Đề tài Vai trò của nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch thời đại công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) có ảnh hưởng lớn đối với các mặt của đời sống
xã hội, trong đó bao gồm cả vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Nhận diện về CMCN 4.0, tận dụng những thời
cơ, thách thức của cuộc cách mạng này đối với việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động kinh
doanh trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp thiết, cần phải được quan tâm đặc biệt. Nguồn nhân lực chất
lượng cao luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển, là tài sản vô giá của mọi quốc gia, vùng
lãnh thổ và doanh nghiệp. Đối với ngành Du lịch, yêu cầu phát triển mới, thời đại công nghiệp 4.0, buộc đội
ngũ nhân lực làm trong ngành Du lịch phải nâng cao, cập nhật các tri thức, nắm bắt khoa học kỹ thuật có
liên quan đến ngành nghề, vững vàng về kiến thức chuyên môn... để tạo nên lợi thế cạnh tranh. Bài viết đã
tập trung khai thác vai trò của 3 nhà: Nhà nước, nhà trường và nhà sử dụng lao động (doanh nghiệp) trong
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch thời đại công nghiệp 4.0, kết hợp với việc nghiên cứu bài học kinh
nghiệm của Nhật Bản từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của 3 nhà trong đào tạo, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực du lịch 
pdf 16 trang xuanthi 05/01/2023 260
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Vai trò của nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch thời đại công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_vai_tro_cua_nha_nuoc_nha_truong_va_doanh_nghiep_trong.pdf

Nội dung text: Đề tài Vai trò của nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch thời đại công nghiệp 4.0

  1. 682 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển. Trong bối cảnh CMCN nổ ra, sự kết nối giữa mọi người, mọi tổ chức gần như không còn khoảng cách, thời gian diễn ra sự kiện gần như đồng thời tại mọi nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế xanh, và du lịch Việt Nam muốn hội nhập sâu rộng thì cần tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước; trong đó chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ. Chính vì thế, số lao động có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu, nhưng số lao động chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa. Dự báo thời gian tới tốc độ tăng trưởng của ngành đạt từ 25 - 35%/năm và theo kế hoạch đến năm 2020, ngành kinh tế du lịch cần khoảng trên 2 triệu lao động chất lượng cao. Việc thiếu hụt nhân lực du lịch đặt ra dấu hỏi lớn với công tác đào tạo. Bởi theo thống kê của Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 192 cơ sở tham gia giảng dạy liên quan đến lĩnh vực này. Trung bình, mỗi năm hệ thống giáo dục cho ra khoảng 18.000 sinh viên ngành du lịch. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, với tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch như hiện nay, yêu cầu mỗi năm phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới và phải đào tạo lại số lượng tương tự. Như vậy, trên thực tế mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của ngành, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch và nguồn nhân lực đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến tình trạng thừa lao động nhưng thiếu nhân lực chất lượng. Thách thức này kết hợp với ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch phải có sự đổi mới toàn diện trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Trước bối cảnh đặt ra, bài viết: “Vai trò của nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch thời đại công nghiệp 4.0” càng trở lên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0 2.1. Lý luận về đào tạo nhân lực du lịch 2.1.1. Khái niệm về đào tạo nhân lực du lịch Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến một người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của mình cho việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người”. Liên kết đào tạo được hiểu là sự hợp tác giữa các bên tham gia để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo với những đối tượng, mục đích, nội dung đào tạo đã được thống nhất khi tiến hành liên kết. Trong thực tế có nhiều dạng thức khác nhau trong thực hiện liên kết đào tạo như liên kết đào tạo giữa nhà trường với nhà trường; liên kết đào tạo giữa nhà trường với các trung tâm, viện nghiên cứu; liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp
  2. 684 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - Những người làm ở các khâu công việc mà có liên quan đến việc xuất nhập cảnh của du khách: các cơ quan ngoại giao, các nhân viên tại các cửa khẩu, các nhân viên an ninh, biên phòng, hải quan, thuế vụ, kiểm dịch.v.v 2.2. Mối quan hệ giữa 3 nhà trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch Nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao luôn là mục tiêu mà bất cứ địa phương nào cũng hướng đến. Để làm được điều đó cần sự vào cuộc của ba “nhà”: Nhà nước (định hướng phát triển nguồn nhân lực, quản lý nhà nước trước hết cấp tỉnh và ngành Du lịch); nhà trường (cơ sở đào tạo) và nhà doanh nghiệp (hoạt động trong lĩnh vực du lịch). Mối quan hệ giữa 3 nhà được thể hiện thông qua các mối quan hệ chặt chẽ trong hình 2.1 dưới đây: Quan hệ giữa cơ quan QL,nhà trường với doanh nghiệp trong Hỗ trợ cơ sở Hỗ trợ đào tạo doanh về nhu Cơ quan QLNN nghiệp cầu về người lao về nhu nguồn động cầu nhân tuyển lực và dụng các cơ Cơ sở Doanh và cơ chế đào tạo nghiệp chế chính chính sách sách về người lao động Thỏa thuận hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp Bối cảnh Hình 2.1: Mối quan hệ giữa 3 nhà trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch Nguồn: www.spnttw.edu.vn - Quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp được thực hiện qua các thỏa thuận hợp tác toàn diện. Qua đó, doanh nghiệp cung cấp nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng, tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo, phụ trách đào tạo năng lực thực hành nghề nâng cao cho người học. Nhà trường tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, và tổ chức đào tạo kiến thức, kĩ năng thực hành nghề cơ bản, và rèn đạo đức nghề nghiệp, luyện kỉ luật lao động và tác phong công nghiệp cho người học. - Quan hệ giữa nhà trường với cơ quan quản lý nhà nước về người lao động được thực hiện thông qua các cơ chế chính sách phù hợp với pháp luật. Nhà trường tiếp nhận thông tin đào tạo và đào tạo bổ sung thông qua tổ chức này, đồng thời, cung cấp nguồn nhân lực đã qua đào tạo đến doanh nghiệp.
  3. 686 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 phẩm, dịch vụ mới được ra đời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, và đặc biệt là việc mở cửa thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới. Bên cạnh đó, CMCN 4.0 cũng tạo ra không ít những thách thức. 2.3.1. Tác động về việc làm CMCN 4.0 với sự xuất hiện của công nghệ cao, máy móc thông minh, robot có trí tuệ nhân tạo sẽ tác động làm thay đổi lớn đến thị trường lao động và việc làm trên nhiều góc độ khác nhau. Cung - cầu lao động, cơ cấu lao động, và bản chất việc làm đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và phân hóa cao. Tự động hóa ảnh hưởng đến công việc văn phòng, bán hàng, dịch vụ khách hàng, và ngành hỗ trợ. Tự động hóa, báo cáo tự động và trợ lý ảo sẽ trở nên phổ biến. “Robot tư vấn” trong du lịch là điện thoại, máy tính bảng. Ứng dụng công nghệ hiện đại đã làm giảm đáng kể nguồn nhân lực lao động, rút ngắn thời gian làm việc. Thị trường lao động du lịch sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao. Lao động trình độ thấp sẽ rất bất lợi và đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, tích cực hơn, CMCN 4.0 sẽ tạo thêm ngành nghề, việc làm mới mà người máy hay robot không thể đáp ứng được, điều đó đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng, trình độ cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. 2.3.2. Tác động đến mô hình đào tạo CMCN 4.0 yêu cầu nhân lực có trình độ cao. Những nhân lực trình độ thấp dần dần được thay thế bởi máy móc, tự động. Phát triển thị trường lao động du lịch có tổ chức, chất lượng cao trở thành đòi hỏi bức xúc và công cụ đắc lực để hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Khi một cuộc cách mạng phát triển, xuất hiện nhiều việc làm mới với kĩ thuật công nghệ mới đòi hỏi người lao động phải tiếp cận đến trình độ khoa học, kĩ thuật nhất định. Đặc biệt với cơ sở đào tạo về du lịch cần nắm bắt cơ hội này để có hướng đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Theo các chuyên gia, để đáp ứng được nhu cầu của cuộc CMCN 4.0, công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng bắt buộc phải đổi mới từ hoạt động đào tạo đến quản trị nhà trường. Việc thay đổi phải bắt đầu từ tư duy của những người trong cuộc, sẵn sàng tiếp nhận những thành tựu khoa học công nghệ; xây dựng mô hình đào tạo mở, tạo cơ hội tương tác nhiều hơn cho cả người dạy và người học; đồng thời gia tăng sự kết nối, chia sẻ thông tin, lợi ích cũng như trách nhiệm giữa cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động. 2.4. Kinh nghiệm từ mô hình đào tạo nguồn nhân lực địa phương tại Nhật Bản Theo quan điểm của người Nhật về đào tạo, nhà trường có vai trò giáo dục tốt cho người học về đạo đức, kỉ luật lao động, tác phong công nghiệp, và đào tạo năng lực nghề nghiệp ở mức độ cơ bản. Còn doanh nghiệp có trách nhiệm đào tạo bổ sung cho người học về năng lực làm việc chuyên sâu, phù hợp với nhu cầu đặc điểm sản xuất của chính doanh nghiệp đó. Cấu trúc của mô hình này được minh họa như hình 2.2 dưới đây:
  4. 688 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 4. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 4.1. Thực trạng về quy mô và cơ cấu nhân lực du lịch  Quy mô nhân lực du lịch Nhân lực du lịch liên tục tăng trong những năm gần đây, tốc độ tăng trung bình khoảng 5-6%/ năm. Hàng năm các cơ sở đào tạo du lịch cho tốt nghiệp ra trường được khoảng 18.000 - 20.000 sinh viên học viên trên khoảng 22.000 học sinh tuyển dụng đầu vào. Trong đó có khoảng 1.800 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, 2100 sinh viên cao đẳng nghề du lịch, khoảng 18.200 học viên hệ trung cấp, ngoài ra còn có khoảng 5.000 sơ cấp và đào tạo truyền nghề dưới 3 tháng. Trong khi đó, nhu cầu hiện tại của ngành du lịch vào khoảng 620.000 lao động, mỗi năm cần có thêm 40.000 lao động mới và đào tạo lại. Như vậy, có thể nhận định số lượng lao động vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã hội. Nếu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, đến năm 2020 đào tạo nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu với 870.000 lao động trực tiếp. Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020 theo ngành đào tạo Chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) 1. Trình độ trên đại học 6.100 0,70 2. Trình độ đại học, cao đẳng 130.500 15,00 3. Trình độ trung cấp 113.110 13,00 4. Trình độ sơ cấp 194.000 22,30 5. Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ, truyền 426.300 49,00 nghề hoặc huấn luyện ngắn hạn) Tổng 870.000 100,00 Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch  Về cơ cấu lao động du lịch Theo Tổng cục Du lịch, cả nước hiện có trên 1,3 triệu lao đông du lich, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước; trong đó chỉ 42% được đào tạo về du lịch, 38% đươc đao tao tư cac ngành khac chuyển sang và khoang 20% chưa qua đào tạo chinh quy ma chi được huân luyên tai chô. Điều này dẫn đến một thực tế là sô lao đông co chuyên môn, ky năng vưa thiêu vưa yêu nhưng lai dư thưa sô lao đông chưa đap ưng được yêu câu. Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động du lịch Nguồn: Tổng cục Du lịch
  5. 690 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Riêng tiếng Anh thì chỉ có 15% đạt trình độ đại học, giao tiếp thông thạo (phần lớn làm hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn và nhân viên thị trường), còn lại 85% chỉ đạt mức cơ sở. Về trình độ tin học (công nghệ thông tin): Toàn ngành có khoảng trên 400 nghìn người biết sử dụng máy tính phục vụ được yêu cầu công việc, chiếm khoảng 68% tổng nhân lực lao động trực tiếp; như vậy vẫn còn tới trên 190 nghìn nhân lực du lịch không biết sử dụng máy tính phục vụ yêu cầu công việc. Về kỹ năng: sinh viên tốt nghiệp Giáo dục và đào tạo Nghề Du lịch được đánh giá một cách tích cực về các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, kỹ năng giao tiếp và khả năng ngoại ngữ nhưng được đánh giá ở mức thấp hơn nhiều trong mảng kỹ thuật, lãnh đạo và quản lý, quản lý và lập kế hoạch về môi trường. Biểu đồ 3.2. Đánh giá kỹ năng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch (tỷ lệ % hài lòng) Nguồn:Chương trình ESRT Về tính chuyên nghiệp: Theo đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và của các doanh nghiệp du lịch thì tính chuyên nghiệp của nhân lực du lịch sau khi tốt nghiệp đào tạo ra trường còn rất thấp: nhân lực đầu ra từ trung cấp trở lên đạt khoảng 3,05 điểm/ trên 5 điểm (tối đa), đầu ra từ sơ cấp chỉ đạt dưới 3,0 điểm/ trên 5 điểm. 4.3. Thực trạng về hệ thống đào tạo nhân lực du lịch  Hệ thống cơ sở đào tạo du lịch Theo báo cáo du lịch Việt Nam, Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011- 2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước có 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch, gồm: 62 trường đại học; 80 trường cao đẳng (trong đó có 8 trường cao đẳng nghề); 117 trường trung cấp (trong đó có 12 trường trung cấp nghề); 02 công ty đào tạo và 23 trung tâm, lớp đào tạo nghề. Theo quy định, các cơ sở đào tạo có thể đào tạo các bậc đào tạo thấp hơn; cơ sở đào tạo du lịch chuyên nghiệp có thể tham gia đào tạo nghề, vì thế hiện nay cả nước có 346 lượt cơ sở đào tạo tham gia đào tạo du lịch các cấp đào tạo từ dưới sơ cấp đến sau đại học. Trong đó 115 lượt cơ sở tham gia đào tạo đại học và cao đẳng du lịch, 144 lượt cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và 87 lượt cơ sở đào tạo nghề du lịch.
  6. 692 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0 5.1. Những mặt tích cực So sánh thực tế đào tạo với nhu cầu xã hội về nhân lực du lịch có thể nhận thấy những mặt tích cực mà công tác đào tạo đã đạt được. Một là, số lượng nhân lực du lịch có xu hướng tăng, phản ánh vai trò ngày càng tăng của ngành và tính hiệu quả của công tác xã hội hoá hoạt động du lịch. Nhìn chung, nhân lực ngành du lịch có trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cải thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động. Hai là, mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch các trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học được hình thành và mở rộng. Số lượng cơ sở đào tạo tăng nhanh; cơ cấu đa dạng về loại hình sở hữu, cấp đào tạo và ngành nghề đào tạo. Ba là, đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo du lịch tăng về số lượng và từng bước được chuẩn hóa. Các cơ sở đào tạo chuyên về du lịch đã chủ động xây dựng chương trình, giáo trình. Bốn là, quy mô đào tạo, bồi dưỡng hàng năm tăng dần. Quy mô đào tạo mới tăng mạnh, chất lượng cơ bản đảm bảo, dần gắn với nhu cầu xã hội. 4.2. Những hạn chế còn tồn tại Một là, nhân lực ngành du lịch còn nhiều mặt chưa đáp ứng nhiệm vụ phát triển du lịch khi hội nhập quốc tế ngày một sâu và toàn diện. Số lượng nhân lực còn ít, cơ cấu chưa đồng bộ và năng lực thực tiễn chưa tương xứng với bằng cấp. Hai là, nhân lực có trình độ, tay nghề cao chưa nhiều. Tuyển sinh hàng năm ở các bậc đào tạo mới đáp ứng được hơn 65% nhu cầu đào tạo du lịch của xã hội, khoảng 75% nhu cầu nhân lực làm việc trực tiếp của ngành. Chất lượng đào tạo mới chưa đảm bảo, tình trạng phổ biến hiện nay là các doanh nghiệp du lịch thiếu nhân lực tay nghề cao, phần lớn phải đào tạo lại sau tuyển dụng trong khi nhiều cử nhân du lịch phải làm những công việc đòi hỏi chỉ cần đào tạo ở trình độ thấp hơn, nhưng kỹ năng phải lành nghề. Ba là, cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị của đa số cơ sở đào tạo du lịch thiếu, cũ kỹ, lạc hậu, không đồng bộ và còn khoảng cách khá lớn so với các khách sạn (nhất là khách sạn liên doanh, khách sạn từ 3 sao trở lên), các khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort), công ty lữ hành, vận chuyển. Bốn là, đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch còn hạn chế về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đặc biệt thiếu giáo viên tay nghề cao. Kiến thức chuyên sâu về du lịch của giảng viên, giáo viên tích lũy chủ yếu qua các lớp bồi dưỡng và tự học; số giảng viên giáo viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ không nhiều; lực lượng giáo viên cơ hữu mỏng và rất khác nhau giữa các nhóm trường. Đội ngũ giảng viên, giáo viên được đào tạo chính quy chuyên ngành du lịch có trình độ, chuyên môn vững về du lịch chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 30%), phần lớn còn lại có chuyên môn không phải là du lịch.
  7. 694 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 hình, chương trình và phương pháp giảng dạy, từ khâu tuyển sinh đến khâu đánh giá, kiểm định chất lượng cho đến vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. - Viêc tô chưc giảng dạy qua Internet, sử dụng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, mô hình giảng dạy mới như phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo, phòng thí nghiệm, thư viện ảo dưới sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh cần sớm được thực hiện. Phối hợp giảng dạy kiến thức tích hợp giữa nhiều kiến thức có liên quan, chú trọng rèn luyện cho học sinh, sinh viên kỹ năng tự học, tự tìm hiểu và tra cứu tài liệu, biết làm việc nhóm, biết cách xử lý thông tin phù hợp với các tình huống thực tế. - Triển khai mô hình đại học thông minh 4.0 trong những dự án thí điểm, xây dựng những công cụ thông minh trong quản lý và đào tạo như: thẻ sinh viên đa năng, phần mềm trí tuệ nhân tạo, dữ liệu thư viện, liên kết quốc tế trong đào tạo - Mỗi cơ sở đào tạo cần tăng cường hơn nữa đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng trung tâm triển khai cập nhật, ứng dụng cách mạng 4.0, tuyên truyền nâng cao hiểu biết, cập nhật kiến thức về công nghệ 4.0 đối với đội ngũ công chức, viên chức, giảng viên và học sinh, sinh viên nhằm chủ động đối phó với thách thức và nắm bắt cơ hội mà cách mạng 4.0 đem lại, đáp ứng nhu cầu và tính cạnh tranh cao của nguồn nhân lực cho xã hội. - Tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đảm bảo chất lượng, số lượng và trình độ đào tạo, chú trọng đào tạo tài năng lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. - Các cơ sở đào tạo cần chủ động tìm kiếm các nguồn lực đầu tư bên ngoài, mở rộng các hoạt động đầu tư liên doanh, liên kết trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và luật pháp quy định. 6.3. Đối với doanh nghiệp Trong kỷ nguyên số 4.0 sẽ rất hiệu quả khi sinh viên được vừa học, vừa làm trong môi trường thực tế. Chính vì thế, doanh nghiệp cần có chính sách thích hợp nhằm tạo môi trường học tập thực tế cho sinh viên của các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng) về du lịch trên địa bàn cũng như tích cực trong việc hợp tác với các cơ sở đào tạo nhằm hỗ trợ, tài trợ cho một số dự án đào tạo phát triển nhân lực du lịch tại cơ sở đào tạo. Doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể và lâu dài trong việc phát triển nguôn nhân lực bằng nhiều cách thức khác nhau có thể là cử người đi học tại các trường, trung tâm, đi tu nghiệp nước ngoài, mời hoặc tuyển dụng người có trình độ chuyên môn tay nghề cao nhưng có một cách hữu hiệu nhất là việc liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng nguôn nhân lực. Doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo bằng cách góp ý kiến về xây dựng, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo thông qua việc cung cấp thông tin, phản biện nội dung chương trình đào tạo qua đó nhà trường có thể chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế. Doanh nghiệp nên hô trợ tài chính cũng như cơ sở vật chất bằng các hình thức như hô trợ học bổng cho sinh viên, ký kết các hợp đông tư vấn, nghiên cứu khoa học. Mặt khác, doanh nghiệp có thể hô trợ tài chính cho nhà trường bằng việc thành lập các công ty, khu công nghệ, khu thực hành, giảng đường, phòng thí nghiệm trang thiết bị phục vụ giảng dạy.
  8. 696 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 [9]. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin – Tư liệu (2018), “Tác động Cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam”. [10]. Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee (2015), “What does the Fourth Industrial Revolution mean for our jobs” [11]. Một số trang Web: - www.vietnamtourism.gov.vn. - www.ncseif.gov.vn. - www.tapchicongsan.org.vn. - www.ilo.org - www.itdr.org.vn - www.en.tnu.edu.vn - www.ciem.org.vn - www.tapchitaichinh.vn - www.vnclp.gov.vn