Đề tài Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

Tóm tắt: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết đối với ngành Du lịch nước
ta nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của ngành Du lịch trong xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Với việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín
chỉ, cùng với cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính của nhà trường, chương trình đào tạo và công
tác tổ chức đào tạo của các trường đại học cũng được chú trọng đổi mới, hoàn thiện. Bài viết tập trung đề
cập đến thực trạng hoạt động đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học của các trường đại học nước ta, từ
đó có những gợi ý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. 
pdf 10 trang xuanthi 05/01/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nang_cao_chat_luong_dao_tao_nhan_luc_du_lich_trinh_do.pdf

Nội dung text: Đề tài Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

  1. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 413 Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao một cách đồng bộ và hiệu quả. Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ này đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong những năm qua, hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam đã tạo ra một đội ngũ lao động chất lượng cao tham gia vào thị trường lao động. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và xu hướng hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, nguồn nhân lực đã được đào tạo còn quá nhiều bất cập. Kỹ năng thực hành còn thấp, sự năng động sáng tạo còn nhiều hạn chế và tác phong công nghiệp chưa được hình thành rõ rệt, đòi hỏi các trường đại học phải nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo của nhà trường với các doanh nghiệp theo những hình thức có lợi ích cho cả nhà trường và doanh nghiệp. Hiện Việt Nam có trên 550.000 người làm việc trực tiếp trong ngành du lịch và trên 1.200.000 lao động gián tiếp. Số lượng nhân lực ngành du lịch những năm gần đây tăng trưởng mạnh, trong đó nhân lực gián tiếp có xu hướng tăng với quy mô lớn hơn, phản ánh vai trò của ngành du lịch và tính hiệu quả của việc xã hội hoá hoạt động du lịch. Tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch còn thấp, chỉ chiếm khoảng 43% tổng số lao động du lịch, trong đó có hơn 50% số lao động không biết ngoại ngữ. Năng suất lao động trong ngành du lịch nước ta chỉ bằng 1/15 của Singapore, 1/10 của Nhật Bản và 1/5 của Malaysia. Qua đó, có thể thấy cái thiếu của du lịch Việt Nam không phải là nhân lực phổ thông mà là nhân lực chất lượng cao. Năm 2020 nhu cầu ngành du lịch cần khoảng 870 nghìn lao động trực tiếp, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016 - 2020 là 7,0%/năm. Đến nay cả nước có 62 trường đại học, 80 trường cao đẳng tham gia đào tạo nghiệp vụ du lịch, 117 trường trung cấp (trong đó có 12 trường trung cấp nghề), 2 công ty đào tạo và 23 trung tâm có tham gia đào tạo nghiệp vụ nghề du lịch. Nhiều trường đại học của nước ta như Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Thương mại, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Mở Hà Nội, Trường ĐH Văn hóa, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Ngoại ngữ và tin học thành phố Hồ Chí Minh, Trường ĐH Hoa Sen, đã đào tạo các chuyên ngành về du lịch: Du lịch (7810101), Quản trị khách sạn (7810201), Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (7810103), Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (7810202). Song, có thể nói đầu ra của các trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á, vấn đề giáo dục và việc làm càng trở nên thách thức gay gắt khi các nguyên tắc được thỏa thuận về nhiều nghề được luôn chuyển trong khối ASEAN, trong đó có các nghề thuộc ngành du lịch. Để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học, đòi hỏi các trường phải có các giải pháp đồng bộ về chương trình và nội dung đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng viên, cơ sở vật chất cho dạy và học, hệ thống học liệu, tạo sản phẩm đầu ra đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của ngành Du lịch, phù hợp với xu hướng phát triển và đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Trong phạm vi bài viết, người viết giới hạn tập trung nghiên cứu thực tiễn đào tạo ở các trường đại học nước ta, đánh giá những ưu điểm và hạn chế từ thực tiễn nghiên cứu trên cơ sở đi sâu phân tích thực trạng tổ chức đào tạo tại một số trường đại học trong thời gian qua, sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các dữ liệu thống kê của ngành Du lịch, từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước. Để đánh giá được thực trạng, bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập và phân tích các dữ liệu thứ cấp từ các dữ liệu thống kê của ngành Du lịch, của một số doanh
  2. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 415 Bảng 1. Các học phần cơ sở ngành và ngành đối với các chuyên ngành đào tạo về du lịch Đối với chuyên ngành Đối với chuyên ngành Quản trị khách sạn; Du lịch; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Tổng quan khách sạn, nhà hàng - Tổng quan du lịch - Kinh tế khách sạn, nhà hàng - Kinh tế du lịch - Văn hóa du lịch - Văn hóa du lịch - Marketing du lịch - Marketing du lịch - Hành vi tiêu dùng du lịch - Hành vi tiêu dùng du lịch - Thanh toán quốc tế trong du lịch - Thanh toán quốc tế trong du lịch - Thống kê du lịch - Thống kê du lịch - Quản trị kinh doanh khách sạn, nhà hàng - Quản trị dịch vụ - Quản trị lễ tân - Quản trị kinh doanh lữ hành - Quản trị thực phẩm và đồ uống - Tài nguyên du lịch - Quản trị buồng khách sạn - Hướng dẫn du lịch - An ninh khách sạn - Quản trị nhân lực - Quan hệ công chúng và truyền thông sự kiện - Quản lý điểm đến - Tài chính du lịch - Du lịch bền vững - Quản trị resort - Quản trị du lịch M.I.C.E - Giao tiếp và lễ tân ngoại giao - Giao tiếp và lễ tân ngoại giao - Quản trị sự kiện - Quản trị sự kiện - Các học phần thực tập nghề nghiệp - Các học phần thực tập nghề nghiệp Nguồn: Chương trình đào tạo của một số trường đại học [5] 3. CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐÀO TẠO 3.1. Về đội ngũ giảng viên Với điều kiện để mở ngành đào tạo, các trường đều có số lượng giảng viên đủ trình độ đáp ứng yêu cầu. Số giảng viên cơ hữu của các trường đào tạo về du lịch (số giảng viên của khoa du lịch) thường 15-25. Một số lượng khá lớn giảng viên đang học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tuy một số trường đại học quy định tuyển dụng với các ứng viên có trình độ tiến sĩ (Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn), song số lượng và trình độ đội ngũ giảng viên giảng dạy du lịch vẫn còn khá khiêm tốn khi quy mô đào tạo du lịch ngày càng tăng. Để khắc phục tình trạng thiếu giảng viên, đồng thời, để tăng tính thực tiễn ngành nghề trong đào tạo, các trường còn sử dụng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng từ các khách sạn, công ty lữ hành, tham gia giảng dạy. Một trong các trở ngại đào tạo du lịch là chất lượng đội ngũ giảng viên còn thấp, một số chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn. Một tỷ lệ không nhỏ giảng viên giảng dạy về du lịch được đào tạo từ các ngành khác, cơ bản là từ các khối ngành văn hóa, xã hội, sư phạm hoặc quản trị kinh doanh (Trường ĐH Văn hóa, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, ). Việc giảng dạy về du lịch chủ yếu dựa vào vốn kiến thức tự học, tổng hợp từ nhiều nguồn và từ kinh nghiệm của các giảng viên. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, ngoài yếu tố tích hợp tiêu chuẩn trong nước và quốc tế đối với chuyên môn nghiệp vụ trong khuôn khổ chương trình cho phép thì khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin để nâng tầm trong công tác giảng dạy là yêu cầu bắt buộc
  3. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 417 Thực hiện tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên theo các năm học Thông thường, việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên được thực hiện theo 2 học kỳ trong năm học, theo một quy trình 6 bước. (Bảng 2) Số giảng viên tham gia lấy ý kiến người học đảm bảo tỷ lệ 100% giảng viên cơ hữu trong năm học (ít nhất 1 GV lấy ý kiến 1 lần/ năm học). Bảng 2. Quy trình thực hiện và hình thức tổ chức thực hiện lấy ý kiến phản hồi từ người học STT Quy trình thực hiện Hình thức tổ chức thực hiện Xây dựng và thảo luận kế hoạch triển khai về nội dung Họp lãnh đạo Khoa 1 lấy ý kiến người học Phổ biến và quán triệt nội dung lấy ý kiến người học đến Họp Bộ môn và Khoa 2 toàn thể giảng viên trong Khoa Lập danh sách giảng viên, lớp học phần, số lượng sinh Các giảng viên lựa chọn lớp, Bộ môn 3 viên tham gia đánh giá nộp về Khoa lập danh sách Phổ biến và quán triệt nội dung lấy ý kiến người học 4 Giảng viên đến sinh viên Tổ chức phát phiếu và thu phiếu tại các lớp học phần 5 Giảng viên đã đăng ký 6 Xử lý dữ liệu bằng phần mềm và báo cáo Bộ môn và Khoa Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm đào tạo Khoa KSDL - Trường ĐH Thương mại Việc sử dụng kết quả lấy ý kiến phản hồi của người học với hoạt động giảng dạy của giảng viên có ý nghĩa lớn trong nâng cao chất lượng đào tạo: - Đối với lãnh đạo Khoa và Bộ môn: giúp có thêm thông tin đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên, từ đó, có thêm cơ sở để đánh giá và bình xét thi đua đối giảng viên; có kế hoạch, biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy; rút kinh nghiệm chung và có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, ứng xử cho giảng viên. - Đối với giảng viên: góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm, tác phong thái độ và phương pháp giảng dạy, của giảng viên, giúp giảng viên tự đánh giá được bản thân, từ đó tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình hợp lý hơn. - Đối với sinh viên: góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của sinh viên, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của sinh viên trong học tập, rèn luyện đạo đức, thông qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, giúp cho người học gắn bó hơn với Nhà trường nhờ sự tôn trọng, dân chủ, biết lắng nghe của Nhà trường dành cho người học. Tổ chức thực hiện tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập - Tổ chức thực hiện giảng dạy theo nguyên lý tín chỉ, chú trọng nội dung đổi mới. Kết cấu học phần bao gồm giờ giảng lý thuyết, giờ thảo luận nhóm và giờ tự học. Trong đó, giờ thảo luận được tổ chức linh hoạt với các hình thức thuyết trình, xử lý tình huống và linh hoạt về thời gian thảo luận, phù hợp với nội dung giảng dạy.
  4. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 419 Hình 2. Mức độ phù hợp của công việc với chuyên ngành đã được đào tạo năm 2015-2018 Nguồn: [7] 4.2. Các kết luận từ thực trạng đào tạo các chuyên ngành du lịch của các trường đại học 4.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân Ưu điểm - Việc thực hiện xây dựng, hoàn thiện và đổi mới chương trình về cơ bản tuân thủ đúng quy định, nguyên tắc và yêu cầu đặt ra. Chuẩn đầu ra xây dựng với các ngành đào tạo là phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hoạt động kinh doanh du lịch; các bước quy trình xây dựng hợp lý và có tính khoa học. Về cơ bản đã hoàn thành kế hoạch cả về số lượng và chất lượng chương trình đào tạo; Việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghiêm túc, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đã được phân cấp hợp lý, nhận được phản hồi tốt từ phía sinh viên. - Đội ngũ giảng viên đã tích cực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên. Về cơ bản, đội ngũ giảng viên đều đã tham gia đào tạo và đã được nâng cao trình độ chuyên môn, đạt chuẩn giảng viên đại học. - Việc sử dụng đa phương tiện trong giảng dạy đã hỗ trợ tích cực cho giảng viên trong quá trình giảng dạy và giúp sinh viên nắm bắt vấn đề nhanh chóng hơn. Các hình thức thi đa dạng, hệ thống đề thi phong phú, trải rộng toàn bộ chương trình học, cơ bản đánh giá khách quan kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Nguyên nhân - Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch đổi mới chương trình đào tạo thông suốt, sâu rộng ở các cấp; Quy trình thực hiện rõ ràng, được hướng dẫn cụ thể từ trên xuống; Ý thức trách nhiệm của đội ngũ giảng viên rất cao, tham gia tích cực và tự nguyện vào đổi mới chương trình đào tạo. - Công tác chỉ đạo chung của Ban Giám hiệu các trường quyết liệt; Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ được thực hiện nghiêm túc, hợp lý; Các trường đã dành nhiều sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho giảng viên tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. - Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo cơ chế mở hơn cho các trường trong xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo, tạo điều kiện cho các trường xây dựng nội dung đào tạo phù hợp hơn với nhu cầu xã hội, linh hoạt hơn trong quy trình và cách thức tổ chức đào tạo.
  5. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 421 KẾT LUẬN Trên đây là một số ý kiến đánh giá về thực trạng đào tạo nhân lực du lịch bậc đại học tại một số trường đại học với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả trong đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch. Với việc tạo điều kiện từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, sự tham gia của các doanh nghiệp, các ngành, các cấp liên quan trong đào tạo các chuyên ngành lĩnh vực du lịch, và đặc biệt với chủ trương, định hướng và các giải pháp quyết liệt từ phía Nhà trường chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao vai trò và vị thế của Nhà trường trong hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao, đủ khả năng hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2008), Tài liệu Hội nghị Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Phòng. [2]. Trường ĐH Hoa Sen (2011), Chuẩn đầu ra các chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. [3]. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2010), Chuẩn đầu ra chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. [4]. Trường ĐH Thương mại (2014), Quyết định 345/QĐ-ĐHTM ngày 8/5/2014 ban hành Chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Thương mại. [5]. Trường ĐH Thương mại, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , Trường ĐH Hoa Sen, Trường Đại học Ngoại ngữ và tin học Thành phố Hồ Chí Minh (2013, 2014, 2015), Chương trình đào tạo các chuyên ngành. [6]. Trường ĐH Thương mại (2013), Quyết định số 555/QĐ-ĐHTM ngày 16/8/2013 của Hiệu trưởng Trường ĐHTM về việc Ban hành Quy định về đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ, Hà Nội. [7]. Trường ĐH Thương mại (2018), Kết quả khảo sát tình hình việc làm sinh viên khoa Khách sạn – Du lịch. [8]. Website: