Đề tài Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam - Đỗ Hải Yến

Theo thống kê của viện nghiên cứu toàn cầu về chăm sóc sức khỏe (Global
wellness institute) (11/2017): Chăm sóc sức khỏe đang được ví như một ngành
công nghiệp phát triển nhanh, tạo ra 134 nghìn tỉ đô; tập quán và du lịch chữa lành
đang lan tỏa khắp thế giới, năm 2017 du lịch chăm sóc sức khỏe toàn cầu đã có tới
740 dự án, phủ khắp 34 quốc gia. Trong 20 điểm đến du lịch trị liệu theo thống kê
của viện nghiên cứu trị liệu Hoa Kỳ (2020), Châu Á cũng có tên trong danh sách, 
với các quốc gia tiêu biểu ở Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,
Việt nam (22,8%) 
pdf 7 trang xuanthi 03/01/2023 1540
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam - Đỗ Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_mot_so_van_de_dat_ra_doi_voi_phat_trien_du_lich_cham.pdf

Nội dung text: Đề tài Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam - Đỗ Hải Yến

  1. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch khách có những vấn đề về sức khỏe khác nhau; nhằm dự phòng các vấn đề về sức khỏe và phục hồi các chức năng khác nhau của khách du lịch. Từ rất lâu, du lịch chăm sóc sức khỏe đã có lịch sử hình thành và phát triển riêng của mình. Theo viện nghiên cứu trị liệu Hoa Kỳ (2020): Từ 3000- 1500 TCN, trong thời kì cổ đại, các phương thức trị liệu sức khỏe cho con người đã ra đời, sau đó được phát triển ở các quốc gia Trung Quốc, Hy Lạp (500 TCN), các phương pháp chữa bệnh nhờ vào vi lượng đồng cân (homoeopathy) đã ra đời và phát triển vào những năm 1790; phương pháp chữa bệnh nhờ vào nước (Hydrotherapy) vào những năm 1860; phương pháp nắn xương khớp, bấm huyệt (chiropractic) cũng phát triển vào những năm 1890, việc sử dụng các cây thuốc lá trong chữa bệnh (organic farming) cũng phát triển vào những năm 1950. Trình độ phát triển của các phương pháp chữa bệnh trong những năm 1960 và đến những năm 1970, trung tâm chăm sóc sức khỏe, trị liệu đầu tiên đã ra đời ở California, Hoa Kỳ. Các phương pháp trị liệu truyền thống trở thành một xu thế chủ đạo, phát triển ở các quốc gia như Bhutan, Ấn Độ, Malaysia rồi lan tỏa trên toàn cầu (2010). Trong thế kỷ XXI, du lịch chăm sóc sức khỏe được khẳng định vị trí và vai trò trong các “chỉ số hạnh phúc” (the blooming) năm 2012, và được nhìn nhận như một ngành kinh tế du lịch với các phương pháp trị liệu, chữa lành toàn cầu vào năm 2013. Năm 2014, Viện Nghiên cứu sức khỏe toàn cầu (Global wellness institute) chính thức được thành lập và liên tục mở rộng phạm vi, ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu; những khu vực bất động sản nghỉ dưỡng, spa với định hướng trị liệu, phục hồi và nghỉ dưỡng mở rộng phạm vi trên toàn thế giới, đặc biệt ở những điểm đến du lịch có nguồn suối khoáng phát triển, có tài nguyên tự nhiên đa dạng, khí hậu phù hợp cho trị liệu sức khỏe. Cùng với sự phát triển của du lịch chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ liên ngành như nhà hàng, khách sạn, shopping với định hướng thời trang, đồ tập cũng phát triển theo định hướng du lịch chăm sóc sức khỏe. Theo thống kê của viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe toàn cầu: Năm 2017: Toàn thế giới đạt 4,5 tỉ $, trong đó Châu Á có: 258 triệu lượt chuyến đi có liên quan đến du lịch trị liệu, đứng đầu là Trung Quốc và Bali, Các suối khoáng nóng ở Châu Á, Thái Bình Dương đứng đầu các điểm đến đầu tư. Trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật về du lịch chăm sóc sức khỏe, từ năm 1989, Goeldner định nghĩa 5 thành phần của du lịch chăm sóc sức khỏe bao gồm: 1/Ánh nắng mặt trời và hoạt động vui chơi; 2/ Sự tham gia vào điều dưỡng nhưng không chỉ là hoạt động thể thao đơn thuần; như đi bộ, đạp xe hoặc đánh gôn); 3/ Động lực cho du lịch trị liệu là sức khỏe (ví dụ: du lịch biển, hoặc du lịch đến các vùng khí hậu tốt khác nhau); 4/ Du lịch tại phòng tắm hơi, massage, và các hoạt động y tế khác (khu nghỉ dưỡng spa); 5/ Điều trị nội khoa. Du lịch chăm sóc sức khỏe còn được gọi dưới các thuật ngữ khác như: “Health-oriented tourism”, “health Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 154
  2. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch 1. Cộng đồng và thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe chưa có 1 hệ thống kiến thức tiêu chuẩn và nghiên cứu chuyên sâu về du lịch chăm sóc sức khỏe, dẫn đến các sự đầu tư và triển khai mới tự phát và đôi khi đi sai hướng Mặc dù du lịch trị liệu trên thế giới đã có sự phát triển từ lâu, nhưng ở Việt Nam, đây vẫn là một loại hình du lịch mới, để làm chủ được sản phẩm du lịch này cần kiến thức tiêu chuẩn và chuyên sâu và thời gian đầu tư. Một số nhà đầu tư về du lịch chăm sóc sức khỏe nội địa đã nhạy bén, sớm phát triển về du lịch chăm sóc sức khỏe một cách vội vã, từ đó không tránh khỏi sự đầu tư mới mang tính “tự phát”; thiếu khảo sát thị trường; trong khi nhân lực làm du lịch chăm sóc sức khỏe cần thời gian tích lũy kiến thức trước khi đưa vào sử dụng; các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe cũng cần được đóng gói rõ ràng, theo thị hiếu khách hàng tại điểm đến. Thị trường khách tiềm năng về du lịch chăm sóc sức khỏe trong nước vì vậy cũng còn bỏ ngỏ. 2. Công tác quảng bá và truyền thông về du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam cần có sự liên kết chuyên nghiệp giữa các ban ngành Việt Nam đang có lợi thế về điểm đến du lịch hậu Covid-19 khá tốt, trong khi trên thế giới, vấn đề Covid-19 vẫn là một vấn đề mang tính toàn cầu. Loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe nội địa này rất có khả năng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam như một nguồn lực hậu Covid-19, tuy nhiên tài nguyên du lịch đầy tiềm năng này vẫn chưa được chú ý và đầu tư chuyên sâu và bài bản như khả năng phát triển của nó. Đây là giai đoạn tốt để các ban ngành có sự liên kết, chỉ đạo đầu tư phát triển về nhân lực chuyên nghiệp, tính thời vụ và tận dụng được thiên nhiên phong phú để đón các đoàn khách trị liệu quốc tế, mở rộng sự phát triển không chỉ nội địa mà cả quốc tế trong tương lai rất gần. Tuy nhiên, loại hình du lịch này vẫn chưa được quan tâm, đầu tư phát triển mạnh ở Việt Nam, truyền thông cũng chưa có sự đầu tư đúng mức cho thị trường du lịch tiềm năng này. Nhiều nhà y học phương Đông đã có ý kiến rằng: “Việt Nam dễ ngủ quên trên các mỏ thuốc dân gian hữu hiệu” 3. Thị trường du lịch chuyên biệt về du lịch chăm sóc sức khỏe tại các doanh nghiệp chưa được tập trung khai thác Loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe vẫn còn là mới ở Việt Nam và do ảnh hưởng bởi tác động kinh tế do Covid-19, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tập trung khai thác, mà các doanh nghiệp vẫn theo một hướng chủ đạo về nghỉ dưỡng và khám phá là chủ yếu. Lợi ích kinh tế của một chương trình du lịch chăm sóc sức khỏe tương đối cao so với cùng thời điểm và các loại hình du lịch khác, đơn cử, giá 1 chương trình du lịch trị liệu của Alba, trong 5 ngày- 4 đêm, hiện có giá 17 triệu/ người; Mekong cruise: 3 ngày- 2 đêm: 25 triệu/ cabin/2 người; giá của An Lâm retreat (Ninh Vân Bay) dao động khoảng 5-7 triệu/ đêm; tại Six sences khoảng 6 đến 15 triệu (tùy thời điểm), tuy nhiên, nguồn lực này vẫn chưa được các doanh Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 156
  3. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch lịch chăm sóc sức khỏe thường cao và biệt lập. Các chi phí vận chuyển, nhân sự, thời vụ khai thác hiện tại đẩy giá chương trình du lịch chăm sóc sức khỏe còn rất cao so với mặt bằng chung. Thêm vào đó, khai thác du lịch chăm sóc sức khỏe nhìn chung cần nhân lực chuyên môn cao với những phương pháp trị liệu chuyên biệt, tuy nhiên để thu hút đông đảo hơn lượng khách du lịch tham gia vào loại hình du lịch nhìn chung còn mới mẻ nội địa này, cũng cần những chương trình kích cầu, giảm giá để thu hút khách du lịch; để vừa đảm bảo lợi ích kinh tế và tính cạnh tranh lành mạnh giữa các đại lý, doanh nghiệp, nhân lực làm du lịch chăm sóc sức khỏe nhưng cũng thu hút khách du lịch tối đa và lâu dài. 6. Cần “đo lường và cam kết được hiệu quả” của du lịch chăm sóc sức khỏe trong quảng cáo chương trình du lịch cho khách để thu hút hơn khách du lịch trị liệu Một trong những vấn đề khiến khách du lịch chăm sóc sức khỏe còn dè dặt khi quyết định tham gia vào chương trình du lịch trị liệu hiện nay là: Hiệu quả về chương trình du lịch chăm sóc với du khách còn chưa được khẳng định và đo lường rõ ràng. Từ đó trong công tác xúc tiến, quảng bá về chương trình du lịch trị liệu trong tương lai, cần có sự chú trọng đầu tư hơn về công tác chuyên môn và khẳng định được điều đó với du khách có nhu cầu, tiềm năng tham gia vào chương trình du lịch chăm sóc sức khỏe. Tóm lại, Du lịch chăm sóc sức khỏe là một xu hướng du lịch đương đại, không chỉ có tiềm năng khai thác du lịch nội địa mà cả thị trường quốc tế, trong và sau bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển loại hình du lịch này, Việt Nam cần sự phối hợp của các ban ngành, chú trọng đầu tư, gạt bỏ những khó khăn trước mắt; để hướng tới thị trường du lịch rộng lớn và triển vọng này trong tương lai gần./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asian development bank, (2020), Asian development outlook 2020 update, theme chapter: Wellness in worrying times, 91 pages 2.IUTO(1973); =fnd&pg=PA273&dq=health- oriented+tourism+definition&ots=jKV64ZZsQ9&sig=R2QwdddBhXzhcHOUvTfEXc5G 9Eg&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false 3.Goeldner (1989); Health tourism market; 3&dq=health- oriented+tourism+definition&ots=jKV64ZZsQ9&sig=R2QwdddBhXzhcHOUvTfEXc5G 9Eg&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false Truy cập ngày: 2/8/2020 4. wellness/?fbclid=IwAR0dTX9- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 158