Đề tài Quảng bá du lịch qua phim ảnh trong bối cảnh hội nhập

Du lịch hiện nay đang là một trong ngành đóng góp lớn cho sự phát triển của các quốc
gia (Jay, 2000), trong đó có Việt Nam. Việc quảng bá điểm đến du lịch trở thành một trong
những nhiệm vụ quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến với địa phương quốc gia đó bao
gồm các hoạt động như quảng cáo trên truyền hình, tạp chí hay phim ảnh. Du lịch bởi phim ảnh
được định nghĩa như là việc du khách đến thăm một điểm đến mà có xuất hiện trên TV, video hay
màn hình điện ảnh. Bằng việc phân tích các khía cạnh tác động của phim ảnh đến việc quảng bá
du lịch điểm đến, thực trạng của việc quảng bá du lịch Việt Nam qua phim ảnh, bài báo đã đưa
ra một số khuyến nghị đối với cơ quan chính quyền mà trọng tâm là Cục điện ảnh và Bộ văn hóa
thể thao và du lịch trong việc sử dụng phim ảnh để quảng bá du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập hiện nay. 
pdf 8 trang xuanthi 03/01/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Quảng bá du lịch qua phim ảnh trong bối cảnh hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_quang_ba_du_lich_qua_phim_anh_trong_boi_canh_hoi_nhap.pdf

Nội dung text: Đề tài Quảng bá du lịch qua phim ảnh trong bối cảnh hội nhập

  1. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến du lịch, việc quảng bá điểm đến du lịch trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thu hút khách du lịch tiềm năng đến với địa phương hay quốc gia đó. Bên cạnh các hoạt động quảng bá điểm đến quen thuộc như quảng bá thông qua TV, website, radio, tạp chí du lịch, đại lý du lịch, v.v. thì hoạt động quảng bá qua phim ảnh cũng ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và mang lại hiệu quả tích cực cho nhiều điểm đến. Bài nghiên cứu này sẽ tóm lược các khái niệm liên quan đến du lịch bởi phim ảnh, hình ảnh điểm đến; phân tích tác động tích cực và tiêu cực của phim ảnh đến du lịch; phân tích thực trạng của việc quảng bá du lịch qua phim ảnh của Việt Nam thông qua nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh và của những người đứng đầu Cục điện ảnh- Bộ văn hóa thể thao và du lịch và Vụ văn hóa đối ngoại và UNESCO. Các khái niệm liên quan đến du lịch bởi phim ảnh và hình ảnh điểm đến Du lịch văn hóa được xem như là một dạng du lịch có tính chất giáo dục khi thông qua nó con người có thể học hỏi lối sống, văn hóa của nhau. Thông qua cách này các quốc gia giới thiệu đến du khách những giá trị văn hóa như lòng hiếu khách, kiến trúc, ẩm thực, âm nhạc, đồ thủ công mỹ nghệ và các loại hình giải trí khác nhau của dân tộc (Goeldner & Ritchie, 2006). Khi phim ảnh được xem là một phần của văn hóa nghệ thuật, của các giá trị truyền thống của địa phương, của nền công nghiệp giải trí thì du lịch bởi phim ảnh được xem như là một mảng của du lịch văn hóa (McKercher & Cros, 2002). Và lúc đó phim ảnh có thể được xem như là một đại sứ văn hóa cho một quốc gia hay một địa phương nào đó. Du lịch bởi phim ảnh được định nghĩa như là việc du khách đến thăm một điểm đến mà có xuất hiện trên TV, video hay màn hình điện ảnh (Hudson & Ritchie, 2006a). Sự gia tăng mức độ phổ biến của du lịch bởi phim ảnh là kết quả của việc tăng trưởng du lịch quốc tế và sự phát triển của ngành công nghiệp giải trí (Hudson & Ritchie, 2006b). Do đó, không có gì ngạc nhiên khi du lịch bởi phim ảnh trở thành một trong những mảng du lịch phát triển nhanh khi mà những người du lịch ngày càng muốn trải nghiệm các điểm đến xuất hiện trong những bộ phim bom tấn hay các bộ phim kinh điển. Chẳng hạn, theo ông Pham Sanh Châu - Vu trương Vu Văn hoa đôi ngoai va UNESCO thi sau khi bộ phim Đông Dương (1992) lấy bối cảnh ở Việt Nam được trình chiếu và đoạt giải Oscar cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất thì số lượng du khách từ Pháp đến Việt Nam tăng đột biến, cụ thể là đến các địa điểm xuất hiện trong phim như Vịnh Hạ Long, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Theo Crompton (1979), hình ảnh điểm đến là tổng hợp các ý niệm, niềm tin, ấn tượng và nhận thức của một người về điểm đến. Hình ảnh điểm đến du lịch là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định lựa chọn đi du lịch (Baloglu, 1997; Chon, 1990; Sonmez và Sirakaya, 2002; Stinger, 1984; Gartner, 1989; Echtner & Ritchie, 1991). Hình ảnh điểm đến càng được yêu thích thì khả năng lựa chọn điểm đến đó càng cao (Chon, 1990). Theo Butler (1990), khách du lịch thường chọn những điểm đến du lịch dựa vào những gì họ thấy ở trên các phương tiện nghe nhìn như TV và phim ảnh. Thông qua phim ảnh những khía cạnh khác nhất định về một quốc gia như cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và con người được truyền tải một cách sinh động và 982
  2. Bảng 1: Tác động của phim ảnh đến lượng du khách viếng thăm Bộ phim Địa điểm Tác động tăng số lượng du khách Braveheart Tháp Wallace Monument, Tăng 300% một năm sau khi Scotland phim được chiếu Captain Corelli’s Cephalonia Cephalonia, Hy Lạp Tăng 50% Field of Dreams Iowa, Mỹ 35,000 lượt khách năm 1991 và tăng đều đặn hàng năm Four Weddings and A Khách sạn Crown, Số phòng được đặt kín trong Funeral Amersham, Anh ít nhất 3 năm Harry Potter Nhiều địa điểm khác nhau ở Tăng ít nhất 50% Anh Mission: Impossible 2 Công viên quốc gia, Tăng 200% trong năm 2000 Sydney, Úc Notting Hill Kenwood House, Anh Tăng 10% mỗi tháng Pride and Prejudice Công viên Lyme, Anh Tăng 150% Sense and Sensibility Saltram House, Anh Tăng 39% The Beach Thái Lan Tăng 22% thị trường du khách trẻ năm 2000 Troy Canakkale, Thổ Nhĩ Kỳ Tăng 73% Nguồn: Hudson & Ritchie, 2006a Phim ảnh cũng có tác động kinh tế tế xã hội rộng lớn khi nó góp phần mở rộng thị phần khách du lịch (Schofield, 1996). Điều này có thể được giải thích đó là khi bộ phim được trình chiếu và tạo hiệu ứng ưa thích ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau thì sẽ dẫn đến số lượng khán giả xem phim vốn chưa phải là thị trường mục tiêu của điểm đến đến tham quan. Một kết quả tích cực khác có thể thấy rõ đó là những người du khách này có thể tiếp tục truyền miệng, quảng bá hình ảnh điểm đến đối với những người thân, bạn bè và những du khách khác ở quốc gia họ. Và như vậy, thị phần du lịch của điểm đến có liên quan đến bộ phim có thể được mở rộng hơn. Thêm vào đó, khi bộ phim tạo ra hiệu ứng tích cực thì sự yêu mến các diễn viên, thần tượng trong phim là điều không thể chối cãi. Bất cứ những hoạt động nào liên quan đến diễn viên trong phim cũng được chú ý theo dõi và vô hình chung cũng giúp điểm đến được quảng bá một cách miễn phí. Chẳng hạn, khi bộ phim Kong: Skull Island được quay phim ở Việt Nam, nữ diễn viên vừa đoạt giải Oscar 2016 Brie Larson đăng các bức ảnh trên trang cá nhân khi mặc chiếc áo lưu niệm của Phong Nha- Kẽ Bàng cùng với chiếc choàng của người Mông hay khi ăn phở và 984
  3. Nhưng thực tế hàng năm Việt Nam lại bỏ ra hàng triệu đô la cho việc quảng bá du lịch Việt Nam trên các kênh truyền hình thế giới như CNN, Travel Channel. Trong khi đó, việc quảng bá trên các kênh này cũng chưa thực sự hiệu quả trong việc mang lại nguồn du khách dồi dào đến với Việt Nam. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến sự bỏ lỡ thời cơ quảng bá du lịch Việt Nam qua phim ảnh trong thời gian qua? Nguyên nhân thứ nhất đó là thủ tục hành chính. Các thủ tục duyệt kịch bản, cấp phép làm phim ở Việt Nam còn rườm ra. Theo quy định của Việt Nam, đoàn làm phim nước ngoài muốn làm phim ở Việt Nam thì phải chọn đối tác Việt Nam và chính đối tác Việt Nam là người sẽ trình kịch bản. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác Việt Nam không phải khi nào cũng thuận lợi do sự khác biệt về văn hóa, về mức độ chuyên nghiệp trong làm phim,v.v. Thứ hai, Việt Nam còn yếu trong việc cung cấp các dịch vụ hậu cần cho đoàn làm phim. Theo đạo diễn Vũ Huy- thành viên thiết kế mỹ thuật của phim Kong: Skull Island cho hay thì chúng ta không đáp ứng được việc thuê máy móc thiết bị cho đoàn làm phim nước ngoài, hầu hết các thiết bị đều được thuê từ các nước khác như Thái Lan, Úc, Campuchia. Trong khi đó, nhìn qua Thái Lan chúng ta có thể thấy khả năng cung cấp được các thiết bị làm phim rất tốt và chuyên nghiệp khi họ có thể đáp ứng được nhu cầu đó cho việc làm 60 đến 70 bộ phim điện ảnh. Thứ ba, theo đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân (NSND) Đặng Nhật Minh thì yếu tố nguồn nhân lực cho làm phim chuyên nghiệp của chúng ta chưa đáp ứng về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tác phong, thái độ cũng như mức độ nổi tiếng của các ngôi sao điện ảnh trong nước chưa cao. Do đó, việc hợp tác trong làm phim cũng gặp khó khăn trở ngại. Thứ tư, theo bà Ngô Phương Lan- Cục trưởng Cục điện ảnh Việt Nam thì Việt Nam còn yếu trong khâu marketing cho điểm quay. So sánh với các quốc gia khác như Hàn Quốc, hàng năm họ đều tổ chức các tour du lịch điện ảnh để mời các nhà làm phim, đạo diễn nổi tiếng nước ngoài đến thăm quan để quảng bá bối cảnh làm phim. Hay Thái Lan chọn tháng 7 là tháng điện ảnh và đài thọ miễn phí cho các đoàn làm phim nước ngoài đến Thái Lan để tìm hiểu các cảnh quay và khám phá văn hóa. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Bài báo đã phân tích một số vấn đề về du lịch bởi phim ảnh, tác động của nó đến nền kinh tế cũng như một số hạn chế của Việt Nam trong việc sử dụng phim ảnh để quảng bá cho du lịch Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị để thúc đẩy việc sử dụng phim ảnh trong việc quảng bá du lịch Việt Nam một cách hiệu quả hơn. Thứ nhất, Việt Nam cần có chiến lược trong việc sử dụng phim ảnh để quảng bá cho du lịch Việt Nam để việc quảng bá du lịch qua phim ảnh được nhìn nhận một cách chính thức, có mục tiêu, có kế hoạch trọng tâm, có nguồn ngân sách phân bổ phù hợp. Thứ hai, cần có sự hợp tác giữa nhiều bên như Cục điện ảnh, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch và các bên liên quan trong việc tạo ra sự thuận lợi cho các đoàn làm phim nước ngoài đến Việt Nam thể hiện trong các khâu liên quan đến cấp phép sản xuất phim nước ngoài tại Việt Nam, duyệt kịch bản, thuế quan, tuyển chọn điểm quay, v.v. Thứ ba, Việt Nam cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực và dịch vụ hậu cần đáp ứng được nhu cầu làm phim của các đoàn làm phim quốc tê. Cụ thể là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng có thể tham gia vào các khâu khác nhau của một bộ phim như đạo diễn, diễn viên, họa sĩ thiết kế hình ảnh, v.v. Đồng thời Việt Nam cần có nguồn ngân sách thích đáng hỗ trợ các hãng phim trong việc đầu tư thiết bị 986
  4. Hudson S. & Ritchie, J. R. B., “Promoting destination via film tourism: An empirical identification of supporting marketing initiatives”, Journal of Travel Research, 44, (2006a), p.387-396. Hudson S. & Ritchie, J.R.B., “Film tourism and destination marketing: The case of CaptainCorelli’s Mandolin”, Journal of Vacation Marketing, 12(3), (2006b), p.256-268. Iwashita, C., “Media representation of the UK as a destination for Japanese tourists: Popular culture and tourism”, Tourist Studies, 6(1), (2006), p.59-77. Riley, R., Baker, D. & Van Doren, C.S., “Movie Induced Tourism”. Annals of Tourism Research, 25(4), (1998), p.919-935. Schofield, P., “Cinematographic images of a city”, Tourism Management, 17(5), (1996), p. 333- 340. Sonmez, S., & Sirakaya, E., “A distorted destination image? The case of Turkey’’, Journal of Travel Research, 41(2), (2002), p.185-196 Tooke, N. & Baker, M., “Seeing is believing: The effect of film on visitor numbers to screened locations”, Tourism Management, 17(2), (1996), p. 87-94 988