Đề tài Quảng bá tài sản trí tuệ địa phương ra nước ngoài nhằm đầu tư, xúc tiến du lịch Việt Nam

Quảng bá tài sản trí tuệ địa phương ra nước ngoài là hoạt động có ý nghĩa
thiết thực để đƣa du lịch Việt Nam tiếp cận với một thị trƣờng nhiều tiềm năng hơn, rộng
lớn hơn thị trƣờng trong nước. Việc quảng bá loại tài sản này tại nước ngoài được thực hiện
theo nhiều phƣơng thức khác nhau, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung...Bài viết
dưới đây tập trung phân tích, bình luận các phƣơng thức, giải pháp quảng bá tài sản trí tuệ
địa phương ra nước ngoài một cách hiệu quả để đầu tư, xúc tiến du lịch Việt Nam. 
pdf 10 trang xuanthi 03/01/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Quảng bá tài sản trí tuệ địa phương ra nước ngoài nhằm đầu tư, xúc tiến du lịch Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_quang_ba_tai_san_tri_tue_dia_phuong_ra_nuoc_ngoai_nha.pdf

Nội dung text: Đề tài Quảng bá tài sản trí tuệ địa phương ra nước ngoài nhằm đầu tư, xúc tiến du lịch Việt Nam

  1. cách tiếp cận nhƣ vậy, bài viết ngoài việc phân tích khái niệm TSTTĐP, sự tác động qua lại giữa TSTTĐP với phát triển du lịch, có 03 nội dung chính: (i) Quảng bá về mặt pháp lý cho TSTTĐP; (ii) Quảng bá về hình ảnh cho TSTTĐP và (iii) Quảng bá về uy tín, chất lƣợng cho TSTTĐP. 2. Tài sản trí tuệ địa phƣơng và mối quan hệ với phát triển du lịch 2.1. Khái niệm tài sản trí tuệ địa phương Không có một định nghĩa riêng, chính thống về TSTTĐP, nằm trong nhóm "tài sản trí tuệ", TSTTĐP là một lĩnh vực hẹp của tài sản trí tuệ gắn liền với các đặc sản, địa danh, ngành nghề truyền thống của vùng, miền. Theo giải thích của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO - World Intellectual Property Organization), tài sản trí tuệ bao gồm các đối tƣợng đƣợc tạo ra bởi “trí tuệ” của con ngƣời nhƣ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, các tác phẩm văn học, nghệ thuật Những đối tƣợng đó đƣợc coi là tài sản bởi nó có thể sinh lợi, lƣu thông trong thƣơng mại và đem lại lợi ích vật chất cho chủ thể nắm giữ, kiểm soát loại tài sản này. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định" “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”2. Từ khái niệm chung về tài sản trí tuệ, TSTTĐP được hiểu khái quát là các đối tượng do trí tuệ của con người tạo ra gắn liền với các địa danh hoặc đặc sản vùng miền và được nhà nước bảo hộ trong một thời gian nhất định. Theo đó TSTTĐP cũng bao gồm tất cả các đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ nói chung thuộc quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và đều có ảnh hƣởng tích cực đến việc phát triển, quảng bá du lịch Việt Nam ra nƣớc ngoài. Ví dụ, đối với quyền tác giả và quyền liên quan, các loại hình nghệ thuật nhƣ Nhã nhạc cung đình Huế"3; Bài chòi Hội An4; Dân ca quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tải tử Nam Bộ, Múa sạp Tây Bắc thực tế đã thù hút đƣợc rất nhiều khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam, giúp cho du lịch Việt Nam ngày càng hấp dẫn và nổi tiếng hơn. Tƣơng tự nhƣ vậy, các sáng chế liên quan đến việc bảo tồn các di sản du lịch nhƣ bảo tồn khu "Phong nha kẻ bảng"; bảo tồn "Rừng quốc gia Cúc Phƣơng" đều đóng góp vai trò quan trọng để 2 khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và năm 2019 3 Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc UNESCO công nhận 2003 4 Bài Chòi Hội An đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản sản văn hóa phi vật thể năm 2017 289
  2. Nhà nƣớc Việt Nam trong thời gian tới: "phát triển du lịch là phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, lâu dài; khắc phục được những tồn tại, bất cập, bảo đảm phát huy lợi thế quốc gia, tiềm năng, thế mạnh du lịch của từng vùng, từng địa phương."7 Quan điểm này xuất phát từ mối quan hệ sẵn có giữa TSTTĐP và du lịch, cụ thể là: Tài sản trí tuệ địa phương tạo ra tính khác biệt, sự độc đáo của một "điểm đến" thu hút khách du lịch quốc tế tới Việt Nam: Các vùng miền Việt Nam có rất nhiều đặc sản nổi tiếng (đặc biệt là các sản phẩm nông sản) đã đƣợc đăng ký bảo hộ là nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể hay chỉ dẫn địa lý (nhƣ "Mật Ong Bạc Hà Mèo Vạc”; Cà phê Buôn Ma Thuộc; Nƣớc mắm Phú Quốc ) Thông qua TSTTĐP để "tiếp thị" những giá trị độc đáo của vùng, miền tới khách du lịch là phƣơng thức phát triển du lịch không quá tốn kém (nhƣ việc xây dựng các khu du lịch nghỉ dƣỡng 4 hay 5 sao) nhƣng lại rất hiệu quả và đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới thực hiện rất thành công. Ví dụ, tại Pháp, sự phát triển và danh tiếng của chỉ dẫn địa lý Champagne cho các sản phẩm rƣợu vang đã thu hút mỗi năm hơn 1,5 triệu lƣợt khách du lịch viếng thăm vùng địa danh cổ Champagne.8 Tƣơng tự nhƣ vậy, vùng Barossa của Öc đã trở nên nổi tiếng bởi các loại rƣợu vang đƣợc sản xuất trong khu vực đó, và làm cho khu vực này trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch yêu thích rƣợu và các loại thực phẩm đi cùng9. Du lịch phát triển là một trong các thành tố quan trọng tạo ra giá trị cho TSTTĐP: Du lịch có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, xúc tiến sản phẩm mang TSTTĐP đến với ngƣời tiêu dùng, tăng giá trị cho TSTTĐP. Du lịch chính là cầu nối để mọi ngƣời biết đến và khai thác TSTTĐP nhiều hơn. Nói một cách hình tƣợng du lịch phát triển đã chắp cánh, nâng đỡ cho TSTTĐP đƣợc bay cao, bay xa. Nhãn hiệu "Bà Nà Hills Moutain Resot" là một ví dụ cho sự tác động qua lại này: “Bà Nà Hills Moutain Resot" đƣợc xem là TSTTĐP thuộc sở hữu của tập đoàn Sun Group, sau khi đăng ký 2009, nhãn hiệu này đã thu hút rất nhiều 7 Điểm a, khoản 2 Điều 1 Quyết định số 933 QĐ/ TTG ngày 14/6/2021 của Thủ tƣớng Chính Phủ “Về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2045”, do-thi/quyet-dinh-933-qd-ttg-2021-phe-duyet-nhiem-vu-lap-quy-hoach-he-thong-du-lich-thoi-ky-2021-2030- 477715.aspx?v=d, truy cập ngày 11/8/2021. 8 Tam Tran, IP Attorney at IPCOM Vietnam (2014), Tài sản trí tuệ cho phát triển du lịch, truy cập ngày 11/8/2021. 9 Tamara Nanayakkara, Counsellor Small and Medium-sized Enterprises Division World Intellectual Property Organization (2011), Role of Intellectual Property in Enhancing the Competitiveness of the Tourism Industry, truy cập ngày 11/8/2011. 291
  3. đảm thực thi: Các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý có uy tín luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên do đặc tính "vô hình" của loại tài sản này nên rất dễ bị xâm phạm bằng cách làm hàng giả, làm hàng nhái TSTTĐP khi đã đƣợc đăng ký tại nƣớc ngoài là cơ sở pháp lý để ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi trên tạo điều kiện để hoạt động du lịch liên quan đến TSTTĐP tại nƣớc ngoài đƣợc diễn ra thuận lợi. Trong số các TSTTĐP thì chỉ dẫn địa lý đƣợc xem là "Di sản thiên nhiên và văn hóa Việt", tính đến năm 2020 có 94 chỉ dẫn địa lý đã đƣợc bảo hộ tại Việt Nam11. Trong thời gian tới với sự tƣ vấn của Cục Sở hữu trí tuệ, các địa phƣơng, các hiệp hội, cần lựa chọn một số chỉ dẫn địa lý đặc trƣng cho từng vùng miền và đăng ký tại nƣớc ngoài. Khi đó các TSTTĐP này sẽ trở thành những "đại sứ du lịch" vô cùng tuyệt vời cho Việt Nam. 3.2. Phương thức đăng ký tài sản trí tuệ địa phương ra nước ngoài Nộp đơn trực tiếp tại quốc gia có nhu cấu được bảo hộ: Chủ sở hữu nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ đối với các TSTTĐP tới các cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài. Quy trình thủ tục nộp đơn, cũng nhƣ các điều kiện để đƣợc cấp văn bằng bảo hộ sẽ thực hiện theo các quy định của pháp luật quốc gia sở tại nơi cấp văn bằng bảo hộ. Ví dụ, để đăng ký TSTTĐP là nhãn hiệu “BaVi Milk-cow” tại Hoa kỳ, chủ sở hữu nhãn hiệu phải thực hiện theo các quy định của luật Hoa kỳ là đạo luật Lanham năm 1946 (đã đƣợc sửa đổi bổ sung): Các chủ thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (trực tuyến, hoặc nộp đơn thông qua các đại diện SHCN ở Việt Nam) tới Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (United States Patent and Trademark Office - USPTO) và USPTO sẽ xem xét việc cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu “BaVi Milk-cow” theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ. Nộp đơn theo các hệ thống đăng ký quốc tế: Đây là phƣơng thức nhanh chóng nhất trong trƣờng hợp chủ sở hữu có nhu cầu đăng ký TSTTĐP cùng một lúc tại nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ TSTTĐP là nhãn hiệu Trà “B‟Lao Lâm Đồng”, việc đăng ký ra nƣớc ngoài sẽ áp dụng Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Mardrid12 hoặc Hệ thống đăng ký nhãn hiệu của Cộng đồng Châu Âu (Community Trade Mark- CTM)13. 11 Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (2021), tlđd. 12 Hệ thống Mardrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu đƣợc điều chỉnh bởi: Thỏa ƣớc Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu có hiệu lực từ năm 1891; Nghị định thƣ liên quan đến Thoả ƣớc Madrid đƣợc thông qua năm 1989 có hiệu lực từ ngày 01.12.1995 và Quy chế thi hành Thoả ƣớc và Nghị định thƣ có hiệu lực từ ngày 01.04.1996. 13 Hệ thống Nhãn hiệu Cộng đồng châu Âu có hiệu lực từ ngày 15.3.1994. 293
  4. bán lẻ trên thế giới nhƣ Vải Lục ngạn (Bắc Giang); Xoài Cát Chu (Đồng Tháp) đã có mặt ở các siêu thị bán lẻ ở Châu Âu, Hoa kỳ, Nhật Bản Đó là thành tựu đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam có tác động lớn đến du lịch. Tuy nhiên việc đầu tƣ xây dựng thƣơng hiệu trong lĩnh vực này vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, có trƣờng hợp nông sản xuất khẩu dƣới dạng thô, gia công ở nƣớc ngoài rồi dán nhãn thƣơng hiệu nƣớc ngoài, hay một số doanh nghiệp Việt Nam đƣa nông sản ra thị trƣờng nƣớc ngoài bằng thƣơng hiệu nƣớc ngoài Trong thời gian tới, với chiến lƣợc mở rộng sản phẩm vùng, miền ra nƣớc ngoài Việt Nam cần xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa mang TSTTĐP của Việt Nam tiến sâu, rộng vào mạng lƣời kinh doanh toàn cầu. Áp dụng công nghệ số để quảng bá TSTTĐP ra nước ngoài: Chuyển đổi số mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đang là xu thế phát triển của thế giới cũng nhƣ của Việt Nam. Theo đó việc quảng bá TSTTĐP ra nƣớc ngoài cũng cần áp dụng công nghệ số, nhƣ sử dụng e- marketing thông qua website và các trang mạng xã hội: Facebook, Instagram, Youtube Tích cực giới thiệu TSTTĐP trên các thiết bị viễn thông cầm tay, số hóa các điểm đến du lịch có gắn liền TSTTĐP, đƣa hàng hóa, sản phẩm mang TSTTĐP lên các sàn giao dịch điện tử Đây là các phƣơng thức không thể thiếu trong thời đại 4.0 để thông tin, hình ảnh về TSTTĐP đƣợc lan tỏa nhanh nhất, rộng nhất tới du khách quốc tế. 4.2. Quảng bá về chất lượng cho tài sản trí tuệ địa phương Thực tế để đầu tƣ, xúc tiến du lịch thông qua TSTTĐP một cách bền vững thì chất lƣợng, uy tín của hàng hóa, sản phẩm mang TSTTĐP phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Theo đó có hai yêu cầu cơ bản đặt ra đặt ra là: Thứ nhất, cần bảo đảm nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về nuôi trồng, sản xuất, chế biến đối với các sản phẩm, hàng hóa mang TSTTĐP: Để TSTTĐP đƣợc ngƣời tiêu dùng/du khách tại nƣớc ngoài luôn tin tƣởng, lựa chọn thì chất lƣợng của sản phẩm, hàng hóa mang TSTTĐP và kỹ năng của ngƣời lao động phải luôn bảo đảm, đáp ứng các tiêu chuẩn chung của quốc tế : "Khi chúng ta xem du lịch hay môi trường đầu tư là những yếu tố quan trọng nhất xây dựng sức mạnh của thương hiệu quốc gia, thì chúng ta mới chỉ chạm đến bề ngoài của sức mạnh đó. Sức mạnh của thương hiệu quốc gia nằm ở nội tại đó là trình độ kỹ năng 295
  5. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Hữu Phí, (2021), Chỉ dẫn địa lý: Một công cụ hữu hiệu nâng cao giá trị nông sản Việt Nam, ttps://ipvietnam.gov.vn/tin-tuc-su-kien/- /asset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/chi-dan-ia-ly-mot-cong-cu-huu-hieu-nang-cao- gia-tri-nong-san-viet-nam, truy cập ngày 24/8/2021. 2. Quốc Hội Việt Nam (2005; sửa đổi bổ sung 2009 và 2019), Luật Sở hữu trí tuệ. 3. Nguyễn Thanh Sơn (2016), Làm thế nào để nâng cao thương hiệu quốc gia, Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, số Đặc san của Báo Khoa học và phát triển. 4. Tam Tran, IP Attorney at IPCOM Vietnam (2014), Tài sản trí tuệ cho phát triển du lịch, truy cập ngày 11/8/2021. 5. Thủ tƣớng Chính Phủ (2021), “Về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021- 2030 tầm nhìn đến 2045”, Quyết định số 933 QĐ/ TTG ngày 14/6/2021 nhiem-vu-lap-quy-hoach-he-thong-du-lich-thoi-ky-2021-2030-477715.aspx?v=d, truy cập ngày 11/8/2021. 6. Tamara Nanayakkara, Counsellor Small and Medium-sized Enterprises Division World Intellectual Property Organization (2011), Role of Intellectual Property in Enhancing the Competitiveness of the Tourism Industry, truy cập ngày 11/8/2021. 297