Đề tài Phát triển mô hình du lịch sinh tồn gắn liền với cộng đồng tại vườn quốc gia tà đùng, tỉnh Đắk Nông - Khảo sát kỹ năng cộng đồng địa phương trong việc phục vụ du khách tại điểm

Hiện tại Vườn Quốc Gia Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông đang được
xem là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách. Trong đó, đứng trước nhu cầu phát
triển mô hình du lịch sinh tồn nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch Tà Đùng. Nhóm tác giả đã
tiến hành khảo sát kỹ năng người dân địa phương trong việc phát triển mô hình du lịch sinh
tồn tại xã Đắk Som, huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông. Bài nghiên cứu dựa trên khảo sát 20
hộ dân là những hộ đang kinh doanh du lịch xung quanh khu vực Topview Tà Đùng. Kết quả
khảo sát được nhóm tác giả quan sát dựa trên phương pháp thống kê mô tả để từ đó tìm
hiểu thực trạng và đưa ra giải pháp giúp cải thiện kỹ năng của người dân tại điểm nhằm góp
phần xây dựng mô hình du lịch sinh tồn tại Vườn Quốc gia.
Từ khóa: du lịch, du lịch sinh tồn, đào tạo nhân lực du lịch, kỹ năng, sinh tồn. 
pdf 7 trang xuanthi 03/01/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát triển mô hình du lịch sinh tồn gắn liền với cộng đồng tại vườn quốc gia tà đùng, tỉnh Đắk Nông - Khảo sát kỹ năng cộng đồng địa phương trong việc phục vụ du khách tại điểm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phat_trien_mo_hinh_du_lich_sinh_ton_gan_lien_voi_cong.pdf

Nội dung text: Đề tài Phát triển mô hình du lịch sinh tồn gắn liền với cộng đồng tại vườn quốc gia tà đùng, tỉnh Đắk Nông - Khảo sát kỹ năng cộng đồng địa phương trong việc phục vụ du khách tại điểm

  1. (du lịch công vụ) thì mô hình du lịch sinh tồn đang hiện là một mô hình mới lạ trong việc phát triển kinh tế du lịch tại Việt Nam. Và nơi đây có đầy đủ điều kiện phù hợp để phát triển mô hình du lịch sinh tồn. Việc phát triển mô hình này có rất nhiều yếu tố khách quan chi phối như các yếu tố về thiên nhiên, các yếu tố về con người. Tuy nhiên, yếu tố đầu tiên đã được đáp ứng, những yếu tố còn lại về con người cần được nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng để có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, đứng trước nhu cầu du lịch, đặc biệt là những mô hình du lịch như sinh tồn, mạo hiểm, trekking đó, nhóm tác giả đã đề xuất đề tài: “Khảo sát kỹ năng cộng đồng địa phương trong việc xây dựng mô hình du lịch sinh tồn gắn liền với cộng đồng tại vườn quốc gia tà đùng, tỉnh đắk nông” nhằm nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực địa phương tại điểm để từ đó đề ra những giải pháp cụ thể trong việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho mô hình này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Phân tích và đánh giá kỹ năng người dân địa phương xung quanh khu vực Tà Đùng Topview, xã Đắk Som, huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông thông qua quá trình khảo sát thực tế tại điểm. Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện kỹ năng người dân địa phương trong vấn đề phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng mô hình du lịch sinh tồn trên địa bàn Vườn Quốc gia. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Về dữ liệu nghiên cứu: nguồn dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu từ những bài báo cáo được đăng trên những trang thông tin điện tử chính thống, những bài nghiên cứu về nguồn nhân lực, xu hướng phát triển nguồn nhân lực trong du lịch, nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu du lịch mạo hiểm. Theo điều tra của nhóm nghiên cứu có khoảng 20 hộ kinh doanh du lịch nhỏ lẻ xung quanh khu vực VQG. Dữ liệu thứ cấp được tác giải nghiên cứu dựa trên chuyến khảo sát 20 dân hộ dân, cán bộ kiểm lâm, ban quản lý Vườn Quốc gia tại xã Đắk Som, huyện Đăk Glong, huyện Đắk Nông. Về phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong bài là phương pháp tổng hợp và nghiên cứu tài liệu kết hợp với phương pháp thống kê, phương điều tra được sử dụng trong việc chọn địa điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra, lựa chọn tiêu chí phân tích. 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm về nguồn nhân lực trong du lịch Theo Phạm Đình Sửu (2015): “Nguồn nhân lực du lịch bao gồm lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Do đó khi đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực du lịch thì không chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ khách một cách trực tiếp mà con cả các lao động ơ cấp độ quản lý, làm công tác đào tạo và các lao động gián tiếp khác phục vụ khách du lịch”. 2042
  2. Bên cạnh đó, việc đào tạo các kỹ năng cho nguồn nhân lực trong công tác phát triển du lịch được nhóm tác giả khảo sát. Điều này nhằm đánh giá thực lực, kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức về chuyên môn trong nghiệp vụ du lịch. Kết quả được nhóm tác giả trình bày qua đồ thị 1. Đồ thị 1. Biểu đồ thể hiện kỹ năng người dân trong nghiệp vụ du lịch Nguồn: kết quả khảo sát, 2021 Ngoài ra, nhóm tác giả còn khảo sát những kỹ năng đi rừng của các hộ dân có thành viên là người hỗ trợ kiểm lâm tuần tra rừng. Kết quả khảo sát được thể hiện thông qua đồ thị 2. Đồ thị 2. Biểu đồ thống kê kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ với mô hình du lịch sinh tồn Nguồn: kết quả khảo sát, 2021 Việc khảo sát mẫu dựa trên điều kiện hộ dân đang hoạt động du lịch. Bên cạnh đó bảng khảo sát còn khảo sát thêm 2 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Cty TNHH MTV) là Cty Hùng Long, Cty Nguyễn Phúc và 3 cán bộ kiểm lâm và 1 cán bộ làm việc tại trụ sở Vườn Quốc Gia Tà Đùng. 2044
  3. 4 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰU ĐÁP ỨNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH TỒN Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển kinh tế du lịch: Hiện tại, đa số người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc chưa định hình cụ thể về kế hoạch phát triển du lịch tại điểm. Có thể tuyên truyền bằng nhiều hình thức thông qua báo đài, mở các hội nghị về du lịch, phát triển du lịch. Truyền tải đến từng hộ dân về kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh và nhà nước. Hoạch định cụ thể công tác đào tạo nhân lực du lịch địa phương: Để làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực địa phương, cần có kế hoạch cụ thể trong việc thiết kế, mở ra các lớp học về chuyên môn du lịch, thông báo để người dân địa phương đến học. Đặc biệt, mở các lớp đào tạo các khóa học về sinh tồn, sơ cấp cứu, nghiên cứu về loài sinh vật học để người dân có thể phát triển kiến thức bản thân đáp ứng cho mô hình du lịch sinh tồn và cả những loại hình du lịch khác. Tận dụng nguồn lực địa phương xây dựng mô hình du lịch sinh tồn: Cộng đồng dân tộc thiểu số đa phần biết cách đi rừng, làm nương rẫy, cần có công tác đào tạo riêng biệt nhằm nâng cao khả năng đi rừng đáp ứng nhu cầu khai thác du lịch sinh tồn tại Vườn Quốc Gia. Kết hợp người dân địa phương cùng làm du lịch: Đa số, các hộ dân ở đây đều có nhiều đất đai, ngoài việc trồng trọt, còn phù hợp cho việc xây dựng cũng như phát triển được các loại mô hình như sinh thái, khu nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống, đặc biệt mô hình du lịch sinh tồn. Chủ động triển khai kế hoạch cụ thể liên kết, hợp tác các hộ dân mở rộng mô hình du lịch nhằm tạo không gian du lịch đáp ứng nhu cầu du lịch khám phá, trải nghiệm. Xây dựng cơ chế chính sách phát triển du lịch: Điều tra, nghiên cứu nhằm đưa ra các chính sách quy hoạch tổng thể, chỉ rõ phân vùng cho DLST, xây dựng bản đồ những nơi tiến hành hoạt động DLST. Tránh việc quy hoạch thiếu rõ ràng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa. Ban hành các chính sách thu hút vốn đầu tư, phát huy sức mạnh tổng hợp giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích các nhà kinh tế đầu tư phát triển vào các hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm. Triển khai chính sách cho thuê môi trường rừng. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch. 5 KẾT LUẬN Là nơi có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, Vườn Quốc gia Tà Đùng sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế du lịch vùng. Công tác đào tạo nguồn nhân lực vùng cần được trú trọng để đáp ứng được lượng du khách đến điểm. Thông qua nghiên cứu, nhóm tác giả tin rằng nếu nguồn nhân lực địa phương được đào tạo kỹ lưỡng về kiến thức du lịch sẽ góp phần tăng cao hiệu quả trong việc xây dựng mô hình du lịch sinh tồn và hỗ trợ thức đẩy sự tăng trưởng kinh tế du lịch tại Vườn Quốc gia Tà Đùng. 2046