Đề tài Tác động của du lịch cộng đồng đối với người dân ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá các tác động của hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại xã Sơn
Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn
nghiên cứu một cách bền vững. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia,
nhà quản lý du lịch, lãnh đạo chính quyền địa phương và điều tra bằng bảng câu hỏi người dân tại xã Sơn
Trạch, huyện Bố Trạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của DLCĐ đã cải thiện đáng kể thu nhập của
người dân và tạo nhiều việc làm; gia tăng hình ảnh của địa phương. Tuy vậy, sự phát triển của DLCĐ cũng đã
gây ra một số tác động tiêu cực như gia tăng giá cả đất đai, hàng hóa dịch vụ và nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường. Để hạn chế các tác động tiêu cực của du lịch cộng đồng, chính quyền địa phương cần xây dựng quy
hoạch trên địa bàn xã, tăng cường đào tạo các kỹ năng trong quản lý du lịch và tăng cường sự phối hợp của các
bên liên quan trong phát triển DLCĐ.


 

pdf 7 trang xuanthi 03/01/2023 520
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tác động của du lịch cộng đồng đối với người dân ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_tac_dong_cua_du_lich_cong_dong_doi_voi_nguoi_dan_o_xa.pdf

Nội dung text: Đề tài Tác động của du lịch cộng đồng đối với người dân ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2. Tổng quan nghiên cứu Thuật ngữ du lịch cộng đồng (Community Based Tourism) bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20 và được nhiều tác giả định nghĩa khác nhau căn cứ vào nhiều góc nhìn khác nhau. Theo bộ tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN (ASEAN Community Based Tourism Standard) thì du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội, chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương Du lịch cộng đồng nhấn mạnh sự phát triển của cộng đồng địa phương và cho phép người dân có quyền tham gia và kiểm soát lớn hơn đối với sự vận hành và phát triển du lịch tại địa phương, đồng thời họ cũng là lực lượng chia sẻ nhiều lợi ích hơn từ hoạt động du lịch. Trong quá trình phát triển DLCĐ, các thành viên cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch của cộng đồng mình. Các lợi ích được chia đều cho các bên bao gồm các công ty lữ hành và các thành viên cộng đồng. Phát triển DLCĐ đòi hỏi phải tôn trọng bản sắc văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên; các bên tham gia (doanh nghiệp, cộng đồng) phải có trách nhiệm đóng góp duy tu, cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hoạt động dân sinh từ nguồn thu hoạt động DLCĐ. Cộng đồng phải chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương mình; đồng thời phải biết sáng tạo trong nắm bắt nhu cầu du khách để chủ động cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và công bằng. Sự phát triển của du lịch cộng đồng có nhiều tác động đến người dân địa phương. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Nga & Nguyễn Hồng Vân (2019), khi du lịch cộng đồng phát triển sẽ góp phần tạo việc làm tại địa bàn có tài nguyên du lịch. Không phải chỉ có những người trong độ tuổi lao động, mà cả những người ngoài tuổi lao động như trẻ em, người già và những người khuyết tật đều có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Việc làm được tạo ra ngay từ khi xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đến khi các điểm, khu du lịch đi vào hoạt động [3]. Phát triển du lịch sẽ đánh thức các nghề thủ công truyền thống tại địa bàn, có thêm điều kiện phục hồi và phát triển hơn, làm tăng thêm thu nhập của người dân trong cộng đồng [7]. Phát triển du lịch còn góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng, viễn thông, công nghiệp, nông nghiệp, phát triển theo. Các ngành này phát triển sẽ tăng nguồn thu ngân sách địa phương thông qua các khoản nộp thuế của các doanh nghiệp [4]. Thu ngân sách của địa phương tăng, chính quyền địa phương sẽ có thêm các khoản cân đối ngân sách phục vụ cho công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, mạng lưới giao thông công cộng, điện, nước, thông tin Đ c biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện nhu cầu ăn nghỉ, lưu trú, đi lại, vận chuyển, thông tin liên lạc của du khách và những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động tăng lên. Hạ tầng cơ sở phát triển sẽ cải thiện cuộc sống người nghèo, tăng khả năng tiếp cận với nước sạch, điện, đường giao thông, giáo dục, truyền thông, y tế [8]. Cùng với sự phát triển du lịch thì văn hóa du lịch cũng được hình thành do sự tác động lẫn nhau giữa các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, bao gồm tài nguyên du lịch, khách du lịch, dân cư nơi khách đến, chính quyền địa phương và doanh nghiệp du lịch. Khi đi du lịch, khách thường tiếp xúc với dân cư địa phương; qua đó, văn hóa của cả khách du lịch và của cộng đồng dân cư nơi khách đến được trau dồi và nâng cao. Du lịch tạo khả năng cho con người mở mang, tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội [9]. Tuy nhiên, du lịch cũng tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của cộng đồng; trước tiên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Dòng khách du lịch tăng lên nếu không quản lý tốt sẽ dẫn đến thương mại hóa, tầm thường hóa văn hóa bản địa; sự phỏng cổ tùy tiện trong kiến trúc, trong biểu diễn, trong tôn tạo duy tu bảo dưỡng các di tích không theo nguyên bản sẽ gây ra sự thương tổn nghiêm trọng đối với nền văn hóa bản địa [7]. Bên cạnh đó, môi trường tự nhiên sẽ ô nhiễm do khai thác quá tải tài nguyên du lịch tự nhiên, khai thác động thực vật quý hiếm, xả rác và nước thải, gây tiếng ồn, sử dụng quá mức nước sạch, làm biến động hệ sinh thái, nhất là giảm thiểu tính đa dạng sinh thái khi du lịch phát triển, số lượng du khách tăng lên quá tải [6]. Du lịch cộng đồng cũng dễ gây ra nhiều nguy cơ như tăng chi 1215
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 4.3. Đánh giá tác động tích cực của các hoạt động du lịch cộng đồng Nằm trong vùng lõi của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hoạt động du lịch cộng đồng có tác động đến nhiều khía cạnh của người dân địa phương bao gồm kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Để đánh giá những tác động của du lịch cộng đồng đối với người dân, nghiên cứu này sử dụng thang đo likert 5 bậc để đánh giá cảm nhận của người dân đối với tác động của du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, thông qua các cuộc phỏng vấn sâu, những tác động cụ thể cũng sẽ được phân tích một cách chi tiết. Về khía cạnh kinh tế, số liệu Bảng 1 cho thấy du lịch tác động lớn nhất đến khả năng thu hút đầu tư vào địa phương. Theo Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, lượng du khách đến du lịch, khám phá tại Di sản thiên nhiên thế giới đạt trên 460.337 lượt (tăng 7,2% so với cùng kỳ); trong đó, khách trong nước đạt gần 364.358 lượt người (tăng 4%) và khách quốc tế 95.979 lượt (tăng 21,3%). Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, rất nhiều người dân tại địa phương đã xây dựng các mô hình homestays để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách. Một số công ty du lịch đã mở rộng quy mô đầu tư chỗ ở; phương tiện đi lại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Tuy vậy, sự phát triển quá nóng và thiếu quy hoạch của các mô hình homestays cũng đã dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh và giảm chất lượng phục vụ. 3,65 Du lịch làm tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm địa phương Phát triển du lịch thúc đẩy đổi mới, tăng kỹ năng kinh 3,15 doanh cho người dân địa phương Du lịch tạo cơ hội phát triển các hoạt động kinh doanh nhỏ 4,02 cho người dân địa phương 4,65 Phát triển du lịch góp phần thu hút đầu tư vào địa phương 4,21 Du lịch gia tăng thu nhập cho người dân địa phương Phát triển du lịch tạo nhiều cơ hội cho người dân bán các 2,81 sản phẩm truyền thống Phát triển du lịch tạo thêm nhiều việc làm cho người dân 4,01 địa phương 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 Biểu đồ 1: Tác động tích cực của du lịch đối với kinh tế Tác động đối với việc làm và thu nhập cho người dân địa phương được thể hiện khá rõ nét. Sự bùng nổ về du khách đến thăm khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng trong những năm gần đây đã tạo cơ hội cho người dân địa phương tăng thu nhập và tạo việc làm. Đa số người dân tham gia phỏng vấn đều cảm nhận rằng người dân đã có cơ hội tăng thêm thu nhập nhờ sự phát triển của du lịch (điểm đánh giá trung bình là 4,21). Người dân địa phương đã được tăng thêm thu nhập từ các hoạt động cho thuê chỗ ở, chở khách đi tham quan, bán các nông sản địa phương. Bên cạnh đó, sự phát triển của các loại hình dịch vụ du lịch cũng đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương (điểm đánh giá 4,01) như vận chuyển, bán đồ lưu niệm, kinh doanh nhà hàng, lưu trú. Phát triển mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Sơn Trạch không những giúp người kinh doanh mô hình này mang lại nhiều lợi ích mà còn giúp các ngành nghề khác phát triển theo. Chẳng hạn, với sự gia tăng nhu cầu thực phẩm cho khách du lịch đã thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Thời gian qua, nhờ nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội huyện Bố Trạch, nhiều hộ nghèo có cơ hội tham gia vào phát triển du lịch cộng đồng tại xã. Các ngành nghề được người dân ưu tiên đầu tư chủ yếu là đóng thuyền du lịch, nuôi cá lồng, mở nhà hàng, quán ăn, bán đồ lưu niệm, dịch vụ ảnh nhanh cho du khách. Vì vậy, du lịch giúp thúc đẩy đổi mới tăng kỹ năng kinh nghiệm kinh doanh cho người dân, tạo cơ hội phát triển kinh doanh cho người dân địa phương. 1217
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Du lịch làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo tại địa phương 3,22 Du lịch gây ô nhiễm rác thải 4,21 Du lịch gây ô nhiễm không khí, dòng sông và tạo ra nhiều tiếng ồn 3,65 Du lịch gây ách tắc gia thông 3,01 Du lịch làm tăng tỉ lệ tội phạm 3,54 Du lịch làm thay đổi lối sống địa phương 2,31 Du lịch là nguyên nhân gây tàn phá các thắng cảnh địa phương 2,53 Du lịch làm biến đổi giá trị truyền thống của địa phương 2,93 Du lịch làm tăng giá nhà, giá đất 4,41 Du lịch làm tăng giá hàng hóa dịch vụ 4,52 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 Biểu đồ 3: Tác động tiêu cực của du lịch cộng đồng Hiện nay, việc phát triển nhanh các mô hình du lịch cộng đồng đang là điểm nhấn ở Phong Nha. Tuy nhiên, việc xây dựng các mô hình homestays theo tính tự phát nên chất lượng chưa đáp ứng đúng theo yêu cầu. Trong thời gian vừa qua, để thu hút khách du lịch các chủ nhà kinh doanh đã hạ giá phòng nên chất lượng dịch vụ có khuynh hướng giảm xuống, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch địa phương. Vì vậy, theo ý kiến một số nhà quản lý địa phương và các chuyên gia du lịch, ở khu vực xã Sơn Trạch, không nên xây dựng thêm homestay mà chú trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đào tạo kỹ năng quản lý, ngoại ngữ cho nhân viên các đơn vị kinh doanh du lịch. Hiện tại ở các Homestays giá cả các hàng hóa, dịch vụ còn chưa thống nhất, điển hình vào các dịp lễ hội thì hiện tượng phá giá diễn ra khá phổ biến. Do đó, các cơ sở kinh doanh cần niêm yết giá, liên kết để chia sẽ các lợi ích trong quá trình phát triển. Nguy cơ gây ô nhiễm rác thải cũng là một vấn đề được người dân quan tâm. Do vị trí địa lý khá thuận lợi nên hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều nằm ở trên địa bàn xã Sơn Trạch. Với sự gia tăng ngày càng nhanh chóng của số lượng du khách và sự hạn chế của công nghệ xử lý chất thải thì nguy cơ ô nhiễm môi trường đ c biệt là ô nhiễm nguồn nước sông Son – con sông chính chảy qua địa bàn xã ngày càng tăng. Vì vậy, vấn đề quản lý môi trường cần được quan tâm nhiều hơn. 5. Kết luận và một số gợi ý chính sách Phát triển DLCĐ trên địa bàn xã Sơn Trạch đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương đ c biệt là vấn đề thu nhập và việc làm. Sự gia tăng của lượng khách du lịch trong thời gian gần đây đã làm tăng nhu cầu về vật tư, hàng hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế có liên quan, đ c biệt là nông nghiệp. Bên cạnh đó, sự phát triển của DLCĐ cũng đã làm gia tăng hình ảnh của địa phương. Tuy vậy, sự phát triển khá nhanh chóng và thiếu quy hoạch của các loại hình DLCĐ; cơ sở kinh doanh lưu trú và thiếu hụt các kỹ năng quản lý du lịch đã tạo ra những tác động tiêu cực cho người dân địa phương như: gia tăng giá cả đất đai, hàng hóa dịch vụ; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo sự phát triển các hoạt động DLCĐ một cách bền vững, cần thực hiện một số giải pháp như: - Chính quyền xã cần hoàn thiện các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch chi tiết cho những điểm tham quan du lịch, từng khu du lịch và hạ tầng du lịch, từ đó thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia vào du lịch cộng đồng. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện các quy định của luật pháp. 1219