Đề tài Phát triển mô hình du lịch kinh tế đêm ở An Giang

An Giang được xem là một trong những vùng du lịch nổi tiếng
tại Việt Nam với văn hóa sông nước miền Tây và các danh lam
thắng cảnh chùa chiền, núi hồ trùng điệp, thu hút du khách địa
phương và quốc tế. Với sự thành công của kinh tế đêm tại
nhiều quốc gia trên thế giới, mô hình phát triển kinh tế đêm tại
các địa phương Việt Nam là vấn đề được đông đảo các địa
phương và nhà đầu tư cả nước quan tâm. Việc tập trung mở
rộng và phát triển kinh tế đêm sẽ giúp An Giang phát triển
mạnh ngành du lịch của tỉnh


 

pdf 9 trang xuanthi 03/01/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát triển mô hình du lịch kinh tế đêm ở An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_mo_hinh_du_lich_kinh_te_dem_o_an_giang.pdf

Nội dung text: Đề tài Phát triển mô hình du lịch kinh tế đêm ở An Giang

  1. Phạm Đình Long, Nguyễn Huỳnh Mai Trâm Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 01/09-2021 1. Giới thiệu Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, xu hướng của du lịch trên thế giới đang dần hướng đến các yếu tố trải nghiệm cuộc sống của người địa phương, theo đuổi lối sống lành mạnh. Đây được xem là xu hướng tạo ra nền du lịch bền vững (UNWTO, 2020). Ta có thể thấy các ví dụ khá điển hình tại các nước phát triển trên thế giới như việc khách du lịch châu Âu ngày càng quan tâm đến những trải nghiệm chân thật và độc đáo từ những nền văn hóa đặc sắc của người dân bản địa bằng việc chi trả một khoản tiền lớn để có được những chuyến du lịch theo mô thức này. Trong khi đó, chúng ta không thể phủ nhận rằng châu Á là một trong những địa điểm du lịch đáng quan tâm nhất, thu hút nhiều khách du lịch trên toàn thế giới với những phong cảnh đẹp và những trải nghiệm văn hóa, giải trí đặc trưng của từng địa phương, khu vực. Cùng với xu hướng du lịch thế giới, du lịch Việt Nam cũng có nhiều thay đổi, dự báo trong tương lai, tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí vẫn phát triển nhưng sẽ theo một hướng mới hơn, đó là nhu cầu trải nghiệm văn hóa, gắn liền với yếu tố tự nhiên của từng khu vực. Kinh tế đêm là xu hướng đáp ứng những điều đó. Nó là xu hướng vừa giúp tận dụng tối đa thời gian, nâng cao hiệu suất mà còn phát huy được yếu tố văn hóa xã hội qua những trải nghiệm thực tế. Kinh tế đêm sẽ là hướng đi giúp địa phương thu hút nguồn khách du lịch bằng cách tạo ra nhiều giá trị du lịch hơn cho họ để từ đó kéo dài được thời gian lưu trú của khách du lịch. Kinh tế đêm đang trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế mới thông qua việc thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề kinh doanh truyền thống và phi truyền thống, tạo nên việc làm cho người dân, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư, đặc biệt là đóng góp vào ngân sách nhà nước và địa phương. Lợi ích của việc phát triển kinh tế đêm đã được chứng thực qua nhiều nước. Điển hình, vào năm 2009, Anh đã triển khai phát triển mạnh kinh tế đêm, đóng góp khoảng 6% GDP (với quy mô tương đượng 66 tỷ bảng) và tạo ra 1,3 triệu việc làm (Blackburn, 2016). Hay tại Úc, vào năm 2017, quy mô thị trường kinh tế đêm chiếm khoảng 4% GDP tương đương với 53 tỷ USD, tạo ra gần 1,1 triệu việc làm và có khoảng 106 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này (Ingenium Research, 2019). Hoặc ta cũng có thể thấy năm 2018, riêng New York (Mỹ), nguồn thu từ các hoạt động kinh tế đêm đạt hơn 19 tỷ USD, bằng 43% tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch, nghệ thuật và quầy bar và giúp tạo ra khoảng 300 nghìn việc làm (Urbane Development, 2019). Lợi ích của kinh tế đêm là không thể chối cãi. Về phương diện kinh tế, kinh tế đêm đóng góp một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển văn hóa xã hội, làm tăng GDP cho chính phủ qua việc tăng các khoản thu ngân sách cho địa phương cũng như tạo việc làm cho người dân của khu vực đó. Còn về phương diện tinh thần, kinh tế đêm tạp ra sự đa dạng các hoạt động vui chơi giải trí giúp người dân có đời sống vui vẻ, thoải mái hơn. Ngoài ra, đây cũng là một phương thức kinh tế giúp củng cố và phát triển văn hóa địa phương, giới thiệu tên tuổi địa phương đến với bạn bè năm châu. Điểm nổi bật ở xu hướng này là hình ảnh các khu chợ đêm, hoạt động giải trí về đêm và các tuyến phố đi bộ với những hàng quán tấp nập. Ở Việt Nam, những năm gần đây các địa phương cũng tiến hành đưa ra các đề án để phát triển xu hướng du lịch này. An Giang được xem là một trong các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long với định hướng mũi nhọn là du lịch qua chú trọng tổ chức các chương trình lễ hội truyền thống các dân tộc và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật của các dân tộc Kinh - Hoa - Chăm - Khmer, giới thiệu ẩm thực địa phương, lồng ghép với các tour du lịch liên kết vùng nhằm giới thiệu những nét văn hóa, các ngành, nghề truyền thống. Nhưng để đạt được sự phát triển toàn diện về ngành du lịch, An Giang cũng cần có những cái nhìn toàn diện về kinh tế đêm để phát triển và theo kịp các khu vực khác trong nước cũng như nước ngoài. Điều này cũng giúp An Giang khắc phục những điểm yếu hiện nay của địa phương như nguồn thu ngân sách thấp, du lịch vẫn chưa thu hút được rộng rãi khách du lịch 82
  2. Phạm Đình Long, Nguyễn Huỳnh Mai Trâm Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 01/09-2021 ban đêm có thể giúp xây dựng bản sắc của một vùng lân cận, cũng như tạo ra cảm giác thân thuộc mạnh mẽ cho những người sống trong đó. Từ đó, ta thấy rằng nền kinh tế hoạt động vào ban đêm là một phần quan trọng của các tỉnh và thành phố lớn và ước tính mang lại nguồn lợi lớn mỗi năm cho nền kinh tế các quốc gia trên thế giới. Nhận thấy được những lợi ích của xu hướng phát triển này, An Giang nên tập trung triển khai các kế hoạch, dự án để áp dụng các mô hình kinh doanh này, giúp tạo thêm nguồn thu ngân sách cho địa phương 2.3. Một số rủi ro khi phát triển mạnh kinh tế đêm Tuy nhiên, nếu không được quy hoạch và quản lý tốt, phát triển kinh tế đêm sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội (Finney, 2004). Nhìn bằng chứng ở cấp độ quốc tế, quốc gia và khu vực đã chứng minh rằng sự phát triển của nền kinh tế ban đêm có liên quan đến mức độ gia tăng của các hành vi chống đối xã hội liên quan, thương tích không chủ ý, tai nạn và nhập viện khẩn cấp, hoạt động tội phạm và lạm dụng chất kích thích (Wales Health Impact Assessment Support Unit, 2012). Ngoài ra, người ta cũng lập luận một cách thuyết phục rằng việc không tính đến văn hóa, và cụ thể là văn hóa uống rượu, đã góp phần vào sự thất bại của các dự án kinh tế đêm (Amati, 2010; Roberts và Eldridge, 2009). Ngành y tế phải gánh nhiều chi phí để giải quyết các hệ tụy từ vấn đề tai nạn, bạo lực và lạm dụng rượu bia. Chính quyền cũng phải chịu các khoản phí có liên quan bố trí thêm các cơ quan công an canh chừng, giữ trật tự an ninh hay lắp ráp thêm các camera theo dõi, các khoản phí về vệ sinh môi trường. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả qua việc những tập hợp số liệu về mô hình kinh tế đêm của các nước thành công trên thế giới. Từ đó, tiến hành phân tích, đánh giá những lợi ích cũng như rủi ro An Giang sẽ gặp phải khi triển khai mô hình này. Từ những phân tích đó, nghiên cứu đã lần lượt đưa ra một mô hình phát triển kinh tế đêm và những định hướng phát triển du lịch bền vững cho An Giang. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Phát triển mô hình kinh tế đêm cho An Giang Kinh tế ban đêm ở An Giang nói riêng và Đồng bằng song Cửu Long nói chung được ví như "nàng công chúa ngủ quên". Để khai thác tiềm năng to lớn từ kinh tế ban đêm ở An Giang, địa phương cần quy hoạch, tổ chức lại chợ đêm, chợ nổi một cách hợp lý, có bản sắc riêng, tạo ra những điểm hấp dẫn buộc du khách phải tiêu tiền. Tác giả cho rằng muốn phát triển mô hình kinh tế đêm đồng bộ và bài bản, An Giang cần tập trung vào 3 nhóm trụ cột chính như hình dưới đây: 84
  3. Phạm Đình Long, Nguyễn Huỳnh Mai Trâm Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 01/09-2021 thực tế, việc xây dựng và phát triển ngành nghề này vẫn còn hạn chế. Giải pháp then chốt, tỉnh thu hút đầu tư xây dựng các khu vui chơi, giải trí quy mô lớn; các trung tâm mua sắm hiện đại; khách sạn đạt chuẩn từ 4 sao trở lên. Nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng chuyên nghiệp; xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện cho khách du lịch. Có chính sách khuyến khích đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; tập trung xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch cao cấp Nhóm cung ứng Cũng giống như nhóm hàng ngoài lõi, các ngành sản xuất và cung cấp sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế. Tỉnh cần có những chính sách rõ nét trong việc phát triển các mảng về sản xuất và cung ứng đồ ăn thức uống hay các sản phẩm mỹ nghệ phục vụ cho khách du lịch. Ngoài ra, chuỗi cung ứng cũng được hiểu là các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh cần có chuỗi cung ứng các dịch vụ và hàng hóa. Chuỗi cung ứng dịch vụ cho hoạt động lữ hành được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: Theo đặc thù của dịch vụ: Các dịch vụ cung ứng cho hoạt động lữ hành rất đa dạng và phong phú, bao gồm các dịch vụ về thông tin du lịch; dịch vụ quảng cáo, xúc tiến du lịch, dịch vụ nghiên cứu và thăm dò thị trường Theo quy trình mua và bán hàng: Dịch vụ cung ứng cho hoạt động lữ hành bao gồm hai nhóm chính: + Dịch vụ mua trước: Để tổ chức các chương trình du lịch thông thường các doanh nghiệp lữ hành đặt mua trước vé máy bay, mua trước toàn bộ số buồng tại một khách sạn hoặc tại một khu du lịch nào đó Sau đó họ sẽ thiết kế các chương trình du lịch để bán cho khách hàng. Khách hàng ở đây có thể là các đại lý bán lẻ hoặc trực tiếp bán cho khách du lịch. + Dịch vụ mua trong quá trình phục vụ khách: Đây là các dịch vụ theo yêu cầu của khách, có thể là các dịch vụ đơn lẻ như: mua vé, đặt chỗ tại các khách sạn và cũng có thể là một chuyến du lịch theo yêu cầu của khách bao gồm cả vé xe, đặt chỗ tại khách sạn, vận chuyển tại điểm đến 4.2. Định hướng phát triển mô hình kinh tế đêm toàn diện Việc phát triển mô hình kinh tế đêm này cần có sự góp sức của nhiều khía cạnh khác nhau. Bởi như chúng ta đã biết tuy mô hình này giúp tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến; cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng, sáng tạo để hấp dẫn du khách nhưng vẫn còn tồn động nhiều điểm bất lợi về vấn đề xã hội. Nguồn nhân lực Để phát triển kinh tế đêm một cách hiệu quả, nhu cầu nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực là không thể bàn cãi với các định hướng sau: Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực với những yêu cầu về kỹ năng nhất định. Ngoài các chuyên ngành đào tạo về quản trị khách sạn, lữ hành, nhà hàng, chế biến món ăn , tỉnh cần tập trung phối hợp với các bộ phận có liên quan tập trung đào tạo các kỹ năng đặc thù phục vụ cho kinh tế đêm như trình diễn nghệ thuật, bartender 86
  4. Phạm Đình Long, Nguyễn Huỳnh Mai Trâm Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 01/09-2021 Tạo kênh tiếp nhận thông tin về phát triển kinh tế ban đêm tại các khu vực địa bàn trong tirng để người dân và khách du lịch góp ý giải pháp, ý tưởng cũng như những hạn chế của địa phương. Phổ biến những quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch, văn minh đô thị đến người dân, nhân viên và các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Đầu tư Vấn đề thu hút đầu tư là cơ sở giúp An Giang có thể đuổi kịp các địa phương khác trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ lưu trú. Bước đầu tiên cần làm là tỉnh phải có những chính sách hấp dẫn khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế đêm như ưu đãi đầu tư, hỗ trợ lãi suất vay, trợ giá cho các doanh nghiệp vận tải hành khách, đảm bảo an ninh trật tự Hay tỉnh nên có những chính sách nhằm hỗ trợ chương trình kích cầu tham quan, mua sắm, vui chơi, giải trí về đêm. Xây dựng các chính sách thương mại và dịch vụ phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế bạn đêm trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu các chính sách phát triển đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ tại các chợ đêm hay chợ nổi đêm bằng việc khuyến khích và quản lý danh mục các nhóm mặt hàng truyền thống, mang tính đặc trưng của An Giang nhưng thiết thiết thực để phục vụ du khách. 5. Kết luận & Gợi ý Phát triển kinh tế ban đêm dần được quan tâm bởi nó góp phần tận dụng tối đa thời gian, tạo thêm những cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, đồng thời, phục vụ tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân, người nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch, mang lại cơ hội và động lực mới cho nền kinh tế của đất nước. An Giang cần tập trung đưa ra đề án để phát triển mô hình này toàn diện tại địa phương dựa trên các nhóm cốt lõi là nhóm lõi, nhóm ngoài lõi và nhóm cung ứng. Dựa trên những phân tích trên, ta thấy rằng, An Giang sở hữu nhiều lợi thế về các ngành thuộc nhóm lõi nhưng lại có những hạn chế về các nhóm còn lại. Trước tình hình đó, tỉnh cần có những chính sách phù hợp để giải quyết vấn đề đó dưới một vài định hướng về nguồn nhân lực, nhận thức, tổ chức thực hiện và thu hút đầu tư. Việc tỉnh tập trung vào các khía cạnh này sẽ giúp việc triển khai mô hình kinh tế đêm đạt hiệu quả cao hơn và tránh các rủi ro nhất định. Tài liệu tham khảo Amati, M. (2010). Planning the night-time city. Australian Planner, 47(2), 106-107. Bianchini, F. (1995). Night Cultures, Night Economies. Planning Practice & Research, 10(2), 121-126. Blackburn, S. (2016). Approaches to managing the night time economy. London: Local Government Association. Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang (2021). Retrieved from Du lịch An Giang: David, R. & Deborah, S. (2008). The City After Dark: Cultural Planning and Governance of the Night-time Economy in Parramatta. Sydney: University of Western Sydney. 88