Đề tài Tạo lập, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ địa phương tại tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp
Gia Lai là tỉnh có vị trí rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của vùng Tây Nguyên. Nguồn tài nguyên du
lịch của tỉnh phong phú, đa dạng; có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, nhiều thắng cảnh
đẹp; khí hậu mát mẻ, trong lành và có nền văn hóa bản địa đặc sắc với “Không gian văn hóa
Cồng chiêng Tây Nguyên”… Các tài sản trí tuệ địa phƣơng đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra điểm khác biệt của Gia Lai, đồng thời là cách thức bảo tồn và khai thác nguồn tài
sản vô hình này một cách hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ một số ít các tài sản trí tuệ địa
phƣơng đó mới đƣợc đăng ký và khai thác hiệu quả trong kinh tế cũng nhƣ phát triển du
lịch. Bài viết phân tích thực trạng đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng đồng thời
gợi mở một số hƣớng đi để gắn kết chiến lƣợc khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng và chiến
lƣợc phát triển kinh tế - xã hội - du lịch ở Gia Lai
xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của vùng Tây Nguyên. Nguồn tài nguyên du
lịch của tỉnh phong phú, đa dạng; có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, nhiều thắng cảnh
đẹp; khí hậu mát mẻ, trong lành và có nền văn hóa bản địa đặc sắc với “Không gian văn hóa
Cồng chiêng Tây Nguyên”… Các tài sản trí tuệ địa phƣơng đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra điểm khác biệt của Gia Lai, đồng thời là cách thức bảo tồn và khai thác nguồn tài
sản vô hình này một cách hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ một số ít các tài sản trí tuệ địa
phƣơng đó mới đƣợc đăng ký và khai thác hiệu quả trong kinh tế cũng nhƣ phát triển du
lịch. Bài viết phân tích thực trạng đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng đồng thời
gợi mở một số hƣớng đi để gắn kết chiến lƣợc khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng và chiến
lƣợc phát triển kinh tế - xã hội - du lịch ở Gia Lai
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tạo lập, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ địa phương tại tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_tai_tao_lap_bao_ho_va_phat_trien_tai_san_tri_tue_dia_phuo.pdf
Nội dung text: Đề tài Tạo lập, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ địa phương tại tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp
- intellectual property, and suggests some directions to combine the strategy of exploiting local intellectual property and the strategy of socio-economic development - tourism in Vietnam. Gia Lai. Keywords: intellectual property; local; certification mark; collective mark; geographical indication; Gia Lai. 1. Tiếp cận thuật ngữ tài sản trí tuệ và tài sản trí tuệ địa phƣơng 1.1. Tài sản trí tuệ Cùng với sự phát triển của chế định sở hữu trí tuệ (SHTT), thuật ngữ “tài sản trí tuệ” ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến và hiện diện trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, kể cả các văn bản quy phạm pháp luật. Điển hình nhƣ quy định về khái niệm “quyền SHTT” trong Luật SHTT với việc lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “tài sản trí tuệ”một cách có chủ định: “Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng” (Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009). Tuy nhiên, Luật SHTT lại không làm rõ khái niệm “tài sản trí tuệ” để làm cơ sở cho việc hiểu về quyền SHTT và có vẻ nhƣ đây là một khái niệm đƣợc thừa nhận chung. Thực tế không đơn giản nhƣ vậy vì từ khái niệm quyền SHTT nêu trên có thể nhận thấy quyền SHTT và tài sản trí tuệ là hai phạm trù liên quan mật thiết đến nhau nhƣng không phải là sự đồng nhất, tài sản trí tuệ là khái niệm tổng quát và bao trùm quyền SHTT3. Tài sản trí tuệ (intellectual asset) thƣờng đƣợc hiểu là tất cả các sản phẩm của hoạt động trí tuệ: các ý tƣởng, các tác phẩm sáng tạo văn học/nghệ thuật, các công trình khoa học, các sáng chế,phần mềm máy tính, Có thể nói, tài sản trí tuệ là một dạng tài sản vô hình. Ngoài các đặc tính chung nhƣ các dạng tài sản vô hình khác, các tài sản trí tuệ lại có các đặc tính riêng, đó là tính sáng tạo và đổi mới (là một đối tƣợng mới đƣợc tạo ra hoặc là một đối tƣợng đã có nhƣng đƣợc bổ sung cái mới). Đồng thời, tài sản trí tuệ cũng là khái niệm đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ kế toán, đầu tƣ, quản trị. Tuy cách tiếp cận khác nhau nhƣng tài sản trí tuệ đƣợc hiểu một cách chung nhất, “là tài sản vô hình của doanh nghiệp, có khả năng tạo ra giá trị cho 3 Lê Thị Thu Hà, Phạm Văn Chiến (2016), Tác động của tài sản trí tuệ địa phương đến sự hài lòng của du khách tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số tháng 5/2016 314
- thƣơng hiệu địa phƣơng, nhƣ Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, chợ tình Sapa Có thể thấy, trong ba nhóm đối tƣợng trên, thƣơng hiệu gắn với điểm đến thƣờng là yếu tố trung tâm, kết hợp với các yếu tố đặc trƣng khác của địa phƣơng nhƣ sản phẩm đặc sản và văn hóa truyền thống, tạo thành dấu hiệu nhận biết tổng thể về địa phƣơng đó, hay còn gọi là thƣơng hiệu địa phƣơng. 2. Công tác quản lý về tài sản trí tuệ ở Gia Lai những năm qua 2.1. Kết quả thực hiện về sở hữu trí tuệ Từ năm 2010 đến 2020, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức 10 lớp tập huấn quy mô cấp tỉnh cho 1.200 học viên; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 01 lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ cho hơn 500 nữ cán bộ, hội viên và phối hợp với các địa phƣơng tổ chức 17 lớp tập huấn quy mô cấp huyện, thị xã, thành phố cho hơn 2.000 học viên về nội dung xây dựng, bảo hộ, quản lý và khai thác nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng kiến kỹ thuật, giải pháp hữu ích nhằm nâng góp phần cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh tại tỉnh Gia Lai về tạo lập, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tính tới thời điểm hiện nay, Sở đã hƣớng dẫn hơn 2.000 cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; 20 cơ sở đăng ký kiểu dáng công nghiệp; 05 sáng kiến kỹ thuật; 02 chỉ dẫn địa lý, 07 nhãn hiệu chứng nhận và 01 nhãn hiệu tập thể. Đồng thời, đã hơn 400 nhãn hiệu đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ và 848 nhãn hiệu đƣợc chấp nhận đơn hợp lệ. Về công tác tuyên truyền, Sở đã phát hành 2.000 cuốn Sổ tay hƣớng dẫn đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích; 2.000 quyền Sổ tay hƣớng dẫn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; 2.000 quyển Sổ tay hƣớng dẫn đăng ký nhãn hiệu; 200 cuốn Đăng bạ Nhãn hiệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai; phát hành Cẩm nang hƣớng dẫn đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích với số lƣợng 3.000 cuốn. Giai đoạn 2011-2020, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Báo Gia Lai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và đại diện cơ quan thƣờng trú các bào, đài trên địa bàn tỉnh Gia Lai thực hiện trên 200 lƣợt hoạt động tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật về sở hữu trí 316
- dẫn sở hữu trí tuệ là hết sức cần thiết nhằm khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm/dịch vụ. Đối với hoạt động tuyên truyền về sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai đã thực hiện công tác đào tạo, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về SHTT bám sát thực tế của địa phƣơng và chuyển tải kịp thời các thông tin về hoạt động sở hữu trí tuệ đến đông đảo mọi tầng lớp trong tỉnh, góp phần đƣa hoạt động sở hữu trí tuệ tới khắp các vùng miền, làng xã, doanh nghiệp và các tổ chức trên địa bàn tỉnh. Cũng thông qua hoạt động tuyên truyền về sở hữu trí tuệ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hoạt động sở hữu trí tuệ đã và đang đƣợc phổ biến tới tất cả mọi tầng lớp, góp phần kích thích sự đầu tƣ của xã hội, chính quyền các địa phƣơng về hoạt động xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ. Thông qua các lớp tập huấn, tuyên truyền trên các phƣơng tiện truyền thông, nhận thức về lĩnh vực sở hữu công nghiệp của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, tổ hợp tác đƣợc nâng cao. Các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận, trang bị kiến thức về các đối tƣợng sở hữu công nghiệp nhằm tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm, dịch vụ cũng nhƣ tự bảo vệ mình chống lại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong quá trình quản lý sử dụng và phát triển các đối tƣợng sở hữu công nghiệp đƣợc bảo hộ. Các tin, bài tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ đã đƣợc triển khai, duy trì thƣờng xuyên, liên tục và có chiều sâu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đã góp phần tạo chuyển biến tích cực nhận thức của các cấp, ngành, toàn xã hội về sở hữu trí tuệ. 3. Đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng TSTT địa phƣơng mang bản chất là sáng tạo trí tuệ, đƣợc quản trị theo quy trình quản trị tài sản trí tuệ, theo đó TSTT đƣợc tạo ra, xác lập quyền, khai thác và bảo vệ (WIPO, 2014): thƣơng hiệu gắn với địa danh, các sản phẩm đặc sản và tri thức truyền thống và văn hóa. 3.1. Việc đăng ký bảo hộ các thương hiệu gắn liền với địa danh Các tên gọi trở thành thƣơng hiệu du lịch khi gắn với thắng cảnh tự nhiên hoặc công trình kiến trúc của điểm đến nhƣ vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, chùa Một Cột và các biểu tƣợng, hình ảnh đi kèm. 318
- - Các tài sản trí tuệ địa phương đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới: Tính đến cuối tháng 12/2015, Việt Nam có 6 di sản văn hóa thế giới và 10 di sản văn hóa phi vật thể đƣợc UNESCO công nhận, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Có thể thấy, các chứng nhận di sản văn hóa thế giới và di sản văn hóa phi vật thể luôn gắn liền với các địa danh, vì vậy là yếu tố quan trọng gắn với thƣơng hiệu du lịch. - Đối với văn hóa vật thể: Nhóm này có thể bao gồm các di tích khảo cổ, các di tích lịch sử, các di tích văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh gắn liền với truyền thống văn hóa, các công trình văn hóa, xây dựng và thành tựu quan trọng. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay có 21 di tích lịch sử đƣợc xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa. Trong đó có 13 di tích đã đƣợc xếp hạng là di tích cấp quốc gia (Gồm tại Pleiku có Di tích thắng cảnh Biển Hồ và Di tích Nhà Lao Pleiku. Tại Đak Pơ có Di tích chiến thắng Đak Pơ và Di tích Hòn đá ông Nhạc. Tại Ayun Pa có Di tích chiến thắng đƣờng 7 Sông Bờ. Tại Chƣ Prông có Di tích chiến thắng Pleime. Tại Phú Thiện có Di tích Plei Ơi. Tại Kbang có Di tích làng kháng chiến Stơr, Di tích Vƣờn Mít, cánh đồng Cô Hầu. Tại Kông Chro có Di tích Nền Nhà, Hồ nƣớc, Kho tiền ông Nhạc. Tại An Khê có Di tích Luỹ An Khê, An Khê Đình, An Khê Trƣờng và Gò Chợ; Di tích Miếu Xà - Cây Ké phất cờ - Cây Cầy nổi trống; Di tích Hòn Bình - Hòn Nhƣợc - Hòn Tào - Gò Kho - Xóm Ké). Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có 8 di tích đã đƣợc xếp hạng là di tích cấp tỉnh (Gồm tại Pleiku có Di tích điểm đón Thƣ Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam họp tại Pleiku năm 1946, Di tích lịch sử căn cứ địa cách mạng Khu 9 xã Gào, Di tích Đền tƣởng niệm Liệt sĩ Hội Phú. Tại Kbang có Di tích Căn cứ địa Khu 10, Di tích vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947. Huyện Đức Cơ có Di tích chiến thắng Chƣ Ty. Tại Đak Đoa có Di tích Khu lƣu niệm Anh hùng Wừu. Tại An Khê có Di tích khảo cổ thời đại đồ đá cũ Rộc Tƣng, Gò Đá). Có thể thấy, 21 di tích kể trên đều là các tài sản trí tuệ có khả năng đƣợc khai thác nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế hay du lịch. - Đối với nhóm văn hóa phi vật thể: 320
- Việc khai thác các tài nguyên TSTT địa phƣơng tại Gia Lai có thể đƣợc thực hiện thông qua một trong ba mô hình: mô hình quản lý tập trung; mô hình khai thác tập thể và mô hình xã hội hóa6. 4.1. Mô hình quản lý tập trung Mô hình quản lý tập trung đƣợc áp dụng tại nhiều địa phƣơng của Việt Nam đối với việc khai thác TSTT địa phƣơng cho phát triển kinh tế nói chung và cho phát triển du lịch nói riêng. Theo mô hình này, một cơ quan nhà nƣớc sẽ đƣợc giao trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị của các TSTT địa phƣơng. Cơ quan nhà nƣớc này có thể là: - Ban quản lý di tích/di sản: đây là việc quản lý tập trung đƣợc áp dụng đối với di sản đã đƣợc xếp hạng. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho quá trình quản lý, các cơ quan này có thể thành lập nên các ban quản lý di tích, di sản ở các cấp độ khác nhau, nhƣ ban quản lý di tích, di sản cấp tỉnh; cấp huyện hay cấp xã. Sau khi đƣợc thành lập, ban quản lý di tích/di sản là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc khai thác các giá trị của di tích/di sản. - Ủy ban nhân dân các cấp: Ngoài các TSTT địa phƣơng tồn tại dƣới dạng là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thƣờng đƣợc quản lý, khai thác bởi ban quản lý di sản/di tích, Ủy ban nhân dân các cấp có thể tham gia vào quản lý và khai thác một số TSTT địa phƣơng khác, nhất là trong việc đăng ký bảo hộ cho một số nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý. Sự tham gia này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, quản lý, bảo tồn cũng nhƣ phát huy giá trị của TSTT địa phƣơng nhờ vào khả năng kết hợp với các cơ quan nhà nƣớc có liên quan khác để thực hiện các công việc đó. 4.2. Mô hình khai thác tập thể Đây là mô hình thứ hai có thể sử dụng để khai thác các TSTT địa phƣơng để phát triển du lịch. Theo mô hình này, tập thể các chủ sở hữu TSTT địa phƣơng là chủ thể đứng ra quản lý, khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị của chính TSTT địa phƣơng mà mình sở hữu. Mô hình này thƣờng đƣợc áp dụng cho các làng nghề, các đặc sản địa phƣơng cũng nhƣ một số nhãn hiệu tập thể đã đƣợc đăng ký bảo hộ dƣới dạng đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp. Trên toàn quốc, nhiều làng nghề đã đƣợc khai thác cho phát triển du lịch. Các sản phẩm đặc trƣng của làng nghề đều đƣợc khai thác một cách tập thể bởi chính các thành viên của 6 UBND tỉnh Gia Lai, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Gia Lai, 2015 322
- Nhìn chung, hoạt động quản lý nhà nƣớc về SHTT nói chung và việc tạo lập, bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ, nhất là tài sản trí tuệ địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Gia Lai những năm đƣợc duy trì ổn định và có những bƣớc chuyển biến tích cực. Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai đã phối hợp với Cục SHTT và các địa phƣơng trong tỉnh thực hiện nhiều biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển trong lĩnh vực này và đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận. Việc đƣa vào sử dụng Thƣ viện số trực tuyến về sở hữu công nghiệp trên trang web của Cục SHTT đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ của Sở tƣ vấn chính xác hơn và hoạt động tƣ vấn, xác lập và bảo vệ quyền SHTT đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Gia Lai cũng đã triển khai nhiều hoạt động để đƣa SHTT đến gần ngƣời dân, các doanh nghiệp; thực hiện xã hội hóa công tác đầu tƣ cho bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ, cũng nhƣ nâng cao nhận thức của ngƣời dân về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ. Trong thời gian tới, công tác quản lý nhà nƣớc về tài sản trí tuệ và tài sản trí tuệ địa phƣơng sẽ đƣợc ngành Khoa học và Công nghệ Gia Lai tiến hành sâu rộng hơn nhằm góp phần mang lại những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm, dịch vụ, du lịch, nâng cao thu nhập của doanh nghiệp và ngƣời dân Gia Lai./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 2. Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009. 3. Lev B. (2001), Intangibles, Brookings Institution Press, Washington. 4. Lê Ngọc Lâm, Lê Thị Thu Hà (2016), Đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016 5. Lê Thị Thu Hà (2016), Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ địa phương ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ. 324