Đề tài Thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe trên thế giới và những vấn đề đặt ra cho du lịch Việt Nam - Nguyễn Hoàng Mai - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

Du lịch chăm sóc sức khoẻ có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hoá hệ
thống sản phẩm, dịch vụ du lịch của một điểm đến, đồng thời thu hút thị trường
khách du lịch là những người có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Thị trường
du lịch chăm sóc sức khoẻ có những đặc điểm, quy mô khác biệt so với thị trường
du lịch truyền thống thông thường. Phân tích và hiểu biết về thị trường du lịch
chăm sóc sức khoẻ trên thế giới và những xu thế mới trong tương lai sẽ giúp ngành
du lịch Việt Nam tận dụng lợi thế tài nguyên và cơ hội phát triển loại hình du lịch
này hiệu quả, mang tính cạnh tranh cao. 
pdf 12 trang xuanthi 03/01/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe trên thế giới và những vấn đề đặt ra cho du lịch Việt Nam - Nguyễn Hoàng Mai - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_thi_truong_du_lich_cham_soc_suc_khoe_tren_the_gioi_va.pdf

Nội dung text: Đề tài Thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe trên thế giới và những vấn đề đặt ra cho du lịch Việt Nam - Nguyễn Hoàng Mai - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

  1. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch khỏe, spa và khóa tu đang ngày càng cung cấp các hoạt động liên quan đến các thực hành tâm linh phi tôn giáo như yoga hoặc thiền định. Vào năm 2017, tại phiên họp lần thứ 22 của Đại Hội đồng Tổ chức Du lịch Thế giới, tổ chức tại Trung Quốc, đã thừa nhận định nghĩa khuyến nghị cho du lịch sức khoẻ, du lịch chăm sóc sức khoẻ, du lịch y tế. Theo UNWTO, du lịch sức khỏe bao gồm những loại hình du lịch có động cơ chính nhằm nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần và/hoặc tâm linh của khách du lịch thông qua các hoạt động y tế và sức khỏe thỏa mãn nhu cầu và các hoạt động của họ để nên tốt hơn với tư cách là cá nhân trong môi trường và xã hội. Du lịch sức khỏe là thuật ngữ bao trùm cho các loại hình phụ: du lịch chăm sóc sức khỏe và du lịch chữa bệnh. Du lịch chăm sóc sức khỏe là loại hình du lịch nhằm cải thiện và cân bằng tất cả các lĩnh vực chính của đời sống con người bao gồm thể chất, tinh thần, tình cảm, nghề nghiệp, trí tuệ và tâm linh. Động lực chính cho khách du lịch chăm sóc sức khỏe là tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, chủ động, nâng cao lối sống như thể dục, ăn uống lành mạnh, thư giãn, chăm sóc và chữa bệnh. Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho khách du lịch thường bao gồm: Làm đẹp và chống lão hóa; Ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng và giảm cân; Tập thể dục và trí óc; Du lịch chăm sóc sức khỏe; Phòng chống bệnh tật; Thuốc bổ sung và thuốc thay thế; Spa; Suối khoáng nóng Du lịch y tế là loại hình du lịch bao gồm một chuyến đi bên ngoài môi trường thông thường, trong nước hoặc quốc tế, để sử dụng các dịch vụ chữa bệnh (cả xâm lấn và không xâm lấn), có thể bao gồm chẩn đoán, điều trị, chữa bệnh, phòng ngừa và phục hồi chức năng. Các dịch vụ du lịch y tế có thể gồm: Giải phẫu thẩm mỹ; Điều trị sinh sản (IVF); Chăm sóc nha khoa; Điều trị ung thư; Điều trị các bệnh về xương khớp, bệnh mắt, bệnh tim, bệnh về thần kinh; Phẫu thuật ghép tạng Tại Việt Nam, theo Luật Du lịch (2017), dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho khách du lịch là những loại hình dịch vụ do các tổ chức, cá nhân trên cơ sở khai thác giá trị y học cổ truyền, y học hiện đại cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhằm phục vụ nhu cầu về nâng cao sức khoẻ thể chất, tinh thần của khách du lịch. Do đó, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp trên cơ sở khai thác giá trị y học cổ truyền, y học hiện đại. Để đảm bảo việc quản lý chất lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho khách du lịch, Luật Du lịch 2017 đã đưa ra yêu cầu về các cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 51
  2. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Hình 1: Doanh thu từ du lịch chăm sóc sức khoẻ quốc tế năm 2015 (Đơn vị: triệu USD) Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế, 2015 Để phân tích về thị trường du lịch chăm sóc sức khoẻ, cần đánh giá cả hai khía cạnh là cung và cầu của thị trường. Về cung của thị trường du lịch chăm sóc sức khoẻ, xác định các loại hình dịch vụ chính (chăm sóc sức khoẻ và y tế) và các loại cơ sở cung cấp (bệnh viện/phòng khám, khách sạn/khu nghỉ dưỡng, spa, phòng tắm hơi Các điểm đến du lịch chăm sóc sức khỏe cung cấp hai loại dịch vụ chính: các dịch vụ, sản phẩm và cơ sở hạ tầng y tế/chăm sóc sức khoẻ; và các dịch vụ du lịch (hướng dẫn, lưu trú, vận chuyển và giải trí). Đặc điểm về du lịch chăm sóc sức khoẻ của các khu vực trên thế giới được nhận định (UNWTO, 2018): - Châu Âu: dẫn đầu về lịch sử và văn hóa tắm truyền thống và các suối nước nóng; Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 53
  3. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch nhiều dịch vụ y tế, cũng như chăm sóc sức khỏe và spa - mà không cần bệnh viện, phòng khám hay viện điều dưỡng. Về cầu là khách du lịch chăm sóc sức khoẻ, xác định động cơ chủ yếu của khách; sự khác biệt về văn hoá, quốc tịch; những phân khúc thị trường chính; và thị trường nguồn của dòng khách du lịch chăm sóc sức khoẻ. - Yếu tố quyết định lựa chọn điểm đến du lịch chăm sóc sức khoẻ: Động cơ chủ yếu lựa chọn điểm đến du lịch chăm sóc sức khoẻ của khách du lịch là giá cả hay khả năng chi trả được coi là yếu tố quan trọng nhất (đặc biệt đối với du lịch chữa bệnh), cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ và môi trường. Khả năng tiếp cận vị trí, cũng như sự sẵn có của các phương pháp điều trị không có sẵn ở nước sở tại hoặc nơi khác cũng rất đáng kể. Danh tiếng và sự thành công của các bác sĩ hoặc nhân viên y tế cũng có thể thu hút thị trường khách du lịch tiềm năng, đặc biệt là thông qua truyền miệng, cũng như thông tin dễ dàng tiếp cận về địa điểm, sản phẩm và phương pháp điều trị. Một số yếu tố khác cũng được quan tâm như khí hậu, bầu không khí, truyền thống và nghi lễ (UNWTO, 2018). - Phân khúc thị trường: Phân khúc thị trường khách du lịch chăm sóc sức khoẻ được xác định dựa trên đặc điểm nhân khẩu học: tuổi, giới tính, thu nhập, quốc tịch, học vấn, văn hoá, tôn giáo. Về tuổi tác, du khách cao tuổi có ít khả năng chi tiêu hơn nhưng lại có nhiều thời gian hơn và họ có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất hơn. Do đó, spa chữa bệnh hoặc du lịch trên biển có thể cung cấp hình thức thư giãn tốt nhất, mặc dù các vấn đề về vận động có thể cản trở khả năng đi lại của họ. Người cao tuổi rất quan tâm đến việc duy trì một lối sống lành mạnh và một mức độ sinh lực nhất định trong thời gian dài sau khi nghỉ hưu. Dân số già ngày nay cũng có trình độ học vấn cao do ngày càng có nhiều thông tin cung cấp cho họ. Thế hệ X (sinh: 1966–1976) có nhiều hiểu biết về cách sử dụng spa hoặc chăm sóc sức khỏe, thế hệ này bắt kịp xu thế với các dịch vụ spa mới nhất. Do đó, nhu cầu ngày càng tăng đối với các spa là trả lời các câu hỏi chi tiết và rõ ràng về các dịch vụ của họ. Thế hệ X có xu hướng hoài nghi và áp dụng cách tiếp cận 'chứng minh điều đó với tôi' đối với các phương pháp điều trị và dịch vụ mới. Thế hệ Y hay Millenials (sinh: 1977–1994) là những người có khả năng lớn lên với ý thức sức khỏe tốt hơn cha mẹ của họ. Định hướng xanh hoặc sinh thái ảnh hưởng đến phân khúc này và chủ nghĩa tiêu dùng cũng vậy. Họ là những khách du lịch và người tiêu dùng tự tin và có kinh nghiệm, những người biết họ muốn gì và cần gì. Họ cảm thấy thoải mái với công nghệ hiện đại nhưng cũng đánh giá cao các phương pháp tiếp cận ‘truyền thống’ và có thể tận hưởng những lợi ích của lối sống chậm. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 55
  4. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch sẽ có khả năng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn dự báo 2020-2027. Mặt khác, sự tham gia vào thị trường này của các quốc gia mới nổi trên toàn thế giới sẽ kéo theo cơ hội tăng trưởng của thị trường du lịch sức khỏe. Tuy nhiên, chi phí điều trị cao có khả năng cản trở sự tăng trưởng của thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn dự báo nêu trên. Theo đó, các quốc gia tại Bắc Mỹ vẫn sẽ thống trị thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe do mức đầu tư ngày càng tăng cho việc phát triển các công nghệ tiên tiến trong chăm sóc y tế và y tế tổng quát, trong khi Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ cao nhất trong giai đoạn dự báo 2020-2027 do khu vực này có nhiều điểm đến du lịch là nơi mọi người ưa thích trong kỳ nghỉ (DBMR, 2020). Hình 2: Dự báo tăng trưởng doanh thu từ du lịch chăm sóc sức khoẻ trên toàn cầu (Đơn vị: triệu USD) Nguồn: DBMR, 2020 Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, ngành du lịch toàn cầu chứng kiến cuộc khủng hoảng bởi tác động của đại dịch Covid-19 khiến cho mọi hoạt động du lịch nội địa và quốc tế phải ngừng trệ. Hệ quả của cuộc khủng hoảng này kéo dài tới tận thời điểm hiện tại năm 2021, khiến ngành du lịch toàn cầu thiệt hại đến 4.000 tỷ USD trong 2 năm vừa qua (UNWTO, 2021). Không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó, thị trường du lịch chăm sóc sức khoẻ toàn cầu cũng chịu những tác động tiêu cực, đặc biệt khi mà ưu tiên của khách du lịch chăm sóc sức khoẻ là nhằm cải Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 57
  5. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch hoạch và hành động nhằm giảm thiểu thiệt hại và phục hồi. Bên cạnh đó, có thể các quốc gia cần thực hiện sửa đổi các tiêu chí yêu cầu y tế để cấp visa du lịch, sửa đổi tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe và phí điều trị đối với đối tượng là khách du lịch chăm sóc sức khoẻ. Bên cạnh đó, trong trạng thái bình thường mới, những nhà cung cấp dịch vụ du lịch chăm sóc sức khoẻ cũng sẽ phải thích nghi với những yêu cầu, xu hướng du lịch mới hiện nay trên thế giới để đảm bảo sự thoải mái, tiện nghi và đặc biệt là an toàn cho khách du lịch. Những đặc tính và yêu cầu mới đối với du lịch quốc tế trong hoàn cảnh sau đại dịch có thể xác định (April, 2021): - Tính đảm bảo: Nhấn mạnh việc sử dụng các phương thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ khoảng cách xã hội và luôn cập nhật các quy định về hạn chế nhập cảnh cho khách du lịch là cần thiết. Xu hướng sử dụng hộ chiếu y tế kỹ thuật số và các công nghệ không tiếp xúc sẽ được ứng dụng rộng rãi để đảm bảo hoạt động du lịch an toàn. - Tính linh hoạt: Các hãng hàng không có thể sẽ loại bỏ phí đổi vé để giúp du khách cảm thấy thoải mái hơn khi đặt vé, điều này cũng có thể áp dụng cho các cơ sở dịch vụ du lịch khác trong đó có du lịch chăm sóc sức khoẻ. - Tính quen thuộc: Khách du lịch muốn lựa chọn an toàn khi trở lại nơi mà mọi người đã đi du lịch trước đây hoặc đến theo lời giới thiệu từ gia đình và bạn bè, như một cách giữ cho khách du lịch biết các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe của điểm đến. - Tính bền vững: Sau đại dịch, bầu khí quyển và đại dương sạch hơn, động vật hoang dã đã quay trở lại những khu vực trước đây đã bị thu hẹp bởi hoạt động của con người bao gồm cả du lịch. Việc đóng cửa đã mang lại lợi ích cho môi trường. Vì vậy, xu thế mới của du lịch cũng là duy trì tính bền vững của tự nhiên và môi trường. Có thể thấy, các xu thế du lịch mới khá phù hợp với những đặc tính của du lịch chăm sóc sức khoẻ. Vì vậy, trong tương lai khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, khách du lịch toàn cầu có thể đi du lịch một cách an toàn, loại hình du lịch này sẽ có thế mạnh để phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. 3. Một số vấn đề đặt ra cho việc phát triển thị trường du lịch chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam: Việt Nam có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch chăm sóc sức khoẻ với những phương thuốc chữa bệnh Đông y truyền thống, tiến bộ trong chữa bệnh Tây y (IVF, ghép tạng, nha khoa ), tài nguyên tự nhiên (hệ thống suối khoáng nóng, cảnh quan thiên nhiên), tài nguyên văn hoá - xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch có các cơ sở chăm sóc sức khoẻ đạt tiêu chuẩn cũng là một thế mạnh sẵn có của du lịch Việt Nam. Các điểm đến như Hội An, Nha Trang, Phú Quốc, TP. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 59
  6. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Sharma, A., Vishraj, B., Ahlawat, J., Mittal, T., & Mittal, M. (2020). Impact of COVID-19 outbreak over Medical Tourism. IOSR Journal of Dental and Medical Sciences, 19(5), 56-58. 2. UNWTO, ETC. (2018). Expoloring health tourism. UNWTO, Madrid. 3. Data Bridge Market Research. (2020). Global healthy tourism market – industry trends and forecasts to 2027. Retrieved from databridgemarketresearch.com. 4. UNWTO. (2021). Global economy could lose over $4 trillion due to Covid-19 impact on tourism. Retrieved from unwto.org/news. 5. April, J. P (2021). Travel trend in 2021: What to expect from the future of travel after Covid-19. Retrieved from blog.smartvel.com. Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 61