Đề tài Tiếp cận chuỗi giá trị du lịch tỉnh Bình Thuận: Tiếp cận từ phân tích chi tiêu của du khách

Tóm tắt: Bình Thuận là một địa phương ven biển Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng
phát triển du lịch. Việc thúc đẩy chuỗi giá trị du lịch tỉnh Bình Thuận là một định hướng chiến
lược nhằm khai thác các lợi thế của địa phương này. Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh Bình
Thuận mới chỉ ở bước đầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra dẫn
đến nhiều vấn đề tồn tại trong việc phát triển chuỗi giá trị du lịch của địa phương. Bài viết này
tập trung khái quát tình hình phát triển du lịch và phân tích chuỗi giá trị du lịch của tỉnh Bình
Thuận từ năm 2009 đến nay, qua đó khái quát toàn cảnh du lịch và hàm ý một số vấn đề về
phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 
pdf 11 trang xuanthi 03/01/2023 1320
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tiếp cận chuỗi giá trị du lịch tỉnh Bình Thuận: Tiếp cận từ phân tích chi tiêu của du khách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_tiep_can_chuoi_gia_tri_du_lich_tinh_binh_thuan_tiep_c.pdf

Nội dung text: Đề tài Tiếp cận chuỗi giá trị du lịch tỉnh Bình Thuận: Tiếp cận từ phân tích chi tiêu của du khách

  1. Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (74) - 2021 17 Nhờ có những lợi thế này, trong thời gian qua, ngành du lịch Bình Thuận đã cung cấp nhiều sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu các hệ sinh vật và các di tích văn hóa - lịch sử, du lịch thể thao trên biển, du lịch văn hóa - lễ hội tạo ra nguồn thu không nhỏ và tăng đều qua các năm cho ngân sách tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận mới chỉ ở giai đoạn khởi phát và chưa thành hệ thống (Lưu Thanh Tâm, 2015) với thời gian lưu trú của du khách ngắn, số lượt khách và doanh thu du lịch còn khiêm tốn so với các địa phương khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và các vùng khác. Đảng bộ tỉnh Bình Thuận đã khẳng định du lịch là một trong ba trụ cột của kinh tế địa phương gắn với xây dựng chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới (theo Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 16/10/2020 của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025). Việc thúc đẩy chuỗi giá trị du lịch Bình Thuận không chỉ hướng đến sự phát triển của ngành du lịch tỉnh mà còn kết nối chuỗi giá trị du lịch hướng vào cộng đồng và các ngành, lĩnh vực khác như nông nghiệp, dược phẩm Do đó, việc nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Bình Thuận là điều cần thiết nhằm xác định các lợi thế cạnh tranh về du lịch của tỉnh, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Qua đó, thu hút nhiều du khách hơn và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, hướng đến sự phát triển của ngành du lịch nói riêng cũng như phát triển kinh tế nói chung trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Nguồn dữ liệu nghiên cứu được sử dụng số liệu từ các cuộc điều tra hàng năm về chi tiêu khách du lịch của Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2009 - 2019, thực tiễn năm 2020 và các tháng đầu năm 2021 của địa phương. 2. Cơ sở lý luận tiếp cận chuỗi giá trị du lịch Chuỗi giá trị là thuật ngữ được nhà kinh tế học M. Porter đưa ra vào năm 1985. Về cơ bản, chuỗi giá trị là một tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp trong một quá trình sản xuất và phân phối từ đầu vào đến đầu ra được tổ chức và quản lý bởi các chủ thể có liên quan. Việc nghiên cứu chuỗi giá trị cho phép xác định các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối, các liên kết giữa các chủ thể, mức độ tham gia vào chuỗi của các chủ thể và giá trị gia tăng được tạo ra trong từng công đoạn trong chuỗi. Ngày nay, chuỗi giá trị đã trở thành một đặc trưng mới của nền kinh tế hiện đại và là nhân tố tái cấu trúc toàn bộ hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa và dịch vụ (Đinh Thị Thanh Long, 2015), cũng như là một phương pháp phân tích ngành hướng đến sự phát triển ổn định và bền vững (Ngô Thị Phương Lan và Nguyễn Thị Vân Hạnh, 2020). Đây cũng là một cách tiếp cận rộng rãi trong nghiên cứu về các ngành kinh tế, bao gồm cả các ngành sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành và liên vùng, đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nhờ vào sự tham gia của nhiều chủ thể có tính liên kết rộng rãi với hầu hết các ngành và lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên, du lịch cũng là một ngành đặc thù. Do đó, chuỗi giá trị du lịch có sự khác biệt. Nếu như các chuỗi giá trị sản phẩm hữu hình (như nông sản, dệt may, điện tử, ) có thể được xác định bằng một chuỗi theo thứ tự và sản phẩm chỉ di chuyển một lần và lần lượt qua các mắt xích (GTZ, 2007), chuỗi giá trị du lịch là một tập hợp các chủ thể tiếp cận và sử dụng các nguồn lực đầu vào để tạo ra giá trị thông qua các công đoạn cung ứng sản phẩm du lịch cho du khách (Hawkins và Nikolova, 2005) và rất khó để định lượng hay xác định trình tự do nhiều
  2. Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (74) - 2021 19 Hình 1. Doanh thu du lịch và tổng sản phẩm du lịch của Bình Thuận trong giai đoạn 2009 - 2019 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận (2020) Về lượng khách: Số lượt khách phục vụ trong giai đoạn này cũng tăng từ 2.200.106 lượt khách lên 6.406.913 lượt khách, trong đó tỷ trọng khách quốc tế tăng từ 10,1% lên 12,1%. Trong 5 năm 2014 - 2019, số lượt khách phục vụ tăng 70,1% với mức tăng bình quân hàng năm là 11,2%. Trong năm 2021, ngành du lịch Bình Thuận tiếp tục phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Lượng du khách nội địa và quốc tế bị sụt giảm mạnh, đặc biệt là du khách quốc tế do việc hạn chế đi lại và dừng đón khách quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn có nhiều dấu hiệu khả quan. Lũy kế quý I năm 2021, toàn tỉnh đã đón 1.031.053 lượt khách, bao gồm 1.019.617 lượt khách nội địa và 11.436 lượt khách quốc tế, đem lại doanh thu 2.254 tỷ đồng (giảm 35,5% so với cùng kỳ năm trước). Khách nội địa chủ yếu là khách trong tỉnh và đến từ một số tỉnh lân cận chưa phát hiện dịch bệnh, trong khi khách quốc tế chủ yếu là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Hình 2. Số lượt khách phục vụ trên địa bàn Bình Thuận trong giai đoạn 2009 - 2019 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận (2020) Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Trong cùng thời kỳ, số cơ sở lưu trú tăng từ 456 cơ sở với 8.424 buồng và 15.184 giường lên 1.135 cơ sở với 17.950 buồng và 34.660 giường. Số lao động ngành du lịch tăng từ 12.130 người lên 28.500 người. Quy mô vốn của ngành du lịch tăng từ 5.578 tỷ đồng lên 38.000 tỷ đồng. Nhìn chung, trong giai đoạn 2009 - 2019, du lịch Bình Thuận trên đà phát triển mạnh mẽ với thị trường du khách (năm 2019, du khách Trung Quốc chiếm 27,0%, Nga 24,0%, Hàn Quốc 14,9% ) và các sản phẩm du lịch (du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa ) đa dạng, doanh thu du lịch và số lượt du khách tăng, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
  3. Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (74) - 2021 21 bình quân hàng năm cao nhất (42,9%), tiếp sau là hoạt động khác (31,6%), giải trí (27,1%) và ăn uống (20,9%), lưu trú (19,7%), mua sắm (18,4%), vận chuyển (16,4%) và tham quan (4,7%). Hình 4. Chuỗi giá trị du lịch Bình Thuận năm 2009 (bên trái) và 2019 (bên phải) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận (2020) Về cơ cấu của từng mắt xích trong tổng giá trị được tạo ra trong chuỗi, lưu trú và ăn uống vẫn chiếm tỷ trọng lớn, lần lượt chiếm 1/3 và 1/4 tổng giá trị nhưng có cơ cấu giảm nhẹ từ 63,2% năm 2009 xuống còn 58,1% năm 2019 (lần lượt từ 34,3% xuống 30,4% và từ 28,9% xuống 27,7%). Vận chuyển và mua sắm đều chiếm khoảng 1/10 và tăng đáng kể (lần lượt từ 11,7% lên 16,9% và từ 11,5% lên 16,2%). Tham quan và giải trí, y tế giảm nhẹ (lần lượt từ 6,8% xuống 5,2%, từ 2,9% xuống 2,0%) trong khi hoạt động khác tăng (từ 3,4% lên 4,2%). Cơ cấu này không có sự khác biệt đáng kể giữa khách nội địa và khách quốc tế. Hình 5. Cơ cấu chi tiêu của du khách đến Bình Thuận giai đoạn 2009 - 2019 Nguồn: Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận (2020)
  4. Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (74) - 2021 23 Quốc đến Việt Nam. Đến ngày 11/4/2021, Việt Nam đã ghi nhận 2.693 ca, trong đó có 2.429 ca đã bình phục và 35 ca tử vong (theo số liệu của Bộ Y tế). Về cơ bản, Việt Nam đã kiểm soát tương đối tốt tình hình dịch bệnh, do đó các thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra đã được hạn chế đáng kể. Tuy nhiên do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam đã đóng cửa biên giới và hạn chế người nước ngoài nhập cảnh. Trong suốt thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch, tất cả các điểm du lịch trên cả nước và các đường bay quốc tế đều đóng cửa. Hầu hết các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đều bị yêu cầu dừng hoạt động và phần lớn các doanh nghiệp du lịch phải cắt giảm lao động và/hoặc tạm ngừng kinh doanh khiến cho ngành du lịch trở thành một trong số các ngành bị tác động nặng nền nhất (NEU & JICA, 2020). Ngày 15/9/2020, Việt Nam chính thức nối lại một số chuyến bay thương mại quốc tế nhưng rất hạn chế du lịch quốc tế, trong khi số ca nhiễm mới vẫn tiếp tục tăng. Bình Thuận có tổng cộng 10 ca nhiễm COVID-19 trong năm 2020 là các ca nhập cảnh hoặc đi về từ vùng dịch, tuy nhiên đều là các ca đã bình phục. Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen và xu hướng du lịch của người tiêu dùng, do đó tạo ra không ít ảnh hưởng phức tạp đối với ngành du lịch. Chuỗi giá trị du lịch gắn chặt với điểm đến du lịch, nên khi không có du khách đến thì giá trị cũng sẽ không được tạo ra. Điều này tạo ra sự “đứt gãy” của chuỗi giá trị du lịch, vì vậy rất khó để lập bản đồ chuỗi giá trị du lịch nếu như không có các hoạt động của du khách tại các điểm đến du lịch. Như đã phân tích ở trên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và đến Bình Thuận nói riêng đều giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong thời gian diễn ra dịch bệnh, khách quốc tế đến Bình Thuận chủ yếu là chuyên gia nước ngoài, chủ doanh nghiệp nước ngoài, nhân viên ngoại giao các nước và người nước ngoài lao động tại Việt Nam. Do không có khách quốc tế đến, phần giá trị đến từ khách quốc tế trong chuỗi giá trị du lịch Bình Thuận không được tạo ra và không xác định được giá trị của từng mắt xích trong chuỗi. Đối với du lịch nội địa, lượng khách trong nước có sự sụt giảm cho tâm lý của du khách. Do có độ trễ trong việc thống kê về du lịch, số liệu về chi tiêu của du khách đến Bình Thuận trong năm 2020 và các tháng đầu năm 2021 chưa được công bố chính thức, vì vậy rất khó để định lượng và xác định giá trị tạo ra trong từng mắt xích của chuỗi giá trị du lịch Bình Thuận. Du lịch nội địa là lĩnh vực được Bình Thuận kích cầu nhằm khôi phục và tạo đà tăng trưởng cho ngành du lịch địa phương, nằm trong chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được triển khai trên cả nước. Bình Thuận là tỉnh tiên phong trong việc cấp nhãn nhận diện an toàn cho các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch theo các tiêu chí phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho du khách nhằm xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch an toàn và chất lượng. Bên cạnh đó, ngành du lịch Bình Thuận đã xây dựng chương trình giảm giá kích cầu du lịch, phát triển sản phẩm du lịch mới, nâng cấp vệ sinh môi trường và chất lượng dịch vụ, giảm giá vé tham quan tại các điểm du lịch cũng như ký kết hợp tác du lịch với các địa phương lân cận như Lâm Đồng. Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch như đơn vị lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng đồng loạt giảm giá và có nhiều chương trình ưu đãi nhằm thu hút du khách. Nhìn chung, các nỗ lực và biện pháp nói trên đang đem lại hiệu quả nhất định khi lượng khách nội địa đến Bình Thuận cũng đã tăng dần trở lại, chủ yếu vẫn tập trung cao điểm vào các kỳ nghỉ lễ, Tết (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận). Tính đến thời điểm hiện tại, tuy chưa thể xác định được chính xác giá trị của từng mắt xích trong chuỗi giá trị du lịch tỉnh Bình Thuận trong thời kỳ đại dịch COVID-19, tuy nhiên có
  5. Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (74) - 2021 25 lịch đối với khu du lịch quốc gia Mũi Né nhằm đưa khu du lịch trở thành điểm đến quan trọng trong hệ thống du lịch của tỉnh, vùng và cả nước. Đây là một bước tiến nhằm tăng thêm giá trị thương hiệu du lịch Bình Thuận, tuy nhiên cũng là thách thức đối với địa phương trong việc đẩy mạnh và thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, y tế là lĩnh vực du lịch có tốc độ tăng trưởng cao, cho thấy tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Đây cũng là một trong 4 chủ đề tiềm năng nhằm giúp du lịch Bình Thuận tăng trưởng thuộc Đề án phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Tập đoàn tư vấn McKinsey & Company xây dựng và chuyển giao cho UBND tỉnh Bình Thuận ngày 12/11/2019. Giải trí cũng là một mắt xích quan trọng, được tỉnh xác định trong việc phát triển sản phẩm du lịch quan trọng khai thác đặc trưng văn hóa địa phương và các sản phẩm du lịch bổ trợ như các loại hình vui chơi giải trí ban đêm, vui chơi giải trí công nghệ cao, hoạt động biểu diễn nghệ thuật và diễn xướng dân gian Nhìn chung, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cấp chất lượng hạ tầng cơ sở đặc biệt là giao thông, cơ sở lưu trú, điểm giải trí và mua sắm góp phần kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách. Thứ ba, mức chi tiêu bình quân một ngày và độ dài ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế cao hơn rất nhiều so với khách nội địa tại Bình Thuận. Vì vậy, việc thu hút du khách quốc tế đến Bình Thuận sẽ là một nguồn tiềm năng tạo ra giá trị rất lớn cho ngành du lịch Bình Thuận, chưa kể đến hiệu ứng “tràn” đối với các ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của địa phương. Hiện nay, lượng khách quốc tế đến Bình Thuận còn rất hạn chế, do đó ngành du lịch Bình Thuận cần tích cực quảng bá để tạo dấu ấn đối với du khách quốc tế, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch và lữ hành, các tập đoàn khách sạn và nhà hàng, các nhà đầu tư nhằm định vị thương hiệu du lịch Bình Thuận trên thị trường du lịch quốc tế. Thứ tư, khách nội địa vẫn là nguồn tạo ra giá trị lớn đối với ngành du lịch Bình Thuận. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch Bình Thuận nói riêng, việc kích cầu du lịch nội địa đóng vai trò rất quan trọng nhằm khôi phục và tạo đà tăng trưởng trở lại cho ngành du lịch Bình Thuận. Chuỗi giá trị du lịch chỉ hoạt động và tạo ra giá trị khi có du khách đến các điểm du lịch. Vì vậy, kích cầu du lịch nội địa là cơ sở để phục hồi chuỗi giá trị du lịch Bình Thuận thông qua việc gia tăng giá trị từ khách nội địa, tạo niềm tin để thu hút khách quốc tế, qua đó khôi phục lại giá trị từ khách quốc tế trong chuỗi giá trị du lịch. Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho du khách sẽ tiếp tục đóng vai trò thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu du lịch, tạo ra giá trị kinh tế cho du lịch địa phương. Tài liệu tham khảo Bộ Y tế (2021). Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Truy xuất từ ngày 11/4/2021. Christian, M., Fernandez-Stark, K., Ahmed, G., & Gereffi, G. (2011). The tourism global value chain: Economic upgrading and workforce development. G. Gereffi, K. Fernandez-Stark, & P. Psilos, Skills for upgrading, Workforce development and global value chains in developing countries, 276-280.