Đề tài Phát triển du lịch sự kiện trong điều kiện hội nhập - Nguyễn Thị Huyền Ngân

Bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch sự kiện tại Việt Nam với mục tiêu đề
xuất một số giải pháp phát triển loại hình du lịch này ở nước ta, đặc biệt với các doanh
nghiệp lữ hành. Phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh được sử dụng trên cơ sở dữ
liệu thứ cấp thu thập được để làm rõ 3 nội dung chính. Một là cơ sở lý thuyết về du lịch sự
kiện gồm khái niệm du lịch sự kiện, vai trò của sự kiện với phát triển du lịch, điều kiện và nội
dung phát triển du lịch sự kiện. Hai là thực trạng phát triển du lịch sự kiện ở Việt Nam với
các nội dung giới thiệu doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam, thực trạng phát triển du lịch sự
kiện và những cơ hội, thách thức khi phát triển du lịch sự kiện trong bối cảnh hội nhập. Cuối
cùng là 3 nhóm giải pháp hướng tới các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan nhà nước và các
doanh nghiệp du lịch khác. 
pdf 16 trang xuanthi 03/01/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát triển du lịch sự kiện trong điều kiện hội nhập - Nguyễn Thị Huyền Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_du_lich_su_kien_trong_dieu_kien_hoi_nhap_n.pdf

Nội dung text: Đề tài Phát triển du lịch sự kiện trong điều kiện hội nhập - Nguyễn Thị Huyền Ngân

  1. 3. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN 3.1. Du lịch sự kiện Tại Việt Nam, du lịch sự kiện là đề tài nghiên cứu khá mới mẻ, hầu như chưa có công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào về du lịch sự kiện, khái niệm về du lịch sự kiện cũng chưa được phát biểu một cách đầy đủ và chính thức. Trong khi đó, du lịch sự kiện đã được nghiên cứu từ lâu trên Thế giới, nhiều tác giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau trong các công trình nghiên cứu của mình. Vukasin Susic (The place and role of events in the tourist development of the Southwest Serbia Cluster, 2011) cho rằng: Du lịch sự kiện là một trong những sản phẩm du lịch hàng đầu thế giới với tiềm năng vô hạn, gắn liền với sự trưởng thành của điểm đến trong việc hoạch định sáng tạo và thực hiện các sự kiện thông qua quan hệ đối tác công tư. Theo McDonnell et al (1999), du lịch sự kiện có thể giúp điểm đến thu hút nhiều hơn khách du lịch, tạo ra một hồ sơ hấp dẫn cho điểm đến, xác định vị thế trên thị trường du lịch và mang lại lợi thế cạnh tranh marketing. Getz cho rằng con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tất cả các loại sự kiện và có thể đi xa để tham dự các sự kiện mà họ thấy thú vị, những người này hình thành phân khúc thị trường du lịch riêng - du lịch sự kiện. Du lịch sự kiện là phân khúc thị trường bao gồm những người đi du lịch để tham dự các sự kiện hoặc những người được thúc đẩy tham dự sự kiện khi xa nhà. Getz cũng nhận định du lịch sự kiện là yếu tố quan trọng trong chiến lược và marketing điểm đến để nhận diện rất cả những lợi ích kinh tế tiềm năng của sự kiện. Khái niệm du lịch sự kiện Getz đưa ra được chấp nhận rộng rãi trên Thế giới và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của bài viết. Theo đó, du lịch sự kiện được Getz định nghĩa (1997): - Việc lập kế hoạch, phát triển và marketing một cách hệ thống sự kiện như là yếu tố hấp dẫn du lịch, là chất xúc tác cho sự phát triển, tạo lập hình ảnh cho các yếu tố hấp dẫn và điểm đến. - Đoạn thị trường bao gồm những người đi du lịch để tham dự sự kiện hoặc những người được thúc đẩy để tham dự sự kiện khi họ xa nhà. Thêm vào đó, Getz cũng phát biểu rằng mục đích cơ bản của du lịch sự kiện là tạo dựng yếu tố hấp dẫn du lịch, tạo ra cầu du lịch hoặc thỏa mãn nhu cầu của du khách (1991). 3.2. Phát triển du lịch sự kiện 3.2.1. Vai trò của sự kiện đối với phát triển du lịch Có thể nói du lịch là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ sự kiện. Các sự kiện được xem như chất xúc tác để thu hút khách du lịch, là một trong những yếu tố hấp tạo nên chương trình du lịch. Nhờ có các sự kiện mà khách du lịch kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu. Ngành du lịch nhận được lợi ích trước hết từ việc gia tăng lượng khách, doanh thu và lợi nhuận. Cac sư kiên diên ra , đăc biêt la cac sư kiên lơn sẽ thúc đ ẩy phát triển kinh tế và đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế của các quốc gia, địa phương. Sự phát triển du lịch thường kéo theo sự phát triển của các ngành hàng không, vận tải, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng tạo động lực trở lại cho phát triển du lịch. 762
  2. 3.2.2. Điều kiện phát triển du lịch sự kiện Để phát triển du lịch sự kiện cần đảm bảo những điều kiện cơ bản sau: Thứ nhất, điều kiện quan trọng để phát triển du lịch sự kiện chính là sự kiện. Các sự kiện có thể thuộc nhiều loại hình sự kiện khác nhau như thể thao, văn hóa nghệ thuật, lễ hội, sự kiện kinh doanh Đây là yếu tố hấp dẫn chính cho các chương trình du lịch sự kiện. Thứ hai, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sự kiện. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sự kiện bao gồm hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, các công trình, địa điểm tổ chức sự kiện. Đây không chỉ là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sự kiện được diễn ra mà còn là điều kiện đảm bảo hoạt động du lịch được thuận lợi. Bên cạnh đó là hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu tổ chức sự kiện, nhu cầu lưu trú, ăn uống và các hoạt động du lịch của khách trong tour du lịch sự kiện. Thứ ba, điều kiện về an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Du lịch chỉ có thể phát triển trong điều kiện hòa bình, trật tự và an toàn xã hội được đảm bảo. Đối với các sự kiện tầm cỡ quốc tế và khu vực, vấn đề an ninh, trật tự lại càng trở nên quan trọng để đáp ứng sự kiện và thu hút khách du lịch. Thứ tư, chính sách phát triển du lịch là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch sự kiện. Các sự kiện chỉ có thể khai thác đúng hướng để phục vụ phát triển du lịch dưới đường lối, chính sách đúng đắn của các cơ quan ban ngành. Thứ năm, cầu và nhu cầu du lịch sự kiện. Nhu cầu là động lực chủ yếu cho các chiến lược đầu tư phát triển du lịch. Nhu cầu và cầu du lịch phụ thuộc vào các yếu tố như thu nhập, trình độ nhận thức, thời gian rỗi 3.2.3. Nội dung phát triển du lịch sự kiện Phát triển du lịch sự kiện là khai thác có hiệu quả những giá trị của sự kiện cùng với các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động để từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như xã hội. Phát triển du lịch sự kiện là quá trình tăng lên về mọi mặt của du lịch sự kiện, không chỉ là sự gia tăng về quy mô sản lượng, khách du lịch mà còn là sự hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế du lịch sự kiện để đảm bảo phát triển bền vững. Tùy theo loại hình sự kiện được khai thác mà doanh nghiệp lữ hành có thể phát triển các loại hình chương trình du lịch sự kiện khác nhau, bao gồm: du lịch sự kiện lễ hội, văn hóa, nghệ thuật; du lịch sự kiện thể thao và du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo. Nội dung phát triển du lịch sự kiện bao gồm phát triển số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch sự kiện, tăng trưởng khách, phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đội ngũ lao động, tăng cường xúc tiến quảng bá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý phát triển du lịch sự kiện. 764
  3. Việt Nam 2014). Từ đây có thể thấy, Việt Nam cũng như các doanh nghiệp lữ hành cần nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút khách du lịch, tạo ra những điểm khác biệt trong sản phẩm du lịch, nâng cao sức cạnh tranh với các điểm đến trong khu vực và trên Thế giới. Với vai trò đã được phân tích, sự kiện là yếu tố hấp dẫn du lịch mà Việt Nam cần chú trọng. 4.2. Thực trạng phát triển du lịch sự kiện 4.2.1. Thực trạng phát triển du lịch sự kiện lễ hội, văn hóa, nghệ thuật Chương trình du lịch sự kiện lễ hội, văn hóa, nghệ thuật: Du lịch sự kiện lễ hội, văn hóa, nghệ thuật đã được các công ty lữ hành khai thác phát triển. Các chương trình du lịch lễ hội truyền thống được hầu hết các doanh nghiệp lữ hành khai thác nhưng chủ yếu phục vụ đối tượng khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế tham gia chưa nhiều. Bên cạnh đó, một số sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội mới được tổ chức trong vài năm trở lại đây thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước cũng như quốc tế, các doanh nghiệp lữ hành cũng đã khai thác các sự kiện này để đưa vào chương trình du lịch như lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng, lễ hội hoa Đà Lạt với các chương trình du lịch sự kiện: tour du lịch Lễ Hội Pháo Hoa Đà Nẵng, tour Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (công ty Du lịch Bốn Mùa), chùm tour miền Bắc dự sự kiện Carnaval Hạ Long, giỗ Tổ Hùng Vương và chùm tour miền Trung tích hợp sự kiện thi pháo hoa Đà Nẵng (công ty lữ hành Saigontourist) Số lượng và đặc điểm khách: Số lượng khách du lịch sự kiện lễ hội liên tục tăng trong những năm gần đây. Theo báo cáo điều tra khách 2013 – 2014 (Tổng cục Du lịch), khách du lịch tham dự các sự kiện lễ hội chiếm 2,67% tổng lượng khách du lịch nội địa. Trong những tháng đầu năm 2016, số lượng khách có sự tăng trưởng vượt trội, các doanh nghiệp lữ hành liên tục tiếp đón các đoàn khách tham gia loại hình sự kiện này: Công ty Anhduongtour mỗi tuần đón từ 5-6 đoàn khách du lịch lễ hội, ATP Travel cũng có mức tăng trưởng 25% về số lượng khách du lịch sự kiện lễ hội so với cùng kỳ năm trước, TransViet đã tổ chức cho 20 đoàn khách tham dự sự kiện lễ hội với khoảng 1.000 khách Số lượng khách tham gia sự kiện lễ hội, văn hóa, nghệ thuật quốc tế, quốc gia do các địa phương tổ chức cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng, tổng lượt khách đến thăm quan, du lịch tại thành phố trong dịp diễn ra cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế 2015 (DIFC) dịp lễ 30/4 và 1/5 đạt 450.000 lượt, tăng 13,9% so với DIFC 2013. Riêng lượng khách do các doanh nghiệp lữ hành phục vụ khoảng 300.000 lượt, tăng 9,5% so với năm 2014 và tăng 26,2% so với dịp DIFC 2013. Trong đó, lượng khách quốc tế gần 52.000 lượt, tăng 26,87% so với năm 2014, tăng gấp 2 lần so với DIFC 2013; khách nội địa đạt gần 210.000 lượt, tăng 5,9% so với năm 2014 và tăng 15,6% so với DIFC 2013. Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI 2015 cũng đã thu hút 250.000 lượt khách du lịch đến tham quan, trong đó có 7.500 lượt khách quốc tế. Về đặc điểm của khách tham gia du lịch sự kiện lễ hội, văn hóa nghệ thuật, khách du lịch lễ hội truyền thống thường chi tiêu ít, thời gian lưu trú ngắn và không yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ trong khi đó, với các sự kiện lễ hội, văn hóa nghệ thuật quốc tế như bắn pháo hoa Đà Nẵng, hoa Đà Lạt thì thời gian lưu trú của khách dài hơn và họ cũng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng trong tour du lịch. Điều kiện phát triển: Cơ sở vật chất phục vụ du lịch trong nước chưa đáp ứng được 766
  4. ngày càng tăng, riêng với sự kiện Seagame 22 Việt Nam đã thu hút hơn 10.000 khách du lịch Tuy nhiên, con số khách du lịch mua tour du lịch sự kiện thể thao của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, chỉ khoảng vài trăm khách cho 1 tour du lịch như: tour Seagame 22 Vietravel phục vụ 100 khách, tour cổ vũ U23 Việt Nam tại Thái Lan phục vụ 300 khách Khách du lịch sự kiện thể thao thường không yêu cầu quá cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ, thông thường họ chỉ cần lưu trú ở các khách sạn 2 – 3 sao, thậm chí để được xem các sự kiện thể thao họ sẵn sàng ở căn hộ thuê hoặc homestay do tình trạng thiếu phòng. Số lượng khách tham gia du lịch sự kiện thể thao phụ thuộc nhiều vào kết quả của giải thi đấu, đặc biệt với những giải đấu có đội tuyển Việt Nam tham gia. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc thiết kế và tổ chức tour do không ước lượng chính xác được số lượng khách tham gia để đặt vé, đặt phòng Điều kiện phát triển: Cơ sở vật chất phục vụ du lịch sự kiện thể thao ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên việc xây dựng các tour du lịch sự kiện thể thao vẫn gặp khó khăn do tình trạng cháy phòng, nếu không đặt trước, giá phòng bị đẩy lên 10 – 15%, cháy vé máy bay và vé xem sự kiện cũng rất khó khăn để có thể tiếp cận. Trong sự kiện Seagame 22, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã không thể phục vụ hết số lượng khách đăng ký như công ty du lịch Bến Thành, giảm 50% số khách, Vietravel chỉ phục vụ được 100 khách trên 700 khách đăng ký Về mặt chiến lược, du lịch sự kiện thể thao chưa được đề cập trực diện trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 tuy nhiên trong báo cáo du lịch Việt Nam 2014, du lịch kết hợp tham gia các sự kiện thể thao được định hướng cho thị trường nội địa. Các hoạt động xúc tiến cũng chưa được thực hiện với loại hình du lịch sự kiện thể thao. Mặc dù thể thao là cơ hội tốt cho ngành du lịch trong việc thu hút khách, quảng bá du lịch, nâng cao vị thế và hình ảnh du lịch quốc gia nhưng Việt Nam chưa thực sự chú trọng, đây là một trở ngại cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc phát triển du lịch sự kiện thể thao. 4.2.3. Thực trạng phát triển du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo Chương trình du lịch và số lượng khách du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo: Các chương trình du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo mới phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây nhưng được rất nhiều các doanh nghiệp lữ hành quan tâm khai thác, chương trình du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo tăng cả về số lượng và chất lượng. Saigontourist là một trong những doanh nghiệp lữ hành đi đầu về khai thác lĩnh vực du lịch này. Riêng 2 tháng 7,8 năm 2015, công ty đã phục vụ 42 đoàn khách du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo, trung bình 200 – 300 khách/đoàn với doanh thu khoảng 1 tỷ đồng/đoàn. Lượng khách du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo của Saigontourist tăng trưởng 20%/năm. Tập đoàn Hoabinhgroup phục vụ 200 đoàn khách du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo trong 2 quý đầu năm 2015, riêng công ty thành viên Hoabinhtourit & Convention đã đón tiếp 60 đoàn khách trong 3 tháng đầu năm 2015 với 10.000 khách. Vietravel cũng có số lượng khách du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo chiếm tới 60% tổng số khách du lịch. Theo kết quả điều tra khách 2013 – 2014 của Tổng cục Du lịch, số lượng khách du lịch tham gia vào các sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo trên cả nước chiếm 4,52% tổng lượng khách nội địa, đứng thứ 3 sau du lịch tham quan nghỉ dưỡng (78,18%) và thăm thân 768
  5. (tiếng Anh, tiếng Nga), kiến thức về nghiệp vụ khách sạn, thuyết minh viên cho hàng nghìn đối tượng. Tuy nhiên, nhân lực trong ngành vẫn còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng, ảnh hưởng đến các chương trình du lịch sự kiện. 4.3. Cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch sự kiện trong điều kiện mới 4.3.1. Cơ hội Hiện nay, các nước trên Thế giới đang tăng cường hợp tác phát triển trên mọi bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch . Trong bối cảnh chung, Việt Nam rất tích cực trong việc gia nhập các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như các hiệp định, hiệp ước đa phương, song phương của thế giới và khu vực như WTO, APEC, AFTA, TPP, AEC Điều này mở ra nhiều cơ hội lớn cho du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch sự kiện: Hội nhập quốc tế tạo thuận lợi cho các quốc gia giao lưu, mở rộng quan hệ và đi lại. Xu hướng đi du lịch của người dân trên khắp thế giới ngày càng tăng. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch quốc tế năm 2015 đạt 1,184 tỷ lượt khách, tăng 4,4% so với năm 2014. Số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2014 tăng 4,3% so với năm 2013. Trong đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng lớn thứ 2 với mức tăng 5,4% (đứng đầu là khu vực châu Mỹ 8,0%). Tổng doanh thu từ khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2014 đạt 1.245 tỷ đô la Mỹ, so với 1.197 tỷ đô la Mỹ năm 2013. Theo UNWTO, trong thời gian dài, số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng trung bình 3,3 giai đoạn 2010 – 2030 đạt 1,8 tỷ lượt vào năm 2030 (Du lịch hướng đến năm 2030 – UNWTO). Quá trình hội nhập dẫn đến ngày càng có nhiều sự kiện quốc tế được tổ chức trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa như Apec, Asem, Olympic, Seagame, Asiad, Hoa hậu hoàn vũ Các sự kiện này mang lại tiềm năng thu hút khách du lịch rất lớn tới các nước, địa phương đăng cai tổ chức. Việt Nam đã và đang nỗ lực cố gắng trong việc đăng cai tổ chức các sự kiện này. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn, nhiều tổ chức uy tín trên Thế giới bình chọn, như tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn đứng vị trí thứ 3 trong Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất trên thế giới nên tham quan năm 2015, tờ Telegraph (Anh) bình chọn Việt Nam là một trong 20 điểm đến xứng đáng để du lịch trên Thế giới. Riêng Hà Nội được tạp chí du lịch Travel and Leisure của Mỹ bình chọng vị trí thứ 7 trong Top 10 thành phố châu Á và được TripAdvisor bình chọn là một trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên Thế giới, Top 25 điểm đến châu Á được du khách yêu thích nhất và nhận giải Asia Destination Awards năm 2014. Quảng Bình cũng được tờ New York Times, một tờ báo uy tín của Mỹ bình chọn vị trí thứ 8 trong 52 điểm đến lý tưởng dành cho du khách trong năm 2014. Đà Nẵng được TripAdvisor bình chọn đứng đầu trong danh sách những điểm du lịch đáng đến nhất trong năm 2015. Bên cạnh đó, Việt Nam nổi tiếng là đất nước có nhiều lễ hội truyền thống, các lễ hội diễn ra quanh năm là các sự kiện thu hút nhiều du khách cả trong và ngoài nước như: lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Hùng Trong những năm qua, nước ta cũng đã đăng cai nhiều sự kiện quốc tế và khu vực trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao như: Seagame 22, Apec 2006, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132) Nhiều sự kiện quốc tế, khu vực và quốc gia được tổ chức định kỳ như: lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, festival Hoa Đà Lạt, festival Diều quốc tế Vũng Tàu, Lễ hội Dừa 770
  6. khách quốc tế đến Việt Nam tăng lên, trong đó có nhiều du khách đến từ các quốc gia phát triển, nhiều du khách khá khó tính và có những đòi hỏi cao. Điều này buộc các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp du lịch khác phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong điều kiện mới, lối sống và nhận thức của cộng đồng cũng chịu ảnh hưởng. Người dân đã có nhận thức tích cực hơn đối với phát triển du lịch địa phương, tuy nhiên vì vấn đề lợi ích chưa được giải quyết thỏa đáng nên tại nhiều địa phương, người dân còn có thái độ khó chịu, chống đối các hoạt động du lịch và khách du lịch, một phần nguyên nhân nữa là do sự khác biệt về văn hóa và tác động tiêu cực do du lịch sự kiện mang lại. Bên cạnh đó, hội nhập cũng làm ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống của sự kiện, đặc biệt là sự kiện lễ hội. 5. MỘT SÔ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 5.1. Nhóm giải pháp đối với các cơ quan chức năng Một là, đưa du lịch sự kiện thành một trong những loại hình du lịch chủ chốt cần được quan tâm. Du lịch sự kiện chưa được đề cập một cách chính diện trong các chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam do vậy cần nhận thức vai trò quan trọng của loại hình du lịch này và có chiến lược cụ thể. Nhận diện những vùng du lịch và từng địa phương cụ thể có điều kiện phát triển du lịch sự kiện tốt để làm mô hình mẫu cho các vùng và địa phương khác. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước phải đóng vai trò điều tiết vĩ mô để đảm bảo sự phối hợp giữa các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp vận chuyển, đơn vị tổ chức sự kiện trong xây dựng tour du lịch sự kiện. Tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch, kiểm tra chất lượng, kiểm soát giá. Hai là, nỗ lực đăng cai, tổ chức các sự kiện quốc gia, khu vực và quốc tế. Tùy theo điều kiện của đất nước, địa phương để đăng cai tổ chức các sự kiện tầm cỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành xây dựng tour du lịch sự kiện. Cùng với đó là việc tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá sự kiện. Ba là, hoàn thiện cơ sở hạ tầng chung để phục vụ phát triển du lịch bao gồm xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống giao thông, đặc biệt là các tuyến giao thông tiếp cận điểm đến du lịch; đảm bảo hệ thống điện nước và nâng cấp hệ thống giao thông liên lạc. Bên cạnh đó, cần có chính sách hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú, địa điểm, trung tâm tổ chức sự kiện. Bốn là, nâng cao chất lượng đào tạo ngành du lịch và sự kiện về cả số lượng và chất lượng. Việc nâng cao chất lượng đào tạo cần chú ý hoàn thiện chương trình đào tạo, đảm bảo đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, hỗ trợ hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Năm là, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích mà các sự kiện mang lại cũng như nguồn lợi từ việc thu hút khách du lịch đến địa phương tham dự các sự kiện, cách thuyết phục hiệu quả nhất là để người dân thực sự được hưởng lợi từ sự kiện và du lịch sự kiện ở địa phương mình. 5.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp lữ hành Một là, các doanh nghiệp lữ hành cần tích cực hơn trong viêc đưa du lịch sự kiện vào trong danh mục sản phẩm của mình. Việc xây dựng các chương trình du lịch cũng cần được 772
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Thanh Hằng, 2013, Nghiên cứu tổ chức du lịch sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hưng Yên, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Lưu Văn Nghiêm, 2009, Tổ chức sự kiện, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân 3. Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2014, Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2014 4. Donald Getz,, Event Tourism: Definition, evoluion and Research 5. Donald Getz, 1997, Event management and Event tourism, Cognizant Communication Corp 6.bJohnny Allen, 2005, Festival and Speciall Event management, Wiley Australia 7. Jose Manuel Hernandez Mogollon, Jose Antonio Folgado Fernandez, 2014, Event Tourism Analysis and State of the Art, University of Extremadura, Spain 8. Glenn A.J. Bowdin, Johnny Allen, William O’Toole, Rob Harris, Lan Mcdonnell, 2011, Event Management (3rd Edition), Great Britain 9. Norazirah Ayon, 2002, An Analysis of Event Tourism in Malaysia, Faculty of Economics and Business, ; Malaysia Sarawak, Malaysia 10. Marg Deery, 2013, State of the Business Events Industry Report, Business Events Council of Australia 11. Omoregie Etiosa, 2012, The Impacts of Event Tourism on host communities, Central Ostrobothnia University of Applied Sciences 12. Tanu Jayswal, Events Tourism: Potential to build a brand destination 774