Đề tài Nhận thấy du lịch MICE là một hướng đi bền vững cho việc phát triển du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh đầu tư khai thác thị trường tiềm năng này. Với lợi thế về vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh du lịch đa dạng, mạng lưới đào tạo tốt và

Huyện đảo Lý Sơn nằm về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 15 hải lý; dân số hơn
22.000 người, với diện tích trên 10 km2, có 3 xã với tổng chiều dài bờ biển trên 25 km; nằm ngay trên con đường
biển từ Bắc vào Nam và ngay cửa ngõ phía Đông của khu kinh tế Dung Quất, Lý Sơn cách đường hàng hải quốc tế
90 hải lý, cách đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa) 110 hải lý. Lý Sơn cùng với khu du lịch Mỹ Khê, khu du lịch Sa
Huỳnh tạo thành 3 đỉnh của tam giác có khả năng hình thành nên các khu du lịch biển của tỉnh có quy mô lớn trong
tương lai. Vị thế này của Lý Sơn đã đưa huyện đảo trở thành đơn vị hành chính tiền tiêu của đất nước, có vai trò
đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời là điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã
hội trong những năm tới. 
pdf 6 trang xuanthi 05/01/2023 760
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nhận thấy du lịch MICE là một hướng đi bền vững cho việc phát triển du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh đầu tư khai thác thị trường tiềm năng này. Với lợi thế về vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh du lịch đa dạng, mạng lưới đào tạo tốt và ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nhan_thay_du_lich_mice_la_mot_huong_di_ben_vung_cho_v.pdf

Nội dung text: Đề tài Nhận thấy du lịch MICE là một hướng đi bền vững cho việc phát triển du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh đầu tư khai thác thị trường tiềm năng này. Với lợi thế về vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh du lịch đa dạng, mạng lưới đào tạo tốt và

  1. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 75 loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam như san hô đen, hải sâm, trai tai tượng, tôm hùm cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Sinh vật biển Lý Sơn được đánh giá là phong phú, đa dạng và có giá trị kinh tế, giá trị du lịch cao. - Nghĩa địa" san hô hóa thạch: Vào tháng 01 năm 2018, các nhà khoa học đã phát hiện nghĩa địa" san hô được cho là di sản cổ sinh độc nhất vô nhị" gồm 20 khối san hô hóa thạch san hô hình cối xay nằm về phía Đông Bắc cột móc chủ quyền, gần danh thắng Hang Câu. Những khối hóa thạch nặng nhiều tấn, được hình thành khoảng 5000 đến 6000 năm trước, theo các chuyên gia đây là di sản địa chất cấp quốc tế, có giá trị toàn cầu, chưa từng thấy tại Việt Nam. Nghĩa địa có khả năng nghiên cứu khoa học và mở ra khả năng khai thác du lịch cho huyện đảo Lý Sơn. 2. Ti m n ng v du lịch nh n v n - Lý Sơn có 50 di tích, trong đó có 16 di tích đã được công nhận gồm 4 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 1 di tích phi vật thể cấp quốc gia và 14 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, 23 di tích tính ngưỡng và một số di tích khác có giá trị phục vụ du lịch, đặc biệt đây là quê hương của Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải nơi lưu giữ những giá trị to lớn trong vấn đề chứng minh và phản ánh một cách trung thực về chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. - Các di tích văn hóa khảo cổ như di tích Giếng Tiền, Xóm Ốc, Suối Chình là những di tích văn hóa khảo cổ quan trọng của nền văn hóa Sa Huỳnh, nơi đã tìm được nhiều hiện vật về công cụ lao động thời xưa và các tàn tích thức ăn, xưởng chế các công cụ. - Các lễ hội và phong tục văn hóa tại Lý Sơn cũng rất phong phú và đặc trưng, gắn liền với văn hóa, con người, tập quán lao động sản xuất của vùng biển đảo: Lễ hội đua thuyền Tứ Linh; lễ khao tề thế lính Hoàng Sa cùng với các hoạt động cúng tế đầu năm như tế đình, cầu ngư là một trong những sinh hoạt lễ hội mang nặng tính tâm linh và cộng đồng. - Lý Sơn là “Vương quốc tỏi” được công nhận nhãn hiệu năm 2008, vùng đất sản xuất ra “tỏi ấm, hành thơm” với cách thức canh tác hết sức đặt biệt, chính cách thức canh tác đó cũng ẩn chứa giá trị văn hóa bên trong, các kiểu cảnh quan địa nông nghiệp, ruộng bậc thang trồng tỏi, mang tính đặc sắc góp phần làm nên thương hiệu du lịch Lý Sơn - Phải kh ng định một điều rằng hiếm có một hòn đảo nào lại có bề dày văn hóa và đầy tiềm năng để phát triển du lịch như Lý Sơn. THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH L SƠN HIỆN NAY Hoạt động du lịch tại Lý Sơn chính thức được khởi động vào năm 2007 khi tỉnh Quảng Ngãi chủ trương mở tuyến du lịch thành phố Quảng Ngãi- Mỹ Khê- Lý Sơn. Tuy nhiên hoạt động du lịch diễn ra khá mờ nhạt, chưa có điểm nhấn, điều kiện tiếp cận với Lý Sơn còn rất khó khăn. Sự kiện nổi bật ngày 01 tháng 5 năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái ph p trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam mọi người bắt đầu quan tâm đến Lý Sơn, một hòn đảo nhỏ ở vị trí tiền tiêu của Tổ quốc. Ngày 28/9/2014 Lý Sơn được hòa điện lưới quốc gia, sự kiện nổi bật này làm đòn bẩy và cú hích cho Lý Sơn phát triển trên mọi lĩnh vực, góp phần hoàn thiện cở sở hạ tầng không những giúp đời sống của bà con thuận lợi hơn mà còn góp phần lan tỏa sức hút đầu tư, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Kể từ thời gian này trở đi lượng khách đến với Lý Sơn ngày một đông theo chiều th ng đứng, nhất là vào các ngày cuối tuần và lễ tết. Lý Sơn có tên trên bản đồ du lịch quốc gia và thế giới, một địa điểm du lịch yêu thích của du khách trong nước và quốc tế. Theo báo cáo của UBND huyện Lý Sơn, năm 2015, huyện đảo đón gần 95 ngàn lượt du khách, trong đó có gần 700 lượt khách quốc tế, doanh thu ước đạt 90 tỷ đồng. Năm 2017 vừa qua, Lý Sơn đã đón gần 210 ngàn lượt khách du lịch trong và những con số trên đã thể hiện sự phát triển vượt bậc của du lịch Lý Sơn. Sự gia tăng lượng khách là động lực quan trọng cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại, Lý Sơn có gần 110 nhà nghỉ, khách sạn và dịch vụ du lịch cộng đồng homestay đang hoạt động, với gần 700 phòng, cùng lúc tiếp nhận từ 2.700 - 3.000 khách.Riêng các tháng đầu năm 2018, Lý Sơn đón trên 35 ngàn lượt khách du lịch. Du lịch được các cấp các ngành của tỉnh Quảng Ngãi và địa phương quan tâm và đầu tư xây dựng và quảng bá, thời gian qua có nhiều hoạt động du lịch được diễn ra: Hội thảo Phát triển du lịch năm 2017; Phổ biến và thực hiện bộ quy tắc ứng xử du lịch vào cuối năm 2017; Tuần lễ văn hóa du lịch Lý Sơn lần thứ nhất diễn ra vào cuối tháng 6/2018; Xây dựng chợ đêm làm điểm nhấn cho các hoạt động về đêm tại Lý Sơn
  2. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 77 khai đồng bộ hơn. Hiện nay tài nguyên nhiên nhiên tại Lý Sơn đã và đang bị uy hiếp, tổn thương nặng nề và có nguy cơ cạn kiệt.Đây không phải là quá sớm để cùng nhau thảo luận để đưa ra các giải pháp hành động vì sự phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Các di sản thiên nhiên bao gồm di sản địa chất núi lửa; hệ sinh thái biển; cảnh quan môi trường phải tuyệt đối được bảo vệ gìn giữ. Xây dựng Lý Sơn như một trường học ngoài thực địa nơi mà bạn bè trong nước và quốc tế có thể đến sống, nghiên cứu và học tập. - Các dịch vụ công tại Lý Sơn cần phải được tăng cường bao gồm: giáo dục bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực thay đổi sinh kế phù hợp cho người dân; cứu hộ, cứu nạn; thu gom xử lý chất thải - Các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh cần phải được quản lý theo quy chế. Cần thiết việc kêu gọi xã hội hóa việc trùng tu, tôn tạo các di tích, nên bố trí thuyết minh viên tại các điểm được công nhận có giá trị cấp quốc gia. Nên sân khấu hóa Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và các lễ hội khác nhằm biểu diễn phục vụ du khách. (4) Quy hoạch phát triển mạng lƣới homestay - Người dân phát triển mô hình homestay dựa vào tài sản sẵn có chính là nhà ở của người dân, không cần thiết phải đầu tư quá nhiều, trang trí nội thất không nhiều, đơn giãn và gần gũi với du khách. Các hộ homestay nên có tính liên kết cao để hổ trợ và san sẽ khi có lượng khách cao. Homestay là mô hình mà một mặt giúp khách du lịch có thể trãi nghiệm cuộc sống của người dân mặt khác giúp người dân tăng thêm thu nhập và tạo kế sinh nhai lâu dài, bền vững cho người dân. Đây là hướng đi nhằm cân bằng trong việc chia sẽ lợi ích giữa người dân địa phương với các bên tham gia khác. - Tuy nhiên, nên quy hoạch và có quy định cụ thể việc đầu tư xây dựng từng cụm homestay hiệu quả dựa trên dự báo nhu cầu thị trường, nhằm hạn chế sự phát triển ồ ạt, góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại đại phương theo hướng bảo tồn, phát huy tốt nhất các giá trị sinh thái, văn hóa địa phương. (5) Xây dựng các sản ph m du lịch đặc thù và mới nhằm t ng t nh hấp dẫn cho Lý Sơn - Xác định sản phẩm du lịch đặc thù: Du lịch gắn với “chủ quyền quốc gia”, du lịch trãi nghiệm; du lịch khám phá; du lịch tâm linh; du lịch “tỏi”, du lịch địa chất núi lửa - Nên khảo sát và xây dựng các sản phẩm du lịch mới bên cạnh các sản phẩm truyền thống đang được khai thác nhằm tăng tính hấp hẫn cho du lịch Lý Sơn. Du lịch kết hợp chụp ảnh cưới, chụp ảnh nghệ thuật khá thích hợp để xây dựng tại Lý Sơn nên cần đầu tư cảnh quan các địa điểm chụp ảnh đẹp. - Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các khu vực công cộng như bãi cắm trại, bãi tắm phù hợp để tổ chức các hoạt động tập thể, team buiding nhằm thu hút đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức. - Phát triển sản phẩm du lịch khám phá và trải nghiệm nhằm tạo nên dịch vụ vui chơi giải trí đặc biệt là về đêm, k o dài thời gian lưu trú của du khách: khám phá địa chất núi lửa, ngắm san hô, câu cá giả trí, các hoạt động thể thao dưới nước, chợ đêm (6) Hoàn thiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng - Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỷ thuật của cảng Bến Đình, nâng cấp các trục giao thông; hệ thống hành lang các khu di tích - Mềm hóa tường cơ động bằng tranh bích họa với những chủ đề gần gũi như: Lịch sử hình thành đảo Lý Sơn, đội hùng binh Hoàng Sa; văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân; hệ sinh thái biển; hoạt động bảo vệ môi trường một mặt giáo dục, thay đổi nhận thức cho người dân và khách du lịch mặt khác tạo điểm check in cho khách du lịch. - Xây dựng các nhà vệ sinh công cộng phục vụ cho du khách. - Khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư, xã hội hóa mua mới tàu cao tốc và phương tiện vận chuyển khách hiện đại, chất lượng cao. - Nên đầu tư xây dựng về quy mô và chất lượng các dịch vụ bổ trợ như cơ sở y tế, ngân hàng, viễn thông. Đội tàu trực cấp cứu phục vụ người dân và khách du lịch phục vụ tốt người dân địa phương và khách du lịch. (7) T ng cƣờng công tác tuyên truy n, xúc ti n và quảng bá du lịch Lý Sơn - Tổ chức các hội thảo du lịch, hội famtrip các cuộc thi thiết kế, xây dựng các bộ định dạng thương hiệu để tạo nên sự thống nhất và n t đặc trưng nhằm định vị thương hiệu cho du lịch Lý Sơn trong lòng du khách. - Tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, tăng cường công tác quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng các trang mạng xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi tiếp nhận thông tin về du lịch tại Lý Sơn. Các trang Web của Lý Sơn và các doanh nghiệp du lịch cần phải được cập nhật thường xuyên, đảm bảo sự đa dạng phong phú về nội dung, hình thức mang tính mỹ thuật, thông tin phải đầy đủ, chính xác, hình ảnh đẹp, dễ gây ấn tượng.
  3. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 79 - Tăng cường trồng cây xanh, xây dựng bảng chỉ dẫn và trung tâm cung cấp thông tin du lịch của đảo B . - Nên xây dựng n t đặc trưng của đảo B bằng việc thực hiện việc gián nhãn sinh thái cho cua đá, xây dựng các mô hình nuôi cua đá phục vụ tham quan du lịch. - Tổ chức các hoạt động vui chơi, cắm trại, đốt lửa trại tại bãi biển phục vụ nhu cầu của khách lưu trú, k o dài thời gian lưu lại của khách. Hiện nay, huyện đang triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể để tập trung phát triển kinh tế- xã hội, Quốc phòng- an ninh, đổi mới mạnh mẽ và tăng cường công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó đầu tư phát triển du lịch là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện nhà. Bài tham luận đã phân tích tài nguyên du lịch, hiện trạng những thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển du lịch của Lý Sơn. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trước mắt và lâu dài góp phần phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn liền với việc xây dựng cảnh quan, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tại Lý Sơn. Tạo đà đưa ngành du lịch Lý Sơn phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của nó./.