Đề tài Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Bình – thực trạng và một số đề xuất giải pháp

Bài viết sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp nghiên cứu về thực trạng phát triển ngành du lịch ở
tỉnh Quảng Bình hiện nay, kết quả nghiên cứu cho thấy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Quảng Bình, kinh tế du lịch có vị trí hết sức quan trọng, là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung
văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng. Bài viết cũng chỉ ra những tồn tại cần khắc phục trong phát
triển du lịch ở Quảng Bình hiện nay, như vấn đề nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch, vấn đề bảo vệ
môi trường tại các điểm du lịch, vấn đề khai thác và phát huy các giá trị di sản phục vụ phát triển du
lịch,… Đồng thời, cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền
vững hiện nay. 
pdf 6 trang xuanthi 05/01/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Bình – thực trạng và một số đề xuất giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_du_lich_theo_huong_ben_vung_o_quang_binh_t.pdf

Nội dung text: Đề tài Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Bình – thực trạng và một số đề xuất giải pháp

  1. kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. Như vậy, phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển du lịch ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, không làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Ngược lại tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển các ngành khác, sự phát triển chung của toàn xã hội. Khi xem xét tính bền vững của hoạt động du lịch, cần có sự đánh giá một cách tổng quát trên cả ba phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển du lịch bền vững mang tính ba chiều, giống chiếc kiềng ba chân. Nếu một chân bị gãy, cả hệ thống sẽ bị sụp đổ. Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên. Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa. Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo. Du lịch bền vững là khái niệm không mới đối với du lịch Việt Nam. Nhưng ở thời điểm kinh tế thế giới đang khủng hoảng; hoạt động du lịch chịu nhiều tác động và gặp không ít khó khăn, thì du lịch bền vững trở thành mối quan tâm đặc biệt trong chiến lược phát triển của ngành du lịch nước nhà. Các nhà làm du lịch đều hiểu rằng, sự “ăn xổi” trong đầu tư, phát triển du lịch sẽ phải trả giá do những hệ lụy mà nó gây ra. Vấn đề là phải làm gì và làm như thế nào để ngành du lịch nước ta phát triển du lịch bền vững. Trong vài năm trở lại đây, rất nhiều địa phương trong cả nước chọn du lịch bền vững làm định hướng phát triển. Người ta quan niệm, phát triển du lịch bền vững chính là "du lịch xanh", gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, danh lam thắng cảnh; khai thác các giá trị của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử phục vụ phát triển du lịch. Thẳng thắn nhìn nhận, loại hình du lịch này chỉ ở mức phát triển tự phát, nó chưa định hình bằng những hoạch định, kế hoạch cụ thể. Nói cách khác, loại hình du lịch xanh mới chỉ ở mức do một vài doanh nghiệp khởi xướng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà du lịch phụ thuộc vào. Khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tượng tham gia. Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch bền vững, du lịch xanh, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đặc biệt ưu tiên phát triển các dự án du lịch có yếu tố thân thiện với môi trường, đồng thời coi đó là mục tiêu quan trọng trong định hướng phát triển du lịch của địa phương. Cụ thể, một số địa bàn du lịch trọng điểm thực hiện phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nhân văn, bảo vệ môi trường, sinh thái, xã hội. Nhiều địa phương khuyến khích phát triển du lịch bền vững, yêu cầu các bên liên quan phải có trách nhiệm với môi trường, xã hội; xây dựng quy chế cụ thể khai thác du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, liên kết với cộng đồng dân cư bảo vệ môi trường. 1324
  2. Bảng 1: Tổng lượt khách Du lịch đến Quảng Bình và doanh thu từ hoạt động du lịch ở Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2018 Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng lượt khách (Triệu lượt) 1,2 2,7 3 1,99 3,3 3,9 Tăng trưởng (%) 15 99,8 8,9 -29,4 70,9 18,2 Tổng doanh thu (Tỷ đồng) 1.200 2.748 3.300 1.685 3.706 4.485 Tăng trưởng (%) 138 99,76 8 -12,9 64,7 20,3 Nguồn: Kết quả điều tra tổng hợp do tác giả thực hiện Trong năm 2017, website du lịch lớn nhất thế giới Tripadvisor cũng bình chọn Quảng Bình điểm đến hấp dẫn thứ 4 tại Việt Nam; Tạp chí du lịch uy tín hàng đầu thế giới Lonely Planet xếp hạng Phong Nha – Kẻ Bàng ở vị trí thứ 2 trong danh sách 15 điểm đến đáng trải nghiệm nhất Việt Nam năm 2017; Sơn Đoòng trở thành tâm điểm của du lịch Việt Nam tại Hội chợ Du lịch thế giới WTM London 2017 Tính đến năm 2018, toàn tỉnh Quảng Bình có khoảng 350 cơ sở lưu trú du lịch trong đó có 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 8 khách sạn 3 sao, 31 khách sạn 2 sao, 39 khách sạn 1 sao cùng hệ thống các nhà nghỉ du lịch, homestay, farmstay với khoảng 5.100 buồng, khoảng 10.000 giường [1], trong đó một số cơ sở lưu trú với chất lượng dịch vụ cao đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, được xếp hạng từ 3 đến 5 sao như: Khu nghỉ dưỡng cao cấp Sun Spa Resort, các khách sạn như Sài Gòn – Quảng Bình, Mường Thanh – Quảng Bình, khách sạn Tân Bình, khách sạn Luxe Về đơn vị lữ hành và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 40 đơn vị lữ hành đăng ký hoạt động, trong đó có 14 đơn vị lữ hành quốc tế và 26 đơn vị lữ hành nội địa [1]. Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách du lịch, thương mại, dịch vụ cũng tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành với hình thức đại lý hoặc văn phòng đại diện. Quảng Bình hiện có gần 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cùng các cơ sở, cửa hàng cung cấp các sản phẩm phục vụ du khách tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2018, Sở Du lịch đã tiến hành thẩm định và cấp biển hiệu cho 21 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, 01 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch [1]. Ngoài ra, các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch cũng được quan tâm tổ chức thường xuyên theo hướng đa dạng về quy mô, phong phú về nội dung và hướng vào những đối tượng du khách, những phân khúc thị trường cụ thể nên đã mang lại hiệu quả cao. Việc phát triển nhiều sản phẩm, loại hình du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, nguồn nhân lực du lịch đã góp phần quan trọng vào việc thu hút du khách [3]. Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động Du lịch ở Quảng Bình vẫn còn những khó khăn, thử thách. Các dự án quy hoạch điểm xây dựng cầu tàu, bến du thuyền đã có, nhưng chậm triển khai, ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của Du lịch đường sông. Quảng Bình thiếu chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm, khu mua sắm và ẩm thực quy mô lớn. Nguồn nhân lực Du lịch vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển hiện nay. Sự tăng nhanh nguồn du khách đã hình thành một nhu cầu lớn trên thị trường lao động phục vụ Du lịch, nhưng tình hình hiện nay là Quảng Bình thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực cấp quản lý và những người lao động có đủ những kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ Du lịch. Tính đến năm 2018, toàn ngành du lịch Quảng Bình hiện có khoảng 4.000 lao động trực tiếp và trên 8.300 lao động gián tiếp, trong đó số lao động trực tiếp có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 15%, cao đẳng 20%. Số lao động được qua đào tạo chuyên ngành và nghề du lịch chiếm khoảng 35%. Tổng số lao động trong các cơ sở lưu trú khoảng 3.400 người [2]. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, nguồn nhân lực hiện có đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là việc đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao một cách đồng bộ và hiệu quả. Sự phát triển 1326
  3. trong hoạt động du lịch, tập trung đầu tư, khai thác hợp lý tài nguyên du lịch của thành phố; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đồng bộ, chất lượng cao. Thứ năm, chú trọng bảo vệ môi trường. Trong khai thác du lịch, các cơ quan quản lý phải luôn nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên vốn có tại các điểm du lịch; Đặt vấn đề bảo vệ môi trường trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch các đề án, chiến lược phát triển du lịch của thành phố và các khu, điểm du lịch. Chúng ta cần đánh giá tác động môi trường trong quá trình hoạch định và thiết kế dự án Du lịch. Đồng thời, sử dụng tài nguyên hợp lý và bền vững, giảm chất thải và tiêu thụ quá mức tài nguyên và năng lượng. Bên cạnh đó, cần quản lý đa dạng tự nhiên, sinh thái theo hướng bền vững; phục hồi những khu vực tài nguyên tự nhiên bi xâm hại và xác định rõ các loại hình Du lịch gắn với môi trường để có hướng bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái dễ bị phá hủy và các khu phòng hộ. Mặt khác, tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức cho mọi chủ thể về phát triển bền vững. Nâng cao năng lực về Du lịch cho mọi chủ thể và cần phải tuân thủ những mô hình phát triển Du lịch lành mạnh và hiệu quả nhất. Để đạt được mục tiêu trên, cần phải thường xuyên tham vấn các chuyên gia môi trường và bảo tồn. 3. KẾT LUẬN Sự phát triển của ngành du lịch ở Quảng Bình trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế - xã hội cho tỉnh. Để trở thành thương hiệu điểm đến du lịch hoàn hảo, Quảng Bình cần phải thực hiện một cách quyết liệt những giải pháp phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với những ý tưởng sáng tạo và độc đáo hơn nhằm khẳng định vị thế du lịch của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực ở hiện tại cũng như trong tương lai. Trong đó, chú trọng công tác đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, chiến lược phát triển du lịch bền vững phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế bền vững và chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời, phải nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài. Có thể thấy rằng, phát triển du lịch bền vững không chỉ là vấn đề riêng của tỉnh Quảng Bình mà nó luôn là vấn đề cấp bách đối với quá trình phát triển du lịch Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thái An (2018), “Du lịch Quảng Bình năm 2018 qua những con số”, [2] Nội Hà (2018), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao”, [3] Nguyễn Thị Hương (2018), “Quảng Bình đẩy mạnh phát triển du lịch”, [4] Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình (2016), Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 06- CTr/TU ngày 13/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch, giai đoạn 2016 – 2020, [5] Tinh ủy Quảng Bình (2011), Báo cáo tổng thể Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025, ngày 12/01/2011, [6] Lê Đức Thọ (2018), “Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững ở Quảng Bình hiện nay”, Tạp chí Phát triển bền vững vùng, Quyển 8, số 1(3/2018), tr.73-79. [7] Lê Đức Thọ (2019), “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tại Quảng Bình – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 159. 1328