Đề tài Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang

Nghiên cứu được triển khai tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang nhằm
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại
một số điểm dừng chân. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập
số liệu thứ cấp từ các cơ quan chức năng của địa phương và thu thập số
liệu sơ cấp bằng cách điều tra 90 hộ gia đình sử dụng đất tại 3 điểm dừng
chân trên địa bàn huyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện có 4
loại cây trồng, tương ứng là 3 loại hình sử dụng đất (LUT). Trong
đó, 02 LUT cho hiệu quả cao nhất là LUT ngô Xuân Hè – tam giác
mạch, và ngô Xuân Hè – ngô Thu Đông – đỗ tương. Cây tam giác
mạch là cây trồng đem lại hiệu quả cao nhất về 3 mặt kinh tế - xã
hội và môi trường với hiệu quả đồng vốn là 10,0 lần, giá trị ngày
công là 666.600đ/công. Loại sử dụng đất này phù hợp với yếu tố
khí hậu thời tiết của địa phương và có vai trò quan trọng trong cải
tạo đất, trang trí cảnh đẹp phục vụ cho phát triển du lịch và bảo vệ
môi trường sinh thái.


 

pdf 9 trang xuanthi 03/01/2023 1500
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_hieu_qua_su_dung_dat_nong_nghiep_phuc_vu_c.pdf

Nội dung text: Đề tài Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang

  1. TNU Journal of Science and Technology 226(05): 15 - 23 1. Đặt vấn đề Mèo Vạc là một trong 4 huyện nằm trong Công viên địa chất toàn cầu thuộc tỉnh Hà Giang, từ lâu huyện đã là một điểm đến lý tưởng cho các du khách trong và ngoài nước [1]. Huyện Mèo Vạc được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nơi này khí hậu mát lạnh phù hợp cho một số loại cây trồng đặc trưng như cây hoa tam giác mạch, hoa cải, ngô và khoai [2]. Những loại cây này được bà con nơi đây nhân giống và trồng rộng rãi tại các điểm dừng chân trên toàn huyện và được du khách yêu thích, đánh giá cao. Địa hình chủ yếu của huyện Mèo Vạc là núi đá vôi, có sông Nho Quế đẹp như trong tranh chảy qua. Huyện Mèo Vạc có đất nông nghiệp chiếm khoảng 12.100 ha, trong đó chủ yếu là đất canh tác ngô, đỗ tương [2]. Việc sử dụng đất sản xuất nông lâm nghiệp không chỉ còn đơn thuần là tạo ra lương thực, thực phẩm mà ngày nay được coi là nền kinh tế sinh thái, gắn liền phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường [3]. Mặt khác để đáp ứng nhu cầu cho tất cả các ngành sản xuất xã hội phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt là vùng miền núi [4]. Với những điều kiện trên huyện có tiềm năng rất lớn về du lịch, nghiên cứu này giúp tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một cách tối ưu nhất tại các điểm dừng chân vãn cảnh của khách du lịch. Đánh giá thích hợp đất đai nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về sự thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất đai, làm căn cứ để ra quyết định chiến lược về quản lý và sử dụng đất đai tại các điểm dừng chân có hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch lâu dài, bền vững trong tương lai đã được thực hiện ở nhiều nơi [5].Vì những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch ở một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất phục vụ cho phát triển du lịch bền vững. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu - Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại địa phương. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, lựa chọn cácloại hình sử dụng đất (LUT) có hiệu quả và đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch ở một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các tài liệu, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Mèo Vạc được thu thập tại các phòng, ban chức năng thuộc UBND huyện Mèo Vạc như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính kế hoạch huyện, Chi cục thống kê Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp:Dùng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) tiến hành phỏng vấn tổng số 90 hộ dân tại 3điểm dừng chân (mỗi điểm 30 hộ) gồm: điểm dừng chân Mã Pí Lèng Panorama (xã Pải Lủng) - (Khu vực 1); điểm làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông (xã Pả Vi) - (Khu vực 2) và điểm đài quan sát thị trấn Mèo Vạc - (Khu vực 3) để điều tra hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, thu thập các thông tin liên quan đến đời sống và tình hình sản xuất nông nghiệp theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất:Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: + Hiệu quả kinh tế: - Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản * sản lượng - Chi phí trung gian (CPTG): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất (không tính công lao động gia đình). - Thu nhập hỗn hợp (TNHH): TNHH= GTSX - CPTG - Giá trị ngày công lao động (GTNC): GTNC= TNHH/ số công lao động 16 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 226(05): 15 - 23 thấp nên khả năng phục vụ cho thâm canh cây trồng và sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu nhờ vào nước trời. 3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệpphục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc 3.2.1. Đặc điểm và hiệu quả các loại hình sử dụng đất của huyện Mèo Vạc Mèo Vạc là một huyện có đồi núi hiểm trở, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, đặc trưng cho địa hình Castơ, có đỉnh núi cao nhất là Chín Sán 1.900 m, thấp nhất là 275 m, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.150m, đã tạo ra một khí hậu đa dạng, có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình sản xuất cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn toàn huyện.Địa hình của huyện được chia ra là 3 tiểu vùng như sau: Tiểu vùng 1 gồm 3 xã biên giới, tiểu vùng 2 gồm 10 xã, tiểu vùng 3 gồm 5 xã (chi tiết tên các xã như mục 3.1.2). Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không đòi hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng. Đánh giá hiệu quả kinh tế kết quả sản xuất và chi phí đầu tư được tính toán dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định [8]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào thời điểm giá tại địa bàn huyện Mèo Vạc và các vùng lân cận năm 2019. Tác động rõ nét nhất đến hiệu quả sử dụng đất đó là loại cây và giống cây trồng trên các loại đất. Kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính tại các tiểu vùng kinh tế sinh thái của huyện qua điều tra thực tế của các nông hộ thu được như Bảng 2. Bảng 2. Hiệu quả các cây trồng chính huyện Mèo Vạc Năng suất GTSX CPTG TNHH HQĐV GTNC TT Loại cây (tạ/ha) (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) (lần) (1000đ/c) 1 Ngô Xuân Hè 39,7 36,127 13,500 22,627 1,67 50,28 2 Ngô Thu Đông 38,00 34,580 13,500 21,080 1,56 46,8 3 Tam giác mạch 36,00 132,000 12,000 120,000 10,00 666,6 4 Đỗ tương 11,50 40,250 15,000 25,250 1,68 56,1 3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tại các điểm dừng chân phục vụ du lịch Để so sánh hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên các vùng, chúng tôi tiến hành xác định tiêu chuẩn đánh giá dựa trên cơ sở thu nhập thực tế thu được trên một đơn vị diện tích của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện với giá thời điểm 2019, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia và mục tiêu kinh tế - xã hội đã được huyện phê duyệt.Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của các LUT, tiến hành điều tra, đánh giá về năng xuất, sản lượng, chi phí sản xuất và lãi thuần đối với từng loại cây trồng của 3 điểm dừng chân. Kết quả được thể hiện qua bảng 3, 4, 5. Từ kết quả bảng số liệu 3, 4,5 cho thấy, hiệu quả kinh tế theo các kiểu sử dụng đất tại 3 điểm dừng chân của huyện Mèo Vạc được tính toán và đánh giá chung như sau: - Phần đa số các kiểu sử dụng đất được đánh giá và có kết quả về hiệu quả kinh tế ở mức trung bình; - LUT ngô Xuân Hè – ngô Thu Đông được đánh giá về hiệu quả kinh tế ở mức thấp so với khu vực; - LUT ngô Xuân Hè – tam giác mạch được đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao nhất. 3.2.3. Đánh giá hiệu quả xã hội theo các LUT Để đánh giá được hiệu quả về mặt xã hội của các LUT, chúng tôi tiến hành điều tra, đánh giá về sự thu hút ngày công lao động của các LUT, giá trị ngày công và đặc biệt là sự đánh giá chấp nhận của người dân đối với từng loại cây trồng của 3 khu vực nghiên cứu. Từ đó đưa ra tiêu chí đánh giá chung cho khu vực nghiên cứu, kết quả được thể hiện qua bảng 6. 18 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 226(05): 15 - 23 Từ kết quả điều tra, tổng hợp đánh giá cho thấy hiệu quả về mặt xã hội đối với các LUT sử dụng đất tại 3 điểm nghiên cứu như sau: Bảng 7 cho thấy các kiểu sử dụng đất của khu vực nghiên cứu có sự thu hút ngày công lao động rất cao, nhưng giá trị ngày công phần lớn là thấp. Tuy nhiên, do trong điều kiện một huyện miền núi thuộc tỉnh vùng cao biên giới, cùng với trình độ dân trí, tập quán canh tác đã tác động đến ý thức của người dân, họ có sự chấp nhận rất cao với các kiểu canh tác như vậy.Trong đó: . - LUT ngô Xuân Hè – ngô Thu Đông được đánh giá ở mức thấp; - LUT ngô Xuân Hè – tam giác mạch có giá trị ngày công và sự chấp nhận cao nhất. Đây là LUT có triển vọng và được đánh giá xác định là mũi nhọn của ngành kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian tới. Bảng 7. Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại 3 điểm nghiên cứu Công lao động Giá trị ngày công Người dân chấp nhận Đánh Loại hình TT Công/ Phân 1000đ/ Phân Ý kiến chấp Phân giá sử dụng đất ha cấp công cấp nhận (%) cấp chung 1 LUT1 900 44.4 * 83.33 2 LUT2 630 216.6 93.33 3 LUT3 1,350 41.05 * 86.77 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra) 3.2.4. Đánh giá hiệu quả môi trường theo các LUT Để đánh giá được hiệu quả về mặt môi trường của các LUT, chúng tôi tiến hành điều tra, đánh giá, tính toán về sự che phủ, khả năng cải tạo, bảo vệ đất, mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) của các LUT qua sự đánh giá nhận xét của người dân đối với từng loại cây trồng của 3 điểm nghiên cứu. Từ đó đưa ra tiêu chí đánh giá chung cho khu vực nghiên cứu, kết quả được thể hiện qua bảng 8. Bảng 8.Phân cấp tiêu chí đánh giá về hiệu quả môi trường theo các LUT huyện Mèo Vạc Tỷ lệ che phủ Khả năng cải Tình hình về mức độ Hiệu quả của LUT (%) tạo, bảo vệ đất sử dụng thuốc BVTV Cao 70-100 70-100 50 Từ kết quả điều tra, đánh giá cho thấy cả 3 khu vực chúng tôi nghiên cứu, hiệu quả về môi trường của các LUT đều được đánh giá ở mức trung bình đến mức cao. Cụ thể được thể hiện qua các bảng 9, 10. Bảng 9. Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường các loại sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu Tỷ lệ che phủ Khả năng cải tạo, Mức độ sử dụng (%/năm) bảo vệ đất thuốc BVTV Tổng Phân Phân Phân Loại hình hợp TT Ý kiến cấp Ý kiến cấp Ý kiến cấp sử dụng đất đánh đánh giá đánh giá đánh giá đánh giá đánh giá đánh giá giá (%) tác động (%) tác động (%) tác động đến MT đến MT đến MT 1 LUT1 83,33 60,00 83,33 * 2 LUT2 73,33 66,67 60,00 * 3 LUT3 70,00 86,67 83,33 * (Nguồn: số liệu điều tra) 20 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 226(05): 15 - 23 Đánh giá, lựa chọn loại hình sử dụng đất Từ những kết quả đánh giá về tiềm năng, hiệu quả sử dụng đất và quan điểm sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Mèo Vạc, chúng tôi tiến hành phân tích, lựa chọn loại hình sử dụng đất thích hợp, có triển vọng cho từng khu vực nghiên cứu như sau: Khu vực 1: Đây là khu vực có độ dốc tương đối lớn so với mặt bằng của huyện. Từ kết quả điều tra cho thấy LUT ngô Xuân Hè – tam giác mạchđạt hiệu quả cao nhất và cũng là LUT được lựa chọn để đầu tư mở rộng diện tích cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Đồng thời để đảm bảo công ăn việc làm cho bà con và an ninh lương thực cho huyện trong thời gian tới,các LUT có hiệu quả ở mức khá và trung bình khá vẫn cần duy trì trên địa bàn huyện. Mặt khác cần tăng cường áp dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, giảm giá thành, tăng thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường sinh thái. Khu vực 2: Đây là khu vực địa hình tương đối bằng phẳng so với mặt bằng của huyện Mèo Vạc. Do vậy cần ưu tiên đầu tư và nhân rộng mô hình các LUT được đánh giá có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trườngcủa khu vực làngô Xuân Hè – tam giác mạch và ngô Xuân Hè – ngô Thu Đông – đỗ tương. Khu vực 3: Đây là khu vực đồi núi thấp, địa hình có độ cao dưới 250 m, có độ dốc thoải đều. Kết quả điều tracho thấy ở khu vực này, LUT ngô Xuân Hè –tam giác mạchđược đánh giá có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. 3.4. Đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại các điểm dừng chân theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mèo Vạc Quản lý và sử dụng đất hợp lý không chỉ là vấn đề công nghệ, kỹ thuật đơn thuần. Sự thành công này chỉ có đuợc do kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật công nghệ, luật pháp, chủ trương chính sách, xã hội nhân văn, kinh tế và môi truờng. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại các điểm dừng chân ở huyện Mèo Vạc như sau: * Giải pháp về vốn Huyện và các xã cần huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tại địa phương, trong tỉnh, từ trung ương và vốn tài trợ của nước ngoài; cần có các dự án đầu tư vào các mục tiêu: + Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho nông nghiệp, nông thôn: hệ thống thuỷ lợi, xây dựng đồng ruộng, kè đập, giao thông, nhà máy hoặc cơ sở chế biến nông sản, chợ nông thôn. + Ðào tạo nâng cao trình độ dân trí, văn hoá, kỹ năng lao động cho cộng đồng, áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, dạy nghề cho nông dân. *Giải pháp về kỹ thuật Trong cơ chế thị truờng, việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là rất quan trọng, nhất là giống cây, bảo vệ thực vật, bón phân trong sản xuất nông nghiệp. Do đó việc đưa những giống mới có năng suất cao, chất luợng sản phẩm tốt, cần phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu tại từng tiểu vùng để tạo ra hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất là rất cần thiết. Cần mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho nguời lao động về ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và kiến thức về sản xuất theo cơ chế thị truờng. * Giải pháp về thị trường Thị trường tiêu thụ là vấn đề chủ chốt trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Hướng dẫn sản xuất theo thị trường và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định là những đòi hỏi nhằm bảo vệ được hiệu quả của việc sử dụng dất, đồng thời thúc đẩy sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý. Ðể có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định cho các mặt hàng nông sản, huyện cần hình thành các chợ đầu mối nông sản, chợ nông thôn đặt ở đầu mối giao thông, các trung tâm huyện, thị trấn, thị tứ, các nút giao thông thuận tiện. Phát triển thị trường tiêu thụ ra các tỉnh lân cận, các tỉnh có nhu cầu sử dụng nông sản lớn. 22 Email: jst@tnu.edu.vn