Đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ hội nhập

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực du lịch giữ vai trò quyết định đến sự phát triển ngành du
lịch. Tỉnh Quảng Bình có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, và trong những năm qua, du lịch đã có những bước phát triển khả
quan. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh còn nhiều hạn chế và đặt ra yêu cầu ngày càng cao trong thời kỳ hội
nhập. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. 
pdf 6 trang xuanthi 03/01/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_du_lich_tinh_quang.pdf

Nội dung text: Đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ hội nhập

  1. 248 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Chất lượng nguồn nhân lực du lịch được thể hiện trên nhiều phương diện, bao gồm trình độ văn hóa, trình độ đào tạo, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, trình độ giao tiếp, ngoại ngữ, kỹ năng ứng dụng thông tin, sức khỏe Cũng bởi du lịch có tính liên ngành và tính xã hội hóa cao, cho nên, ngoài trình độ chuyên môn du lịch, người lao động phải được đào tạo các chuyên môn khác như văn hóa, ngoại ngữ, kinh tế, tài chính, địa lý Thế giới đã và đang trong quá trình hội nhập do đó, hàm lượng tri thức trong các sản phẩm du lịch cũng dần chiếm tỷ trọng cao, nhiều sản phẩm du lịch mới đang hình thành, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng khách. Điều này đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực ngành du lịch, cần có tri thức phong phú và toàn diện hơn cả về kiến thức, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng và ngoại ngữ 2. Hội nhập kinh tế và những yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch Hội nhập quốc tế mà trước hết là hội nhập kinh tế, là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khuvực và toàn cầu [3]. Nhu cầu hội nhập quốc tế trong du lịch là tăng cường quan hệ để phát triển; tiếp thu kinh nghiệm; xác lập vị thế trên trường quốc tế; phát triển du lịch và góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Hội nhập quốc tế trong du lịch sẽ theo các bước sau đây: Tham gia các tổ chức quốc tế; thừa nhận và áp dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin; tăng cường toàn cầu hoá trong khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển ngành du lịch; ký kết các hiệp định hợp tác song phương và đa phương về phát triển du lịch; cam kết và mở cửa thị trường dịch vụ du lịch. Để hội nhập quốc tế thành công, nhân lực ngành du lịch phải được đào tạo với kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp được thừa nhận rộng rãi; có thể di chuyển và tìm được việc làm trong khu vực; vươn tới tham gia chủ động vào quá trình phân công lao động quốc tế, đảm bảo cho du lịch Việt Nam có vị trí xứng đáng trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có chất lượng của khu vực và thế giới. Nhân lực du lịch cần sẵn sàng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế trong hoạt động du lịch, trước hết là trong khu vực. Đào tạo du lịch phải hướng tới tiêu chuẩn trình độ kỹ năng của khu vực và quốc tế và được thừa nhận. B. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình 1. Thực trạng phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Bình Qua thời gian thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khoá XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 12/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động du lịch Quảng Bình đã có bước phục hồi mạnh mẽ sau sự cố môi trường biển và đạt được những kết quả quan trọng, với nhiều dấu ấn mới, tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu tại Việt Nam và điểm sáng trong quảng bá thương hiệu du lịch ra quốc tế, từng bước đưa du lịch Quảng Bình phát triển bền vững. Trong những năm qua, ngành du lịch Quảng Bình đã đạt nhiều bước tiến trong đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng điểm đến và các dịch vụ du lịch để thu hút du khách trong và ngoài nước. Đến nay, toàn tỉnh có 370 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 03 khách sạn 5 sao, 05 khách sạn 4 sao, 11 khách sạn 3 sao, 19 khách sạn 2 sao, 15 khách sạn 1 sao và hệ thống các nhà nghỉ du lịch, homestay, farmstay với khoảng 5.200 buồng, 10.200 giường. Có 24 đơn vị lữ hành đăng ký hoạt động, trong đó có 15 đơn vị lữ hành quốc tế, 09 đơn vị lữ hành nội địa và nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách du lịch, thương mại, dịch vụ cũng tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành với hình thức đại lý hoặc văn phòng đại diện. Toàn tỉnh hiện có gần 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cùng các cơ sở, cửa hàng cung cấp các sản phẩm phục vụ du khách tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó có 16 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, 01 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Toàn tỉnh có khoảng 600 xe ô tô phục vụ khách du lịch, trong đó có khoảng 400 xe từ 24 đến 45 chỗ ngồi. Có 12 sản phẩm du lịch khám phá, mạo hiểm; 1 sản phẩm du lịch đường sông và khoảng 15 điểm tham quan du lịch được nhiều du khách lựa chọn [5]. Nhờ cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, lôi cuốn và kỳ vĩ, năm 2019, Quảng Bình đón 5 triệu lượt khách du lịch, tăng 28 % so với năm 2018, khách quốc tế ước đạt 300.000 lượt, tăng gần 50 % so với năm 2018. Năm 2020, ngành du lịch Quảng Bình dự kiến đón khoảng 5,5 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 350.000 khách quốc tế với tổng thu từ khách du lịch ước đạt 6.380 tỷ đồng. Dự ước, giai đoạn 2016-2020, ngành du lịch đón khoảng 19,7 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân 30,55 %/năm, trong đó có 1,06 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng 71 %/năm, tổng thu từ khách du lịch khoảng 22.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 30,5 %/năm [5]. Trong kết quả chung đó, sự đóng góp của nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch có tính chất quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch.
  2. 250 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Tập huấn và cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ du lịch cho gần 1110 học viên. Bao gồm 50 người dân làm dịch vụ du lịch tại xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch; 200 lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch; 60 người điều khiển xe ô tô điện kinh doanh vận chuyển khách du lịch; 800 người điều khiển và nhân viên phục vụ trên phương tiện thủy vận chuyển khách du lịch thuộc Đội thuyền Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng. Tổ chức các khóa cập nhật kiến thức cho 107 hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế, phục vụ công tác đổi thẻ, nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch. Sở Du lịch Quảng Bình đã liên kết với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức khoá đào tạo nghiệp vụ điều hành lữ hành quốc tế và nội địa cho 25 học viên. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, du lịch cộng đồng; phố biến Luật Du lịch số 09/2017/QH14 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Du lịch, Nghị định số 45/2019/NĐ- CP cho gần 1000 học viên quản lý, nhân viên các cơ sở kinh doanh du lịch, lực lượng vũ trang, giảng viên các cơ sở đào tạo du lịch, trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã thực sự quan tâm đến công tác tự đào tạo, đào tạo lại nhân lực tại cơ sở mình, điển hình như: Công ty TNHH MTV Du lịch Trường Thịnh, Khách sạn Biển Vàng, Công ty TNHH MTV Chua Me Đất, Công ty TNHH Oxalis Holiday, Khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình 3. Nhận xét chung về chất lượng nguồn nhân lực du lịch Quảng Bình trong thời kỳ hội nhập Nhìn chung, nhân lực du lịch ở Quảng Bình có tăng về mặt số lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt, khan hiếm và chuyển dịch lao động, nhất là nhân lực chất lượng cao như các vị trí quản lý, điều hành, hướng dẫn viên du lịch. Đặc biệt, vào mùa cao điểm, thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Tỷ lệ nhân lực đã qua đào tạo và có chuyên môn của tỉnh còn thấp so với yêu cầu phát triển của ngành. Với tỷ lệ nhân lực đã qua đào tạo và chuyên môn còn thấp thì đây chính là khó khăn lớn cho tỉnh trong việc phát triển, và còn một khoảng cách rất xa để tỉnh có thể thực hiện mục tiêu tiến vào nền kinh tế tri thức và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Mặt khác trong xu thế hội nhập, sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt hơn trên phạm vi rộng và sâu hơn ở mọi góc độ, với nhiều quốc gia có tiềm lực phát triển du lịch. Trong sự cạnh tranh đó, tỉnh phải vượt qua rất nhiều khó khăn, nhưng khó khăn lớn nhất là việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì phần lớn các quốc gia trong khu vực và thế giới, nhiều địa phương trong nước ta đều có một nguồn nhân lực hơn hẳn về số lượng và chất lượng. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển, tỉnh cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà thể hiện đầu tiên là phải nâng cao tỷ lệ nhân lực đã qua đào tạo. Có như vậy tỉnh mới có cơ hội để khẳng định và thành công trong quá trình hội nhập nền kinh tế. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đặt ra cho nguồn nhân lực du lịch Quảng Bình ngày càng cao. Đặc biệt, Quảng Bình may mắn được lọt top 4 điểm đến ở Việt Nam và top 52 điểm đến du lịch hấp dẫn nhất hành tinh và là điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á vào năm 2017. Đây là cơ hội để du khách quốc tế đến Quảng Bình ngày càng nhiều hơn. Do đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng cơ bản, trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng mang đến sự hài lòng cho du khách quốc tế nói riêng và du khách nói chung. Nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình chuyên môn nghiệp vụ, hiệu quả lao động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, chăm sóc khách hàng, trình độ ngoại ngữ chưa cao đây là một thách thức lớn đặt ra cho du lịch tỉnh nhà. Trong đó, trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực là bài toán lớn cho các nhà quản lý, lực lượng chức năng, các cơ sở dịch vụ du lịch cũng như nguồn nhân lực du lịch. Trên thực tế, tình trạng nhân lực sau khi tốt nghiệp các cơ sở đào tạo (đặc biệt là sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp) không thể đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng. Hiện tại, hơn 50 % sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng đều phải được nhà tuyển dụng đào tạo lại vì không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Tình trạng này vừa gây sự lãng phí rất lớn cho xã hội về chi phí đào tạo, về thời gian và cơ hội nghề nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng nhân lực đều đánh giá nhân lực từ các cơ sở đào tạo nghề từ sơ cấp đến đại học đều không làm đúng với nhu cầu chuyên môn vì chương trình đào tạo không đúng với điều cần của doanh nghiệp. Nhiều sinh viên ra trường không đáp ứng được công việc đúng chuyên môn đào tạo. Hệ thống cơ sở đào tạo về du lịch trên địa bàn tỉnh còn rất ít. Mối liên hệ giữa 3 nhà (Nhà nước - Nhà trường - Nhà sử dụng lao động) vẫn còn rời rạc, chưa bài bản. Việc thông tin về định hướng phát triển nhân lực du lịch (nhất là thông tin dự báo nhu cầu lao động, các tiêu chuẩn ngành, nghề) đến các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa thực hiện thường xuyên. C. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khoá XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Chương trình hành động số 13/CTr-TU ngày 12/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển du lịch, giai đoạn 2016-2020 (bổ sung, sửa đổi); Kế hoạch số 1503/KH-UBND ngày 13/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Thực hiện Chương trình hành động số 06/CTr-TU ngày 13/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch,
  3. 252 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Trường Lâm (2014), Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng. [2] Lê Thị Lệ (2019), Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Khí tượng và Thủy văn. [3] Phạm Trung Lương (2016), Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ hội nhập, Tuyển tập Hội thảo Brexit và cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn hội nhập, 88-96, Trường Đại học Văn Hiến. [4] Sở Du lịch Quảng Bình (2020), Báo cáo Tình hình nhân lực du lịch giai đoạn năm 2016 – 2020 và Kế hoạch đào tạo, tập huấn nhân lực du lịch năm 2020. [5] Sở Du lịch Quảng Bình (2020), Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và kế hoạch năm 2020. [6] Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa (2017), Địa lý du lịch cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục. [7] Thủ tướng Chính phủ (2020), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. IMPROVING QUALITY OF TOURISM HUMAN RESOURCE IN QUANG BINH PROVINCE IN THE INTERGRATION PERIOD Duong Thi Mai Thuong ABSTRACT: In the period of economic integration, the quality of tourism human resources plays a decisive role in the development of the tourism industry. Quang Binh province has many conditions to developing tourism, and in the past years, tourism has made positive developments. However, the quality of tourism human resources of the province is limited and imposes increasingly higher requirements in the integration period. Based on the analysis of the current quality of tourism human resources in Quang Binh province, the article suggests some solutions to improving the quality of tourism human resources, contributing to developing the tourism industry into the province’s key economic sector of the province