Đề tài Nghiên cứu về khả năng phục hồi của cộng đồng đối với du lịch cộng đồng ở nông thôn Tây Bắc - Việt Nam - Nguyễn Thị Phương Nga

Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích về khả năng phục hồi của các cộng đồng nông thôn ở Tây Bắc Việt Nam với các
tiêu chí đánh giá trong phát triển bền vững, bao gồm nền tảng phát triển du lịch bền vững ở nông thôn, các yếu tố phục
hồi cộng đồng và vai trò của chính quyền địa phương. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là các khảo sát qua internet và
phân tích, đánh giá tài liệu về khả năng phục hồi trong du lịch, điều tra xã hội học về khả năng thích ứng của các hộ
dân trước sự thay đổi của các yếu tố tác động bên ngoài đến hoạt động kinh doanh du lịch. Những phát hiện của nghiên
cứu này cho thấy rằng sự phát triển du lịch bền vững ở khu vực nông thôn sẽ góp phần cải thiện khả năng phục hồi
trong cộng đồng địa phương. Từ đó đề xuất một số giải pháp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của điểm du lịch và
duy trì khả năng phục hồi của cộng đồng địa phương.
Từ khoá: Khả năng phục hồi, du lịch cộng đồng, nông thôn, du lịch bền vững 
pdf 7 trang xuanthi 03/01/2023 1100
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nghiên cứu về khả năng phục hồi của cộng đồng đối với du lịch cộng đồng ở nông thôn Tây Bắc - Việt Nam - Nguyễn Thị Phương Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_ve_kha_nang_phuc_hoi_cua_cong_dong_doi_voi.pdf

Nội dung text: Đề tài Nghiên cứu về khả năng phục hồi của cộng đồng đối với du lịch cộng đồng ở nông thôn Tây Bắc - Việt Nam - Nguyễn Thị Phương Nga

  1. 514 Nguyễn Thị Phương Nga 2. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Du lịch cộng đồng có thể được coi là một sản phẩm tiềm năng tốt trong việc quảng bá đất nước cũng như thu hút người dân địa phương tham gia vào ngành du lịch. Ở Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng, du lịch cộng đồng góp phần tạo cơ hội việc làm và xóa đói giảm nghèo cho các thành phần liên quan. Ngoài ra, du lịch cộng đồng có thể được coi là một cách để hỗ trợ tạo thu nhập cho cộng đồng [7]. Du lịch cộng đồng xuất hiện như một giải pháp tiềm năng cho du lịch đại chúng. Đây cũng là một cách thức để cộng đồng địa phương vùng nông thôn có được điều kiện sống tốt hơn, nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch nhiều hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống. Ý tưởng chính là để cộng đồng tạo ra một dự án thể hiện sự phát triển bền vững và thúc đẩy mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương và du khách. Để phát triển một sản phẩm du lịch như vậy, yếu tố cốt lõi là kết hợp quản lý dịch vụ lưu trú, quản lý du lịch, thực phẩm, đồ uống và các dịch vụ bổ sung dựa trên cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục và môi trường [8]. Hiện nay, du lịch cộng đồng được bảo vệ và hỗ trợ bởi các tổ chức quốc tế khác nhau như Tổ chức Du lịch Thế giới và mục đích là hướng tới du khách được trải nghiệm dịch vụ du lịch có chất lượng được cung cấp bởi người dân địa phương, đảm bảo việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa. Du lịch cộng đồng phát triển theo hướng trao quyền kinh tế, quyền sở hữu, lợi ích xã hội cho cộng đồng. Hơn nữa, lợi ích trọng tâm của du lịch cộng đồng là tác động kinh tế đối với cộng đồng, cải thiện kinh tế - xã hội và đa dạng hóa lối sống theo hướng bền vững hơn [9]. Sự chia sẻ, trao đổi và liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ trong kinh doanh du lịch sẽ tránh được các bất đồng giữa các thành phần tham gia hoạt động du lịch [10]. Theo Briedenhann và Wickens năm 2004, việc phát triển một điểm đến du lịch có vai trò quan trọng của cộng đồng địa phương, đặc biệt ở các vùng nông thôn với đặc điểm cư trú mang tính cộng đồng rõ rệt, hình thức quần cư làng xã ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi của điểm du lịch. Việc quy hoạch phát triển một loại hình du lịch sẽ ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Ví dụ, nhận thức về du lịch dựa trên thái độ của cộng đồng địa phương và đánh giá của họ về môi trường, cơ sở hạ tầng và mức độ tham gia của cộng đồng địa phương có ảnh hưởng mạnh mẽ đến trải nghiệm của khách du lịch. Một trong những chương trình thành công nhất để cải thiện du lịch cộng đồng ở nông thôn là sử dụng hình thức lưu trú homestay. Khái niệm về khả năng phục hồi đã được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau với các định nghĩa khác nhau, tất cả đều tập trung vào khả năng chứa đựng và thích nghi với sự thay đổi, căng thẳng và sốc. Thuật ngữ khả năng phục hồi được hiểu với nhiều ý nghĩa khác nhau bởi nó được nghiên cứu bởi các chuyên ngành khác nhau. Ở cấp độ cộng đồng, khả năng phục hồi là khả năng của một khu vực (bao gồm các thành phần và hệ thống hỗ trợ của khu vực đó) để duy trì các mối quan hệ giữa các thành phần một cách tích cực khi có sự xáo trộn đáng kể của môi trường; giải quyết các vấn đề mới phát sinh và phục hồi từ nghịch cảnh với các khả năng thích ứng mạnh mẽ và linh hoạt [11]. Khái niệm về khả năng phục hồi của cộng đồng đã trở nên đặc biệt nổi bật trong những năm gần đây với sự thay đổi mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên và môi trường sống như nhiệt độ toàn cầu tăng, sự kiện thời tiết cực đoan ngày càng khó lường [12]. Ở Việt Nam, khả năng phục hồi của cộng đồng có thể không liên quan đến thảm họa vì thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng ít xảy ra ở đây. Trong bối cảnh của nghiên cứu này, khả năng phục hồi của cộng đồng có thể được gọi là khả năng của cộng đồng địa phương cần có để tăng cường và duy trì hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp của chính họ. Đây là cách thức quan trọng để các cộng đồng khám phá, tìm hiểu các phương thức để bảo vệ và phổ biến những giá trị vật chất và tinh thần cần thiết cho sự sống còn của họ. Ở quy mô của một ngôi làng trong hệ thống du lịch cộng đồng ở nông thôn, hoạt động kinh tế có thể chuyển từ tính chất không ổn định sang tính chất ổn định với vai trò của hoạt động kinh doanh du lịch. Trong du lịch cộng đồng ở nông thôn, vai trò lãnh đạo một cách tự nhiên của cộng đồng được khuyến khích, các chuyên gia, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý đóng vai trò tư vấn cho hoạt động kinh doanh du lịch của chính cộng đồng. Các gia đình và thành viên trong cộng đồng với lứa tuổi và năng lực khác nhau có thể đóng góp khác nhau cho khả năng phục hồi của cộng đồng. Người cao tuổi mang đến những kiến thức, kinh nghiệm và bài học đối phó với nghịch cảnh trong quá khứ và người trẻ thực hiện vai trò đổi mới trong tư duy, sáng tạo, trong cách tạo ra sản phẩm để thích nghi với sự thay đổi. Cách tiếp cận này có thể có hiệu quả cao trong việc tạo ra phương hướng và khả năng tồn tại lâu dài trong tương lai của cộng đồng. Phát triển bền vững là một khung khái niệm chính cho phát triển cộng đồng và xã hội, gắn với khai thác tài nguyên dài hạn và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa. Định nghĩa chung về phát triển bền vững được sử dụng rộng rãi đối với các cộng đồng phát triển kinh tế dựa trên hoạt động du lịch. Để phát triển bền vững cần có các chính sách
  2. 516 Nguyễn Thị Phương Nga cộng đồng trước các biến cố không mong muốn. Nghiên cứu cho thấy rằng, đóng góp của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch có thể bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Nhiều điểm du lịch, sự đóng góp của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch không nhất thiết phải là những đóng góp trực tiếp như thực hiện các hoạt động đón khách, hướng dẫn, phục vụ cho nhu cầu trực tiếp của khách du lịch, mà cộng đồng địa phương có thể đóng góp vào khả năng phục hồi của điểm du lịch thông qua hoạt động gián tiếp như giữ gìn giá trị văn hóa bản địa bằng việc sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình, sử dụng hàng ngày trang phục truyền thống, nếp sinh hoạt truyền thống, Tại các điểm khảo sát cho thấy, người dân địa phương tham gia hầu hết các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Xét về hình thức, người dân ở Bản Lác, Bản Áng, bản Tả Van đã cung cấp 80 % các dịch vụ cần có cho khách du lịch. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến các điểm du lịch này, sử dụng dịch vụ của người dân bản địa. Cơ quan quản lý địa phương với vai trò quản lý nhà nước, định hướng phát triển cho các hộ dân kinh doanh dịch vụ du lịch, quá trình thực hiện và phát triển dịch vụ hoàn toàn phụ thuộc vào người dân địa phương. Vấn đề đặt ra là cần duy trì vai trò của người dân tại các điểm du lịch, sản phẩm du lịch mang tính bền vững, giữ gìn và phát huy được giá trị văn hóa bản địa. Tính bền vững sẽ được đảm bảo khi người dân địa phương có vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng như khai thác giá trị tài nguyên của điểm đến du lịch. Tại các bản làng ở vùng Tây Bắc, khả năng tự phục hồi chỉ được phát huy khi người dân nhận thức được vai trò, giá trị của văn hóa truyền thống đối với sinh kế cũng sự tồn vong của chính dân tộc mình. Tại Bản Lác - Mai Châu theo khảo sát cho thấy 100 % số hộ dân hiện nay là người Thái, sự pha trộn về văn hóa giữa người Thái và các dân tộc khác gần như rất ít. Tuy người Thái ở Bản Lác cũng chịu tác động của văn hóa các dân tộc khác và người nước ngoài, song ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc mình được người dân địa phương được đặt lên hàng đầu đã làm cho các giá trị văn hóa ít bị mai một nhất, làm gia tăng khả năng phục hồi của du lịch cộng đồng. Nền tảng để phát triển du lịch bền vững ở nông thôn trước tác động của các yếu tố bên ngoài, khả năng phục hồi của cộng đồng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch được biểu hiện ở các vấn đề: sự thích nghi của cộng đồng với biến cố (tính kiên cường của cộng đồng); Thu thập của cộng đồng nông thôn từ hoạt động du lịch; Vai trò quản lý của cộng đồng; Sự cân đối trong thu nhập từ du lịch của các bên liên quan; Ý thức bảo tồn giá trị văn hóa địa phương của cộng đồng dân cư. Các điểm du lịch có thời gian khai thác du lịch đủ dài, sự tham gia của cộng đồng địa phương khá lớn thông qua nhiều hoạt động: cung cấp các dịch vụ cơ bản cho khách du lịch, quảng bá sản vật địa phương, góp phần vào hoạt động bảo tồn như Bản Lác, Bản Áng, Tả Van. Các điểm du lịch khác sự tham gia của cộng đồng địa phương ở mức độ hạn chế hơn. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch ở vùng nông thôn là điều cần thiết, đây là yếu tố cốt lõi để phát triển bền vững. Bằng các dữ liệu thứ cấp định lượng, đã chứng minh rằng du lịch cộng đồng nông thôn Tây Bắc có thể phát triển bền vững. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, doanh thu từ du lịch ở các địa phương tăng nhanh và có đóng góp quan trọng vào GDP của nước ta. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, du lịch đã thể hiện vai trò của ngành công nghiệp không khói, giải quyết được vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương với nhiều hình thức khác nhau. Bảng 2. Tổng thu từ khách du lịch của các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (giai đoạn 2013-2019) Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Tên tỉnh 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019(*) 1 Hòa Bình 490,0 553,0 617,0 759,0 850,0 1.038 795 2 Sơn La 210,0 502,0 602,0 622,0 700,0 887 1.065 3 Lào Cai 1.356,0 1.844,0 2.548,0 3.276,0 4.576,0 6.405 4.847 4 Hà Giang 337,0 327,0 500,0 600,0 700,0 795 540 Tổng toàn vùng 5.782,5 7.130,5 8.742,0 10.427 12.755,5 15.666 12.539 Ghi chú: - Số liệu khách từ các thống kê của các địa phương và của Trung tâm thông tin du lịch (TCDL); - (*) số liệu ước tính cho 9 tháng đầu năm 2019.
  3. 518 Nguyễn Thị Phương Nga trong cộng đồng xác định được sự kết nối giữa cá nhân với cộng đồng, cũng như sự khác biệt của bản thân với cộng đồng. Các thành viên trong cộng đồng có xu hướng thích các sự ổn định và có trật tự, nhưng vẫn hoạt động tốt nhất khi có sự cân bằng giữa số lượng các thành phần cấu tạo nên cấu trúc của cộng đồng, nhưng đồng thời vẫn có tính linh hoạt. Một mối quan hệ giữa các thành phần tham gia du lịch cộng đồng vùng nông thôn cần có một sự lãnh đạo dân chủ, bình đẳng, với các cuộc đàm phán từ tất cả các thành viên. Thông thường, hầu hết các thành viên cộng đồng chống lại sự thay đổi hoặc mất mát, nhưng các cộng đồng kiên cường không xem sự thay đổi với cách nhìn bất lực; thay vào đó, các vai trò được tổ chức lại và các thay đổi được xem xét một cách lạc quan để xây dựng trạng thái cân bằng mới trong cộng đồng. Mặt khác, cộng đồng cứng nhắc, có xu hướng hoạt động ở mức cực đoan là hệ quả của quá trình quá linh hoạt hoặc không có mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tham gia. Các thành viên của cộng đồng thảnh thơi có xu hướng tự trôi đi và không thể tìm thấy sự hỗ trợ lẫn nhau từ thành viên trong cộng đồng. Cuối cùng, người dân kinh doanh du lịch cộng đồng ở vùng nông thôn Tây Bắc nhận thức được rằng yếu tố trọng tâm cho thành công của du lịch cộng đồng là môi trường. Mọi người đều có ý thức ở mọi nơi rằng, người ta phải ân cần và thận trọng với môi trường, bảo tồn thiên nhiên phải càng nguyên bản càng tốt. Khả năng phục hồi đã bổ sung một quan điểm khác biệt và kịp thời cho phương pháp phát triển bền vững. Nó tập trung vào các lỗ hổng hiện tại và các mối đe dọa ngay lập tức đối với các tiêu chuẩn được chấp nhận về sức khỏe xã hội và môi trường. Cách tiếp cận này đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay vì những tác động không chắc chắn của biến đổi khí hậu toàn cầu, sự gia tăng nhanh chóng dân số toàn cầu dẫn đến nhu cầu chưa từng có đối với tài nguyên thiên nhiên [16]. Do đó, khả năng cả hai sự kiện tự nhiên thảm khốc và biến đổi kinh tế và xã hội sẽ chỉ tăng lên trong những thập kỷ tới. Các mô hình lập kế hoạch có tính chiến lược đưa các cân nhắc này vào hoạch định của mình là cần thiết ngày nay hơn bao giờ hết. Các lĩnh vực có thể được hưởng lợi từ nghiên cứu này bao gồm cộng đồng tham gia phát triển du lịch, quy hoạch du lịch, quy hoạch cộng đồng, phát triển cộng đồng, quy hoạch cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, chính sách công, chính sách phúc lợi xã hội và lập kế hoạch dịch vụ khẩn cấp. 5. KẾT LUẬN Có thể thấy vùng nông thôn Tây Bắc - Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng, một hướng phát triển bền vững. Khả năng phục hồi, tính kiên cường của cộng đồng trong bối cảnh chịu nhiều sự thay đổi, biến cố của các yếu tố nội tại và ngoại cảnh được coi là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của điểm du lịch. Do đó, để đảm bảo các tiêu chuẩn dịch vụ du lịch cao nhất mọi lúc, cần có sự nỗ lực từ tất cả các bên tham gia vào hoạt động du lịch. Vai trò của mỗi người dân trong vùng Tây Bắc nói riêng và người Việt Nam nói chung rất quan trọng đối với việc đảm bảo sự thành công của ngành du lịch phát triển bền vững của mỗi địa phương. Phát hiện của nghiên cứu này cũng góp phần mở rộng các tài liệu hiện có về du lịch cộng đồng ở nông thôn vùng Tây Bắc theo hướng phát triển bền vững. Những phát hiện này có thể được sử dụng như những đánh giá chính về khả năng phục hồi của cộng đồng thông qua hoạt động du lịch ở vùng nông thôn Tây Bắc và có trong những nghiên cứu về phát triển bền vững, đồng thời được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm kinh tế, môi trường, văn hóa xã hội hay niềm tự hào là người Việt Nam. Nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới, chúng tôi thành lập một mô hình toàn diện để phát triển bền vững trong du lịch cộng đồng ở nông thôn bao gồm các yếu tố phục hồi cộng đồng địa phương. Điều này thể hiện một cách tiếp cận mới về quy hoạch du lịch cộng đồng ở nông thôn kết hợp các khái niệm bền vững truyền thống, cũng như đóng góp cho một cách nhìn đầy đủ hơn về khả năng phục hồi. Cách tiếp cận du lịch bền vững mới này sẽ chứng minh hiệu quả hơn đối với các cộng đồng đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi kinh tế và môi trường toàn cầu, chẳng hạn như các cộng đồng dựa trên du lịch nông thôn nằm ở vùng ven biển và núi cao trên thế giới. Nếu du lịch cộng đồng là hoạt động đóng góp tích cực cho phát triển nông thôn bền vững, thì điều quan trọng là phải hiểu rõ hơn về sự phụ thuộc giữa cộng đồng với các yếu tố phục hồi. Giá trị của trải nghiệm du lịch chắc chắn sẽ giảm đối với khách du lịch nếu ngành du lịch và các bên liên quan bỏ qua mối quan hệ này. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của du lịch cộng đồng ở nông thôn nói riêng và ngành du lịch của Việt Nam nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Calgaro, E., & Lloyd, K. (2008). Sun, sea sand and tsunami: Examing disaster vulnerability in the tourism community of Khao Lak, Thailand. Singapore Journal of Tropical Geography, 29, 288 - 306. [2]. Aruna, P. (2013, August 15). Giving the tourism sector a boost. The Star. Retrieved from