Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai

Phát triển du lịch thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, khi mà công nghệ thông tin phát triển hiện đại được ứng dụng mạnh mẽ vào đời sống
xã hội. Nghiên cứu tập trung phân tích vai trò của công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển Du lịch
thông minh tại Lào Cai. Kết quả cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong
việc phát triển Du lịch thông minh thông qua việc cung cấp các sản phẩm du lịch thông minh tới khách
du lịch. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy, việc phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ là một trong những vấn
đề lớn mà Lào Cai và các địa phương khác cần phải giải quyết nếu muốn phát triển du lịch thông minh.Do
đó, để thực hiện mục tiêuđến năm 2020, du lịch Lào Cai phát triển đột phá, cơ bản trở thành ngành kinh
tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, Lào Cai cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ,
hiệu quả nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển Du lịch thông minh. 
pdf 13 trang xuanthi 03/01/2023 1500
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_phat_trien_du_lich.pdf

Nội dung text: Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai

  1. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 371 Với tư duy đổi mới, Lào Cai đã nhanh chóng tận dụng những thành tựu của công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh - lĩnh vực đóng góp quan trọng trong GDRP toàn tỉnh. Đặc biệt qua nghiên cứu thực tế có 75% người Việt Nam dùng điện thoại thông minh - những người có khả năng tiếp cận thông tin nhanh nhất. Hiện nay, đa số du khách đều sử dụng điện thoại thông minh để tra cứu thông tin và thực hiện các giao dịch. Có thể nói cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động rất lớn đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lào cai nói riêng. Tuy nhiên, so với những tiềm năng lợi thế riêng có, du lịch Lào Cai hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu cao hơn, đi đến những cái đích xa hơn nữa. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về du lịch thông minh 2.1.1. Khái niệm du lịch thông minh Thuật ngữ “Du lịch thông minh” mới xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng một vài năm trở lại đây, được nhắc đến nhiều khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chính thức diễn ra. Du lịch thông minh có thể được xem như một sự phát triển hợp lý từ du lịch truyền thống và du lịch điện tử, lấy nền tảng từ những đổi mới và định hướng công nghệ của ngành công nghiệp du lịchtrong bối cảnh phát triển rộng rãi của thông tin và truyền thông. Sự phát triển theo hướng này tiếp tục với việc ứng dụng rộng rãi phương tiện truyền thông xã hội, và thừa nhậntính di động của thông tin cũng như người tiêu dùng du lịch. Như vậy, du lịch thông minh là bước tiến rõ rệt trong quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong du lịch, nâng cao mức độ thông minh trong các hệ thống du lịch thông qua việc thay đổi cách thức tạo ra, trao đổi, tiêu dùng và chia sẻ kinh nghiệm du lịch. Du lịch thông minh là mô hình được xây dựng dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó, hạ tầng tích hợp dữ liệu được phát triển đồng bộ, đảm bảo sự tương tác kịp thời giữa 3 bên là nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch và du khách. Mở rộng hơn nữa là sự liên kết với các ngành. Việc triển khai du lịch thông minh cũng nhằm tăng cường quảng bá các dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng du lịch, hướng tới thúc đẩy, phát triển ngành kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh. Phần mềm còn cung cấp các tính năng đặt dịch vụ (phòng, tour) trực tuyến cho người dùng. Tra cứu thông tin về điểm đến, khách sạn, nhà hàng và địa điểm ăn uống, các chương trình vui chơi giải trí, các chương trình khuyến mãi Các điểm đến trong mô hình cũng là những điểm đến thông minh với hạ tầng công nghệ tiên tiến, đảm bảo sự phát triển bền vững, tiếp cận thuận lợi với du khách, giúp gia tăng chất lượng của trải nghiệm và cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Người tham gia mô hình này cũng là những du khách thông minh. Họ không chỉ tiêu thụ mà còn chia sẻ và tạo ra trải nghiệm, có vai trò quản lý và giám sát để đảm bảo sự hoàn hảo cho những hành trình tiếp theo của mình và những du khách khác. Như vậy, tổng hợp lại, du lịch thông minh là du lịch được hỗ trợ bởi tập hợp các nỗ lực tại một điểm đến để thu thập và tổng hợp/khai thác dữ liệu có nguồn gốc từ cơ sở hạ tầng vật chất, các kết nối xã hội, các nguồn Chính phủ/tổ chức cùng với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến để chuyển đổi dữ liệu đó thành kinh nghiệm trực tuyến và các đề xuất giá trị kinh doanh với trọng tâm rõ ràng về hiệu quả và sự bền vững. Hay du lịch thông minh là việc áp dụng công nghệ thông tin nhằm tạo
  2. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 373 ra và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho du khách thông qua sử dụng các ứng dụng trực tuyến như cấp Xử lý và phân tích thông tin:Thông tin sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel và visa, đặt phòng, tìm đường, lựa chọn điểm đến sử dụng các phương pháp phân tích như: Phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng phát TraoXử lýđổi Thu thập 2.1.2. Các thành phần của du lịch thông minh triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Phương pháp so sánh để so sánh một số chỉ tiêu trong phát DỮ LIỆU triển du lịch như doanh thu, lượng khách du lịch đến Lào Cai giai đoạn 2016 - 2019. Du lịch thông minh gồm nhiều thành phần và lớp thông minh được công nghệ thông tin và truyền thông(ICT) hỗ trợ.Các thành phần của du lịch thông minh bao gồm kinh nghiệm thông 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN minh, hệ sinh thái kinh doanh thông minh và điểm đến thông minh. 3.1. Thực trạng phát triển du lịch thông minh tại Lào Cai 3.1.1. Khái quát thành tựu phát triển du lịch tại Lào Cai Với định hướng xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của vùng Tây Bắc, là một trong những trọng điểm du lịch của Việt Nam và Đông Nam Á. Đặc biệt, xây dựng Sapa trở thành khu du lịch quốc gia, quốc tế giàu bản sắc nhưng vẫn bảo đảm yếu tố hiện đại. Đến nay, Lào Cai đã bước đầu đã xây dựng được một số “thương hiệu” và san phâm du lich nổi tiếng, đặc trưng, hấp dẫn du khách như: Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà; Giải Marathone leo núi quốc tế (VMM), Giải đua xe đạp quôc tê môt vong Hình 1. Thành phần và lớp của du lịch thông minh đua hai quôc gia Việt Nam - Trung Quốc, Giải đua xe đạp vượt núi quốc tế theo cung đường thành phố Lào Cai - Bát Xát - Y Tý - Bản Khoang - Sapa, Lễ hội 4 mùa, Lễ hội trên mây Sapa Các di Nguồn: Nguyễn Thị Kiểu Trang (2018) tích, di sản văn hóa, danh thắng tiếp tục phát huy giá trị, tạo thành những sản phẩm du lịch hấp Kinh nghiệm thông minh là các trải nghiệm du lịch qua trung gian công nghệ và sự tăng dẫn du khách như: danh thắng ruộng bậc thang Sa Pa, Bát Xát; các di tích Đền Bảo Hà, Đền Cô cường trao đổi thông tin thông qua việc cá nhân hoá, nhận thức về bối cảnh và theo dõi thời gian Tân An, Đền Thượng, Dinh Hoàng A Tưởng; các di sản văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật thực. Khách du lịch là những người tham gia tích cực trong việc tạo ra trải nghiệm này: họ tiêu truyền thống, nghề thủ công truyền thống, chợ phiên Thời gian qua, lượng du khách đến Lào Cai thụ, tạo ra và tăng cường dữ liệu tạo thành nền tảng cho trải nghiệm. Các khách du lịch thông minh liên tục tăng, doanh thu từ du lịch góp phần ngày càng cao trong tổng doanh thu của tỉnh. sử dụng những thiết bị di động thông minh để khai thác cơ sở hạ tầng thông tin được cung cấp tại điểm đến để tăng thêm giá trị cho trải nghiệm của họ. Bảng 1. Số lượng du khách đến Lào Cai và doanh thu từ du lịch tại Lào Cai Hệ sinh thái kinh doanh thông minh đề cập đến tính năng động của các bên liên quan, số hóa giai đoạn 2016 - 2019 các quy trình kinh doanh cốt lõi và tính linh hoạt của các tổ chức, bao gồm sự cộng tác giữa cộng 7 tháng đầu Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 đồng, tư nhân, Chính phủ và khách du lịch. năm 2019 Điểm đến thông minh được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến đảm bảo sự Số lượng du khách Người 2.769.821 3.503.924 4.246.590 3.328.000 phát triển bền vững các khu vực du lịch, có thể tiếp cận được với mọi người, tạo thuận lợi cho sự Doanh thu từ du lịch Tỷ đồng 6.405 9.443 13.406 12.820 tương tác của khách truy cập và hội nhập vào môi trường xung quanh, làm tăng chất lượng của trải nghiệm tại điểm đến và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Khía cạnh quan trọng của Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai các điểm đến thông minh là sự hội nhập của ICT vào cơ sở hạ tầng vật chất. Để có sự tăng trưởng về doanh thu từ các hoạt động du lịch, Lào Cai đã triển khai thực hiện Các lớp của du lịch thông minh gồm ba thành phần: Lớp thông tin thông minh nhằm thu thập đồng bộ nhiều giải pháp, trọng tâm là triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, vì vậy, dữ liệu. Lớp trao đổi thông minh hỗ trợ khả năng liên kêt. Lớp xử lý thông minh có trách nhiệm ngành Du lịch của tỉnh đã có những bước khởi sắc rõ rệt. phân tích, hình dung, tích hợp va sử dụng thông minh dữ liệu. Năm 2016, du lịch Lào Cai đã có sự tăng trưởng mạnh về cả số lượng khách tham quan và Như vậy, các điểm đến thông minh, hệ sinh thái kinh doanh thông minh và những trải nghiệm doanh thu từ các hoạt động du lịch. Cụ thể, Năm 2016, tổng lượt khách đến Lào Cai đạt 2.769.821 thông minh là ba thành phần cơ bản được hỗ trợ bởi các lớp thu thập, xử lý và trao đổi dữ liệu. Bằng lượt khách, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 6.405 tỷ đồng, cách đó, du lịch thông minh khác với du lịch điện tử thông thường không chỉ trong các công nghệ cốt tăng 37% so với năm 2015, trong đó tổng thu từ khách quốc tế 1.851 tỷ đồng, tổng thu từ khách lõi mà nó còn có lợi thế trong các cách tiếp cận để tạo ra những trải nghiệm tại điểm đến. nội địa 4.554 tỷ đồng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Năm 2017, lượng khách du lịch đến Lào Cai tăng mạnh với 3.503.924 lượt khách, đạt 113% Phương pháp thu thập thông tin: Bài viết sử dụng thông tin thứ cấp thông qua số liệu thống kế hoạch năm, tăng 26,5% so với năm 2016, gấp 18 lần năm 2000 và gấp 175 lần so với năm 1991. kê, các tài liệu liên quan đến du lịch và du lịch thông minh của tỉnh Lào Cai. Lượng khách tại các địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh Lào Cai như Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Yên
  3. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 375 Năm 2018, trong tổng số 4.246.590 khách đến Lào Cai có 718.585 lượt khách quốc tế (tăng 18.585 lượt so với năm 2017) và 3.528.005 lượt khách nội địa (tăng 25,8% so với năm 2017). Trong năm này tiếp tục cho thấy sức hút của du lịch Lào Cai đối với du khách đặc biệt là khách nội địa (chiếm 83,07) trong khi du khách quốc tế chỉ chiếm 16,93%. Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2019, lượng khách đến Lào Cai đạt 3.328.656 lượt khách, Trong đó, khách quốc tế đạt 527.662 lượt khách, tăng 15,9% so với cùng kì; khách nội địa đạt 2.800.994 lượt, tăng 11,6%. Mặc dù tổng lượng khách du lịch cũng như khách quốc tế đến với Lào Cai liên tục tăng qua các năm, nhưng trong tổng du khách đến với Lào Cai thì chiếm tỷ lệ lớn vẫn là du khách trong nước (Năm 2016 chiếm 72,92, Năm 2017 chiếm 80%, con số này còn tiếp tục tăng nhanh trong năm 2018 khi chiếm 83,07% và chỉ trong 7 tháng đầu năm 2019, lượng khách nội địa chiếm 84,16%). Tương ứng với điều này là sự sụt giảm trong tỷ lệ khách quốc tế trong tổng du khách đến với Lào Cai (năm 2016 chiếm 27,08%, trong khi đó, đến năm 2017 chỉ chiếm 20% và đến năm 2018, con số này giảm xuống chỉ còn 16,93%). Điều này cho thấy tốc độ tăng của lượng khách quốc tế chậm hơn so với khách nội địa. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai Biểu đồ 1.Cơ cấu khách quốc tế và khách nội địa tại Lào Cai giai đoạn 2016 - 2019 Ngoài ra, không chỉ là sự sụt giảm trong cơ cấu mà còn là sự không ổn định về lượng khách quốc tế đến với Lào Cai. Nếu như năm 2016, khách quốc tế đến Lào Cai đạt 750.000 lượt thì đến năm 2017 lại giảm xuống còn 700.000 lượt và bắt đầu tăng nhẹ vào năm 2018 với 718.585, giảm gần 4,2% so với năm 2016. Điều này cho thấy chính sách thu hút khách quốc tế đến Lào Cai còn nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai Biểu đồ 2. Số lượng khách du lịch tại Lào Cai giai đoạn 2016 - 2019 Như vậy, mặc dù tiếp tục tăng về số lượng nhưng có xu hướng giảm nhanh trong cơ cấu của khách quốc tế trong tổng khách du lịch đến với Lào Cai. Điều này cho thấy chính sách quảng bá
  4. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 377 Thành phố Lào Cai. Thành phố Lào Cai là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh, là trung tâm điều phối khách du lịch của tỉnh Lào Cai nói riêng, của khu vực Trung du miền núi phía Bắc (Việt Nam) nói chung; có cửa khẩu quốc tế kết nối Việt Nam và khu vực ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc; có tài nguyên du lịch phong phú, phù hợp phát triển nhiều loại hình du lịch như: Du lịch tâm linh, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch mua sắm, du lịch sinh thái; có hệ thống giao thông thuận tiện kết nối Lào Cai với các tỉnh miền Bắc và các huyện trong tỉnh. Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh và khu vực với 3,5 triệu lượt khách du lịch đến thành phố vào năm 2020. Tỉnh Lào Cai đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm xây dựng thành phố Lào Cai trở thành khu du lịch cấp tỉnh, phấn đấu trở thành khu du lịch quốc gia là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch thành phố xứng tầm với tiềm năng lợi thế, đáp ứng nhu cầu thăm quan du lịch của du khách thập phương, đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, bảo vệ môi trường tài nguyên du lịch.Nhờ đó, lượng khách du lịch đến thành phố ngày càng đông, năm 2016 thành phố đã đón 1.476.324 lượt khách, chiếm 53,3% tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai với doanh thu trên 1.550 tỷ đồng; năm 2017, lượng khách du lịch đến với thành phố đạt 1,89 triệu lượt, doanh thu đạt trên 1.900 tỷ đồng; năm 2018, khách du lịch đến thành phố đạt trên 2,25 triệu lượt, doanh thu từ du lịch ước đạt trên 2.000 tỷ đồng. Với những kết quả đạt được đã khẳng định thành phố Lào Cai đã 2 và đang trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình chọn lựa của du khách trong và ngoài nước *. 3.1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại Lào Cai Tại Đề án thí điểm phát triển đô thị thông minh tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2018-2025, tỉnh lựa chọn 06 lĩnh vực ưu tiên để xây dựng Đô thị thông minh gồm: Du lịch, giáo dục, y tế, giao thông, môi trường, cảnh báo thiên tai và chính quyền điện tử. Có thể thấy, trong chính sách phát triển đô thị thông minh thì du lịch là lĩnh vực được đặt lên hàng đầu. Du lịch thông minh là một trong những lĩnh vực được Lào Cai ưu tiên xây dựng. Du lịch thông minh gồm: Xây dựng các ứng dụng nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa, du lịch của tỉnh, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của du khách, bạn bè trong và ngoài nước; Cổng thông tin điện tử du lịch, hệ thống trang thông tin điện tử của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch; phần mềm quản lý lưu trú; trung tâm tiếp nhận thông tin và hỗ trợ du khách kết hợp camera quan sát du lịch; xây dựng ứng dụng hướng dẫn viên ảo, hỗ trợ trải nghiệm du lịch; thẻ du lịch thông minh và giải pháp định vị vệ tinh kiểm soát khách du lịch mạo hiểm và hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn; 3 hệ thống wifi công cộng phục vụ người dân, du khách tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh . Về chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch, thời gian qua, Lào Cai đã tăng cường, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch qua internet và các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể: (i) Quảng bá du lịch trên mạng Internet với các hoạt động cụ thể: Nâng cấp trang thông tin điện tử quảng bá du lịch Lào Cai thành website đa ngôn ngữ tương thích trên mọi thiết bị công nghệ: máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, Quảng bá du lịch thông qua dịch vụ Google adwords. 2 Đỗ Dũng, “Thành phố Lào Cai được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh” Laocaitv.vn, 10/12/2018. 3 Thu Hương, “Lào Cai ứng dụng CNTT mạnh mẽ để trở thành điểm du lịch quốc gia”, Báo Thông tin và Truyền thông.
  5. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 379 nhất định, tạo ra sự tương tác giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và du khách góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao chất lượng điểm đến. Thời gian tới sẽ phát triển thêm nhiều tiện ích cho hệ thống du lịch thông minh như trí tuệ nhân tạo, nhận diện điểm đến, thực tế ảo tăng cường Điều này giúp cho cả ba bên cùng có lợi: * Về phía cơ quan quản lý, giải pháp góp phần làm tăng hiệu quả quản lý và là kênh quảng bá hữu hiệu với chi phí thấp nhất tới thị trường quốc tế. Giải pháp này cũng giúp tập hợp số liệu về du lịch, từ đó có những đánh giá chính xác, khách quan để đưa ra những dự báo chính xác về xu hướng phát triển du lịch. * Đối với du khách, giải pháp này góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ về ngôn ngữ đối với du khách nước ngoài. Đồng thời cũng góp phần hỗ trợ hiệu quả và tiết kiệm trong việc tra cứu thông tin về hành trình của mình từ việc lựa chọn địa điểm du lịch đến đặt khách sạn, nhà hàng. * Với doanh nghiệp, giải pháp du lịch thông minh là kênh quảng bá, phát triển sản phẩm dịch vụ đặc biệt hữu hiệu mà chi phí đầu tư lại không nhiều. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phần mềm giải pháp để quản lý nhà hàng, khách sạn hay có thể liên kết báo cáo các cơ quan quản lý thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian trong khâu thủ tục hành chính, pháp lý Với những tiện ích nêu trên, có thể coi đây là “cú hích” mới của ngành du lịch, kích thích nhu cầu khám phá của du khách, giúp doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô toàn cầu, đồng thời tạo được liên kết chuỗi, phát triển các dịch vụ du lịch hoàn chỉnh và mở rộng cơ hội kinh doanh6*. 3.2. Một số tồn tại trong phát triển du lịch thông minh tại Lào Cai Thứ nhất, khó khăn về công nghệ: phát triển du lịch thông minh có thể coi là “cuộc cách mạng trong ngành du lịch”, muốn thành công phải có sự chuẩn bị các điều kiện cần và đủ. Tuy nhiên, do hạn chế về vốn đầu tư nên hạ tầng cơ sở cho phát triển Du lịch thông minh bao gồm: hạ tầng mạng, hạ tầng phần cứng (cơ sở vật chất - kỹ thuật), hạ tầng nhân lực còn gặp chưa đồng bộ. Do vậy, dù có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch, tuy nhiên cơ sở hạ tầng của Lào Cai nói chung và Sapa nói riêng còn thiếu và yếu, điều này đang là những điểm trừ, ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển du lịch tại Sapa. Thứ hai, sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ của Việt Nam trên “sân chơi” trực tuyến còn nhiều hạn chế và thiếu chặt chẽ. Đến thời điểm hiện nay các website, phần mềm quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai có quá nhiều hạn chế về công nghệ tiên tiến, về quản lý liên thông và đặc biệt còn thiếu sự tương tác giữa nhà quản lý, doanh nghiệp với khách du lịch Ngoài ra, sự liên kết vùng Tây Bắc trong phát triển du lịch còn nhiều hạn chế do thiếu quy hoạch chung của cả khu vực, hạ tầng giao thông hạn chế, đặc biệt là vùng giáp ranh giữa các tỉnh, thiếu cơ sở vật chất chuyên ngành phục vụ du lịch, như các khu vui chơi, giải trí, mua sắm; nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, phần lớn chưa qua đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ. Chương trinh hơp tac vân năng tinh hinh thưc, chưa tạo ra bước đột phá trong liên kết phát triển du lich, thiêu cơ chê ràng buôc, cơ chế đóng góp kinh phí để tổ chức các hoạt động mang tính liên vùng, vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả của một số hoạt động. Các tỉnh chưa xây dựng quy chế quản lý các hoạt động du lịch chung giữa các thành viên. Khối doanh nghiệp 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã được 6 Thanh Hà, “Du lịch thông minh trên nền tảng công nghiệp 4.0”, dientu@hanoimoi.com.vn (09/8/2018)
  6. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 381 Thứ hai, giải pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng. Tăng trưởng du lịch nói chung và xu thế phát triển du lịch thông minh đang đặt ra thách thức cho cơ sở hạ tầng tại Lào Cai. Để phát triển mô hình du lịch thông minh, tỉnh phải tạo dựng được một hệ thống hạtầng kỹ thuật, công nghệ phục vụ du lịch phát triển một cách đồng bộ, bài bản thay vì tình trạng chắp vá, tạm bợ theo kiểu “sai đâu sửa đó” như hiện nay; Có như vậy mới mong Lào Cai trở thành một địa chỉ đỏ trong bản đồ những điểm du lịch nổi tiếng.Việc xây dựng hạ tầng công nghệ thông tinđòi hỏi phải có có hệ sinh thái dữ liệu mở với cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành du lịch tỉnh, liên kết, tích hợp được dữ liệu giữa các ngành với nhau. Tỉnh cần tăng tốc trong thực hiện các dự án hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt đô thị để kết nối các điểm du lịch. Những dự án trung tâm hội chợ, triển lãm, nhà hát, các điểm biểu diễn nghệ thuật quy mô cần sớm được triển khai nhằm đa dạng hóa các loại hình du lịch, tạo điểm nhấn ấn tượng với du khách. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần đẩy nhanh việc triển khai xây dựng kho dữ liệu dùng chung để có thể phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, dự báo trong phát triển du lịch. Việc phát triển đồng bộ giữa hạ tầng giao thông, văn hóa, thể thao, y tế, công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện cho thành phố phát triển tốt hạ tầng dịch vụ du lịch, từ đó thúc đẩy du lịch thông minh của tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Thứ ba, giải pháp tăng tính liên kết, hợp tác giữa các tỉnh Tây Bắc trong chiến lược phát triển du lịch. Trong thời gian tới, các tỉnh Tây Bắc cần quan tâm đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc trưng của từng địa phương, có sự gắn kết với các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là phát triển các mô hình du lịch gắn với nông thôn; ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đặc trưng của từng địa phương; tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tại khu vực Tây Bắc mở rộng; đầu tư xây dựng, cải thiện hệ thống giao thông, dành hạ tầng du lịch cho Tây Bắc; khôi phục, phát triển các nghề thủ công và làng nghề truyền thống các dân tộc.Ngoài ra, các địa phương cũng cần chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình mục tiêu phát triển du lịch cho phù hợp với điều kiện thực tế và phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi; chú trọng phát triển các ứng dụng hỗ trợ du khách xây dựng chương trình, đặt và thanh toán dịch vụ du lịch trực tuyến theo nhu cầu cá nhân; tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch; có khả năng theo sát hành trình, chủ động cung cấp thông tin phù hợp đáp ứng nhu cầu của du khách trong suốt hành trình du lịch; ứng dụng thuyết minh du lịch tự động và hỗ trợ thanh toán thuận lợi trên thiết bị di động thông minh. Thứ năm,nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến du lịch, phát triển điểm đến du lịch thông minh. Trong đó, chuẩn hóa nội dung số giới thiệu về điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu của địa phương; phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh; ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường và các công nghệ tiên tiến khác nhằm tăng giá trị và sức hấp dân của điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch. 5. KẾT LUẬN Phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu của tương lai, sẽ tạo ra một diện mạo mới cho ngành du lịch của Việt Nam và du lịch thế giới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch là giải pháp mà Lào Cai đã và đang triển khai thực hiện nhằm tăng cường quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của du khách trong và ngoài nước, hướng tới xây dựng Lào Cai trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của