Đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch cùng cún cưng của người có nuôi chó tại TP HCM - Võ Thị Thanh Kiều, Trương Võ Kim Ngân
Du lịch ngày nay đã là một điều gì đó quá đỗi quen thuộc, các bạn có thể lựa chọn nhiều cách du lịch như
đi du lịch một mình, du lịch cùng nhóm bạn hay du lịch theo cả một đoàn xe lớn, mỗi một kiểu du lịch đều
có những điều thú vị riêng của nó. Nhưng thay vì đi những loại hình du lịch truyền thống thì chúng tôi
muốn tạo ra một loại hình du lịch mới. Tuy nhiên có người từng nói: “Nếu bạn muốn đi nhanh hãy đi một
mình, nếu bạn muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Vì vậy mà gần đây nhiều người mong muốn được đưa
những người bạn đồng hành cùng mình là những chú thú cưng để cùng nhau đi chinh phục mọi nẻo
đường.
đi du lịch một mình, du lịch cùng nhóm bạn hay du lịch theo cả một đoàn xe lớn, mỗi một kiểu du lịch đều
có những điều thú vị riêng của nó. Nhưng thay vì đi những loại hình du lịch truyền thống thì chúng tôi
muốn tạo ra một loại hình du lịch mới. Tuy nhiên có người từng nói: “Nếu bạn muốn đi nhanh hãy đi một
mình, nếu bạn muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Vì vậy mà gần đây nhiều người mong muốn được đưa
những người bạn đồng hành cùng mình là những chú thú cưng để cùng nhau đi chinh phục mọi nẻo
đường.
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch cùng cún cưng của người có nuôi chó tại TP HCM - Võ Thị Thanh Kiều, Trương Võ Kim Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_di_du.pdf
Nội dung text: Đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch cùng cún cưng của người có nuôi chó tại TP HCM - Võ Thị Thanh Kiều, Trương Võ Kim Ngân
- Khám sức khỏe, thức ăn và dịch vụ trông nom hằng ngày là những mảng kinh doanh ăn nên làm ra của thị trường vật nuôi. Bên cạnh đó, với sự đi lên của "thế hệ Y" (những người ở độ tuổi 20-30), các dịch vụ thương mại điện tử, đồ dùng công nghệ ăn theo thú cưng cũng được dự đoán sẽ thành công trong tương lai. Theo số liệu của CB Insights, từ 2012 cho đến 2016, 486 triệu USD đã được đổ vào chỉ riêng mảng công nghệ dành cho vật nuôi. Và theo ước tính của IDTechEx thì đến năm 2019, thị trường đồ dùng cho thú cưng trên toàn thế giới sẽ vào khoảng 2,6 tỷ USD. 2.1.2. Yếu tố ngẫu nhiên Nhóm nhân tố này gồm các yếu tố mang tính chất biến đổi, không thể lường trước, dự đoán hay mức độ xảy ra chỉ là thỉnh thoảng và không nhiều (Ramos & Rodrigues, 2013). Song song đó, các yếu tố như thời tiết (Falk, 2014), các sự kiện đặc biệt (Loeb, 1982; Stronge & Redman, 1982; Uysal & Crompton, 1984; Vanegas & Croes, 2000; Muchapondwa & Pimhidzai, 2011; Frechtling, 1996), xu hướng/sự hình thành thị hiếu; thời gian rảnh (Frechtling, 1996) là những yếu tố có khả năng diễn đạt tính chất của nhóm yếu tố ngẫu nhiên trên. Việc thời tiết hay xu hướng du lịch thay đổi bất ngờ cũng có thể gây nên sự thay đổi về mong muốn đi du lịch của con người. Ví dụ, trước đây, nếu người ta thường đi du lịch đến những nơi sang trọng thì hiện nay, việc đi du lịch cùng thú cưng để có những trải nghiệm mới, cũng như để gần gũi hơn với thú cưng của mình, hoặc để phục hồi lại tinh thần sau những ngày làm việc áp lực, căng thẳng, việc khám phá cảnh đẹp thiên nhiên còn hoang sơ lại trở thành xu hướng phổ biến và thúc đẩy nhu cầu du lịch để tìm hiểu điểm mới lại gia tăng. Vì vậy, những yếu tố này được cho là có thể gây tác động thuận chiều đến nhu cầu du lịch. 2.1.3. Yếu tố chi phí Việc du lịch luôn đòi hỏi chúng ta phải có sự tính toán kỹ càng về nhiều việc. Trong đó, chi phí thường là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì mỗi người sẽ có mức thu nhập và khả năng chi trả khác nhau. Theo Song et al. (2010) chi phí bao gồm hai yếu tố là chi phí đi đến địa điểm du lịch và chi phí sinh hoạt tại điểm du lịch. Bên cạnh đó, các tác giả này cũng cho rằng giá cả hàng hóa thay thế cũng là một trong những nhân tố liên quan đến chi phí và có tác động đến nhu cầu du lịch của con người. Các tác giả khác như Muchapondwa & Pimhidzai (2011), Phạm Hồng Mạnh (2009), Croes (2000), Uysal & Crompton (1984), Loeb (1982), Stronge & Redman (1982) và Archer (1980) cũng nhận định các yếu tố trên có ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch. Nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2009) chỉ ra rằng chi phí có sự tác động nghịch chiều với nhu cầu du lịch vì nó là một trong những nguyên nhân làm giảm mong muốn đi du lịch của con người. Điều này cũng hợp lí vì du lịch cũng có nét tương đồng như một món hàng hóa. Giả sử khi chi phí mua hàng hóa tăng lên thì chắc hẳn nhu cầu mua sẽ giảm xuống và ngược lại. Từ đây cho thấy, chi phí là một yếu tố mà du khách có thể quan tâm đến và có tầm ảnh hưởng lên nhu cầu du lịch của họ. 2.1.4. Điểm du lịch Các đặc trưng riêng biệt, sự hòa hợp với thiên nhiên phù hợp với thú cưng, vấp phải các rào cản về nơi ăn chốn ở, phương tiện di chuyển, nơi vui chơi, giao lưu giữa thú cưng với nhau, cũng như chủ sở hữu với nhau, được cho rằng sẽ thúc đẩy việc hình thành nhu cầu đi du lịch cùng cún cưng của khách du lịch. Các đặc trưng riêng biệt, độ nổi tiếng của một địa điểm được cho rằng sẽ thúc đẩy việc hình thành nhu cầu đi du lịch của du khách. Điều này được lý giải vì con người luôn có tinh thần học hỏi, tìm hiểu những điều mới lạ thông qua việc du lịch. Dincer et al. (2003) cho rằng các yếu tố liên quan đến địa điểm du lịch như mức độ thu hút của nền văn hóa, mức độ thu hút của thiên nhiên, sự lân cận về địa lý và an ninh là các yếu tố có sự tác động tích cực đến nhu cầu du lịch. Do đó, yếu tố này cần được xem xét khi đánh giá nhu cầu du lịch. 2.1.5. Văn hóa – Xã hội 1049
- 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Phân tích Cronbach’s Alpha Để tiến hành phân tích nhân tố thì trước hết chúng ta cần tiến hành phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Một thang đo có hệ số Cronbach‟s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,60 thì có thể chấp nhận về độ tin cậy. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các biến quan sát trong thang đo đều có hệ số alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, do đó tất cả các biến quan sát đều được giữ lại và được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá – EFA 4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 23 biến quan sát đều có hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha > 0.6, nên các biến quan sát này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích EFA cho thấy hệ số KMO của các biến quan sát là 0.8, thỏa điều kiện 0.5 1, số nhân tố trích được là 5 và tổng phương sai trích được là 66.3%. 5. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch cùng cúng cưng gồm : yếu tố công nghệ, yếu tố chi phí, yếu tố ngẫu nhiên, yếu tố điểm du lịch, yếu tố văn hóa- xã hội. Trong đó yếu tố điểm du lịch có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với việc quyết định có đi du lịch với thú cưng hay không, kế đến là yếu tố chi phí, tiếp theo là công nghệ và văn hóa- xã hội, cuối cùng là yếu tố ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu giúp định hướng nhằm khai thác tốt yếu tố điểm du lịch để có thể hình thành một sản phẩm du lịch mới. Trong tương lai, cần khám phá ra nhiều tố để thấy được bức tranh tổng quát cho các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch cùng cún cưng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ramos & Rodrigues (2013), Dincer et al. (2003) Muchapondwa & Pimhidzai (2011), Frechtling (1996), Stronge & Redman (1982) Song et al. (2010), Phạm Hồng Mạnh(2009), Croes (2000), Uysal & Crompton (1984), Loeb (1982), Archer (1980), Ramos & Rodrigues (2013), Kotler(2012), Frechtling (1996). 1051