã hội trong khu vực Tăng số lượng sản phẩm trong khu vực Nâng cao năng suất trong khu vực Nâng cao uy tín trong giới nghiên cứu khoa học Cho các nhà nghiên cứu Trở thành yếu tố quan trọng cho các nhà nghiên cứu 4 (nếu hợp tác trong lĩnh vực R & D) Mở ra nhiều cơ hội cho việc cải tiến và việc làm Thỏa mãn các tiêu chí của Trường đại học đề ra (Nguồn: Science Marketing, 2011 Vũ Tiến Dũng (2016) vai trò của mỗi bên khi tham gia liên kết đào tạo sẽ khác nhau: nếu như trường đại học đóng vai trò là đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong đào tạo như: triển khai nội dung, chương trình, chất lượng, cấp bằng thì doanh nghiệp đóng vai trò là đơn vị phối hợp, hỗ trợ chịu trách nhiệm về tổ chức, quản lý, phục vụ cho quá trình đào tạo, sử dụng sản phẩm đào tạo mối quan hệ liên kết giữa hai bên là quan hệ biện chứng tương hỗ vì lợi ích của cả hai phía cũng như lợi ích của toàn xã hội. Thông qua mối liên kết này trường đại học ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện và cơ hội cho sinh viên được trải nghiệm hoạt động thực tế liên quan đến ngành nghề đang học; về phía doanh nghiệp về lâu dài sẽ tận dụng được nguồn lực chất lượng cao, ổn định và góp phần đưa họ vững vàng trong cạnh tranh và vươn lên trong hội nhập. Nói tóm lại, về lâu dài mối liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học đã, đang và sẽ diễn ra hướng đến mục tiêu đào tạo ra những sinh viên gắn liền với yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, giúp các doanh nghiệp xây dựng được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế Việt Nam. 2.1.3. Yêu cầu về nguồn nhân lực trong du lịch Vincent Cho (2012) ngành du lịch tạo một khối lượng công việc rất lớn cho người lao động trên thế giới, với việc tạo ra 219 triệu việc làm cho người lao động vào năm 2009, dự kiến sẽ tạo ra 275 triệu việc làm vào năm 2019. Thế nhưng theo đánh giá của những chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ thì lao động của ngành du lịch có 2 đặc điểm chính hiện nay: đa số người lao động có kỹ năng thấp, công việc được trả lương thấp, ngoại trừ chỉ có một số ít lao động có kỹ năng tốt, thu nhập cao thuộc về đội ngũ quản lý trong ngành du lịch (Dennis Nickson, 2007). Tổ chức lao động thế giới năm 2012 phân tích về nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch hiện nay nêu rõ đang có sự bất cập giữa người lao động với doanh nghiệp, do sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch dẫn đến cần một lực lượng lao động lớn nhưng thực tế không đáp ứng được nhu cầu nên buộc họ phải sử dụng nguồn lao động thời vụ từ sinh viên, người nội trợ hay giới trẻ một lực lượng sẽ phục vụ và tạo ra nguồn thu lớn cho ngành du lịch, lực lượng này được đánh giá chung: thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức vì thế nguồn nhân lực của ngành du lịch trong thời gian qua có nhiều hạn chế và kém phát triển. 1295
  3. Theo phân tích chung của các chuyên gia thuộc lĩnh vực du lịch trong và ngoài nước, người lao động ngành du lịch có thể thành công trong quá trình hội nhập quốc tế thì họ phải có kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp được thừa nhận rộng rãi, chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, chủ động trong việc di chuyển và tìm việc làm trong khu vực đảm bảo cho du lịch Việt Nam có vị trí xứng đáng trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có chất lượng của khu vực và thế giới. Đặc biệt là nhân lực du lịch Việt Nam phải được đào tạo theo hướng tiêu chuẩn kỹ năng của khu vực, quốc tế và được thừa nhận. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này: – Tổng hợp tài liệu: là những thông tin, số liệu được đúc kết thông qua việc sử dụng kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các văn bản, nghị định của các cơ quan quản lý nhà nước. – Nghiên cứu tại bàn: là những thông tin, số liệu điều tra từ các chuyên gia bao gồm chuyên gia từ các trường đại học, chuyên gia từ các doanh nghiệp, ngoài ra để có cách đánh giá và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, tác giả điều tra thêm những sinh viên đã tham gia từ các chương trình liên kết đào tạo của hai bên trong lĩnh vực du lịch. – Nghiên cứu hỗn hợp: gồm phương pháp nghiên cứu định tính: dựa vào các lý thuyết và mô hình nghiên cứu trước để lấy ý kiến của 15 chuyên gia nhằm xác định và hiệu chỉnh các thang đo trong bảng câu hỏi cho phù hợp với mục đích thu thập thông tin cần thiết và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu định lượng; phương pháp nghiên cứu định lượng: với số lượng bảng câu hỏi được gởi đi khảo sát là 350 cho khách hàng đánh giá (doanh nghiệp) và 250 (trường đại học). Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 05 đến tháng 12/2018. Sau đó nghiên cứu sử dụng phần mềm EXCEL, SPSS 20.0 và AMOS SPSS để phân tích và xử lý dữ liệu thông qua những chỉ tiêu Cronbach’s Alpha, EFA, CFA 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017: tổng doanh thu du lịch đạt 115 ngàn tỷ đồng (tăng hơn 40 tỷ lần trong 10 năm), lượng khách quốc tế đến gần 6,4 triệu lượt; đón 24,9 triệu lượt khách nội địa (tăng 14,6% so với năm 2016) (Sở Du lịch TpHCM, 2017). Theo báo cáo của UBND TpHCM trong 5 tháng đầu năm 2018 lượng khách quốc tế đạt hơn 3,2 triệu lượt, doanh thu ngành du lịch ước đạt 51,650 tỷ đồng đã cho thấy được vị thế dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm tiếp tục giữ vững vị thế và phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh các hoạt động đa dạng hóa sản phẩm du lịch và dịch vụ bổ trợ; hoàn thiện chiến lược và qui hoạch tổng thể du lịch đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 được đồng bộ và rõ nét nhằm tạo bản sắc riêng cho du lịch thành phố Hồ Chí Minh; tăng cường xây dựng cơ sở lưu trú cao cấp; nâng cấp và đa dạng hóa các phương tiện vận chuyển; quan trọng hơn là kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch đã được chú trọng và đề cập Viện nghiên cứu phát triển Du lịch dự báo số lượng nguồn nhân lực tối thiểu cần có để làm việc trong ngành du lịch đến năm 2020 khoảng 870 ngàn lao động trực tiếp trong 3 triệu việc làm do ngành du lịch tạo ra. Với số liệu ước tính trên cho thấy trong tương lai nguồn lực này sẽ bị thiếu hụt vì hiện nay số lượng lao động làm việc trong ngành du lịch là 1,3 triệu người. Nguyễn Quyết Thắng và cộng sự (2018) nguồn lao động không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng, thông qua nghiên cứu của tác giả chỉ có 42% nguồn lực trên được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch (tuy nhiên đa số lao động của tỷ lệ này chủ yếu tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn hoặc đào tạo tại chỗ). 1297
  4. Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học hiện nay tại Việt Nam có khoảng 10 nội dung đang triển khai, kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4 đã cho thấy: nội dung hợp tác nhiều nhất là phát triển kỹ năng thực hành cho sinh viên, với tổng số doanh nghiệp đang thực hiện hình thức này là 107/258 (chiếm 41.47% tổng mẫu điều tra), tiếp đến là tuyển dụng nguồn nhân lực có 46 doanh nghiệp (chiếm 17.83%), đứng thứ ba là doanh nghiệp tham gia giảng dạy, tham gia diễn thuyết trong các trường đại học với tỷ lệ 14.34% (có 37 doanh nghiệp), tất cả các hình thức còn lại như nghiên cứu và phát triển (R & D), thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển, phát triển chương trình đào tạo, phát triển môi trường học tập hiện đại, sáng tạo, quản trị, đào tạo & phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, trải nghiệm môi trường làm việc tại doanh nghiệp được thực hiện với tỷ lệ rất thấp từ 1,16% đến 6,20% (Nhóm nghiên cứu T & C Consulting, 2013). Bảng 4. Các nội dung liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp SL TỶ TRỌNG STT HÌNH THỨC (DN) (%) 1 Phát triển kỹ năng thực hành cho SV 107 41.47 2 Tuyển dụng 46 17.83 3 Tham gia giảng dạy/diễn thuyết 37 14.34 4 Đào tạo & phát triển nguồn nhân lực của DN 16 6.20 Phát triển môi trường học tập hiện đại, 5 15 5.81 sáng tạo 6 Trải nghiệm môi trường làm việc tại DN 13 5.04 7 Phát triển chương trình đào tạo 12 4.65 8 R & D 5 1.94 9 Quản trị 4 1.55 10 Thương mại hóa kết quả R & D 3 1.16 TỔNG CỘNG 258 100.00 Nguồn: Nhóm nghiên cứu T & C Consulting, 2013 Bên cạnh đó, kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực và thế giới ở bảng 5 cho thấy: chính sách hỗ trợ phát triển du lịch ở mức yếu; đạt mức trung bình về môi trường du lịch và cơ sở hạ tầng; đặc biệt chất lượng lao động du lịch đang ở mức yếu kém do: thiếu hụt lao động du lịch chất lượng cao, nhân lực có tay nghề chưa nhiều, sử dụng nguồn lực không đúng chuyên môn dẫn đến năng lực cạnh tranh được xếp hạng trong khu vực của Việt Nam đứng vị trí 07/09 quốc gia; đứng vị trí 75/134 quốc gia trên thế giới. Bảng 5. Một số chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành so với thế giới Chính sách Tài nguyên Xếp hạng Xếp hạng Môi trƣờng hỗ trợ phát Cơ sở hạ du lịch tự Quốc gia trên thế trong khu du lịch triển du tầng nhiên và giới vực lịch văn hóa Việt Nam 73 112 94 33 75 07 Lào 84 80 100 94 96 08 Campuchia 105 64 113 82 68 05 Myanmar 131 136 137 87 134 09 1299
  5. thủ tục hành chính phức tạp tại các doanh nghiệp nhà nước, hơn thế nữa các nhà lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp du lịch chưa quan tâm và ít ủng hộ hoạt động liên kết đào tạo do sự tác động của những yếu tố khách quan như sự thay đổi của Luật du lịch năm 2018 trong đó doanh nghiệp du lịch cần phải thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động, tăng tính chuyên nghiệp, môi trường cạnh tranh khốc liệt, luôn có những chính sách để bảo vệ lợi ích cho khách hàng, chính sách đầu tư và xây dựng đơn vị 4. KẾT LUẬN Nhằm đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch, một số giải pháp cần thực hiện: Đối với Cơ quan quản lý của nhà nước về giáo dục đào tạo: Trước khi ban hành chính sách liên kết đào tạo, cơ quan quản lý nên lấy kiến từ phía doanh nghiệp du lịch, trường đại học, tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ đội ngũ chuyên gia để từ đó có định hướng đúng và ban hành các văn bản pháp luật về liên kết đào tạo du lịch cho phù hợp. Đặc biệt ban hành những thông tư hướng dẫn với những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của mỗi bên khi tham gia liên kết đào tạo (chính sách miễn hoặc giảm thuế, hưởng lãi suất ưu đãi khi vay vốn, chính sách ưu đãi cho những doanh nghiệp du lịch tham gia hoạt động liên kết đào tạo từ các cơ quan quản lý, có những chính sách tôn vinh hay vinh danh những doanh nghiệp du lịch có sự đóng góp tích cực trong hoạt động liên kết đào tạo ). Bên cạnh đó nên có những cơ chế kiểm tra công tác thực hiện, chung tay cùng doanh nghiệp và trường đại học trong việc tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện bằng các văn bản pháp qui nhằm bảo vệ quyền lợi hai bên. Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan ban ngành thống kê nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn lực lao động của ngành du lịch để từ đó có những cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và trường đại học, đồng thời thúc đẩy tính chủ động và trách nhiệm của các bên liên quan. Đối với Trường đại học: Nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn trong chương trình đào tạo, tăng kinh nghiệm, rèn luyện thái độ, tác phong, tính chuyên nghiệp và tiếp cận với kiến thức chuyên môn từ thực tiễn liên quan đến ngành nghề du lịch ngoài ra thông qua công văn 4929/BGDĐT ban hành năm 2017 về cơ chế đào tạo đặc thù các ngành nghề du lịch đã giúp các cơ sở đào tạo có thêm điều kiện chủ động để tiếp cận, lựa chọn doanh nghiệp du lịch và đề xuất những hình thức liên kết đào tạo phù hợp với nhu cầu hai bên. Bên cạnh đó, xây dựng nội dung các chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho học sinh nhằm giúp các em lựa chọn ngành nghề đúng theo khả năng, sở thích, điều kiện và đặc biệt có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp mà học sinh đăng ký theo học. Đối với Doanh nghiệp du lịch: đưa hoạt động liên kết đào tạo trở thành một chiến lược cần thực hiện trong tương lai của đơn vị, xem đó là trách nhiệm với xã hội mà doanh nghiệp phải đóng góp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, doanh nghiệp du lịch nên đồng hành với các trường đại học trong quá trình điều chỉnh hay góp ý chương trình đào tạo, đồng thời kịp thời thông tin những nhu cầu hiện tại về ngành nghề giúp trường đại học có sự điều chỉnh kịp thời. Đối với Hiệp hội du lịch: phát huy vai trò trung gian và trở thành cầu nối kết hợp giữa doanh nghiệp và trường đại học gặp gỡ, trao đổi và thúc đẩy cho hoạt động liên kết đào tạo được triển khai. Tham mưu, tư vấn cho các cơ quan quản lý liên quan ban hành các chính sách, chế độ và những thông tư hướng dẫn cụ thể, phù hợp và hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động liên kết phát triển, tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế hàng đầu với những đóng góp to lớn vào GDP cho nền kinh tế Việt Nam. 1301
  6. [15] Weidenfeld, et al., (2011). The role of clustering, cooperation and complementarities in the visitor attraction sector. Curent issues in tourism, 14(7), 595-629 [16] Lemmetyinen, et al., (2009). The key capabilities required for managing tourism business networks. Tourism Management, 30 (1), 31 – 40. DOI: 10.1016/j.tourman.2008.04.005 [17] Caiwei Ma (2008). E–collaboration: A Universal Key to Solve Fierce Competition in Tourism Industry. International Business Research. Vol. 1, No. 4, p65-71 [18] Dennis Nickson (2007). Human resource management for the hospitality and tourism industries. Elsevier (USA). ISBN-10: 0-7506-6572-6; ISBN-13: 978-0-7506-6572-8 [19] Freel, et al., (2006). Innovation and cooperation in the small Firm sector: Evidence from Northern Britain. Regional studies, 40, 289-305 [20] Ndou and Passiante, (2005). Value creation in tourism network systems, in Frew, A.J., ed., Information and Communication Technologies in Tourism. Wien: Springer Vienna, pp. 440-451. DOI: 10.1007/3-211-27283-6-40 [21] Soriano, (2005). The New Role of the Cooperate and Functional Strategies in the Tourism sector: Spanish Small and Medium-sized hotels. Business, 25(4), 601-613 [22] Brenner, (2004). Diagonal collaborations: Dazzling or Dangerous? Chaco Canyon Consulting. (online). Available: (April, 2004) [23] Huybers and Bennett, (2003). Inter-Firm Cooperation at Nature-Based Tourism Destinations. Journal of Socio-Economics, 32 (5), 571-587. DOI: 10.1016/j.socec.2003.08.011 [24] Browm and Keast, (2003). Citizen-government engagement: Connection through networked arangements. Asian Journal of Public Administration, 25(1), 107-31 [25] Bernal et al., (2002). Competitor networks: international competitiveness through collaboration: The case of small freight forwarders in the High-Tech forwarder network. International Journal of Entrepreneurial Behaviour and Research. 8 (5), pp. 239-253 [26] Fyall, et al., (2001). Scottish visitor attractions – A collaborative future. International Journal Tourism Research, 3 (4), 211-228. DOI: 10.1002/jtr313 [27] Timothy, (2003). Supranationalist Alliances and Tourism: Insights from ASEAN and SAARC. Current Issues in Tourism, 6(3), pp. 167-250 [28] Kolluru et al., (2001). Security and Trust management in supply chains. Information Management and Computer Security. 9 (5), pp. 233-236 [29] Stern and Hicks, (2000). The process of Business/Enviromental Collaborations. USA: Qourum Books. [30] Wood and Gray (1991). Towards a comprehensive theory of collaboration. The Journal of Applied behavioral Science, 27 (2), 139-162. DOI: 10.1177/0021886391272001 1303