Đề tài Sử dụng phân tích đa tiêu chí và GIS nhận diện tiềm năng du lịch nông nghiệp huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch kết hợp giữa hoạt động nông nghiệp với phát triển
du lịch. Đánh giá tiềm năng du lịch là một bước quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách
phát triển du lịch nông nghiệp. Nghiên cứu này dựa trên cơ sở kết hợp đồng thời 2 công cụ nghiên
cứu trong đánh giá tiềm năng du lịch (phân tích đa tiêu chí và GIS), từ đó nhận diện các vùng tiềm
năng cho phát triển du lịch nông nghiệp huyện Sóc Sơn. Bài báo cũng đề xuất một số khuyến nghị
nhằm phát triển du lịch nông nghiệp như quy hoạch vùng ưu tiên, đa dạng hóa các hoạt động của
trang trại, các giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng, các dịch vụ… ở các vùng tiềm năng thấp của huyện
Sóc Sơn. 
pdf 9 trang xuanthi 03/01/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng phân tích đa tiêu chí và GIS nhận diện tiềm năng du lịch nông nghiệp huyện Sóc Sơn, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_su_dung_phan_tich_da_tieu_chi_va_gis_nhan_dien_tiem_n.pdf

Nội dung text: Đề tài Sử dụng phân tích đa tiêu chí và GIS nhận diện tiềm năng du lịch nông nghiệp huyện Sóc Sơn, Hà Nội

  1. Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 3(34) – Tháng 9/2021 hợp với từng lãnh thổ [5, 7]. DLNN ở Sóc Sơn còn manh mún, tự phát và thiếu Hiện nay, có một số phương pháp sử dụng đầu tư chiều sâu. cho đánh giá TNDL như: phân tích quyết định Ngoài ra, trên phương diện học thuật, có rất ít đa tiêu chí (MCDA) [2, 3, 5], phương pháp phân công trình nghiên cứu về đánh giá TNDL huyện tích SWOT (cả định tính và định lượng), phương Sóc Sơn và nếu có, các nghiên cứu này chủ yếu pháp M-GAM, phương pháp hồi qui, phương đánh giá mang tính mô tả, định tính hoặc thống pháp đánh giá phân loại [9]. Trong đó phương kê các loại tài nguyên. Do đó, nghiên cứu này sẽ pháp MCDA kết hợp với GIS được sử dụng giúp lượng hóa tiềm năng DLNN theo lãnh thổ, nhiều nhất. Phương pháp này có ưu thế khi sử đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch dụng kết hợp giữa phương pháp chuyên gia, quá định chính sách phát triển DLNN phù hợp cho trình phân tích thứ bậc (AHP) để lựa chọn tiêu Sóc Sơn trong thời gian tới. chí và trọng số của mỗi tiêu chí, phân tích không 2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu gian với công cụ trong GIS để xác định các vùng tiềm năng cho phát triển du lịch [3, 5, 7, 10]. - Cơ sở dữ liệu Sóc Sơn là địa phương có nhiều ưu thế trong Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu phát triển DLNN do nằm gần trung tâm Hà Nội, thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ các có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, hạ tầng kỹ nguồn dữ liệu mở (Bảng 1). Bên cạnh đó, nghiên thuật, tiện ích phục vụ du lịch được đầu tư tương cứu có sử dụng các số liệu thống kê từ Cục đối hiện đại và đồng bộ. Tuy nhiên, sự phát triển Thống kê thành phố Hà Nội. Bảng 1. Danh mục các nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu TT Bản đồ Nguồn 1 Lớp ranh giới hành chính 2 Bản đồ lớp phủ/Land Cover từ ảnh Landsat 8 OLI 3 Bản đồ DEM 4 Bản đồ thủy văn 5 Bản đồ giao thông Bản đồ các vị trí hấp dẫn về văn hóa (di tích lịch sử, công 6 trình kiến trúc), các vị trí hấp dẫn tự nhiên, điểm DLNN, khách sạn - Phương pháp nghiên cứu nguồn dữ liệu mở, được xử lý, biên tập đưa về Bài báo sử dụng phương pháp đánh giá dạng dữ liệu chuẩn; MDCA kết hợp GIS để đánh giá tiềm năng (3) Bước thứ ba: Tiến hành phân tích DLNN huyện Sóc Sơn. Phương pháp này được không gian và phân loại các lớp dữ liệu không tiến hành theo 5 bước: gian trong môi trường GIS, bao gồm: phân (1) Bước thứ nhất: Xác định các tiêu chí và tích mật độ (Kernel density), phân tích điểm cho mức phân loại của từng tiêu chí; khoảng cách (Euclidean distance), tạo vùng (2) Bước thứ hai: Chuẩn bị dữ liệu (các lớp bao (buffer) và chuyển đổi dữ liệu sang định bản đồ). Các dữ liệu được thu thập thông qua dạng raster; 56
  2. Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 3(34) – Tháng 9/2021 Các vùng càng gần sông càng phù hợp với phát triển du Khoảng cách tới các con Sông C6 lịch (sông được xem như yếu tố tự nhiên hấp dẫn DLNN). sông. Thang điểm từ 1 đến 9 điểm. Các điểm đang khai thác Tiềm năng của vùng theo tiêu chí điểm DLNN được đo dựa phát triển DLNN, hoặc các trên mật độ điểm (các vùng có mật độ càng cao thì càng Các điểm DLNN C7 điểm tiềm năng khác như tiềm năng). HTX hữu cơ, HTX nông Thang điểm từ 1 đến 9 điểm. nghiệp công nghệ cao. Khu vực gần bãi rác, khu xử lý rác thải không phù hợp với Các bãi rác, khu xử lý rác phát triển du lịch (khoảng cách tới bãi rác càng xa càng Môi trường C8 thải. tốt). Mức phù hợp nhất được xác định khoảng từ 3 km trở lên. + Xác định trọng số cho các nhân tố theo các nhân tố được so sánh với nhau và tầm quan phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) trọng của mỗi nhân tố tương ứng với điểm số Trọng số của các nhân tố dựa vào phương (Bảng 3). pháp AHP được Saaty (1987) đề xuất. Trong đó Bảng 3. Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng lên tiềm năng du lịch [7] Điểm Tầm quan trọng Giải thích 1 Tầm quan trọng như nhau Hai yếu tố đóng góp bằng nhau cho đối tượng 3 Tầm quan trọng hơn một chút Yếu tố này có đóng góp và tác động hơn so với yếu tố khác 5 Quan trọng hơn nhiều Yếu tố này có đóng góp nhiều hơn so với yếu tố khác 7 Rất quan trọng Yếu tố này có đóng góp nhiều hơn nhiều so với yếu tố khác 9 Cực kỳ quan trọng Yếu tố này có đóng góp nhiều hơn rất nhiều so với yếu tố khác 2,4,6,8 có thể được sử dụng cho các giá trị trung gian Trong phương pháp này, các chuyên gia sẽ λmax là giá trị riêng cao nhất của ma trận so được tham vấn ý kiến về tầm quan trọng giữa 2 sánh cặp đôi. tiêu chí. Trường hợp tầm quan trọng tương đối n: số tiêu chí xem xét. của tiêu chí thứ j so với tiêu chí thứ i sẽ nhận giá Chỉ số CR có giá trị càng nhỏ càng tốt, nếu trị nghịch đảo. Sau đó, một bảng ma trận so sánh CR ≤ 0,1 thì ma trận so sánh cặp đôi có thể chấp cặp đôi và bảng ma trận so sánh cặp đôi được nhận như một ma trận nhất quán; nếu CR > 0,1 chuẩn hóa sẽ được xây dựng, chỉ số CR được tương ứng với ma trận so sánh cặp đôi được cho tính để kiểm tra tính phù hợp của ma trận. là không phù hợp [7]. CR tính theo công thức: CR = CI/RI, trong + Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý đó: Phương pháp này được sử dụng để phân tích RI: chỉ số nhất quán ngẫu nhiên và giá trị này dữ liệu không gian (phân tích mật độ, khoảng được tính sẵn (nếu n = 5, RI = 1,12; n = 7, RI = cách), tạo bản đồ lớp phủ từ ảnh Landsat 8 OLI, 1,32). phân tích chồng lớp (Weight overlay) và công CI: chỉ số nhất quán, tính theo công thức: cụ tính toán trên dữ liệu raster để tạo bản đồ CI = (λmax - 1)/(n - 1), trong đó: tiềm năng. 58
  3. Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 3(34) – Tháng 9/2021 Sóc Sơn có nhiều lợi thế để phát triển DLNN, trại, HTX nông nghiệp hữu cơ, HTX nông không quá xa trung tâm thành phố, diện tích đất nghiệp công nghệ cao có thể phát triển các nông - lâm nghiệp lớn (gần 60% diện tích tự sản phẩm DLNN như các tour thăm nông trại, nhiên); là vùng nông nghiệp truyền thống đang trang trại, thăm quan các cửa hàng nông sản chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình sản xuất hàng hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạt động hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo nông nghiệp. hướng nông nghiệp xanh và sạch. Sóc Sơn có hơn 3.2. Ma trận so sánh cặp đôi và trọng số 210 trang trại, 1559 hợp tác xã (HTX), trong đó, của các tiêu chí 1 HTX sản xuất hữu cơ, 1 HTX nông nghiệp công Sau khi tham vấn ý kiến chuyên gia về tầm nghệ cao, 1 HTX chè VietGap [6]. quan trọng của mỗi tiêu chí, so sánh 7 tiêu chí Đây là các thế mạnh và những điều kiện đánh giá TNDL nông nghiệp, ma trận so sánh cần để phát triển DLNN. Đặc biệt là các trang cặp đôi được xây dựng (Bảng 4). Bảng 4. Ma trận so sách cặp đôi giữa các tiêu chí C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C1 1 3 3 4 0,5 3 0,33 C2 0,33 1 2 1 0,33 2,00 0,5 C3 0,33 0,5 1 0,33 0,25 0,25 0,2 C4 0,25 1 0,33 1 0,14 0,5 0,33 C5 2 5 4 7 1 5 0,5 C6 0,33 0,5 4 2 0,2 1 0,5 C7 3 2 5 3 2 2 1 Nguồn: Tính toán của tác giả. Chỉ số CR được sử dụng để kiểm tra sự phù Tiếp theo, kết quả tính trọng số trong Bảng 5 hợp của ma trận so sánh cặp đôi. Kết quả cho với: C1 (lớp phủ đất) có trọng số là 17%, C2 (các thấy, CI = 0,09, CR = 0,06, thỏa mãn điều kiện vị trí hấp dẫn tự nhiên) là 9%, C3 (các vị trí hấp dẫn (CR < 0,1) [7], do đó, ma trận so sánh cặp đôi văn hóa-lịch sử) là 4%, C4 (khoảng cách tới sông) là phù hợp. là 5%, C5 (tiện ích và dịch vụ) là 28%, C6 (tiếp cận giao thông) là 10%, C7 (điểm DLNN) là 27%. Bảng 5. Trọng số của tiêu chí Hấp dẫn Hấp dẫn Tiện ích và Tiếp cận Điểm Tiêu chí Lớp phủ đất Gần sông tự nhiên văn hóa dịch vụ giao thông DLNN Trọng số (%) 17 9 4 5 28 10 26 Nguồn: Tính toán của tác giả. 3.3. Kết quả đánh giá tiềm năng du lịch chí. Sử dụng công cụ tính toán trên dữ liệu raster nông nghiệp huyện Sóc Sơn đối với tiêu chí môi trường để xác định vùng không Bản đồ tiềm năng DLNN huyện Sóc Sơn được phù hợp cho phát triển DLNN (do nằm trong khu xây dựng dựa vào chồng lớp có trọng số của 7 tiêu vực ảnh hưởng của khu xử lý rác thải Nam Sơn. 60
  4. Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 3(34) – Tháng 9/2021 Trung Giã, Tân Hưng ). Các xã ở vùng này có chỉ ra rằng, DLNN thường gắn với các trang trại ít điểm hấp dẫn, hệ thống dịch vụ và tiện ích du (ở qui mô gia đình hoặc doanh nghiệp). Chỉ ở qui lịch rất hạn chế, hoạt động nông nghiệp không mô này mới có đủ không gian, tiềm lực, khả năng tạo ra điểm nhấn đặc biệt hấp dẫn khách du lịch. huy động nguồn lực, đủ năng lực để tổ chức, quản Do đó, để phát triển DLNN cần đầu tư vào cơ sở trị và duy trì phát triển DLNN bền vững. Ngoài hạ tầng kỹ thuật, thu hút doanh nghiệp và xây ra, DLNN là loại hình du lịch xanh, đòi hỏi hoạt dựng mô hình nông nghiệp xanh, sạch. động nông nghiệp phải chuyển đổi theo hướng Các xã Thanh Xuân, Minh Trí cũng nằm trong xanh mới phù hợp cho phát triển du lịch. vùng có tiềm năng từ trung bình cho đến rất cao. Thứ hai, đa dạng hóa hoạt động của các Mặc dù có ít điểm hấp dẫn, các tiện ích, dịch vụ trang trại nông nghiệp, thiết kế các hoạt động, phục vụ du lịch hạn chế, nhưng lại dễ tiếp cận sản phẩm DLNN để tránh sự trùng lặp giữa các giao thông, đã và đang triển khai mô hình trồng trang trại. rau hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và bắt Kiến nghị này nhằm giải quyết vấn đề phát đầu khai thác một số sản phẩm DLNN. triển DLNN ở Việt Nam cũng như Sóc Sơn hiện Vùng không phù hợp cho phát triển du lịch nay, đó là sự trùng lặp giữa các mô hình và sản chủ yếu thuộc 4 xã (Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng phẩm DLNN. Đa dạng hóa hoạt động của trang Kỳ và Trung Giã) do nằm trong vùng ảnh hưởng trại gắn với hoạt động DLNN vừa giúp các trang của nhà máy xử lý rác thải Nam Sơn. trại tăng thêm thu nhập, vừa giải quyết bài toán 4. Kết luận và khuyến nghị tiêu thụ sản phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng tiềm năng Thứ ba, các vùng tiềm năng thấp và rất thấp cao và rất cao cho phát triển DLNN ở Sóc Sơn vẫn có thể phát triển DLNN nếu được đầu tư chiếm hơn 20% tổng diện tích tự nhiên của hạ tầng, các dịch vụ, tiện ích cũng như xây huyện, vùng tiềm năng trung bình 15,9%, vùng dựng các mô hình nông nghiệp độc đáo để hấp tiềm năng thấp và rất thấp 40,1%, vùng không dẫn du khách. có tiềm năng (không phù hợp) 23,8%. Như vậy, Thực tế cho thấy, Sóc Sơn có nhiều khu vực có thể kết luận rằng, phần lớn diện tích lãnh thổ có tiềm năng nhưng thiếu một số điều kiện nhất huyện Sóc Sơn là phù hợp với phát triển DLNN. định. Để DLNN phát triển thuận lợi, Sóc Sơn Tuy nhiên, hiện nay các tiềm năng này vẫn vẫn có thể mở rộng các vùng tiềm năng (bằng chưa được khai thác hiệu quả. Từ kết quả nghiên các biện pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng mô cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị cho phát hình nông nghiệp gắn với phát triển DLNN). triển DLNN huyện Sóc Sơn: Thứ tư, xây dựng qui hoạch các vùng ưu tiên Thứ nhất, tập trung ưu tiên phát triển DLNN cho phát triển DLNN dựa vào phân vùng tiềm ở các vùng có tiềm năng cao, trong đó xây dựng năng DLNN. mô hình DLNN gắn với trang trại, HTX, công ty Qui hoạch vùng ưu tiên cho phát triển DLNN nông nghiệp theo hướng sản xuất xanh, sạch mới tạo cơ sở pháp lý đủ mạnh để hiện thực hóa và/hoặc công nghệ cao. mục tiêu phát triển DLNN và thu hút các doanh Kinh nghiệm phát triển DLNN trên thế giới nghiệp, người dân đầu tư phát triển, cũng như 62