Đề tài Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên: Thực trạng và giải pháp - Nguyễn Thị Hồng Miên

Tóm tắt: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng đang trở thành xu hướng phát triển du lịch bền vững hiện nay ở
nước ta nói riêng và cả thế giới nói chung. Du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa do cộng đồng tổ chức với mục tiêu bảo vệ môi trường, tạo sự thu hút của cộng đồng đến với thiên nhiên và
nâng cao trách nhiệm của cộng đồng với thế giới tự nhiên. Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới Tây Bắc Tổ quốc, nơi đã
từng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, được thiên nhiên ưu đãi với địa hình, hệ sinh thái
đa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguồn nước khoáng nóng tự nhiên dồi dào, là vùng đất sinh sống của đồng bào
các dân tộc thiểu số với những nét văn hóa truyền thống đa dạng, độc đáo tạo nên nguồn tài nguyên du lịch phong phú,
thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái cộng đồng. Bài viết trình bày tiềm
năng, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp định hướng cho sự phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền
vững tại tỉnh Điện Biên.
Từ khóa: Du lịch sinh thái, cộng đồng, bề 
pdf 8 trang xuanthi 03/01/2023 2280
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên: Thực trạng và giải pháp - Nguyễn Thị Hồng Miên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_du_lich_sinh_thai_cong_dong_ben_vung_tai_t.pdf

Nội dung text: Đề tài Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên: Thực trạng và giải pháp - Nguyễn Thị Hồng Miên

  1. Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên: thực trạng và giải pháp 541 2.3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp kế thừa, phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin về thực trạng và nhận thức của người dân bản địa về du lịch sinh thái cộng đồng; Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để xử lý số liệu và thông tin. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Lý luận chung về du lịch sinh thái cộng đồng 3.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái động đồng Du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa do cộng đồng tổ chức với mục tiêu bảo vệ môi trường, tạo sự thu hút của cộng đồng đến với thiên nhiên và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng với thế giới tự nhiên. 3.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái cộng đồng Tài nguyên du lịch sinh thái cộng đồng là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên du lịch sinh thái cộng đồng mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch sinh thái cộng đồng mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái cộng đồng. 3.1.3. Mục tiêu của du lịch sinh thái cộng đồng - Du lịch sinh thái cộng đồng phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. - Du lịch sinh thái cộng đồng phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương. - Du lịch sinh thái cộng đồng phải có sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồng địa phương. - Du lịch sinh thái cộng đồng phải mang đến cho du khách một sản phẩm có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. 3.1.4. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái cộng đồng - Du lịch sinh thái cộng đồng phát triển trên địa bàn phong phú về tự nhiên và các yếu tố văn hóa bản địa. - Du lịch sinh thái cộng đồng mang tính giáo dục cao về môi trường. - Du lịch sinh thái cộng đồng góp phần bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng, chúng có giá trị về mặt sinh thái - môi trường, có giá trị kinh tế, giá trị xã hội và nhân văn. - Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và khuyến khích họ tham gia vào du lịch sinh thái cộng đồng. 3.1.5. Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững - Khai thác, sử dụng nguồn lực một cách bền vững: Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội là hết sức cần thiết. Chính điều này sẽ khiến cho việc kinh doanh du lịch sinh thái cộng đồng phát triển lâu dài [1]. - Duy trì tính đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hóa: Đây là yếu tố cốt yếu cho du lịch sinh thái cộng đồng phát triển bền vững lâu dài và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành du lịch. - Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển: Hợp nhất phát triển du lịch sinh thái cộng đồng vào trong quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, hỗ trợ các hoạt động kinh tế của địa phương và có tính đến giá trị, chi phí về môi trường sẽ tăng khả năng tồn tại lâu dài của du lịch. - Chú trọng công tác đào tạo nguồn lực, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương: Đào tạo nguồn nhân lực, lồng ghép vấn đề phát triển du lịch bền vững vào thực tiễn công việc cùng với tuyển dụng lao động địa phương sẽ làm tăng sản phẩm du lịch, tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững [2].
  2. Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên: thực trạng và giải pháp 543 Co Mỵ, bản Ten, Bản Mển, bản Che Căn; Homestay Mường Then, Homestay Phương Đức, là những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn; ngoài ra còn có các điểm du lịch sinh thái hấp dẫn như: Khu Du lịch “Thung lũng Hoa hồng”; Khu Du lịch cộng đồng Ðào Viên Sơn. Đây là những điểm được du khách yêu thích bởi không gian văn hóa còn mang đậm bản sắc dân tộc mà trong đó lễ hội truyền thống và ẩm thực là điểm nhấn ấn tượng, là cầu nối để thực khách cảm nhận hơn về cuộc sống, con người nơi mảnh đất Điện Biên lịch sử. 3.2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại Điện Biên * Số lượng khách du lịch Với những lợi thế về du lịch, những năm qua, nhiều Chương trình, Đề án, Quy hoạch phát triển du lịch Điện Biên đã được phê duyệt, đặc biệt ngày 24/8/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang tỉnh Điện Biên đến năm 2020 tầm nhìn 2030 nhằm phát triển Khu du lịch Quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang thành trọng điểm du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung, đã tạo thuận lợi cho du lịch Điện Biên ngày càng phát triển. Lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên góp phần quan trọng trong việc thu hút du khách đến với Điện Biên ngày càng nhiều hơn. Biểu đồ. Khách du lịch đến Điện Biên từ năm 2014 đến 2019 Nguồn: [3] Từ năm 2014 đến năm 2019 là giai đoạn phát triển tương đối mạnh của du lịch Điện Biên. Năm 2019, Các tour du lịch sinh thái, cộng đồng ngày càng phát triển đưa tổng số lượt khách đến Điện Biên tăng lên 845.000 lượt người. Sự gia tăng về lượng khách đã kéo theo doanh thu du lịch ngày càng tăng, từ 540 tỉ đồng năm 2014 lên 1.366 tỉ đồng năm 2019. Hoạt động du lịch đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động địa phương, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh từ nông - lâm nghiệp sang nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ, từng bước đưa du lịch Ðiện Biên trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. * Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sinh thái cộng đồng Cùng với sự phát triển các sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại Điện Biên đang được chú trọng đầu tư nâng cấp. Đến nay, toàn tỉnh có 210 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch gồm 14 khách sạn từ 1 đến 4 sao và 11 khách sạn, 142 nhà nghỉ, 4 homestay, 20 nhà trọ, 90 nhà khách với 4.881 giường/2.739 buồng. Trên địa bàn tỉnh có 106 nhà hàng có thể đón, phục vụ cùng lúc từ 120 - 1.200 khách, 10 điểm vui chơi giải trí, tham quan ngoài trời có khả năng đáp ứng nhu cầu vui chơi cho 80.000 lượt khách cùng lúc. Riêng hoạt động lữ hành, tỉnh có 4 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó 3 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, 1 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa [3]. Các cơ sơ kinh doanh lưu trú du lịch đều đạt chuẩn về trang thiết bị, tiện nghi hiện đại, đa dạng trong loại hình lưu trú đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Đặc biệt, quan trọng nhất là hệ thống giao thông thuận lợi. Cùng với việc phát triển hạ tầng hàng không, hệ thống giao thông đường bộ được nâng cấp: Hệ thống đường bộ Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc
  3. Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên: thực trạng và giải pháp 545 Đặc biệt, các bản văn hóa là các điểm đến lý thú với: Bản Phiêng Lơi, Bản Co Mỵ, Bản Ten, Bản Mển, Bản Che Căn; Homestay Mường Then, Homestay Phương Đức là những điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn. Tại đây, du khách sẽ được hòa mình vào không gian sống của bà con dân tộc thiểu số, tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, giàu sắc thái bản địa vùng cao Tây Bắc, thưởng thức những điệu dân ca, dân vũ độc đáo và khám phá văn hóa ẩm thực với những món đặc sản cơm lam, cá nướng, xôi ngũ sắc, thịt hun khói, canh da trâu, nậm pịa là những món ăn độc đáo của địa phương mang đậm bản sắc dân tộc. Hoạt động du lịch tại Điện Biên với các điểm du lịch thuận lợi di chuyển bằng đường bộ và đường hàng không. Các tuyến du lịch khá đa dạng, đáp ứng các nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu văn hóa, thưởng thức đặc sản địa phương, mua sắm hàng lưu niệm của du khách. Hầu hết các tuyến du lịch kết hợp song song loại hình du lịch lịch sử với du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch văn hóa tâm linh. Trong đó, loại hình du lịch lịch sử và du lịch sinh thái cộng đồng tham quan các danh thắng, các bản văn hóa, Homestay vẫn giữ vai trò quan trọng trên các tuyến du lịch, bởi tài nguyên du lịch lịch sử và tự nhiên vốn là lợi thế của du lịch Điện Biên. * Đánh giá chung Nhìn chung, Điện Biên với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa mang đặc trưng riêng có của du lịch miền núi Tây Bắc, đáp ứng nhu cầu và xu hướng du lịch sinh thái tự nhiên và du lịch văn hóa cộng đồng. Cảnh quan sinh thái núi rừng hùng, hồ nước, cánh đồng thơ mộng, hang động, suối khoáng nóng, di tích lịch sử gắn với nền văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số là điểm đến lý tưởng của du khách mọi miền; Hoạt động du lịch đã có sự tham gia của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Những năm qua, du lịch Điện Biên đã đạt được những thành tựu to lớn: lượt khách và doanh thu du lịch tăng nhanh; cơ bản hoàn thiện các tuyến, điểm du lịch; các dự án đầu tư phát triển du lịch tiếp tục được đẩy mạnh, cơ sở hạ tầng về giao thông, phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng đã từng bước nâng cao đáp ứng nhu cầu cơ bản của du khách; hệ thống thông liên lạc, điện nước đảm bảo; khả năng tiếp cận điểm đến thuận lợi, thời gian di chuyển nhanh hơn; các sản phẩm du lịch tiếp tục được nâng cao về số lượng và chất lượng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho tương lai ngành du lịch của Điện Biên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động du lịch nơi đây vẫn còn nhiều hạn chế, gây không ít khó khăn, cản trở trong chiến lược phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sinh thái chưa đảm bảo, còn thiếu những loại hình dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại, tiện nghi dịch vụ điểm đến và chất lượng dịch vụ chưa tốt. Việc khai thác các sản phẩm du lịch còn chưa sâu, chưa phong phú, công tác bảo vệ môi trường chưa được chú trọng. Tổ chức quản lý còn yếu, chưa đồng bộ làm giảm đi tính hiệu quả của hoạt động du lịch trong thời gian qua. 3.3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên Điện Biên là nơi có tiềm năng phát triển mạnh ngành du lịch, do đó, việc định hướng khai thác tài nguyên, hoàn chỉnh kế hoạch phát triển du lịch của địa phương là vấn đề cấp bách. Định hướng phát triển cần tập trung vào định hướng phát triển chung, xác định dịch vụ du lịch trọng tâm là du lịch lịch sử và du lịch sinh thái cộng đồng nhằm xây dựng chiến lược phát triển, thu hút du khách, liên kết phát triển giữa các tỉnh trong khu vực, đồng thời định hướng thị trường sản phẩm với mục tiêu xác định thị trường khách du lịch đến với Điện Biên, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của từng nguồn khách. Đối với du lịch Điện Biên, cần chú trọng các giải pháp phát triển theo hướng bền vững cả về kinh tế, môi trường và xã hội: Một là, phát triển du lịch theo hướng bền vững về tài nguyên, môi trường, để giảm thiểu tới mức thấp nhất về ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch tất cả các công trình phục vụ du lịch phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan chuyên môn trước khi tiến hành xây dựng công trình phục vụ du lịch. Thường xuyên kiểm tra hệ thống nước thải, thu gom và xử lý rác thải, các địa điểm có hoạt động du lịch. Hệ thống nước thải bắt buộc phải được xử lý theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh các chất thải của ngành môi trường, trước khi đưa nước ra hòa nhập vào môi trường tự nhiên. Tất cả rác thải bắt buộc phải được thu gom vào các thùng chứa đặt trên trục đường, các khu du lịch. Thường xuyên giám sát, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường nhằm xác định nguồn gây tác động môi trường, kiểm tra chất lượng hệ thống nước thải, thu gom và xử lý rác thải, các địa điểm có hoạt động du lịch để có các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi có vi phạm. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức giữa gìn vệ sinh môi trường tại khu du lịch cho nhân dân địa phương và du khách; khuyến khích người dân bản địa trồng cây xanh, trồng rừng tại các khu du lịch sinh thái cộng động, tạo cảnh quan môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp. Hai là, phát triển du lịch theo hướng bền vững về văn hóa - xã hội, cần nâng cao nhận thức, năng lực hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng và khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương tích cực tham gia vào các hoạt
  4. Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững tại tỉnh Điện Biên: thực trạng và giải pháp 547 [5]. UBND tỉnh Điện Biên (2008), Quyết định phê duyệt Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020”. [6]. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [7]. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF COMMUNITY ECOTOURISM IN DIEN BIEN PROVINCE: SITUATION AND SOLUTIONS Nguyen Thi Hong Mien Faculty of Social Studies – Dien Bien College of Teacher Training Abstract: Community ecotourism development is becoming the current trend of sustainable tourism development in our country in particular and the world in general. Community ecotourism is a type of nature and indigenous cultural tourism organized by the community with the goal of protecting the environment, creating the attraction of the community to nature and enhancing the responsibility of the community with the natural world. Dien Bien, a mountainous province in the northwestern border of the country known for its historic victory of Dien Bien Phu, is blessed with terrain, diverse ecosystems, natural landscapes, and abundant natural hot mineral water. It is the living area of ethnic minorities with unique and diverse traditional cultures, creating a various and favourable tourism resource for the development of cultural, historical, and community based eco-tourism. The paper analyses presents real situation, potential and proposes some solutions to orient the development of sustainable community ecotourism in Dien Bien. Keywords: eco-tourism, community, sustainability, Dien Bien.